Thursday, September 28, 2017

Câu Chuyện Hai Bé Gái Dưới Chân Đồi Đồng Long, An Lộc 1972 - Katie


CÂU CHUYỆN 2 BÉ GÁI DƯỚI CHÂN ĐỒI ĐỒNG LONG-AN LỘC (1972)

 


 
Sau khi quét sạch Cộng quân khỏi Thành Phố chiếm xong Đồi Đồng Long, Biệt Cách Dù tiếp tục lục soát chung quanh trận địa, và phát hiện một căn hầm ven rừng nằm khuất lấp dưới những tấm ván gỗ và những cỏ cây xác xơ vì bom đạn,. Các Binh sĩ áp sát đến miệng hầm, họ nghe vài ba tiếng động sột soạt nhỏ phát ra từ bên trong. Tất cả các họng súng đen ngòm đều hướng vào miệng hầm chờ đợi, như con hổ rình mồi. Vì tưởng nhầm đây là hầm trú ẩn của Việt Cộng, các chiến sĩ Biệt Cách Dù hét lên cạnh miệng hầm:

“Chui ra ngay!!. đầu hàng ngay!!, nếu không tôi tung lựu đạn vào, chết cả đám bây giờ…”

Có tiếng la từ xa:

– Khoan, khoan, dừng tay. Coi chừng bắn lầm vào dân!!!

Tiếng nói của Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ thị từ xa vọng lại.

Tất cả khi nghe được lệnh của vị chỉ huy trưởng đều ngừng tay chờ đợi. Trung Tá Huấn bước lại gần miệng hầm và nói to:

“Chúng tôi là lính Việt Nam Cộng Hoà, ai trốn trong hầm thì chui ra mau.”

Câu nói được lập lại lần thứ hai, thì có tiếng khóc thút thít the thé bên trong hầm vọng ra.

– Ra đi, chui ra mau đi, không sao đâu.

Đó là những lời thúc dục của những chiến sĩ Biệt Cách Dù, đang chờ sẵn trên miệng hầm. Tiếng động bên trong rõ dần, những ánh mắt long lanh của những người chiến binh Biệt Cách Dù chùng xuống, khi thấy lần lần xuất hiện hai em bé gái khoảng 8 và 9 tuổi, đang bò lê lết tấm thân tiều tuỵ, áo quần rách nát, thân còn da bọc lấy xương, sau nhiều ngày đói khát, chậm rãi bò ra khỏi hầm.

– Trời ơi!!! Ba má các em đâu? Sao lại như thế này? Còn ai trong đó không? Trung Tá Huấn hỏi ?

Hai em bé mặt mũi lem luốc, mắt mờ đẫm lệ, thân mình khô đét, , nhìn hai bé chẳng khác gì hai bộ xương biết đi, chỉ biết lắc đầu, chứ không thốt lên được thành lời vì kiệt sức, thật quá đổi thương tâm, đau lòng, không chiến sĩ nào có thể cầm được nước mắt. Sau những câu hỏi dịu dàng đầy tình thương của vị chỉ huy 81 Biệt Cách Dù. Trung Tá Chỉ Huy Trưởng đã mang hai bé về Bộ Chỉ Huy Hành Quân và giao cho Ban Quân Y của Bác Sĩ Nguyễn Thành Châu khám nghiệm, chữa trị, chăm sóc cho đến khi hai bé tạm bình phục và hai bé đã kể lại mọi sự việc như sau:

Em lớn tên Hà Thị Nở (9 tuổi), em nhỏ tên Hà Thị Loan ( 8 tuổi), cha là Trung Sĩ Nhất Hà Trung Hiến (Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long), Khi Việt Cộng tấn công, pháo kích vào An Lộc, mẹ cháu cõng em trai 4 tuổi trên lưng, còn hai tay thì dìu hai đứa con gái chạy loạn dưới làn mưa pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt. Chạy từ khu nhà dân, ở chân đồi Đồng Long, giữa đường mẹ cháu bị trúng đạn pháo chết ngay tại chổ, em trai bị thương nặng ở chân, 2 cháu kêu khóc tuyệt vọng bên xác mẹ hồi lâu, phải ngậm ngùi quẹt lau nước mắt, gỡ rời tay em trai vẫn còn quàng ngang qua cổ mẹ, mình mẩy đã đầm đề máu tươi, hai chị em thay phiên nhau cõng em trai mình, từ từ lê lết tìm gặp 1 cái hang, và chui vào đó tránh đạn pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt. Trong đêm hôm đó Em trai cháu chết, qúa khó khăn để chôn cất, nên chúng cháu để xác Em trai nằm bên cạnh, thân xác của em cháu sau hai ba ngày sình thối, mùi thối xông lên thật là khó ngửi, hai em phải thò đầu ra ngoài miệng hang để thở cầm hơi, chỉ dám ló ra ngoài miệng hang vào lúc ban đêm, Chúng cháu trốn ở đó suốt hơn hai tháng, lúc đầu may nhờ có một số cơm gạo sấy của ai bỏ lại đã ăn dần, về sau ăn sống luôn mấy con gà con lạc mẹ đang trốn chung trong hầm. Cạn kiệt lương thực, đói qúa ban đêm khi không còn nghe tiếng đạn pháo kích, thì mò ra khỏi hầm để bắt dế nhũi, và tất cả các sinh vật lớn nhỏ như trùng, bồ cào, châu chấu để đỡ bụng qua ngày, còn nước thì phải lần mò ra xa hơn, tìm thấy nơi các hố của bom và pháo, chị em cúi đầu gục xuống để mà húp vài ngụm nước, còn đầy hơi mùi thuốc súng,. May nhờ đến ngày hôm nay được các bác tìm thấy mà cứu sống các cháu.

Trong năm 1973, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đã đưa hai Cháu Loan và Nở lên Đài Truyền Hình Sài Gòn, để kể lại bao nổi gian khổ, đói khát hãi hùng, kinh hoàng trong hơn hai tháng ẩn trốn ở An Lộc. Đến năm 1974, hai Cháu đã được một người Mỹ nhận làm con nuôi, và hiện nay đang định cư tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Ôi chiến tranh! Chiến tranh tàn khốc mà người Cộng Sản đã mang đến cho dân tộc Việt Nam như thế đó.

Katie
304Đen Llttm - Blog Đổ Ngọc Uyên

Lạ - Đào Anh Dũng



“Lạ”

 

 

Sáu giờ rưỡi sáng, đưa thằng cháu ngoại đến trường xong, ông Hiệp chạy chiếc Honda cà-tàng của mình "thẳng tiến" đến quán cà phê Điệp, điểm hẹn hàng ngày của năm người bạn thân từ thời tiểu học. Cả nhóm bạn ai cũng đã nghỉ hưu được vài năm qua.

Dựng xe trên vỉa hè, ông Hiệp bước đến chiếc bàn quen thuộc, thấy hai ông trong số năm người bạn đã có mặt rồi. Ông kéo ghế ngồi kế bên mà họ vẫn còn mải mê, tay quẹt màn hình, mắt chăm chú đọc tin tức gì đó trên chiếc điện thoại "thông minh" của họ. Mấy năm gần đây, đám bạn già của ông được "nâng cấp", thay vì điện thoại "ngu" họ được xài điện thoại "thông minh" nhưng "quá đát" nhờ mấy đứa con dạt ra. Ông này xài Samsung, ông nọ iPhone, mặc tình lên "mạng", vô "phây" thoả thích. 

Ông Hiệp gọi ly cà phê đen, chưa kịp nhấp một ngụm cho đã thèm thì hai ông bạn kia trờ tới. Một ông lên tiếng hỏi:

"Sao? Có chuyện vui buồn gì để 'tám' không mấy lão?"

Ông Ngân trả lời, cặp mắt vẫn còn dính vào màn hình:

"Có chứ! Có người đề nghị mấy ông tiến 'sỉ' thêm vào tự điển Việt Nam, hợp thức hóa nghĩa mới của chữ 'lạ' vì mấy năm nay đọc trên báo cứ thấy tàu lạ, hàng lạ, hóa chất lạ... và ai cũng biết 'lạ' là xứ nào rồi!"

Ông Tài tiếp lời: "Để tui tìm trên Gu gờ xem..." rồi ông lấy ngón tay quẹt và bấm trên màn hình. Một lát sau, ông nói:

"Đây! Bị tàu lạ đâm chìm, ba ngư nhân mất tích."

Ông Thái lên tiếng:

"Còn tui thì thấy bản tin nói ngâm rau muống bằng hóa chất lạ mua ở chợ Kim Biên."

