Tuesday, April 30, 2019

Cảm Xúc Tháng Tư - Nguyễn Cang



CẢM XÚC THÁNG TƯ

(Cảm tác nhân đọc bài "Tháng Tư đường phố lạ" của Thuyên Huy)

 
 
 
 
 
 
Ta sống lưu  vong ở chốn nầy
Hàng cây xơ xác gió heo may
Hè chưa tắt nắng chiều buông vội
Hiu hắt lưng trời mây trắng bay

Tháng Tư buồn thảm tháng Tư đen
Xa xứ lâu rồi sống bon chen
Thời gian hờ hững trôi đi mãi
Đất nước bao giờ mới được yên?

Bốn bốn năm rồi bè bạn đâu?
Từ ngày gãy súng giã từ nhau
Lệnh hàng ban xuống tan hồn nước
Kẻ ngục tù người chết biển sâu

Quê cũ từ ngày loang bóng giặc
Đau thương dài tiếp nối đau thương
Xác xơ thôn xóm màu tang trắng
Mẹ gánh mãnh đời vai nặng, buông!

Cha đi cải tạo xa biền biệt
Núi thẳm rừng sâu chẳng thấy về
Con cái lang thang ngoài hẽm nhỏ
Học hành dang dở chẳng còn chi!

Ta đứng bơ vơ giữa phố phừơng
Hướng về quê mẹ chạnh niềm thương
Mong sao đất nước không còn giặc
Để lòng thanh thản khỏi sầu vương!

Nguyễn Cang ( 30/4/ 2019)

Tháng Tư Đường Phố Lạ

Người đứng bên lề đường phố lạ
Tháng tư lần nữa tháng tư buồn
Chưa phải lập đông sao buốt giá
Ngậm ngùi làm kẻ mất quê hương

Tức tưởi bó tay buông súng trận
Cuộc chiến chưa tàn đã mất nhau
Quê cha tan tác trời u uẩn
Đất mẹ đau thương một cỏi sầu

Cây cỏ điêu tàn trơ bóng giặc
Đớn đau thôn xóm phủ màu tang
Lưng còng mẹ gánh đời xơ xác
Gầy vai cha nuốt kiếp nhọc nhằn

Bạn bè giờ nằm yên dưới mộ
Cũng đành ôm mối hận thiên thu
Nước non từ đó sầu vạn cỗ
Biệt ly nghe quặn thắt cơ đồ.

Sẽ có một ngày người trở lại
Bên nhau hát khúc “Ly Rượu Mừng”
Hết rồi bóng giặc tháng tư ấy
Quê nhà hoa nở rực trời xuân.

Thuyên Huy 
Xứ người tháng tư 2017

 

 

Tưởng Như Còn Người Yêu - Lê Thị Ý


TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU
 


 

 
 
 
 
 
Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu
Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ơi thèm nụ hôn quen
Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
Chiếc quan tài phủ cờ màu
Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”

LÊ THỊ Ý

 

 

Ngày Quốc Hận 30/04/75 - Bảo Giang


Ngày Quốc Hận, 30-4-1975
 
 

Viết về một ngày như ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày như Hồng Thủy đổ ập xuống làm rúng động cả giang sơn, làm thay đổi toàn diện cuộc sống của từng người Việt Nam, quả là không dễ dàng. Bởi vì, nó có rất nhiều điều phải nhắc đến. Người nhắc đến trong dòng nước mắt. Kẻ tô son trong nụ cười? Người viết đến những nỗi bất hạnh, kẻ mê mải viết như niềm vui? Người viết đến những vệt máu loang đọng lại trên đường, vấy lên tường hay chảy bên sông. Kẻ chạy tin “đại thắng” của thằng mù. Rồi người khác nhắc đến những thân xác người già em bé nằm chết cong queo trên đường chạy loạn? Viết đến những cái xác vô thừa nhận bên bờ lau bụi cò? Viết đến nắm xương tàn không tên tuổi trên đồng hoang, trong rừng sâu, nơi góc núi? Hay viết đến một ngày thác đổ, ngày chấm dứt chiến tranh. Ngày gọi là hòa bình, nhưng không có đoàn viên, không có hạnh phúc…!

