ĐỨA CON CÁCH MẠNG
Nguyễn Đạm Luân
(Viết theo cuốn “Son of Revolution” của Liang Heng)
Sinh ra trong thời kỳ chính trị hổn loạn tại Trung Hoa, Lương Hồng được người ta dạy phải tôn thờ Mao Trạch Đông là đại cứu thế nhân và học tập làm người cộng sản. Mới là đứa trẻ mà nó đã biết gọi mẹ mình là bọn cực hữu và ba mình là một tên trí thức hôi thúi. Sau đó, Hồng Vệ quân của cuộc cách mạng văn hoá đã đến bắt đi cha mẹ và chị em nó, bỏ mặc Lương Hồng lang thang trên đường phố Trung Hoa trong khi cuộc chiến quốc-cộng đang diễn ra dữ dội. Qua những sự khủng khiếp mà chính mình đã và phải dự kiến từ đầu đến cuối, Lương Hồng cuối cùng hiểu được bộ mặt thật vô lương của bọn người cuồng tín tôn thờ chủ nghĩa cộng sản. Đọc “Đứa Con Cách Mạng” để thấy rõ mặt thật của một thứ chủ nghĩa vô nhân ghê gớm mà bọn Cộng sản và bè lũ đang áp đặt bằng bạo lực lên người dân vô tội từ mấy mươi năm qua cho đến hôm nay tại Trung cộng cũng như Việt Nam”.
1.
Lương Hồng sinh ngày 2 tháng 5 năm 1954 tại thành phố Trung Sa vài ngày trước khi quân Pháp thua trận chiến Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Là chủ bút của tờ Hư Nam nhật báo, ba Lương Hồng được xem là một cán bộ cao cấp. Mẹ nó làm việc cho văn phòng an ninh công cộng tỉnh Trung Sa. Cả hai đều rất nhiệt tâm và háo hức trong cái lý tưởng xây dựng Trung Hoa thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hàng đầu và hy vọng một ngày nào đó sẽ được kết nạp vào đảng cộng sản như họ đã từng mơ ước. Cha mẹ Lương Hồng đều phải đi làm xa luôn nên nó lớn lên trong sự chămsóc của bà ngoại Thái Hào và bà nội Nại Nại. Mới ba tuổi đầu, Lương Hồng đã bị gởi vào trung tâm giữ trẻ tỉnh để được người ta tập cho nó sống theo cung cách tuổi trẻ xã hội chủ nghĩa và đời sống tập thể. Lương Hồng ghét cái nhà giữ trẻ này hơn cái gì hết. Hằng ngày, trước giờ ăn, trẻ con phải hát to bài “Giữ sạch nhà và làm việc trong nhà máy”. Đứa nào ăn nhanh sẽ bị đánh đầu bằng chổi đuổi ruồi. Năm lên bốn, có lần nó trốn ra khỏi nhà trẻ chạy về nhà bà ngoại nhưng đã bị bà dẫn trở lại đó. Cô giữ trẻ nhốt Lương Hồng vào một góc phòng và bảo nó rằng “em không phải là đứa bé ngoan của Mao chủ tịch, em chưa có được kỹ luật cách mạng”. Lúc đó nghe thì nghe vậy chứ nó chẳng hiểu kỹ luật cách mạng là cái gì gì. Lương Hồng ở trong trung tâm này suốt bốn năm. Trong bốn năm này nó phải học và nhớ rằng “đảng Cộng sản Trung hoa là mặt trời” và “Mao chủ tịch là một đại cứu thế nhân”. Thường thường bà ngoại đón nó về nhà mỗi ngày thứ bảy nhưng một ngày kia, bà nội đến đón và báo cho biết rằng mẹ nó đã đi xa nên sẽ không về nhà ngoại nữa. Cho mãi đến nhiều năm sau, Lương Hồng mới hiểu được chuyện gì đã xảy ra lúc đó.
Năm 1957, đảng cho phát động chiến dịch “Trăm Hoa Đua Nở” như là một cơ hội tốt sửa sai những gì sai trái trong việc thi hành đường lối đảng qua tự do bình luận, phát biểu ý kiến của rộntg rãi quần chúng. Mẹ nó đã không làm gì hết vì bà một mực yêu đảng hơn yêu mình nên không đưa ra lời bình luận nào nhưng bà bị bắt buộc phải làm cái gì đó để vừa lòng đảng. Cuối cùng bà lựa một khuyết điểm mà theo bà nghĩ là vô thưởng vô phạt. Bà báo cáo trước đảng uỷ thành phố rằng người trưởng cơ quan của bà đôi khi nói chuyện cọc cằn, thiếu lich sự và đã không cho người giúp việc trong nhà ông ta cái giường ngủ. Không bao lâu sau, chiến dịch này biến thành chiến dịch “chống bọn hữu khuynh”. Rất đông người đã lên tiếng phê bình đảng, trong đó có mẹ Lương Hồng, đã bị dán lên người cái nhản hiệu “Bọn Cực hữu” và không có quyền khiếu nại hay kháng cáo. Mẹ nó bị mất việc và bị đày vào một trại lao động tập trung, ở đó bà làm việc như một người nông dân. Chưa hết bà cũng được coi là kẻ thù của đảng từ ngày ấy. Ba Lương Hồng được thăng chức vì ông là người cầm đầu phong trào chống bọn hữu khuynh tại tòa soạn nhà báo của mình. Dù mẹ nó lâm vào tình cảnh như thế, ông vẫn tin vào sự sáng suốt của đảng bằng cả trái tim vì theo ông đảng không hề lầm lẫn. Lương tâm và gia đình bắt ông phải bênh vực vợ nhưng lời thề trung với đảng đã buộc ông kết tội bà một cách tàn nhẩn. Cuối cùng đảng đã thắng và ông chính thức ly dị mẹ Lương Hồng sau đó để được phép trở thành đảng viên và con cái không bị khốn đốn trong tương lai.
