Tuesday, April 16, 2019

Trịnh Công Sơn, Một Nhạc Sĩ Bình Thường - 304Đen Lượm Lặt


Trịnh Công Sơn - Một nhạc sĩ bình thường
 
 

Mời đọc một vài bài viết về TCS mà 304Đen lượm lặt được trên các trang mạng điện tử để biết thêm đôi chút cho vui – 304Đen


Nếu đặt Trịnh Công Sơn giữa các nhạc sĩ cùng thời, trước 1975 như: Anh Bằng, Lam Phương, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Nguyễn Ánh 9, Trần Thiện Thanh v.v..., tôi sẽ chọn dấu bằng. Thậm chí, nếu xét nét hơn, có những lúc dấu nhỏ hơn sẽ là một lựa chọn.

"Nhạc Trịnh" (?!)

 
Giới mộ điệu tân nhạc nói chung và những người hâm mộ Trịnh Công Sơn nói riêng, trước đây đều gọi Trịnh Công Sơn theo cách người Việt - ông Sơn, kể cả ca sĩ Khánh Ly, bà cũng gọi như thế. 

Trân trọng hơn, người ta gọi đầy đủ họ tên và gắn chữ nhạc sĩ phía trước. Chỉ thế thôi! Người miền Nam và cả Sài Gòn thật giản dị, dù có am hiểu âm nhạc đến đâu chăng nữa!

Chẳng biết tự bao giờ, chữ "nhạc Trịnh" được xướng lên như thể "Gọi Tên Bốn Mùa" cho "lòng thành kính" (!). Quả khá buồn cười, khi phải gọi "nhạc Anh" (Anh Bằng không phải nhạc Anh, nhạc Mỹ), "nhạc Lam" (Lam Phương), "nhạc Ngô" (Ngô Thụy Miên), "nhạc Từ" (Từ Công Phụng), "nhạc Vũ" (không biết là Vũ Thành An hay Vũ Đức Sao Biển)... và đến đây thì ... "rối nùi"!

Cũng không có gì chắc chắn, để biết ông Sơn thích nhạc của mình được gọi như vậy! 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "nổi tiếng" với chữ "Thôi Kệ" - những người quen đều biết - ông thường dùng, khi buộc phải chứng kiến những thăng trầm của thân phận một nhạc sĩ "hát rong".

"Nhạc Trịnh" ư? Vong hồn ông Sơn thấp thoáng đâu đó chắc cũng thốt lên: Thôi kệ! Chỉ duy, gia đình ông Sơn "thôi kệ" mới đáng suy ngẫm! 

Không lẽ vì vậy, bất kỳ ai cũng có quyền "thôi kệ" khi sự "sùng bái cá nhân" "nặng mùi" chính trị, vốn độc diễn và đầy dãy trong chế độ cộng sản như "nhà thơ Chế" ca rằng:

 
"Bác Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao"

Cũng chẳng biết khi gọi "nhạc Trịnh" nhằm để "răn" người hâm mộ không được phép "mạo phạm" ông Sơn bằng cách bình phẩm "này nọ", hay mục đích hướng đến lấp đầy hầu bao nhà tổ chức cùng những ca sĩ "có tên và có tuổi" khi họ đang trình diễn một thứ có vẻ là "siêu âm nhạc" cho khán giả?! 

Tất nhiên, khi sự "tôn thờ" dâng cao dễ biến thành "mù quáng". 

Sự "mù quáng" được đẩy lên tột đỉnh của "thần tượng" dễ làm người ta phẫn nộ. Lúc đó, nghệ thuật biến thành "cuồng tín" với hình ảnh "mong manh áo vải hồn muôn trượng" như Hồ Chí Minh đã từng... 

May mà Hồ Chí Minh chưa từng viết ra bản nhạc nào cả (!)

Nhân loại ơi! Hãy cảnh giác! - Julius Fucik

Dường như "đi nghe nhạc Trịnh" trở thành "thương hiệu"?! Nghe "nhạc Trịnh" mới xứng là "trí thức"? 

"Học đòi" ngày càng lên ngôi!