Tôi bắt đầu đếm ngày 30-4-1975 bằng những giọt nước mắt vào sáng ngày 01-5-1975 khi mặt trời vừa lên. Tại sao tôi lại khóc? Thật lòng, cho mãi đến hôm nay tôi vẫn không hiểu được tại sao tôi khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Hỏi xem, có phải vì tiềm thức đã báo cho tôi biết trước là một cuộc đổi đời sẽ bắt đầu với bản thân tôi cũng như với từng người Việt Nam khi chúng ta mất màu cờ Tự Do? Hay tại vì nó được khởi đầu bằng những lời lẽ tanh tao, lợm giọng, sắt máu của lớp vô văn hóa mới đến đang phát ra từ cái loa ở đầu xóm? Hay tôi bật khóc vì người Việt Nam đã bị cướp mất bầu trời của hạnh phúc với giấc mơ Hòa Bình trong Tự Do mà họ từng chiến đấu và ấp ủ? Hoặc khóc vì hàng cờ đổ, khóc vì lớp mũ đỏ áo hoa dù, bên những mũ sắt còn nguyên màu ngụy trang lá rừng, khóc vì thương những đôi giày của người chiến binh mang theo dấu bụi trên đường giang sơn, giờ vất ngổn ngang như rác thải trên đường phố? Hay tôi đã khóc vì hình ảnh của một người lính cô đơn gục đầu xuống trên đầu gối, ngồi như tựa vào tường trong thế nghỉ vào buổi sáng hôm ấy?

Chuyện là thế và cho tới hôm nay, tôi vẫn không thể nào biết được lý do tại sao tôi đã khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Nhớ lại, khi nắng vừa lên, tôi bước ra sân giữa những tiếng ồn ào, hỗn loạn đang xảy ra ở trên đường và ở trong chính lòng mình. Tôi chợt thấy một người lính chiến ngồi lặng lẽ ngay trước cổng nhà. Anh ngồi vững chãi trong thế nghỉ. Đôi tay vòng ra trước mặt ôm chặt lấy hai đầu gối, trong khi cây súng như tựa vào vai với cái mũ sắt vững chãi trên đầu. Nhìn cái dáng của anh khi đó, bất cứ ai đi ngang qua cũng đều cho rằng anh ngồi nghỉ mệt đôi phút rồi lại lên đường. Tôi cũng không có ngoại lệ.

Nhìn trước nhìn sau một vòng, thấy anh vẫn lặng lẽ, tôi bước đến bên anh, gọi nhỏ: “này anh, anh cần gì không, vào trong này đi”. Lạ, không nghe tiếng trả lời. Tôi cúi xuống, nhắc lại câu nói, rồi bàng hoàng khi nhìn thấy một dòng máu loang chảy dọc trên thân áo. Đôi chân run, tôi khụy xuống bên người lính khi tay tôi chạm vào vai áo anh. Đến lúc đó, tôi đã nhìn rõ mặt vết thương xuyên qua cổ từ phía tay phải… Viên đạn đã làm thủng và làm đỏ thêm lá Cờ Vàng anh quấn trong cổ. Tôi bật khóc! Cùng lúc, người hàng xóm cuống cuồng gào thét lên!

Như thế, người ta gọi đây là ngày gì? Ngày hòa bình, ngày giải phóng, ngày mất nước, ngày tàn chinh chiến? Gọi thế, nhưng xem ra với bất cứ cái tên nào thì nó cũng chỉ diễn tả và đáp ứng được một góc độ nào đó theo cái tên được gọi. Nó không thể là tất cả. Tuy nhiên, hôm ấy sẽ mãi mãi là một ngày mà dòng sử Việt Nam còn lưu ký, còn nhắc đến. Nhắc đến như một vết thương đau đớn nhất cho dân tộc Việt Nam.

 
1. 30-4-1975. Ngày chấm dứt chiến tranh Quốc cộng?

Thật khó có thể xác định được cuộc chiến dùng súng đạn để giải quyết vấn đề ý thức hệ giữa Quốc Gia và Cộng sản bắt đầu từ ngày nào. Nếu tính từ ngày chia đôi đất nước 20-7-1954 thì ngày tạm dứt cuộc chiến bằng súng đạn, đổ máu trên chiến trường Việt Nam là ngày 30-4-1975. Nhưng bất hạnh thay, hết chiến tranh mà không phải là ngày Hoà Bình. Không phải là ngày Thống Nhất, không phải là ngày Đoàn Viên của dân tộc Việt Nam. Trái lại, nó chỉ là ngày Cộng sản đẩy đất nước này vào trong gông cùm đỏ. Rồi đẩy hàng triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Đẩy hàng triệu người vào nhà tù và đẩy cả nước vào cuộc sống khốn cùng. Như thế, nếu gọi theo cái tên của họ đặt cho thì hôm ấy là ngày “Man Rợ đã thắng Văn Minh”! (Dương thu Hương) là đúng hơn cả.

Phải, chỉ vỏn vẹn 6 chữ “Man Rợ thắng Văn Minh” được viết ra từ ngòi bút của một người cầm súng trong hàng ngũ của những người được gọi là bên chiến thắng khi họ vào Sài Gòn đã nói lên được tất cả mọi điều cần nói. Trong đó có cả ý nghĩa, hôm đó là ngày khai mở ra cuộc chiến mới. Cuộc chiến của con người có Văn Hóa, có Nhân Bản, có Đạo Nghĩa đối đầu với man rợ, tội ác và dối trá do tập đoàn Cộng sản Hồ chí Minh cầm đầu. Tính từ đó, 30-4-1975, cuộc chiến này đã kéo dài trong hơn 40 năm, nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trái lại, càng lúc càng khốc liệt hơn. Hy vọng khi nó bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì cũng là lúc Văn Minh, Nhân Bản và Đạo Nghĩa chiến thắng man rợ, gian trá và tội ác. Bởi vì, con người cần đến nguồn văn minh tiến bộ để sống. Không ai muốn lủi lại sống trong nô lệ với man di và tội ác!