Lương Hồng có hai người chị, Lương Phương và Lương Vỹ Bình. Mẹ nó hy vọng sau ngày ly dị sẽ có ít nhất là một trong ba đứa con ở với bà ta nhưng ba nó đã bảo là “Mẹ của con đã bị vết đen xấu của chế độ rồi, nếu theo bà sẽ không có dịp học lên trung học và sẽ không được kết nạp vào đoàn Thanh Niên Cộng Sản”. Chị Lương Phương lúc đó mới tám tuổi, chị phản đối kịch liệt nhưng chị không có cách chọn lựa nào khác hơn. Toà án nhân dân thành phố quyết định ba đứa phải ở với người cha. Mẹ Lương Hồng trở lại nhà vào một buổi xế chiều nhiều sương lạnh giữa thu. Bà âm thầm quơ vội mấy thứ đồ dùng cá nhân và nói lời từ giã. Ngay lúc bà bắt đầu ra cửa, ba đứa con chạy ôm chân bà khóc lóc kêu bà ở lại. Nước mắt lưng tròng, bà không bước được bước nào nhưng rồi bà phải đành gạt con ra, bước thật nhanh ra đường, một mình lầm lủi. Ba nó không nói và không làm cái gì cả. Ba đứa đứng gọi mẹ từ trên bao lơn lầu cho đến khi bóng bà khuất dần bên kia dãy phố cũ xa xa cuối đường.
Ba Lương Hồng quả thật quá chủ quan, ông không chịu biết rằng, trong mắt đảng, chị em nó vẫn là con cái của một người hữu khuynh không hơn không kém. Bạn học trong lớp đã bắt đầu chọc ghẹo và đôi khi còn xúm lại đánh Lương Hồng. Lần lần nó đâm ra bực dọc mẹ mình vì bà đã làm cho đời sống nó khó quá nhưng khi bà ra đi rồi nó cảm thấy lẻ loi, muốn được đến thăm bà luôn. Nhưng bay giờ thì ngay cả khi thấy bóng dáng bà trong bô quần áo nông dân rách rưới từ xa trên đường về thăm bà ngoại, Lương Hồng chẳng muốn ra chào. Từ đó, nó được người ta dạy là phải quên và coi như không có mẹ mình để chỉ tôn thờ đảng. Năm 1960, Trung Hoa lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Đất nước bị lũ lụt và hạn hán tàn phá khủng khiếp. Nông dân không thu hoạch được mùa màng, gạo và dầu ăn phải đem phân chia theo khẩu phần. Giá cả rau cải tăng lên gấp bội. Người già và trẻ con, một số lớn mang bệnh phù thủng, đi tới đâu ai cũng vạch chận ra xem bị sưng tới đâu. Kéo dài sang năm thứ hai của thời kỳ này, bà nội Nại Nại của Lương Hồng qua đời, không ai chăm sóc chị em nó nữa. Chị Lương Phương phải làm mọi việc nhà khi ba nó đi vắng lâu. Rồi ba nó cảm thấy rằng bọn nó cần một người mẹ. Oâng tìm người bạn gái, bà tên bà Giao. Bà có vẻ lịch sự và rầt tử tế với ba chị em. Bà Giao là con của một cán bộ cao cấp và là đảng viên. Hôn nhân của bà và ba Lương Hồng diễn ra tốt đẹp nhưng không lâu bà Giao bắt đầu tỏ ra ghen tuông với mẹ nó mặc dù mẹ nó không còn ở đây nữa. Bà thường tìm cách gây gổ và cuối cùng cuộc hôn nhân này gãy đổ.
Năm 1962, chính quyền Mao tuyên bố là Tưởng Giới Thạch đang dem quân tấn công lục địa từ Đài Loan, do đó trẻ con và người già phải tản cư về nông thôn. Mẹ Lưong Hồng có một người em gái mà nó gọi là dì, bà đang sống ở vùng núi Lộ Gia, nằm ngoài xa thành phố Trường Sa. Ba chị em Lương Hồng được đưa đến đó bằng xe lửa. Chú Hậu ra đón dẫn cả ba về nhà bằng đường bộ, băng qua những cánh đồng rạ chạy dài lên khu làng nhỏ sát triền núi. Lương Hồng cảm thấy mới lạ và thích thú ra mặt. Phía sau của căn phòng lớn giũa nhà là bàn thờ tổ tiên. Chính giữa đặt một tấm bảng bằng cây bóng khắc đầy đủ tên họ của giòng họ gia đình chú Hậu. Trên đầu tấm bảng này là tượng con rồng vàng, dưới chân có bình sứ đựng tro coat nhuưng người đã chết. Dì đã nói cho ba đứa nghe ý nghĩa của những bưc tượng hình người bằng gỗ sắp xếp chung quanh con rồng. Dì gọi tất cả là thần linh, thần nuí giữa cho làng được bình an, thần nước giữ lụt lội hay không có người chết đuối, những thần khác thì bảo vệ dân làng không bị bệnh tật và ma quỷ. Lương Hồng ngây thơ hỏi bà:
- Tại sao chúng mình không có tượng Phật ở Trung Sa?
- Chúng ta cũng có chớ, nhưng trước kia kìa. Từ ngày giải phóng, chính quyền bắt dân chúng không được tin vào thứ quỹ quái siêu hình đó nữa. Dân chúng phải giao nộp tượng Phật cho nhà nước đốt bỏ. Do đó mỗi khi có ai đi lên núi Hinh, dì thường nhờ người ta đốt giùm mấy tấm gỗ có tên mình.