Nghe vậy, ông Hiệp cũng lấy điện thoại của mình ra, nhập cuộc:

"Quý vị có thấy bản tin Xuất hiện dải nước lạ màu đỏ tại cảng Sơn Dương - Vũng Áng chưa?"

Khi ấy, ông Hải mới lên tiếng:

"Hôm qua ba tháng ba Tây, mùng sáu tháng hai Âm lịch, là ngày lễ giỗ Hai Bà Trưng mà ti-vi, báo chí im re, không ai nhắc nhở đến. Hồi tui còn đi dạy học, có vài phụ huynh than phiền rằng sách giáo khoa thời này không nói Hai Bà Trưng đánh giặc gì. Lớp già tụi mình ai mà không biết đó là giặc 'lạ'. Chỉ tội cho thế hệ con cháu của mình thôi."

Bàn luận đến đó, cả nhóm bạn già im lặng, mặt mày ai nấy đều có vẻ đăm chiêu. Ông Hiệp không hỏi bạn, nhưng ông tin mọi người cùng nghĩ rằng, với cái đà này, sớm muộn gì nước nhà cũng sẽ bị giặc "lạ" thống trị mà thôi. Và, nếu nó có xảy ra thì cũng không lạ lắm đâu! 

Bỗng có tiếng ca khe khẽ, trầm buồn của ông Ngân:

Cái nhà là nhà của ta

Công khó ông cha lập ra

Cháu con phải gìn giữ lấy

Muôn năm với nước non nhà...

Ông Hiệp nhìn bạn, lắc đầu, đưa tay cầm cái tách cà-phê, nhấp một ngụm. Lạ thiệt, cà-phê Điệp hôm nay không đậm đà như thường ngày mà đắng ngắt, đắng nghét, đắng tận đáy lòng.

 

đàoanhdũng 
4 tháng 3, 2017

Tạp chí "Thư Quán Bản Thảo" số 76 tháng 9, 2017

 

 

Nhận Và Trả - vkp Phượng tím


NHẬN LÀM CHI?  TRẢ XÓT ĐAU!  
 
 
 

 









NHẬN

   
*Nhận ba má khi ra đời
Khóc oe oe thay cho lời chào vui
Ôm bầu sữa mẹ ngọt bùi
Nước nguồn non Thái dưỡng nuôi thành người...

            *
Nhận tuổi thơ đẹp tuyệt vời
Trường làng mái lá bên bờ ruộng xanh
Thầy cô vui vẻ hiền lành
Bạn bè thương mến không ganh tị hiềm...

            *
Nhận tình yêu rất êm đềm
Của người lính biển nơi miền đảo xa
Sóng thần bão lũ phong ba
Hoa bên thềm vắng dật dà đêm thâu!  

            *
Nhận hôn nhân phúc lộc sâu
Như gom trăng sáng ngàn sao về nhà
Ái ân nồng đượm chan hòa
Ba mươi sáu năm đã là khói nhang!

            *
Nhận tình vạn dặm lỡ làng
Xưa câm nín... giờ bẽ bàng duyên tơ
Cùng chung nhịp đập hững hờ
Hai tim nửa mảnh chơ vơ bến đời!!!

 

TRẢ

                       
*Trả ba má về đất trời
Thắp nhang cúi lạy đền bồi dưỡng sinh

                        *
Trả lại tuổi thơ lung linh
Cho đàn trẻ... đến vạn nghìn năm sau

                        *
Trả người với cả con tàu
Trả luôn hoa biển lao đao sóng tình

                        *
Trả chồng về chốn thiên đình
Vĩnh hằng cực lạc thái bình tiên thiên

*
Trả cho ai khối nợ duyên
Thời gian xua đuổi ưu phiền qua mau

                        *
Nhận làm chi? Trả xót đau!!! Tim rỉ máu!!!