"Trưởng giả học làm sang" hơn 200 năm, coi bộ ngày càng "thịnh hành" như người dân cầu viện đến "oan gia trái chủ" để vỡ mộng "Rồi Như Đá Ngây Ngô"(!)

Thật giễu cợt khi ngó dòng chữ "20.000 khán giả Sài Gòn ngồi bệt nghe nhạc Trịnh ở sân vận động" [1], do báo VNExpress tường thuật đầy hào hứng về đêm "nhạc Trịnh" mới đây.

Bài tường thuật sôi nổi đến độ, như đưa người đọc đến với cuộc đua nước rút của "vận động viên" Lệ Quyên, Tuấn Hưng, Đức Tuấn v.v... chạy tiếp sức trên vận động trường! Vâng! "Nhạc Trịnh" được tường thuật rất xôn xao, rất quyết tâm và đầy phấn khởi như thế tại sân vận động Hoa Lư thuộc Tp.HCM.

Làm gì có "Sài Gòn" với lại "nhạc Trịnh"!. Sài Gòn đã mất và Trịnh Công Sơn đã chết! 

Thẩm mỹ âm nhạc đã quá khác! Khác đến độ đảo lộn hết mọi thứ trên đời, kể từ 1975. Tôi gọi nó là "sự tàn phá âm nhạc", trong đó có cả cách mà các người gọi là "nhà báo" mô tả đêm "nhạc Trịnh" như một "bữa tiệc buffet" với thực khách nháo nhào tranh giành và bốc hốt cho bằng được!

Nhạc Trịnh Công Sơn không dùng để hát ở sân vận động. Nhạc Trịnh Công Sơn không cần phải "hú hét", "bỏ nhỏ", "lấy to" hay "xử lý", "xử trảm" gì cả!

Nhạc Trịnh Công Sơn không dung chứa kiểu "làm mới" hay "làm màu". Người ca sĩ khi hát nhạc của ông Sơn phải hiểu. Bởi lẽ, những nhạc phẩm của ông Sơn, tuyệt đại đa số là những điệu chậm buồn và thường gắn với "tone thứ" để tỏ bày những nỗi niềm cho tình yêu. Đương nhiên, ông Sơn cũng có những bài "tone trưởng" như: Nắng Thủy Tinh, Mưa Hồng v.v... nhưng ít được biết rộng rãi.

Cho đến khi "con cá bống" hiện diện trong nhạc ông Sơn, giới mộ điệu mới... "ngớ người ra" với gần chục bản! Thật tình, chưa bao giờ cảm giác hụt hẫng đến với tôi như thế! Không! Phải nói nhạc của ông Sơn sao mà nó "vô duyên" quá thể!

Không dừng lại ở sự "vô duyên", khi ca sĩ Hồng Nhung cất lên "đừng buồn núi ơi!", tôi mới hiểu hết "thẩm mỹ âm nhạc" của "cô Diva" này! Và cả "văn hóa XHCN" của Hồng Nhung, khi cô hát rằng:

 
Bống không là bống bống ở nơi nào 
Bống không là bống không ở trong ao 
Bống nhảy lên bờ bống đi chơi phố 
Nắng vàng ủng hộ cho bống căn nhà 

 
(Bống Không Là Bống - Trịnh Công Sơn)

Tôi "té ngửa" với chữ "ủng hộ"! Hóa ra, ông Sơn cũng "đầy khả năng" khi viết nhạc cổ động (!). 

Loạt bài về "con cá bống" nhảy nhót, lên bờ xuống ao như "cú sụp ổ gà âm nhạc" của Trịnh Công Sơn. Khí nhạc gượng ép hợp với ca từ đầy chất "động viên cách mạng" dù sao cũng giúp ca sĩ Hồng Nhung có được chỗ đứng vững chắc trên nền "beton nhạc Trịnh", dù ca sĩ Khánh Ly từng nhận xét [2]:

"...nghe nói có được đào tạo trường lớp hẳn hòi và những ca sĩ này sáng tạo ra một lối hát giống nhau nhưng không giống ai...". 