Lương Hồng tò mò nhìn bà:
- Mẹ con có làm như vậy không? Dì mĩm cười:
- Không, những việc điên rồ này chỉ dành cho mấy người già cả thôi. Nông dân ở đây có quá nhiều khó khăn phải lo, cho nên cháu đừng quấy rầy họ nghe chưa.
Sau những ngày tháng loạn lạc đó qua đi, ba chị em Lương Hồng trở về lại Trung Sa. Một ngày cuối thu năm nó lên chín tuổi, từ sở làm về, ba nó cho biết là sẽ có một người dì khác đến để chăm sóc chị em nó. Bà dì đó sau này trở thành mẹ kế của bọn chúng. Tên của bà là Dư Dĩ Châu, đang dạy học tại thị trấn Giang Phong, nằm về phía tây của Trung Sa. Sau khi quen biết nhau, hai người quyết định kết hôn. Đám cưới diễn ra thật lớn, ê hề rượu thịt và có cả đờn ca. Oâng phụ tá của ba Lương Hồng mang đến tặng hai người cuốn sách nói về cuộc đời của Mao Chủ Tịch với hy vọng là họ sẽ nghiên cứu kỹ rồi học hỏi tạo dựng nên một gia đình cách mạng hạnh phúc. Người người vỗ tay chúc tụng. Đêm đó Luơng Hồng thật sự có một đêm ngủ an lành nhất ví không còn ai gọi nó là “con bọn hữu khuynh nữa”. Vài ngày sau, dì Châu trở lại Giang Phong để lo giấy tờ chuyển về sống với bọn chúng nay mai. Hộ khẩu của dì ở Giang Phong, cho nên muốn đổi về trường của Lương Hồng ở Trường Sa phải xin phép đủ thứ và lâu lắc. Không biết rắc rối như thế nào mà cuối cùng hai người phải cam chịu sống xa cách nhau. Với chị em Lương Hồng thì chuyện này không có gì thay đổi cả. Một người mẹ nữa đến rồi ra đi, căn nhà vốn quạnh hiu giờ thì vẫn tiếp tục hiu quạnh như trước. Không có tiếng nói, không có mùi nấu nướng và không có tiếng cười.
Đầu năm 1966, năm Lương Hồng lên mười hai tuổi và cũng là năm cuối cùng của tiểu học cuộc cách mạng văn hóa vừa đến. Lần đầu tiên học trò nhỏ tham dự học tập chánh trị. Thầy cô dạy bọn chúng biết làm thế nào để nhận ra kẻ thù của Đảng đang hoạt động chống phá đảng và chủ nghĩa xã hội. Công nhân, nông dân và chiến sĩ phải liên kết với nhau để diệt trừ bọn “hắc thù” này. Học sinh học ca hát những bài hát đấu tranh như “ Lửa căm thù trên bọn hắc bang”…. Thoạt đầu tình hình chánh trị không có vẻ gì là hổn loạn nhưng nó chợt bùng lên dữ dội sau khi chủ tịch Mao ban ra những lời phê bình gắt gao những sai trái của các cấp đảng viên từ trên xuống dưới. Mao kết tội họ là những người lừng khừng, vẫn còn lẫn lộn trắng đen. Trung Sa trở thành cánh rừng biểu ngữ và bích chương. Hàng ngày có không biết bao nhiêu là người học thức và trong sạch bị kết tội là bọn rắn độc, phá hoại đất nước. Cuộc cách mạng tự dưng biến thành cuộc phản cách mạng. Dân chúng hoang mang, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên họ vẫn tin tưởng cuộc cách mạng văn hoá do đảng phát động là một thượng sách, nó sẽ mang Trung Hoa đến chỗ an ninh hơn vì ít nhất nó cũng đã lật mặt nạ được những kẻ thù nguy hiểm theo như đảng nói, từ trước tới nay chưa hề lộ diện.
Lương Hồng tham gia với nhóm bạn học cùng lớp khoảng ba mươi đứa tự gọi là “đội phê bình bọn phản cách mạng” và cùng nhau thề sẽ bảo vệ ngôi vị Mao chủ tịch muôn đời. Nhưng không bao lâu sau đó, một người trong nhóm này, hình như có được chỉ thị trước, chợp ngay lấy Lương Hồng làm đối tượng phê bình. Anh ta khiêu khích cho Lương Hồng là con trai của tên phản động tư bản, trí thức hôi thúi. Hạch hỏi tại sao bích chương có hình ba nó bị kết tội treo đầy đường phố, sao Lương Hồng không chịu phê bình ba mình đi. Lương Hồng lặng câm không nói lời nào vì nó nghĩ không ai yêu mến Mao chủ tịch hơn ba mình cả. Tại sao hình ông bị treo trên tường kia? Tại tòa soạn tờ báo, sự việc còn ghê gớm hơn gấp bội. Có hơn mười khẩu hiệu lớn viết trên vải, chữ vàng dán đầy trên tường từ cửa vào cho đến phía sau, đọc hết sức rùng rợn. “Hãy lột da Lương Sang (tên ba Lương Hồng)… , Lương Sang là tên hút máu nhân dân ..”. Phiá dưới họ còn viết thêm những chữ đỏ “mỗi một mà Lương Sang làm ra chính là máu của nhân dân, nó lấy máu này mà vinh thân phì da. Lời lẻ nó là rác rưới và rắn độc”. Khẩu hiệu nào cũng nói ba nó quảng bá cho quan điểm tư bản và dùng tờ báo cổ động cho chế độ tây phương. Trong những năm qua, ông chỉ viện dẫn lời Mao chủ tịch có một hai lần, ngoài ra đều ca tụng Tolstoy, Shakepears, Mark Twain.. Họ hỏi ba Lương Hồng là một người Trung Hoa hay là một con chó nước ngoài. Họ ra lệnh cho ông ta phải tự thú tội nếu không họ sẽ đập vỡ đầu ông ra. Còn nhiều lắm nhưng Lương Hồng không đủ can đảm đọc tiếp, toàn thân thằng bé rung lên từng chập. Ba Lương Hồng giờ là kẻ thù của mình hay sao, một tên tư bản xét lại, tại sao? tại sao như vậy?