 
2. 30-4-1975 Có là ngày giải phóng?

Có thể? Vì chiều nào cũng đủ nghĩa, trọn lý. Hơn thế, còn được nhìn, được định nghĩa một cách chuẩn xác hơn trong hai thực tế khác biệt mang tính đối nghịch mà nó diễn tả. Tuy nhiên, nếu xét riêng đến ý nghĩa của một cuộc giải phóng Dân Tộc ra khỏi sự thống trị của ngoại bang thì khẳng định là không phải. Trái lại, về ý nghĩa này thì đây chính là ngày Cộng sản đem đại họa khốn cùng, họa diệt vong đến cho Dân Tộc Việt Nam. Bởi lẽ:

a. Bên được giải phóng.

Thành phần được hưởng giải phóng đầu tiên trong ngày này là các tội phạm mang án đại hình tại miền nam như cướp của, giết người và những tên phá làng đốt xóm bị bắt từ nhiều năm trước. Kế đến là thành phần ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Đây là những kẻ đã ngày đêm nơm nớp lo sợ bị chính quyền và nhân dân miền nam chịt cổ, nay xem ra thoát nạn! Được dịp, cả hai cùng hòa nhập vào với dòng thác “cách mạng” Việt cộng, tạo thành một tập đoàn đông đảo hơn, bao gồm cả những kẻ ở trong đội quân mũ cối dép râu hay cái mũ tai bèo đã, đang và sẽ từ rừng xanh, hay từ phía bên kia kéo nhau vào Sài Gòn. Kéo nhau vào Sài Gòn để ngỡ ngàng trước cảnh lạ. Từ nhà cao cửa rộng đến đường phố thênh thang sạch sẽ với những con người văn minh lịch duyệt, tao nhã.

Như thế, từ Giải Phóng nên được dành cho lớp người này và công cụ gây ra chiến tranh chia lìa, chết chóc của họ là đứng đắn nhất và chính xác nhất. Tại sao? Bởi vì, đôi mắt cũng những đôi mắt ấy. Đôi tai, cũng rõ ràng là đôi tai của người. Nhưng nó đã bị che kín, bị bịt chặt suốt cuộc đời từ khi sinh ra đến hôm nay. Họ có muốn nhìn cũng không thấy. Muốn nghe không được. Thậm chí có cái miệng mà như câm, hoặc chỉ được nói, được nghe những điều được đảng CS cho nói, cho nghe. Ngoài ra là không. Không tất cả.

Nhưng nay, nhờ ngày 30-4-1075, từ nhớn tới nhỏ, tất cả đều được mở banh ra. Mở banh ra để nhìn cảnh sống, cuộc sống và những con người miền nam trước mặt. Nhìn để thấy, để biết so sánh sự thật trước mặt với những lời gian trá lừa đảo của tổ chức, của đảng CS đã tuyên truyền, nhồi sọ và đẩy họ vào cuộc chiến đẫm máu với người dân miền nam từ 20 năm nay. Hy vọng, từ đây họ nhận thức ra rằng, cuộc chiến mà chúng gọi là “đánh Mỹ cứu nước” và “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, thực tế chỉ là một cuộc đâm thuê chém mướn, giết người đồng chủng do tập đoàn nô lệ Minh, Duẩn, Đồng, Chinh, Giáp, Thọ… thực hiện thay cho Tàu, Liên sô, trên đất Việt mà thôi.

Gọi đây là cuộc chiến “đâm thuê chém mướn” vì nó đúng nghĩa, chính danh như chính người lãnh đạo của cuộc chiến đã định nghĩa công khai về nó là “ta đánh miền nam là đánh cho Trung cộng, cho Liên sô”, hoặc giả, vênh váo tâng công trước Mao là: “chúng tôi kiên cường chiến đấu là vì Mao chủ tịch” (Lê Duẩn). Như thế là quá rõ ràng. Không có một người nào có thẩm quyền định nghĩa về cuộc chiến hơn chính người đã tạo ra và lãnh đạo nó. Sau định nghĩa công khai ấy, chiêu bài “giải phóng miền nam” được khua chiêng đánh trống chỉ là cuộc bịp bợm mà tập đoàn CS xử dụng để đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chiến tranh. Và đẩy người dân đất bắc vào cuộc sống lầm than với mớ tuyên truyền, bệnh hoạn, vô văn hóa của chúng: "Cuộc sống của nhân dân miền nam dưới gót giày xâm lược của Đế quốc Mỹ vô cùng nghèo khổ. Cơm không có mà ăn, quần áo không có mà mặc. Thậm chí, nhiều người phải lấy túi nylong mà quấn trên người" (Nguyễn Tuân). 