Người "Sài Gòn xưa" khi dùng chữ "không giống ai" có nghĩa ám chỉ về sự dị hợm. 

"Lỗi lầm chính trị"

Trịnh Công Sơn khó có thể thành "biểu tượng" của nền tân nhạc Việt Nam, nếu ông không có những ca khúc "phản chiến". Bởi xét về "tình khúc", nhạc Trịnh Công Sơn rất dễ "ngán" như một món ăn chế biến quá đơn điệu và cứ lặp đi lặp lại. Ca từ của ông thường mang tính "phiêu diêu", nó làm người ta tò mò hơn là thích thú. Sự tò mò dễ làm nên "điều kỳ diệu" mang tên "biểu tượng". "Hàng hiệu" quần áo, túi xách, nước hoa v.v... cũng thường theo cách này mà trở nên đắt giá để chứng tỏ "đẳng cấp" (!)

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - ở tuổi 36 - đã gây ra một "sai lầm chính trị" quá lớn với phát ngôn vào ngày 30/4/1975, vốn khó được xem là người yêu chuộng tự do.

Nếu Trịnh Công Sơn được xem là "bậc thầy về âm nhạc" thì cũng nên nhìn nhận ông là "mầm non về chính trị". Hơn nữa, ông là một nhạc sĩ, một nghệ sĩ.

Có lẽ vì thế, Trịnh Công Sơn từng ai oán:

 
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì

(Một Cõi Đi Về)

 
để tâm tình với giới hâm mộ về sự non nớt đến độ hồn nhiên, đã gây ra lỗi lầm năm xưa?!

Chiến tranh đã lùi xa nhưng tự do vẫn chưa tới. "Thôi kệ"! 

Kính chúc hương hồn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phiêu diêu nơi miền cực lạc và... những ai thật sự thương mến nhạc của ông Sơn hãy xem ông là một nhạc sĩ bình thường như các nhạc sĩ khác.

Cần phải biết ơn nền giáo dục và văn hóa của VNCH đã sản sinh ra hàng trăm nhạc sĩ như hàng trăm loài hoa khác biệt, rất riêng, rất hay và rất độc đáo!

P/S: "Thôi kệ"! Qúy độc giả nghe "ủng hộ" bài "Một Cõi Đi Về" để Nguyễn Ngọc Già có thêm niềm vui!

 
Nguyễn Ngọc Già
danlambaovn.blogspot.com

 
Chú thích:

 
[1] https://vnexpress.net/giai-tri/20-000-khan-gia-sai-gon-ngoi-bet-nghe-nhac-trinh-o-san-van-dong-3902456.html

 
[2] https://isach.info/story.php?story=ben_doi_hiu_quanh__khanh_ly&chapter=0000

 
Trích : “Trịnh Công Sơn khó có thể thành "biểu tượng" của nền tân nhạc Việt Nam, nếu ông không có những ca khúc "phản chiến"...”
Cũng chỉ là một thứ ĂCQGTMVC mà thôi. Ngoài Bắc có lũ văn nô như tố hửu, xuân diệu, chế lan viên, v.v... thì trong Nam có trịnh công sơn "phản chiến" văn nô, lợi dụng sự Tự Do của VNCH để ru ngủ lòng người trên mặt trận văn hóa, hòng tiếp tay cho lũ súc sanh csVN để thôn tính miền Nam.
Trích từ nguồn bên dưới : “...Về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam....” ( Trịnh Công Sơn )


Nguồn : Ðêm trong mật khu Xuân Nhị và Trịnh Công Sơn
https://tinparis.net/vietna...