Khi Lương Hồng trở về nhà, ba nó đang ngồi hút thuốc trên ghế bành, ông chỉ ngước nhìn lên chút xíu. Lương Hồng lấy can đảm hỏi thét lên:
- Ba ơi, có phải những khẩu hiệu kia là sự thật không, ba nói cho con biết đi, con cần phải biết?
Ba nó ngồi lặng im, từ tốn nói thật khẻ:
- Con nên luôn luôn tin tưởng vào đảng và Mao chủ tịch. Oâng không trả lời câu hỏi, cuối cùng ông nói thêm:
- Ba đã làm nhiều việc sai lầm, ba sẽ tự kiểm điểm lấy mình nhưng ba vẫn trung thành với đảng và với Mao chủ tịch.
Chị Lương Phương và Lương Vỹ Bình chạy ùa vào phòng khóc sướt mướt. Chị Lương Phương gào lên:
- Họ bảo ba là con chó nước ngoài. Thật là khốn nạn quá khi phải làm trong gia đình này.
Oâng vẫn ngồi lặng im trên ghế, hai tay che kín mặt. Cuối cùng ông đứng dây, mặt trắng bạch, nói từng tiếng một:
- Ba đã không làm bất cứ cái gì sai trái đối với chúng con. Nếu các con không muốn, các con cứ việc ra đi khỏi nhà này, vào sống trong trường học. Nhưng dầu cho các con có ghét ba như thế nào đi nữa, ba vẫn luôn luôn trung thành với Mao chủ tịch.
Bỗng dưng Lương Hồng cảm thấy hổ thẹn vì đã xúc phạm đến ba mình. Cả gia đình bắt đầu nói chuyện với nhau về mấy tấm bích chương một cách êm thắm hơn và đi đến quyết định là, việc ông thú nhận trước đảng cho mẹ bọn nó là người của bọn hữu khuynh là hành động không coi là một tội phạm nặng. Việc ông thiếu dẫn chứng lời Mao chủ tịch được xét là có tính cách giáo dục nhiều hơn. Do đó không coi những lời buộc tội trên bích chương là quan trọng nữa. Vừa lúc cả gia đình tạm vui thì ngoài đường dồn dập nhiều tiếng trống và tiếng pháo bông vang lên ầm ĩ. Lương Phương nhảy bổng lên la to “diễn hành cách mạng” rồi quay qua nói với ba mình:
- Ba ơi! Con muốn vào ở trong trường cho tiện việc học và cách mạng, chớ con không phải muốn xa ba.
Ba Lương Hồng phụ giúp chị Lương Phương sắp xếp áo quần vào va li, ông cũng không quên bỏ vào đó mấy cái bánh ngọt, một dấu hiệu của sự tha thứ. Chị rời nhà một cách vội vã, bỏ lại gia đình đứng nhìn theo cho đến cuối đường. Rồi chị đi theo cách mạng luôn những ngày sau đó và đã thật sự không bao giờ trở lại nhà.
Trong khoảng thời gian ba Lương Hồng làm tờ tự kiểm tự phê, sinh viên cũng bắt đầu thành lập những đơn vị Hồng Vệ quân đầu tiên. Nhiệm vụ của họ là mở chiến dịch tấn công đại điền chủ, nông dân giàu có, các phần tử phản động, phần tử xấu và bọn hữu khuynh. Họ hô khẩu hiệu “Nếu người cha là bọn phản cách mạng thì con là một tên khốn nạn” ra rả suốt ngày. Sau đó họ chỉ trích phê bình bốn cái cỗ hủ “tư tưởng cũ, văn hoá cũ, phong tục cũ và thói quen cũ”. Đây là cái mà Hồng vệ quân làm dữ nhất so với các cái khác trong suốt thời gian thành lập. Tên của những gì quen thuộc gần như bị thay đổi mỗi đêm. Trung Sa mau chóng sửa bảng hiệu bảng tên của cửa hàng tiệm quán theo lối sống mới như “cửa hàng thực phẩm đỏ”, hay “đường cách mạng chiến thắng”…... Không biết bằng cách nào, Lương Phương lại trở thành thành viên của Hồng vệ quân tỉnh Trung Sa. Cô ta trở lại thăm nhà trong một ngày hè không lâu sau. Cô giống như một chiến sĩ với quần xám và áo khoát rộng, dây lưng da to bản và mang băng tay đỏ. Ba Lương Hồng hỏi cô về những việc xảy ra bên ngoài đã diễn tiến tới đâu. Lương Phương trả lời bằng một giọng nói đầy vẻ cách mạng:
- Tình trạng rất tốt, tụi con lùng xét không nghĩ mỗi đêm.
Lương Hồng buột miệng hỏi:
- Lùng xét cái gì?
- Dân chúng tàng trữ vật dụng, tài liệu phản cách mạng, vàng bạc, cẫm thạc, hình ảnh đồ đạc phong kiến, cho nên chúng ta phải truy lùng và tịch thu nó. Chị trả lời một cách hãnh diện.
- Vậy chứ sau khi tịch thu, con làm gì với mấy thứ đó?