 
Saigon 17/9/2017 
 vkp phượng tím

Đào Kép Cũ - Duyên Anh




 

GÁNH "GIÓ BỤI" CỦA ÔNG BẦU XƯỞNG LÀ một gánh hát nhỏ và nghèo. Đến nỗi giấc mơ duy nhất của ông là được chuyện gánh về thủ đô hát một tháng, một tuần hay chỉ một đêm thôi mà cũng chưa bao giờ thực hiện nỗi. Cho đến bây giờ thì giấc mơ ấy thực sự đã chết trong lòng ông bầu già nặng lòng với nghệ thuật.
Những cô đào lẳng, đào thương cỏ chút nhan sắc ; những chàng kép độc có giọng ca mùi mẫn ; những anh hề có tài chọc cười duyên dáng, lần lượt bỏ bầu Xưởng ra đi tìm tiền tài và danh vọng ở phương trời khác. Rồi tới phiên anh soạn giả ruột, anh đạo diễn tâm huyết, anh họa sĩ hào hoa giã từ "Gió Bụi" để lại cho bầu Xưởng vài vở hát cũ mèm, vài tấm phông nham nhở mầu sắc thì gánh của bầu Xưởng bắt đầu hấp hối trên miệng hố đen ngòm của đe dọa đói rách, bệnh tật...

Bầu Xưởng gánh "Gió Bụi" bằng hai vai, bằng tự ái nghề nghiệp và bằng lòng kiêm hãnh của kiếp tài tử. Ông soạn lại các vở cũ, sơn phết lại phông, đạo diễn luôn tuồng kịch. Ông làm việc ngày đêm ôn đồm đủ thử, đủ mòn. Tóc ông bạc phơ râu ông dài tua tủa. Ông đâm ra thù đời, thù người. Ít lâu sau ông biến thành một bầu gánh khó tính độc tài không tin cậy ai cả trừ vợ ông và hai cô đào chánh, con gái yêu của ông.

Bầu Xưởng đưa "Gió Bụi" lang thang khắp nẻo đường gió bụi lục tỉnh. Khi những đấng thiên tử những anh hùng hiệp sĩ xuất hiện trên sân khấu thì đồng thời cũng hiện những thằng ăn mày những thằng phản bội ở hậu trường. Gánh hát của bầu Xưởng toàn gặp thất bại ê chề. Chiếc xe chuyên chở phong cảnh hành lý và công nhân của bầu Xưởng đã bán đứt cho chủ vựa cá. Người ta bèn dùng nó vào việc thiết thực hơn là việc nghệ thuật. Thành thử mỗi lần chuyển gánh, bầu Xưởng lại phải mướn xe đò. Do sự mướn thuê đau buốt tim gan đó nên cứ một phen ra đi là một phen gửi lại chút it đồ đạc làm kỷ niệm. Dần dề, đồ nghề thưa thởt. Thưa thớt luôn cả nghệ sĩ. Vì họ vội nghĩ tới một đời sống tầm thường, một đời sống không sóng gió nhưng no lành, yên ổn. Đào thì kết duyên với các thầy đại diện xã, các thầy hội viên cảnh sát hoặc các thầy trung sĩ trấn thủ quận lỵ, hoặc nữa, làm lẽ mấy ông chủ vựa cá, chủ xe đò... Kép thì lọt vào những đôi mắt xanh của các cô thợ may, các cô bán hàng ngoài chợ. Có anh tốt số vớ được cô nữ sinh con ông điền chủ ái mộ tài hoa. Thế lả nghệ sĩ có quyền vĩnh biệt ông bầu, quên sáu câu vọng cổ, bài xàng xê và những tháng ngày đói rách để lảm cuộc đời mới...
Sự kiện này tiến diễn không ngừng khiến bầu Xưởng ứa nước mắt. Ông kiên nhẫn chịu đựng. Cái hi vọng ngày mai tươi sáng là ngọn nến leo lét trong đầu óc ông. Bầu Xưởng không thể bỏ cuộc vì ít ra ông còn một số đàn em trung thảnh với ông, số đàn em nguyện cùng ông, cùng gánh "Gió Bụi" rút ruột nhả tơ đến ngày trở về cát bụi. Bầu Xưởng lo vá lại mũ mãng, y phục vả kết nạp thêm đảo kép trẻ. Mặc dù "Gió Bụi" nằm gánh nhiều nơi, mặc dù những lượng vàng dành dụm của vợ, của con gái tháo hết đổi cơm cháo, cà phê, thuốc lá cho nghệ sĩ, bầu Xưởng vẫn tin vào cơn gió thần, ngày nào đó, sẽ thổi tung "Gió Bụi" cho tiếng trống tuồng vang vang thuở oanh liệt lúc ban đầu.