Con Hát Khánh Ly

Con hát ấy ngày xưa bu đít Trịnh
Làm một phường bát nháo chống quê hương
Khói lửa xâm lăng mù mịt chiến trường
Bọn chúng vẫn đứng bên lề cuộc chiến
Hát nghêu ngao những bài ca phiến diện
Đâm sau lưng người chiến sĩ quốc gia
Có biết đâu vận mệnh nước non nhà
Đã như sợi chỉ mành treo trước gió
Rồi đến khi cả miền Nam sụp đổ
Mới hãi hùng trước chủ nghĩa phi nhân
Chạy vắt giò ra hải ngoại nương thân
Được đồng hương cưu mang và đùm bọc
Trong khi đó bên kia trời tổ quốc
Dân tộc chìm trong khốn khổ điêu linh
Con hát biết chăng tiếng hát của mình
Đã góp sức cho kẻ thù xâm lược
Tưởng con hát nhận ra bầy giặc nước
Mà ăn năn hối cải chuyện lỗi lầm
Nào ngờ đâu nghiệp chướng đã vào thân
Lại tiếp tục con đường xưa oan khốc
Ôi xướng ca phải loài vô tổ quốc?
Chỉ biết tiền và chuộng cái hư danh
Như con hát biết chi hờn mất nước
Đã trở về đi khách đảng lưu manh.


Phan Huy

 
Đôi điều về Trịnh Công Sơn từ một người trẻ

Vấn đề Trịnh Công Sơn là một trong những vấn đề khá phổ quát, một đề tài khá sôi nổi, gây tranh luận trong nhiều giới, nhiều thành phần, mọi lúc, mọi nơi. Người đồng thuận, ngưỡng mộ

TCS không nhỏ nhưng người chê trách không chấp nhận TCS cũng không phải là ít.

Qua hai bài viết gần đây nhất của “Thầy Nguyễn Thượng Long” cũng như bài tương quan được DLB đăng ngày 30-03-2012 của thi sĩ Trần Mạnh Hảo với cảm nhận một chiều và có thể nói một cách không võ đoán là cố ca ngợi nhạc sĩ TCS. Tất cả vẫn còn sờ sờ ra đó.

Dĩ nhiên là không ai có quyền ngăn cấm những dòng cảm nghĩ đó của quí vị trừ BCT và ban tư tưởng TWĐCSVN. Ai cũng biết rằng khi bình phẩm một nhân vật nào đó của quần chúng thì những điều kiện ắt có và đủ là phải rõ ràng minh bạch, không thể vì tài mà quên tội, ngược lại cũng không thể vì tội mà phủ nhận tài năng.

Riêng tôi, là một người Việt Nam, tôi không hề phủ nhận tài năng của những người VN khác mà cụ thể ở đây là cố nhạc sĩ TCS. Sở dĩ tôi công nhận ông có tài vì trong xã hội bất kể là từ thời ông hay là thời bây giờ, như quí vị đã biết, nhạc sĩ thì quá nhiều nhưng nếu không kèm theo thiên tài thì thử hỏi có mấy ai nổi tiếng?.

Người nhạc sĩ họ Trịnh quả thật nổi tiếng, một cách rõ nét hơn nữa là ông đã nổi tiếng cả hai, tốt lẫn xấu, lợi lẫn hại, tài lẫn hèn… Khi đã là người của quần chúng thì hãy để công chúng phán xét, định lượng và đĩ nhiên sự phán xét định lượng sẽ còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, vị trí và lý tưởng của mỗi người. Điều quan trọng là sự phán quyết cuối cùng sẽ do cán cân công lý của lịch sử minh định.

Nếu chỉ đơn thuần nhìn TCS ở góc độ chữ nghĩa và âm hưởng thì quả thật dòng nhạc của họ Trịnh đã rất khéo léo, hài hòa đặc biệt, khá gây ấn tượng cho người nghe. Cũng phải thôi, ông ta đã dày công trong văn ôn lão luyện kèm theo khả năng trời cho thì sự thành công cũng là lẽ đương nhiên. Hãy ví ông ta như một mỹ nhân thì “Trời cao ghen phận má hồng” cũng đúng nốt. Không đúng sao được khi đại thi hào Nguyễn Du đã phán:

“…Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài đi với chữ tai một vần…” *

Như bao người khác, TCS cũng muốn mình có tài và muốn mình được trở thành trứ danh, cùng sở nguyện đem mớ chữ nghĩa mang tính chính trị lồng vào âm nhạc để cống hiến cho hai mặt văn nghệ, nghệ thuật lẫn ý đồ thầm kín của cá nhân ông hoặc từ những bàn tay lông đỏ chỉ đạo ông.