Nay hỡi ôi, trước mặt họ là một cảnh tượng sang trọng, văn minh, lịch lãm từ con người đến đường phố mà đời họ chưa một lần nhìn thấy trong sách vở ở cái thiên đường cộng sản miền bắc, nói chi đến cảnh thực. Bàng hoàng và bàng hoàng. “ĐM nó, bị chúng lừa gạt rồi”! Ngay lập tức, hàng vạn, hàng triệu người vừa đến, không phân biệt nam nữ, lớn nhỏ, đều có chung một câu nói đầu tiên ấy. Dĩ nhiên, trong số những người mới đến có cả những kẻ đang làm công tác tuyên truyền để góp phần vào việc che mắt, bịt mồm, che tai đồng loại như Bùi Tín, Trần xuân Ẩn, Dương thu Hương… Kết qủa, tất cả bị lóa mắt, có kẻ “đã ngồi bệt xuống giữa đường phố Sài Gòn mà khóc” và gào lên trong uất nghẹn tủi hờn. Ôi, “Man di mọi rợ thắng Văn Minh” (DTH)! Phải, Man di, mọi rợ, tội ác đã thắng văn minh và nhân bản! Chỉ vỏn vẹn một hàng chữ ấy đã có thể giải thích một cách chuẩn xác là nhờ có ngày 30-4-1975 mà miền bắc được giải phóng, được mở mắt ra. Tiếc là cái ngu xuẩn tận trong lòng chúng không hề thay đổi!

Từ đó, ngày 30-4-1075 có thể được gọi là “Ngày giải phóng”! Và thành phần được giải phóng chủ yếu là những kẻ đang rêu rao về cái chiến thắng “vĩ đại” đầy ảo tưởng kia. Hơn thế, nó cũng đáng được gọi là giải phóng. Vì từ sau ngày ấy, tất cả những hình ảnh, văn bản bán nước, lời lẽ tuyên truyền do cộng sản lén lút hay công khai dấu diếm che đậy, nay đều được đưa ra ánh sáng. Cái mặt nạ “cách mạng” của CS mà HCM đã cố che đậy từ bấy lâu nay từ từ tụt xuống qua đầu gối!

- Trước hết, sau ngày 30-4-1975 mặt nạ của Hồ chí Minh, "cha già" của Việt cộng theo nhau rớt xuống từng mảng, để ngày nay hầu như đã hiện nguyên hình là một viên thiếu tá tình báo Trung cộng, là đảng viên đảng cộng sản Trung Cộng với cái tên là Hồ Quang, người Hẹ. Hồ Quang ở đó, không phải là Nguyễn ái Quốc như tôi đã viết trong “đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi”. Nghĩa là, Hồ Quang không hề có một chút liên hệ nào với dòng máu của người Việt Nam. Y là Hồ chí Minh gốc Hẹ. Kế đến, chuyện Hồ chí Minh được đảng cộng sản tô son vẽ phấn là “bác không có vợ con, suốt đời phục vụ nhân dân” nay đã tuột hẳn xuống qua đầu gối, lòi ra vụ Hồ chí Mi Minh đã hãm hiếp (hủ hóa) với nhiều người, trong đó có Nông thị Xuân ngay từ lúc em mười sáu tuổi. Nay, sau ngày Xuân sinh con thì Minh (Hồ) lệnh cho Hoàn (bộ trưởng công an của Hồ) thủ tiêu và phi tang bằng một tại nạn lưu thông. Nhưng trời bất dung gian, chẳng có cái xe ma nào chạy trên đường để cán lên cái xác của Nông đã chết vì những nhát búa đập vào đầu, để cứu Hồ chí Minh. Phần đứa con thì bị đem cho làm con nuôi và đến nay vẫn còn sống.
- Rồi công hàm bán nước của Phạm văn Đồng năm 1958, đến âm mưu của tập đoàn CS HCM muốn giao cả giang sơn và người Việt Nam cho TC theo kế hoạch đồng hóa của đảng cộng sản qua Đặng xuân Khu (1951) “kêu gọi người Việt Nam bỏ chữ Quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được xin làm chư hầu cho Trung cộng”. được phơi bày ra ánh sáng.