Và đây là giấc mơ thứ hai...

Một buổi chiều u ám, gánh "Gió Bụi" của bầu Xưởng lạc loài tới Hậu-nghĩa. Hậu-nghĩa là một tỉnh lỵ mới thành lập. Từ công sở đến chợ búa, từ chùa chiền đến rạp hát, tường chưa khô mùi vữa, mái còn đỏ tươi dưới ánh nắng chói chang. Dân tỉnh lỵ rất dễ tính. Người ta đón người đến như đón bà con thân thuộc. Người đến, nếu ở lại lâu sẽ được săn sóc chu đáo, sẽ được an ủi tinh thần, giúp đỡ vật chất.

Gánh "Gió Bụi" dĩ nhiên được hoan nghênh nhiệt liệt. Nó cũng giống những trái dừa giữa sa mạc nóng bỏng. Nó tới đúng lúc người ta khát khao. Bất kể sự rách rưới, nghèo đói, người ta chỉ cần biết nó là gánh cải lương đầu tiên đặt chân lên miền đất trẻ trung này.

Bầu Xưởng sung sướng muốn khóc. Ông la phấn khởi đôn đốc nghệ sĩ tập dượt lại những vở tuồng ruột. Hai ngày cái tỉnh lỵ nhỏ bé Hậu-nghĩa đã om sòm tiếng trống cổ động của gánh "Gió Bụi". Tấm "băng-đờ-rôn" căng thẳng trước rạp. Hai chữ "Gió Bụi" đỏ chói đập vào mắt người qua đường. Những bức ảnh đào kép treo trên tường làm mồi câu khán giản. Sở dĩ gọi là "mồi" vỉ những bức ảnh này đều chụp hồi đào kép còn trẻ đẹp, béo tốt. Bầu Xưởng nắn nót cán bút sơn lên những tờ "áp-phích" dán khắp phố. Những tờ "áp-phích" hấp dẫn dân chúng tỉnh lỵ hơn những tờ "tuyên cáo" của chính phủ.

Khán giả bắt đầu thuộc tên kép Mộng-Tần, Tám Liều, Chín Long-xuyên, Năm Định-tường, hề Tiếu-Tử ; tên đào Ái-Hoa, Duyên-Hương, Ba Chợ-lớn, Bẩy Gò-đen... Bầu trưởng đã bóp óc nặn ra những dòng văn chương bay bướm như thế này :
"Gió Bụi, một ban hát tổng hợp mọi danh tài của vạn nẻo sông hồ gió bụi với ngôi sao bắc đổi của vừng trời ca kịch xứ sở Ái-Hoa ; với giọng vàng thế kỷ Duyên-Hương ; với sắc đẹp tuyệt vời của Cléopâtre Việt-Nam Bẩy Gò-đen ; với giọng ca thiên phú trầm ấm Mộng-Tần ; với tiếng hát truyền cảm tuyệt vời Tám-Liều và chìa thoá mở kho cười vô tận Tiếu-Tử. Gió Bụi, tiếng chuông vàng của những tiếnng chuông vàng, nghệ thuật của những nghệ thuật. Đúng chín giờ đêm nay, tấm màn nhung Gió Bụi sẽ hé mở để quý ngài bước vào thế giới âm nhạc cải lương, quý ngài sẽ mê ly ngây ngất và thương cảm cho mối tinh đầu dang dở của đôi trai tài gái sắc tronq tuồng "Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài". Y phục Thượng-hải bạc triệu. Chú ý: Quý ngài nhớ mang mùi xoa theo để thấm nước mắt..."
Văn chương qnảng cáo tuồng của bầu Xưởng êm ái cơ hồ điệu vĩ cầm, đã lọt vào tai dân Hậu-nghĩa. Đêm ấy, người ta xô đẩy nhau mua vé ban "Gió Bụi" chơi tuồng "Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài". Đào già Năm Phồn, bầu Xưởng ngỡ ngàng như sống trong chiêm bao. Đào ngồi ở "ghi sê" mà cứ đang tưởng ngồi ở đảo hạnh phúc. Đào xé vé lia lịa, đếm tiền rào rào. Vé bán hết thật nhanh. Nhiều khán giả chậm chân đành phải trở về. Đào Năm Phồn tươi tỉnh xin lỗi và hứa hẹn đêm mai sẽ in nhiều vé hơn. Năm Phồn cảm thấy mình trẻ ra vài chục tuổi. Khi đống tiền đã nằm gọn trong cái "xắc" lớn, đào già Năm Phồn mới nhớ tới kỷ niệm của những đêm mưa chong đèn đợi khán giả, những đêm đau khổ móc tiền đổi lại vé, những đêm ăn cháo trắng hột vịt muối nằm nghe tiếng thở dài, những đêm khóc tỉ tê nghĩ đến ngày mai đen tối.