Trên cuộc đời này, không có gì là tự nhiên mà có cả. Bạn muốn uống một ly cà phê thì không phải tự nhiên mà ly cà phê đó xuất hiện trên bàn cho bạn mà phải có bàn tay nào đó pha chế vị đậm nhạt rồi thì phải có ai đó bưng đến cho bạn cùng lời mời mọc.

Gom nhặt nhiều dữ kiện xung quanh cuộc sống và sáng tác, cho thấy rằng TCS đã dốc tâm cho một chủ đề. Chủ đề đó là gì thì quí vị đã hiểu, khỏi phải rồng rắn nơi đây cho thêm lắm chuyện.

Tại sao từ ngữ trong nhạc của Trịnh không mang tính thuần túy tình cảm, tình yêu như của: Phạm Đình Chương, Nguyễn Văn Đông, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng… mà phải là: Trích từ Nguyễn Thượng Long trong bài “Vọng niệm 3: Ngày 30-4 nghĩ về… những “bàn tay rô bốt” …

Tôi có người yêu, chết trận Pleime
Tôi có người yêu ở chiến khu “Đ”
Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội
Chết vội vàng dọc theo biên giới
Tôi có người yêu, chết trận Chu prong
Tôi có người yêu, bỏ xác trôi sông
Chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng
Chết lạnh lùng, mình cháy như than
Tôi có người yêu, chết trận Asao
Tôi có người yêu, nằm chết cong queo
Chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu
Chết nghẹn ngào mình không manh áo
Tôi có người yêu, chết trận Bagia
Tôi có người yêu vừa chết đêm qua
Chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò
Không hận thù, nằm chết như mơ.

Mà NTL đã giải thích rằng:

“Nghe NĐN hát, tôi thấy ca từ của bài này hơi lạ. Những địa danh của sự chết như Pleime, chiến khu “Đ”, Đồng Xoài, Chu prong, A sao, Ba gia… là những địa danh có tần số xuất hiện rất cao trên các phương tiện truyền thông và báo chí chính thống của Miền Bắc XHCN ngày đó. Có một điều rất khó giải thích là vào thời điểm 1967… Hà Nội đang là trái tim của cả nước và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang là Răng – Môi… mà tác giả lại đưa ra 2 địa điểm có người chết rất bất ngờ là “…chết ngoài Hà Nội” và “Chết vội vàng dọc theo biên giới”(!?) Phải chăng TCS đã có những phút xuất thần mà thốt lời tiên tri! Có thể lắm, 5 năm sau, vào dịp cuối 1972, sau những trận mưa bom B52 của không lực Hoa Kỳ, những cái “…chết ngoài Hà Nội” mới ứng nghiệm và 12 năm sau, năm 1979 khi hàng chục vạn lính sơn cước của Trung Quốc bất ngờ tràn vào 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, những cái “chết vội vàng dọc theo biên giới” cũng ứng nghiệm nốt.”

Rồi sau đó, một có một ý kiến của Lamson72 đã chỉnh sửa cho đúng:

“Tác giả, “thầy” Nguyễn Thượng Long, qua bài viết, cho thấy “thầy” biết rất ít về nhạc TCS và thời sự. TCS làm Ca Khúc Da Vàng hồi nào thì điếu biết. Những khoảng gần Mậu Thân thì Khánh Ly đã hát tại Văn Khoa. Ngay lập tức được mấy khứa sinh viên Viện Đại Học SG trong đó có tui phê vì lời bài ca hiện thực. Phô diễn được cảnh giết chóc trên từng cây số. Chiến tranh đã quá gần và ngày càng nặng độ “thầy” Nguyễn Thượng Long bèn cho TCS tiên tri về những cái chết ngoài Hà Nội và dọc theo biên giới theo sự suy luận trật lất của “thẩy”. Chết ngoài Hà Nội không phải là những cái chết của bom Mỹ năm 1972 Linebacker I & II mà là những cái chết của những chiến sĩ Biệt Cách Dù nhảy ra Bắc và bị chết bị tó tại Hà Nội. Còn dọc theo biên giới là biên giới Kampuchea và Lào. Vì trước đó QLVNCH chỉ giao tranh với VC dọc theo biên giới đến năm 1970 khi đại ngu hoàng đế Shihanook bị lật đổ thì QLVNCH mới truy kích bọn VC tại Lào và Kampuchea…”

Hoặc như:

“Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng
Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.
Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn
Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
từng vùng thịt xương có mẹ có em.”