- Ba không biết, tụi con đã lên tận núi Duệ Lữ, dùng cuốc xẻng đào xới những đồ đạc trong các đền đài cỗ. Hồng vệ quân đã phá hủy hết rồi. Không những vậy, tụi con cũng phá luôn chùa miếu trên đỉnh núi Hong nữa. Khi nghe nói tới núi Hong, Lương Hồng chợt nhớ lời bà dì, khi mấy chị em chạuy tản cư về quê mẹ, miếu chùa đốt hết rồi lấy đâu ra nơi mà dân chúng lên đốt tro cầu nguyện. Ba Lương Hồng tuyệt vọng thốt lên vừa đủ cho ông nghe: “thế là hết, văn hóa cỗ truyền mấy ngàn năm của Trung hoa đã bị tàn phá trong vòng mấy ngày. Họ đã phản lại tổ tiên rồi”. Lương Phương giận dữ:
- Con không lấy làm ngạc nhiên khi nghe lời ba chỉ trích việc làm này. Ba vừa cho con thấy là ba vẫn còn đứng trong hàng ngủ của bọn phản động, thiển cận, thiệt là một gia đình xấu xa.
Lương Phương không đợi ai có ý kiến gì, chi bỏ ngay vào phòng vì cần nghĩ ngơi chuẩn bị cho cuộc lùng xét đêm nay. Ba Lương Hồng vẫn tiếp tục ngồi yên, không nói thêm một lời nào nữa. Bên ngoài đêm chầm chậm đi xuống.
2.
Nổi lo sợ một ngày nào đó gia đình Lương Hồng sẽ bị đám Hồng Vệ quân lục xét không làm sao tránh được. Cuối cùng, họ đã đến nhà Lương Hồng trong một đêm thật khuya và lạnh buốt. Họ đập cửa dữ dội, chị Lương Vỷ Bình xuống mở. Cả bọn khoảng bảy tám người, tất cả đều mang khăn trắng che kín mũi miệng. Một tên có lẽ là trưởng toán, rút cây sắt ngắn mang bên hông có bao lớp cao su quanh tay cầm dằn mạnh xuống mặt cái bàn nằm giữa nhà, rồi quát to lên:
- Lương Sang, trong nhà này có những gì của bọn phong kiến tư bản và phản cách mạng cất dấu không?
Ba Lương Hồng chậm chạp đáp:
- Không, không có gì cả.
- Láo, mầy nói láo. Hai tên khác nắm chặt lấy hai cánh tay của ông, đè ông quỳ gối xuống giữa sàn nhà. Cặp mắt kiếng củaông văng ra xa, khi ông mò mẫm gần nhặt được thì một trong hai tên này dùng chân đá nó đi chỗ khác. Đám còn lại chia nhau lục xét khắp nhà. Thình lình có đứa la lên:
- Quả thật Lương Sang là một con cáo, một thằng láo khoét. Đám Hồng Vệ Quân đứng ở lưng chừng cầu thang lên lầu, tay cầm cái cà vạt kiểu Tây phương giơ cao lên, rồi một tên hất hàm:
- Cái này là cái gì đậy?
- Cà vạt, ông Lương Sang trả lời.
Hai tên đang giữ ông, dùng chân đá túi bụi vào người ông:
- Bộ mầy tưởng tụi tao là con nít hay sao, ai không biết cái này là cà vạt nhưng nó là cà vạt tư bản, mầy biết chưa?
Oâng Lương Sang lấy tay chỉ về phía tên đang nói đó:
- Việc này không phải do tôi, chính phủ ra lệnh cho tôi phải có nó để dùng trong những dịp tiếp tân báo chí và... Tên trưởng toán lấy cây sắt quất mạnh vào bàn tay ông, ông đau đớn quặng đi.
- Ai cho phép mày được chỉ tay, đến lúc này mày còn nghĩ rằng mầy vẫn còn có quyền ra lệnh cho nhân dân nữa hay sao? Đồ trí thức hôi thúi!
Từ một phòng khác, hai tên khệ nệ bưng đầy ấp trên tay đủ thứ sách. Họ quăng xuống sàn nhà, trước mặt chỗ ba Lương Hồng đang quỳ gối. Thơ nhà Đường nằm chống lên sách lịch sử, truyện ngoại quốc che lấp cỗ học Trung Hoa. Lương Hồng chưa hề nghĩ ra là nhà nó có nhiều sách đến thế. S Sau hơn một giờ lục lạo mọi thứ, cho đến áo gối nằm ngủ chúng cũng không từ. Ba Lương Hồng cũng còn quỳ đó, mặt ông xanh ngắt và rung lên từng chập. Tên trưởng toán lấy sách chất đầy trong cái chậu rửa mặt bằng đồng, mồi lửa đốt. Hắn đứng đó, xé sách ra từng trang, ung dung bỏ tiếp vào ngọn lửa đang càng lúc càng lên cao và đỏ rực. Ba Lương Hồng gục đầu quay đi chỗ khác.- Việc gì vậy Lương Sang, lửa làm cho mày đau mắt ư? Hắn giơ cao cây sắt trong tay cao lên nói tiếp - Đây là một hành động cách mạng, đó là ngọn lửa tốt, lửa cách mạng, nghe chưa. Sau đó hắn nhảy chốm tới túm lấy tóc ông, hất mặt ông về phía lửa cháy. Qua ánh lửa chiếu lên khuôn mặt xanh xao , nước mắt ông tuôn ra từ lúc nào vẫn còn chưa kịp khô trên má. Độ chừng như đã thoả mản, bọn Hồng Vệ Quân cho phép ông đứng lên. Cuộc lục xét xong rồi. Họ khoác lên vai những thứ vật dụng mà họ tịch thu, cười nói bỏ đi. Cả ba người còn lại không ai nói được lời nào. Lương Hồng cùng chị Vỹ Bình phụ sắp xếp đồ đạc trong nhà lại trong lặng thinh.