Giữa giây phút thần tiền của vợ, bầu Xưởng hé tấm màn cũ kỹ nhìn xuống. Khán giả đông nghịt. Bầu Xưởng cảm động nghẹn lời. Nước mắt ông ứa ra, những giọt nước mắt của ông thấm vào tâm hồn đào kép. Chưa bao giờ họ được chơi tuồng trước số khán giả kỷ lục như thế. Hồn tài tử vụt thức. Trong khoản khắc họ quên tất cả mọi nỗi niềm cực nhục ê chề. Họ chỉ nghĩ họ là nghệ sĩ đúng với danh hiệu trời phong cho họ. Và họ đã sống thật cùng nhân vật tuồng. Họ không cần hỏi diễn tuồng xong họ sẽ ăn cơm hay nhịn đói như thường lệ. Cuộc đời của họ, vinh quang của họ cơ chừng có một đêm nay.

Ban "Gió Bụi" chinh phục khán giả tỉnh lỵ Hậu-nghĩa dễ dàng. Khán giả khoái sáu câu của Mộng-Tần, mê sắc đẹp của Cléopâtre Bẩy Gò-đen, cười nghiêng ngửa vời Tiếu-Tử đến nỗi dám tha thứ cho "y phục Thương-hải" của bầu Xưởng. Bầu bèn tìm kế hồi sinh gánh hát.

"Đất lành chim đậu" Gánh "Gió Bụi" của bầu Xường đóng đô thường trực tại rạp "Sông Hồ". Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả. bầu Xưởng đã có đủ phương tiện để sắm sửa thêm phông cảnh, quần áo, mũ mãng, đàn sáo... Đời sống đào kép được bảo đảm nhưng bầu Xưởng thật sự là một ông bầu độc tài. Những tay soạn giả, đạo diễn xuất sắc tình nguyện đầu quân gánh "Gió Bụi" đều bị bầu Xưởng xua đuổi. Ông không cần đạo diễn soạn giả ông thừa tài để lèo lái gánh hát của ông. Vinh quang biến ông thành kẻ kiêu hãnh, phách lối. Bầu Xưởng cứ "bổn cũ soạn lại" diễn hết tuần này sang tuần khác. Khán giả vẫn đông nghịt. Không ai chê một lời nào. "Gió Bụi" vỏn vẹn có mười vở tuồng mà bầu Xưởng kéo dài chương trình trình diễn ngót ba tháng. Bây giờ, đôi tay của đào già Năm Phồn nặng trịch những vàng. Chiếc nhẫn đeo ngón giữa nổi bật những viên kim cương óng ánh. Bây giờ, đào già Năm Phồn đã quên những đêm ăn cháo trắng hột vịt muối cầm hơi và giọng của đào kênh kiệu như giọng của trăm ngàn bà bầu giầu sang khác. Bây giờ, tủ áo của đôi đào lẳng Ái-Hoa, Duyên-Hương, ái nữ của ông bà bầu đã đầy nhóc những chiếc áo dài đắt tiền. Nước hoa Chanel số 5, son Elizabeth Arden, phấn Hariet Hubbard Ayer thơm phức. Bây giờ bầu Xưởng không hút thuốc Mélia vàng nữa. Ông mua những cải tẩu Dunhill bạc ngàn, hút thuốc Prince Albert. Luôn luôn ông ngậm tẩu và ví mình với các đạo diễn gạo cội quốc tể. Bây giờ, ở hậu trường sân khấu mọc lên hai bộ bàn đèn đuốc phiện. Các kép nằm hút chửi ông bầu. Thuốc phiện có sức quyến rũ mãnh liệt. Chẳng bao lâu vợ chồng bầu Xưởng cũng rủ nhau "đi mây về gió".
Gánh "Gió Bụi" bắt đầu lưới biếng. Bầu Xưởng quên hẳn giấc mơ chuyển gánh về thủ đô phô bày nghệ thuật. Khỉ đã thành công một cách dễ dàng, mấy ai cần cố gắng. Cái xã hội "Gió Bụi" được đà đi sâu vào dâm ô, thối nát. Thời gian buồn nản trôi. Đào già Năm Phồn nhìn kỹ mới thấy mình trẻ hơn chồng.. Thuốc phiện đối với đàn bà là thuốc hồi xuân. Bất giác đào Năm Phồn nhớ lại dĩ vãng hoa bướm để rồi cắm lên đầu bầu Xưởng những cái sừng dài nhọn hoắt. Bầu Xưởng chưa hay sự tình.