Hay: “Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay… Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi rừng…”

Nhiều người giờ hãy còn nhớ, chiều ngày 30/04/75 Trịnh Công Sơn đã tranh thủ vác cây đàn vào đài phát thanh Saigon hát bài Nối Vòng Tay Lớn để làm gì?!. Hành động này nếu không phải là sự biểu hiện chào đón và vui mừng đã được nung nấu từ lâu thì là gì?. Cung cách này của ông Sơn hay những vị ủng hộ ông ta không thể nào trách cứ những người khác chiến tuyến và có phản cảm mạnh với ông.

Tôi yêu tự do, tôi mến trọng nhân bản, tôi không chê nền đệ nhất và đệ nhị VNCH nhưng tôi rất trách cái chế độ tôi yêu thích rằng trong một hoàn cảnh còn quá non yếu nhưng lại rất mềm mỏng trong nhiều cư xử, thiếu cẩn trọng về mặt an ninh và chính trị.

Trong văn học nghệ thuật, cơ chế của VNCH tuy ứng dụng cả hai triết thuyết “Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh” nhưng miền Nam đã coi trọng Nghệ thuật vị nghệ thuật hơn, cho nên những “con sâu” (xin lỗi) như TCS đã có phần đất cùng hoa quả sinh động béo bổ mà phát triển, không như miền Bắc cộng sản toàn trị đã bạo tay tiêu diệt mầm mống từ trứng nước. Nghệ thuật phải vị chính trị, phải phục vụ cho đảng chứ không đơn thuần vì nghệ thuật chi cả. Sự khác biệt về định chế và phương hướng ấy đã thay đổi hình ảnh TCS của trước 75.

Sau ngày MẤT NƯỚC 30-4-1975, một giai đoạn “Xuống Hố Cả Nút” cho tới ngày ông Sơn mất, nếu ai đó nói rằng Trịnh Công Sơn phi chính trị thì tại sao TCS không y là TCS của trước 75?. Với bao cảnh khổ ải đọa đày, nhiễu nhương ngang trái, ngu đần đầy dẫy, luật lệ và cảnh sinh hoạt rừng rú, tàn phá hung tợn cùng bao cảnh phi nhân phi lý mà sao TCS không dùng tài năng âm nhạc và từ ngữ độc đáo của mình mà phản kháng lấy một lời?!

Một con người chân thật, có tài năng và chí hùng thì thời nào cũng có thể biểu hiện cái dũng cái năng của mình cho dẫu phải liều thân tù tội. Bằng không, mọi toan tính, mọi ca ngợi mang tính phiếm diện đều bị xem là chưa được hoàn hảo và không được xứng đáng. Cán cân lịch sử rất nghiêm ngặt, rất công minh, bởi thế, muốn làm người hùng, người nổi tiếng đâu phải dễ.

Hãy đơn cử một ví dụ giữa Trịnh Công Sơn và Việt Khang, nói về tài năng thì chưa hẳn VK sánh bằng TCS nhưng nếu so về dòng nhạc chứa chan những lời chân tình tha thiết với tấm lòng cùng sự gan dạ trong sự thán phục của công chúng nội ngoại thì chưa chắc ai đã hơn ai.

Và dĩ nhiên nội dung trong bài viết ngắn này, tôi không muốn nó hàm chứa ý tưởng hàng hai, có nghĩa là tôi không có ý định nói chuyện một cách huề vốn, bởi nghĩ rằng điều đó sẽ gây khó khăn cho những người muốn tìm hiểu vấn đề TCS càng thêm mù mờ.

Nguyên Thạch
304Đen – Llttm - DLB