- Và nhờ ngày 30-4-1975, những hung thần như thú hoang của cộng sản là Nguyễn Hộ với câu tuyên bố lẫy lừng “Đối với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến chết!.”. Kết quả, sau đó chính bản thân Y đã được giải phóng, đã mở mắt ra để tạ tội với đồng bào, tạ tội với non sông bằng cách xé nát thẻ đảng CS. "Bây giờ trên đầu tôi, không còn bị kẹp chặt bởi cái “kềm sắt” của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật và dám chỉ ra sự thật…. Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của ĐCSVN – một thứ tù binh của Đảng – tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ… Nay tôi đã được giải phóng”. Và trong số những kẻ được giải phóng tại chỗ còn phải kể đến tướng Trần Độ với “Rồng Rắn”... Hoặc Trần Đĩnh, với “Đèn Cù”. Một cuốn sách đã gây ra chấn động ở trong nước cũng như hải ngoại vì nhiều chi tiết liên quan đến phương cách đào tạo và kiểm tra lòng trung thành của các đoàn đảng viên CS được tiết lộ.

 
b. Với bên bị giải phóng.

Bên bị giải phóng bao gồm toàn thể quân dân miền nam, người dân miền bắc, những con người lương thiện, nhân bản đã hết lòng hy sinh bảo vệ tiền đồ của đất nước. Bảo vệ văn hoá, nhân phẩm, đạo nghĩa của con người. Kết quả, sau một chiều “man di mọi rợ thắng Văn Minh”, tất cả những người nằm trong danh mục kể trên đều bị tước đoạt tất cả mọi quyền hạn thuộc về con người. Rồi bị đẩy ngược, lùi lại thời nô lệ, thời của man di mọi rợ. Ở đó, là dối trá và tội ác của cộng sản dẫn đầu. Ở đó là một nền giáo dục phản nhân tính con người được CS thi hành để đẩy toàn dân vào con đường phi nhân Vô gia đình, Vô Tôn Giáo, Vô Tổ Quốc của chúng.

Từ đó, một đời sống nhân bản bao gồm cả sự đạo hạnh, văn hóa, nhân phẩm của dân tộc bị chà đạp, bị tước đoạt một cách điên cuồng bởi lớp người thô bạo, man di, mọi rợ đến từ rừng hoang với danh xưng Việt cộng. Để tránh tai họa, có người liều mình đạp trên cái chết ở biển khổ mà đi. Đi để tìm nguồn sống cho mình cho gia đình mình cùng một hy vọng khi đất nước không còn cộng sản, chính họ và con cháu của họ sẽ quay về, góp bàn tay, góp trí tuệ và đóng góp công sức của họ vào việc xây dựng lại một Việt Nam Nhân Bản, Văn Minh, Đạo nghĩa.

 
3. 30-4-1975, có là một ngày mừng?

Nhìn từng đoàn, từng lớp lớp người bị đẩy ra đường phố Hà Nội để vẫy tay chào mừng, bên cạnh những nụ cười lộ rõ những hàm răng bừa, răng quá khổ của lớp quan cán cộng, ai cũng cho đó là ngày mừng. Theo lý, quả thật là ngày mừng. Mừng vì hôm ấy là ngày chấm dứt chiến tranh. Từ nay, người miền nam không còn phải ăn mìn của Việt cộng khi chúng đắp mô trên đường. Rồi trong đêm dài, hay khi trẻ thơ đến trường, không lo phải ăn B40, hỏa tiên 121, 122 hay sơn pháo 130 và đạn Ak được cung cấp từ Nga, Tàu như ở Cai Lậy nữa. Rồi ở ngoài kia, cán cộng và những cơ sở nuôi dưỡng chiến tranh của chúng không phải hứng bom rơi đại pháo.

Như thế, lý ra là phải mừng. Mừng lớn. Ai ngờ, tất cả là một chữ hụt. Mừng hụt! Bởi lẽ, theo lời cô tôi kể là: “Hàng trăm, hàng ngàn người bị đẩy ra đường để mừng chiền thắng ở khắp nơi trên đất bắc. Nhưng trên mặt thì đầy nước mắt. Họ bảo mừng quá mà khóc!”. Họ khóc một lần để rồi thôi chờ đợi. Nghĩa là, sự chờ đợi mỏi mòn của họ nay đã có đáp số. Trước đây, hằng đêm thao thức, họ đã ước mong và chờ đợi được Cụ Diệm, Bác Thiệu, từ trong nam ra giải phóng kiếp tăm tối, nô lệ của họ. Nay khát vọng thành mây khói, tiếng khóc cũng vỡ òa. Họ khóc cho họ, cho con cái họ và khóc cho một miền nam sẽ vào chung trong một cái tròng cộng sản vô đạo. Ấy là chưa kể đến chuyện, rồi đây từng lớp lớp người già, người trẻ sẽ kéo nhau lên rừng sâu, leo dọc Trường Sơn bới đất mà tìm xương con mình! Khi ấy, khéo mà khóc không ra nước mắt! Chuyện như thế, mừng được không?

Đi ngược chiều với người dân, hàng quan cán cộng thì cười văng cả hàm răng bừa ra ngoài! Từng lớp, từng hàng hàng thay nhau vào vơ vét của cải ở miền nam đem về. Gạo trắng, một mặt hàng cực hiếm ở miền bắc, bỗng nhiên tràn ngập ở tất cả các buổi chợ đen ở miền bắc?