Sau lần lục xét đó không lâu, Lương Phương trở về nhà một lần nữa. Vỹ Bình kể lại cho cô ta nghe câu chuyện một cách giận dữ, nhất là cách đối xử của bọn họ với cha mình. Lương Phương trả lời với ông:
- Con đã thề là con không bao giờ làm những việc như vậy ngay cả khi đám con trai trong nhóm đánh đập người ta, đám con gái chúng con luôn luôn phản đối kịch liệt.
Không biết bao nhiêu là đau đớn lẫn thể xác và tinh thần nhưng ba Lương Hồng vẫn không quên lo lắng cho chị Lương Phương:
- Mọi việc của con tốt đẹp chứ? Oâng hiền từ hỏi.
Lương Phương giãi thích cho ông biết, kể từ cuối tháng tám bọn Hồng Vệ Quân đã chia làm hai phe. Cô đã rời phe bảo thủ theo phe cách mạng, gồm hầu hết là sinh viên của trường cao đẳng Hư Nam.
Oâng Lương Sang ngắt lời:
- Nhưng mà phe nào đúng? Thật nguy hiểm nếu con đi theo phe làm sai. Lương Phương cười giòn:
- Bắc Kinh ủng hộ tụi con.
Phe bảo thủ không chịu tấn công những người có quyền hành mà chỉ nhắm vào giới trí thức đơn thuần thôi. Sự việc bây giờ là tấn công ngay cả những thành phần trong đảng nữa. Không có ai ngoại lệ. Xem ra Lương Phương có vẻ đúng. Sinh viên cách mạng đã biến trường học cũ của Lương Hồng thành nhà tù, bắt bớ và tra hạch tất cả những ai đang có chút quyền hành tại đây.Họ bị bắt cột lại chung với nhau bằng dây thừng và bị dẫn đi bêu xấu ngoài đường phố, mình mang những tấm bảng giấy viết nào là “tôi làmột thằng khốn nạn” hay “tôi là thằng tư bản khùng điên”…... hoặc “cám ơn Mao chủ tịch vĩ đại đã không đem tôi đi giết bỏ”. Tuy nhiên cũng có một số người bị hành quyết. Rồi một ngày rắc rồi xãy ra giữa phe cách mạng và phe phản lại cách mạng. Học trò mang biểu ngữ vô trường trong khuôn viên khu nội trú đòi Mao từ chức. Lương Hồng đang chơi bắn bi gần đó cho nên nó tự nhiên bị nhập vào đám học trò đó. Nửa đêm, Hồng Vệ Quân tới nhà bắt Lương Hồng dẫn đi vào văn phòng của một tòa nhà mới cất. Bọn họ cột tay nó lại, bắt nó phải học thuộc lời của Mao chủ tịch dạy trên tường “ Khoan hồng cho những ai thú tội. Nghiêm khắc trừng trị những ai từ chối”. Họ hạch hỏi Lương Hồng đủ chuyện nhưng nó nhất định không nhận tội gì cả. Nhưng rồi họ tìm ra thủ phạm viết câu chống đối đó không phải là nó nên thả ra. Ba Lương Hồng thật sự hết sức lo lắng về việc này. Cửa sổ nhà Lương Hồng bị ném đá mỗi ngày, ngay khi nó đem rác ra ngoài đường cũng bị bọn trẻ theo phe vệ binh cách mạng hành hung.
Vì biết không thể để Lương Hồng ở đây nên Lương Sang đã quyết định đưa nó đi khỏi nhà đi theo chuyến đi “Trường Chinh Vạn lý”, là một phương cách mà lớp trẻ Trung Hoa thử thách sức bằng cách sống theo cách sống cực khổ của Hồng Quân cách đây hơn ba mươi năm. Lương Hồng mới có mười hai tuổi, cho nên nó phải nhập chung có cặp với người thanh niên hai mươi tuổi của gia đình hàng xóm tên Phiên Minh mới về từ Bắc Kinh. Hồng quân trước đây đã làm một cuộc trường chinh dài mười hai ngàn cây số và đã chết hơn 270 ngàn người. Bọn Lương Hồng đi được vài trăm cây số từ thành phố Trung Sa lên tới cứ điểm cách mạng trên đỉnh núi Đinh Giang. Nhóm tám người của nó đã sống sót một cách nghiệt ngã trong chuyến đi nhưng rất nhiều người khác thì không. Không ai đoán trước được hậu quả của cuộc trường chinh trẻ này ra sao cả. Phiên Minh sau đó trở lại Bắc Kinh tiếp tục học nhạc. Lương Hồng ở lại Trung Sa không có việc gì làm. Trường trung học bận bịu làm cách mạng cho nên không nhận học sinh, Lương Hồng mơ ước được lên Bắc Kinh như Phiên Minh và cuối cùng thì nó cũng được toại nguyện. Một vài anh sinh viên trường cao đẳng máy móc Bắc Kinh đến thăm Trung Sa đã bằng lòng đưa Lương Hồng theo họ. Lương Hồng mượn ba mình vài thứ có liên quan đến chủ tịch Mao rồi giã từ gia đình với hy vọng chứ chan trên chuyến xe lửa dài trong một chiều vắng lặng.
Qua hai ngày đêm Lương Hồng tỉnh giấc giữa thủ đô Bắc Kinh. Tiếng nhạc vang lên khắp nơi với bài “Phương Đông Đỏ”. Đó là một bài hát êm đềm nhất mà nó chưa hề được nghe. Lương Hồng theo bạn đồng hành ra xem quãng trường Thiên An Môn. Ở đó, cũng giống như mấy anh Hồng Vệ quân lần đầu đến đây, Lương Hồng quỳ xuống bức hình vĩ đại của Mao chủ tịch cuối đầu thành kính. Giơ cuốn sách “tiểu hồng thư” trên tay phải, nó ưởn ngực ra đọc lại một cách hãnh diện “Chủ tịch Mao, Lương Hồng đã theo về phía người, tôi luôn luôn trung thành với người, luôn luôn trung thành với tử tưởng của người”. Đọc xong nó tưởng chừng như đang ở thiên đàng may mắn nhất. Uùy ban Trung ương âm nhạc làm việc tại một ngôi biệt thự cũ hình chữ nhật, theo kiểu vua chúa xưa, có mái ngói cong màu xanh và những cột cao màu đỏ thẳm. Các lớp học đều bỏ trống khi Lương Hồng đi loanh quanh tìm anh Phiên Minh. Đàn dương cầm phủ kín, niêm phong bằng dấu Hồng Vệ quân. Không biết bao nhiêu là giấy in nhạc Tây phương nằm rải rác khắp sân. Trên tường toàn là những khẩu hiệu cách mạng. Nó gặp Phiên Minh trong đài phát thanh của Hồng Vệ quân. Anh tiếp nó hết sức niềm nở rồi khuyên nên giúp anh “làm cách mạng”. Nó giúp Phiên Minh treo những tấm hình lớn lên tường và bán báo “Hồng Kỳ Nghệ Thuật” ngoài quãng trường Thiên An Môn. Ở đó nó thường để ý đến người đàn ông giữ việc lau dọn cầu tiêu của ngôi biệt thự. Lương Hồng được biết, ông là Liêu Sỹ Cung, là một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng. Có lần ông được giải thưởng nhạc quốc tế ở Mạc Tư Khoa và nó nghĩ rằng ông không phải là người xấu.
Có lần nó được giao nhiệm vụ canh chừng ông, Lương Hồng cảm thấy rất hãnh diện nhưng cũng trong lần đó, Hồng Vệ quân bắt ông đem ra khu điều tra.
- Liêu Sỹ Cung, có phải ông là nhạc sĩ phản cách mạng không?
- Tôi..tôi.. Một vài người đá và đè ông quỳ xuống.- Tôi là.. tôi là..
- Có phải ông đã hòa nhạc cho bọn xét lại Nga dơ bẩn trong lần tranh tài không?- Có phải ông đã bắt tay Khrushchev không? Có phải ông đầu hàng bọn xét lại không?
- Dạ dạ tôi đã đầu hàng.
Cuối cùng họ hô hào đám đông la to vui mừng “ bọn xét lại Nga Sô phải chết, Liêu Sỹ Cung phải chết”. Ai nấy đều có vẻ hùng hỗ và chính Lương Hồng cũng đã lo to với tất cả con tim nhỏ bé của mình. Nhưng khi chợt nhớ đến cha, nó cố vội xua đuổi những ý nghĩ đó qua nhanh. Sau đó mỗi khi nhìn thấy ông Liêu Sỹ Cung tiếp tục làm công việc lau chùi cầu tiêu, nó cảm thấy bối rối và lảng tránh đi nơi khác.
3
Lương Hồng vui sướng trở lại Trung Sa. Ba nó ôm nó vào lòng mừng rơi nước mắt. Ông cẩn thận lấy những thứ nó mang về từ Bắc Kinh đặt ngay ngắn trên kệ sách, phía trên là hình Mao chủ tịch. Trung Sa bắt đầu hổn loạn lần nữa. Đám sinh viên cách mạng đã bị thua cuộc trước sự tấn công dữ dội của Hồng Vệ quân bảo thủ. Tư lệnh cuộc cách mạng văn hoá tỉnh gởi quân đội xuống phụ cho nên họ làm chủ lại tình hình. Trung Sa không khác gì một bãi chiến trường. Suốt mùa hè năm 1967, đám sinh viên cách mạng giành giựt nhau quyền hành kiểm soát cách mạng văn hóa tại tỉnh Hư Nan. Bên nào cũng cho là mình yêu Mao nhiều hơn. Một buổi sáng, khi Lương Hồng đi ra ngoài mua dầu lửa, trên đường về nhà, một toán khoảng năm sáu chục người khệ nệ khiêng một cây súng đại liên chạy về phía nó. Một trong những người này mang tấm bảng đề “toán bảo vệ nhân dân trẻ”. Họ nổ súng tới phe chống họ. Lương Hồng nằm dài xuống đường khi hai bên bắn nhau. Họ tiến tới rồi thụt lui, cuối cùng họ bị chết hai ba người gì đó rồi đành phải rút vào toà soạn tờ báo Hư Nan. Mỗi một đêm qua là một đêm hãi hùng. Bầu trời đêm của thành phố Trung Sa lúc nào cũng mây mờ ảm đạm. Ba Lương Hồng bực dọc, không hiểu làm thế nào mà Mao chủ tịch có thể chấp nhận tình trạng hỗn loạn như thế này được hay tại sao mọi người hình như ai cũng có súng và bắn giết lẩn nhau. Chủ tich Mao đã biết việc này. Khoảng đầu tháng chín, Mao làm một chuyến đi tham quan tỉnh Hu Nam và một số vùng lân cận khác. Sau đó, ông ra lệnh cho những toán như vậy phải đầu hàng, đem nộp súng cho quân đội. Những người được coi là lãnh tụ của các nhóm họp nhau lập thành một ủy ban cách mạng. Vì bị lên án là người xấu cho nên Lương Sang phải theo học lớp tư tưởng Mao của thành phố. Ông chán ghét nhưng phải vui vẻ đi vì ông cho là đây là dịp may thứ hai của mình. Ông tin là sau lớp học này, ông sẽ được cho phép làm việc trở lại. Lương Hồng đã mất mẹ trong cách mạng rồi bây giờ cũng sẽ mất cha vì cách mạng. Hai chị nó cũng bỏ đi khỏi nhà theo cách mạng. Lương Hồng cho đó chắc là một sự hy sinh. Chủ tịch Mao bắt đầu kêu gọi những người trẻ có học vấn hãy “tiến lên núi, xuống ruộng đồng” để học hỏi kinh nghiệm nông dân thôn ấp. Tháng giêng năm 1969, Lương Phương rời Trường Sa lên thị trấn Định ở phía viễn tây tỉnh Hư Nan. Cô chỉ mang theo cái mùng và một áo khoác kiểu quân đội hơi sờn vải. Đoàn xe chở Lương Phương giăng đầy biểu ngữ hai bên hông “xa nhà bao nhiêu thì càng gần chủ tịch Mao bấy nhiêu”. Nếu hỏi rằng lúc bấy giờ, cái gì người ta quý nhất và kính trọng nhất thì phải trả lời cái đó là Mao chủ tịch.