- Gạo ở đâu ra thế?

- “Từ miền nam mang ra đấy. Gạo trắng ở trong ấy có đổ cho lợn ăn cũng không hết!”

Nghe thế, bà mẹ liệt sỹ bao năm phải nhịn ăn để có “hạt gạo cắn làm tư, trong đó một phần dành cho miền nam đói khổ” xắn váy lên chửi:

- “Tổ cha nhà chúng nó, từ thằng lớn đến thàng bé, vậy mà chúng nó lừa bà là ở trong ấy nghèo khổ lắm, hạt gạo ta phải cắn làm tư mà chi viện cho họ”!

Riêng anh cán, chị hộ lý tự nhiên thấy mình lên trên đỉnh cao chói lọi của vinh quang khi kẹp ở bên nách cái đài transistor từ miền nam đem về. Anh chị cùng chạy đua mở lớn hết cỡ cho cả xóm cùng nghe cho vơi đi những ngày đói khổ. Ôi! tuyệt đỉnh của man rợ vừa chiến thắng! Điện, Đài, Đá, Đổng, Đạp, (đèn pin, radio, đồng hồ, xe đạp) là những thứ quá tầm thường tại miền nam từ nhiều năm trước, nay bỗng trở thành những mặt hàng đáng mơ ước của anh chị cán. Hỡi ơi, có nhiều cái Đài đã từng bị vất vào góc nhà, nay bỗng trở thành một thành tích, một giấc mơ vĩ đại, một đỉnh vinh quang tuyệt đối cho mỗi một quan cán có dịp vào nam và đem giấc mơ về bắc! Họ mừng là phải. Vì không có ngày này, giấc mơ “Điện, Đài, Đổng, Đạp” có thể sẽ vào mộ sâu, hay đi theo nắm xương khô trên Trường Sơn, hoặc phơi trần bên bờ hồ Hoàn Kiếm! Như thế, đây quả là ngày “có triệu người vui” (NVK)!

 
4. 30-4-1975, Có là ngày đoàn viên?

Thật khó mà tìm được chữ đoàn viên mặc dù có một số gia đình có dịp đoàn tụ. Trước tiên là hoàn cảnh các gia đình tại Việt Nam sau ngày 30-4-1975 với những cuộc chia ly, tan nát. "Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng, một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là một lần mất dấu quay về…" (Nguyệt Ánh) Lời ca bi thương ấy, trong chúng ta, ai chưa từng biết đến? Nay biết bao người phải chia tay Sài Gòn và nhiều người đã phải vĩnh biệt với những yêu dấu ở một nơi đã cho họ cuộc sống và một ước mơ với quê hương và dân tộc Việt. Như thế, Sài Gòn đã mất, người Việt Nam chỉ thấy chia ly, không có đoàn viên, chẳng có đoàn tụ chỉ có những nhà tù.

Còn người mới đến thì ra sao? Có tìm được một lối quay về và đoàn viên không? Xin hãy nghe Trần Đĩnh kể lại cuộc “đoàn tụ” của ngươi về như sau: “Vài hôm sau, ở Huỳnh Tịnh Của, tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng rốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông”

Khi nghe tiếng chuông "Thì mẹ anh ra mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: - Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên... " (Đèn Cù 485). Như thế, chuyện đoàn viên trong vui mừng, hạnh phúc, vĩnh viễn là chữ không, Sự đoàn tụ gượng ép ở trong nhà cũng không có, nói chi đến đoàn viên của xã hội!

 
5. 30-4-1975, có là ngày uất hận, ngày tủi nhục của cả non sông?

“Gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Bảo (anh ruột) – Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – hy sinh ngày 09.01.1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (vào Củ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) – cán bộ phụ nữ Sài Gòn – bị bắt và bị chết hồi Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng là đi theo cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục”… (Nguyễn Hộ).

Ở một khía cạnh khác. Cũng sau ngày này, người con gái Việt Nam, con cháu của Trưng, Triệu, được Nguyễn minh Triết, chủ tịch cái nhà nước gọi là CHXHCNVN biến thành gái gọi, gái bao với lời rao bán, chào hàng, mời gọi khách hàng từ khắp năm châu với một cung cách vô văn hóa, vô đạo đức, nếu như không muốn nói là vô giáo dục: “ vào đi các ông, ở đấy có nhiều gái đẹp”. Câu mời khách của một tên ma cô gác động ở Khâm Thiên, ở ngã ba Chú ía, có lẽ cũng bằng ngần ấy từ ngữ! Kết qủa, sau lời mời ấy là tửng toán thiêu nữ Việt Nam tuổi từ 18-25 được lột trần truồng ra cho những tên già lão, bệnh hoạn mang tên Tàu Đài Loan, Đại Hàn, Tàu Trung cộng… ngắm nghía, soi mói và bỏ ra ít tiền để mua về làm…. vợ. Và từng đoàn khác thì được xuất cảnh với danh nghĩa lao động ở nước ngoài mà thực chất là bị bán vào các ổ, động ở Mã Lai, Trung cộng… và nhà nước CS của Nguyễn minh Triết hậu bối của Hồ chí Minh thu tiền. Hỏi xem, ngần ấy đủ nói lên cái uất hận và tủi nhục cho giang sơn hay chưa? Hỏi xem, nó đã gói trọn từ giải phóng của Việt cộng chưa?