Ngày quốc tế lao động 1 tháng 5 tất cả cán bộ cao cấp của đảng sẽ dự kiến cảnh đốt pháo bông ăn mừng từ tháp cao trên quãng trường Thiên An Môn nhưng không ai biết là có Mao chủ tịch hay không. Chiều hôm đó Lương Hồng mang trống kèn nhập bọn với đoàn hát Cách Mạng cho tới khi đêm xuống. Tuy trời tối quãng trường như là một biển lửa, mỗi thứ đều đỏ: bong bóng đỏ, cờ xí đỏ, biểu ngữ đỏ và băng tay đỏ. Hàng ngàn gương mặt hân hoan hướng về tháp cao nơi mà họ tin là có Mao chủ tịch ở đó. Họ hát vang rân lời chúc tụng “ chúng tôi muốn thấy chủ tịch Mao”. Không lâu đám đông nhốn nháo vì có tin chủ tịch Mao đã tới. Ai nấy đều lấn về phía trước như một cơn sóng mạnh vỡ bờ, mấy anh Hồng quân quát tháo: “Hãy giữ trật tự cách mạng”. Khoảng tám giờ rưỡi, chủ tịch Mao vẫn chưa tới. Thình lình một toán Hồng Vệ quân chạy vội sắp thành hàng phía sau lưng đám đông, tách hàng người làm đôi, chừa lối đi thật rộng. Mao chủ tịch đến từ phía đại sãnh đường Nhân dân. Một hàng xe hơi nối đuôi nhau từ từ chạy ngang qua. Chủ tịch Mao đi xe đầu. Tưởng như mình nằm mơ, Lương Hồng đã nhìn thấy tận mắt được người, ông có vẻ cao lớn. Toán quân đứng nghiêm chào bất động nhưng nó thấy mắt họ ngập tràn nước mắt của sung sướng. Lương Hồng thét to như một thằng bé, thét từ trong trái tim, một lần rồi lần nữa: “chủ tịch Mao là trái tim đỏ nhất, là mặt trời đỏ nhất”. Pháo bông bắt đầu đốt cháy bừng lên. Thật là một cảnh tượng vĩ đại mà chưa bao giờ nó được thấy. Hàng ngàn trái tim của nhữnmg người trẻ Trung hoa nổi loạn vì vui mừng. Họ cầu nguyện tung hô cách mạng. Cuối cùng người ta phóng lên trời một cái hỏa tiển pháo làm thàng hàng chữ sáng rực “ Chủ tịch Mao vĩ đại muôn năm” nằm vắt ngang bầu trời màu sáng đục. Khi buổi lễ vừa xong, người ta ùa nhau vào bưu điện để đánh điện tín về nhà để báo tin họ đã nhìn thấy chủ tịch Mao. Lương Hồng chờ tới gần hai giờ đồng hồ mới tới phiên mình. Nó rung lên theo từng chữ một “chiều hôm nay con trở thành một người vui nhất trên trái đất này”.
Nó biết là ba nó sẽ hiểu mà không cần giãi thích gì thêm. Vài ngày sau đó, nó nhận được thư ông cho biết là nhớ nó nhiều lắm, ông muốn Lương Hồng trở lại nhà. Trước khi rời Bắc Kinh, Lương Hồng ra cầu Hoàng Hà, múc một chút nước sông đổ vào cái bình nhỏ, nó coi đó là một thứ nước hạnh phúc. Nó cũng không quên lấy thêm nắm đất bùn, chứng tích của đất nơi chủ tịch Mao ở bỏ vào bao thơ. Sau hết, lấy bàn tay ấn vào phấn đỏ trên tường rồi in lên trang giấy trắng, xếp lại cẩn thận. Lương Hồng hy vọng các thứ này sẽ là gia tài lớn quý giá cho nó trong những năm tháng sắp tới. Lương Vỹ Bình rời nhà một tuần sau đó.
Ngày cuối ở nhà, Vỹ Bình lo quét dọn nhà cửa và giặt giũ quần áo cho Lương Hồng. Chị cứ chùi bóng mặt kiếng khuôn hình gia đình mãi không thôi. Rồi Lương Vỹ Bình mở tủ lấy tấm hình có cả ba chị em và bà ngoại Nai Nai, Lương Hồng mập mạp ngồi trên xe đạp ba bánh, Lương Phương búi tóc chẽ làm đôi, Vỹ Bình cười híp mắt. Vỹ Bình bảo Lương Hồng cho chị tấm hình vì chị muốn có gì để nhớ mãi gia đình mình. Lương Vỹ Bình rời nhà với tấm hình đã chọn. Đêm hôm đó, một mình trong căn nhà vắng lặng, Lương Hồng tìm được một mảnh giấy trắng của Vỹ Bình gởi lại cho ba nó: “ba ơi, con thương ba và nhớ ba nhiều lắm”. Cho đến khi nằm xuống giường ngủ, Lương Hồng cũng chưa thấy được có sự cô đơn nào ghê gớm như sự cô đơn đêm nay. Đêm nay có lẽ sẽ không còn đêm nào nữa.(còn tiếp)