 
6. 30-4-19075. Có là ngày Thống Nhất?

Vì theo đuổi cuộc chiến tranh “Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, Liên Xô cho xã hội chủ nghĩa” “tất cả những công việc của chúng tôi làm đều phụ thuộc vào Mao chủ tịch” ( Lê Duẩn) Việt cộng đã tạo ra ngày 20-7-1954 chia cắt đất nước ra làm hai, tạo nên một cuộc chia ly tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc chia ly ấy có đến một triệu người phải bỏ miền bắc, phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, phải bỏ lại cả cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè để trốn chạy cộng sản, di cư vào nam. Sau đó, Việt cộng lại tạo ra một biển máu trong cuộc chiến với miền nam. Lại đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào kiếp nạn sinh bắc tử nam và giết hại hàng trăm ngàn quân, dân, chính, học sinh tại miền nam. Nay 30-4-1975, cộng sản lại tràn vào Sài Gòn. Ranh giới là cầu Bến Hải do chúng tạo ra chia cắt tuy được xóa bỏ, nhưng thực tế lại cho thấy có quá nhiều phần đất của Việt Nam như Hoàng Sa, trường Sa, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bãi biển Tục Lãm và một phần vịnh Bắc Bộ đã bị cộng sản dâng cho Trung cộng. Ấy là chưa kể, chưa nói đến cái cung hiến trong “hiệp ước Thành Đô” ghi chép như thế nào? Hỏi xem, Việt Nam dưới trướng của tập đoàn Việt cộng HCM sắp bị lệ thuộc, thành một tỉnh lỵ của Trung cộng chưa?

Phần diện địa đã thế, đến phần tinh thần, CS không bao giờ thống nhất được lòng dân, Trái lại, là tạo ra quá nhiều ly tán, bạc nhược, suy đồi. Nếu điều gì người dân ngày nay có thể tự thống nhất được với nhau thì đó chính là lòng căm thù cộng sản! Thực tế nhá, chỉ cần một học sinh 18 tuổi đời cũng đã biết viết nên một hàng chữ diễn tả được nỗi lòng của toàn dân Việt Nam: “đảng cộng sản hãy đi chết đi” (Phương Uyên). Em biết, nếu chúng chết đi, người dân mới có cơ hội Thống Nhất để xây dựng lại đất nước. Nếu không, chỉ thấy từng đoàn người, trong đó có rất nhiều cán cộng nhập cuộc, tìm mọi cách bỏ nước ra đi. Hỏi xem, Nước không giữ được dân thì làm gì có chữ Thống Nhất!

 
7. 30-4-1975 Mãi mãi là Ngày Quốc Hận!

Với đôi điều tôi nêu ra ở trên cũng là quá đủ để minh chứng rằng 30-4-1075 Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận. Mãi mãi là Ngày Quốc Hận bởi vì vào ngày 30-4-1975, chỉ có một kẻ duy nhất chiến thắng, đó là đảng Cộng sản (Tàu- Việt). Kẻ bại trận chính là Dân Tộc Việt Nam. Vì chiến thắng trong cuộc chiến do chính CS gây ra, nên tập đoàn đảng cộng sản đã cướp, chiếm đoạt lấy chính quyền và nền chính trị tại Việt Nam. Từ đây, đảng CSVN đã biến chính quyền thành nhà nước CHXHCN, thành một tổ chức phi nhân, thành một cánh tay hợp pháp để CS chiếm đoạt, tước đoạt mọi công quyền và nhân quyền của người dân Việt Nam.

Đảng cộng sản đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chiếm đoạt và cưỡng đoạt quyền tư hữu của người dân. Tổ chức cướp tài sản, cướp nhà, cướp đất, cướp ruộng vườn, cướp các cơ sở kinh doanh của nhân dân Việt Nam, lúc trước là mùa đấu tố, sau này là cái gọi là quy hoạch, cải tạo công thương. Mục đích, trước là phá nát đời sống an bình, yên vui của người dân. Sau là thu tóm mọi tài sản của đất nước vào tay đảng viên cộng sản. Đảng Cộng sản đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để tuyên truyền một thứ văn hóa và đạo đức thô bỉ, hạ cấp của Hồ chí Minh với mục đích phá nát nền Văn Hóa Nhân Bản và luân thường đạo nghĩa của xã hội và của các tôn giáo tại Việt Nam. Và đảng CS đã biến nhà nước thành công cụ hợp pháp để CS bắt bớ và bỏ tù, đàn áp tất cả những tinh hoa của đất nước.

Nhờ 30-4-1975, đảng CSVN, một tập đoàn phản quốc đã biến nhà nước CHXHCNthành một công cụ hợp pháp để chúng có chính danh bán đất đai, biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam cho Trung Cộng qua các Công Hàm 1951 và các Hiệp Thương, Hiệp Ước biên giới, cũng như các khế ước thuê bao rừng đầu nguồn và khai thác Bauxite độc hại ở cao nguyên để di họa cho dân chúng mai sau. Ấy là chưa kể đến chuyện chúng luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu Trung Cộng độc chiếm mọi công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, chiếm hết mọi nguồn lợi kinh tế của người dân Việt Nam. Cuối cùng, Hồ chí Minh và tập đoàn đảng CSVN đã biến nhà nước này thành một công cụ hợp pháp để chúng tự ký mật ước Thành Đô nhằm biến Việt Nam thành một tỉnh bang trực thuộc Bắc Kinh, biến dân tộc Việt thành một thứ Hán nô vào năm 2020? 

Đứng trước hành động dã nhân của Hồ chí Minh và của tập đoàn Việt cộng, bạn nghĩ gì? Phần cá nhân, tôi muốn nhắc cho tập đoàn Việt cộng này nhớ rằng: Tất cả những tội ác Cộng sản đã gây ra cho người dân trong chiến tranh, còn có thể bào chữa, còn có chỗ bao che, dung thứ. Nhưng tội phản quốc, tội bán nước, một trọng tội đối với Tổ Quốc, đối với hồn thiêng sông núi, đối với anh linh của tiền nhân, đối với máu xương của dân tộc Việt Nam, vĩnh viễn trời không tha và đất chẳng dung, nói chi đến con người.

 
8. Lời kết.

Người Việt Nam không có nhu cầu thù hận nhau, hay hận thù bất cứ một ai. Theo đó, mọi người đều khẳng định rằng. Đường ta đi là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ. Hiện nay, lòng dân càng lúc càng mãnh liệt đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý. Ý thức của mỗi cá nhân, của các đoàn thể mỗi lúc một dâng cao. Nhiều người, nhiều nơi đã vượt qua sự sợ hãi để tiến đến những cuộc phản đối, đình công biểu tình tập thể. Nhiều gia đình trước cảnh cướp ngày của Việt cộng đã dương cao biểu ngữ: “Gia đình tôi thề quyết tử chống bẻ lũ CSVN cướp ngày đến hơi thở cuối cùng..” 

Lời thề ấy, trước là để bảo vệ lấy quyền sống và quyền lợi của mình, sau là góp lòng, chung sức vì đất nước. Nói cách khác, nơi nơi, đều chung một ý hướng: Còn cộng sản là còn Quốc Hận. Còn CS là còn đấu tranh. Ta phải “Đánh cho Tàu cút, đánh cho Cộng tan”. Từ ý chí kiên cường này, tất cả đều quyết ra đi cho ngày Độc Lập và Thống Nhất đất nước trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý.

 
Nào ta đi cho ngày mai đổi mới,
Này ta về cho đất nước hồi sinh.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân.
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quyết cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Người trong nước, kẻ ngoài biên,
Dựng cho cao ngọn cờ Độc Lập.
Hát cho đều tiếng hát Tự Do.

Cho ngàn ngàn sau dòng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất,
Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

 
Mùa Quốc Hận

 
Bảo Giang
danlambaovn.blogspot.com

 

 

Cánh Phượng Hồng Thuở Ấy - Trịnh Bửu Hoài


Cánh phượng hồng thuở ấy

 















Chiều nay nhặt cánh phượng hồng bỗng nhớ
Dấu chân xưa ai để lại sân trường
Ta có một thời yêu không dám ngỏ
Ngày chia tay em chợt đẹp lạ thường

Bốn năm em vẫn làm kẻ lạ
Mỗi ngày chân dẫm nát hồn tôi
Tôi như ngọn gió ngoài song cửa
Mang chút bụi buồn đi xa xôi

Có lúc hồn tôi bừng tỉnh ngộ
Em vẫn là em giữa mọi người
Hỡi ơi, ánh mắt vô cùng lặng
Mà ở trong tôi gió ngợp trời

Tôi với em chỉ là khoảnh khắc
Nhưng tình yêu thì bất tận trong đời
Em cũng như muôn người con gái khác
Cớ vì sao môi cháy đỏ lòng tôi

Chiều nay nhặt cánh phượng hồng bỗng tiếc
Mắt ai xưa chợt thức giữa sân trường
Tự trách mình chẳng nói được yêu thương
Để bay mất cánh phượng hồng thuở ấy

Trịnh Bửu Hoài

Long Xuyên, 25-4-1971