Kép Mộng-Tần một mặt "ái tình vụng" với đào già Năm Phồng một mặt "ái tình công khai" với đào lẳng Ái-Hoa. Hai mẹ con bầu Xưởng âm thầm ghen ghét nhau. Đến khi hai mẹ con cùng mang bầu thi bầu Xưởng mới tỉnh men... thuốc phiện. Ông khai trừ kép Mộng-Tần khỏi gánh. Kép Mộng-Tần đòi "bồi thường". Hai bên dọa kiện nhau ầm ỹ. Chưa hết chuyện, kép Tám-Liều tố cáo bầu Xưởng hiếp dâm người yêu của kép là đào Ba Chợ-lớn. Đào Duyên-Hương bênh cha phát giác tội kép Tám-Liều đêm khuya mò mẫm vào mùng của đào. Ôi cha, cứ rối tung như hẹ. Hết người này kể tội người nọ đến người khác điểm chỉ người kia. Cái xã hội "Gió Bụi" thối um. Cuối cùng, sợ khán giả đả đảo thì bể nồi cơm, người ta điều đình. Mọi điều đều ôn thỏa. Gánh "Gió Bụi" vẫn nguyên số đào kép cũ. Họ chung sống với nhau nhưng sống trong thù hận vả chỉ rình rập cơ hội hại nhau.


Khán giả xem đi xem lại "Lương Sơn Bá, Chục Anh Đào" mãi phát ngấy. Cảm tình ban đầu vơi đi. Người ta mong có ban hát cải lương mới. Nhưng cái tỉnh lỵ còm cõi này, gánh hát danh tiếng nào thèm lai vãng. Họa chăng chỉ có loại "Gió Bụi". Người ta nản lòng đến nỗi ước ao gánh mới, cần mới mẻ thôi, rồi có dở hơn "Gió Bụi" cũng chịu khó thưởng thức vậy. Đón được dư luận thèm tuồng mới của khán giả, các đào kép yêu cầu bầu Xưởng mướn soạn giả hoặc mua tuồng lạ. Bầu Xưởng không hứa hẹn gì cả.

Ông lấy quyền làm bầu át giọng các đào kép. Gánh "Gió Bụi" thách đố khán giả tỉnh lỵ Hậu-nghĩa bằng cách cứ diễn tuồng cũ rích. Khán giả không hoan hô song vé bán không ế. Ông bầu độc tài Xưởng đáng lẽ nể khán giả thì ông lại khinh thị ra mặt. Ông cho rằng có ban "Gió Bụi" của ông trình diễn ở đây là phúc lắm rồi. Khán giả không có quyền đòi hỏi tuồng mới tuồng cũ. Khán giả như những con cá đói, ném phân xuống cũng phải đớp.

Sự khinh khi ấy khiến bầu Xưởng càng ngày càng độc đoán. Ông bỏ ngoài tai những ý kiến xây dựng gánh của anh em nghệ sĩ. Đến khi khán giả tẩy chay tuồng vở cũ mèm của bầu Xưởng ra mặt, ông mới bối rối. Bối rối nên mất bình tĩnh. Ông đuổi công nhân, bớt lương đảo kép và hứa vội rằng sẽ đổi tuồng mới. Nhưng trong thời gian chờ đợi, khán giả hãy lạm xem tuồng cũ.

Khán giả bằng lòng. Đào già Năm Phồn ưỡn cái tác phẩm của Mộng-Tần, thu tiền chặt túi. Bầu Xưởng lại lo ăn hút. Năm Phồn lại cho chồng mọc sừng. Đào Ba Chợ-lớn lại lo cho bầu Xưởng hiếp dâm kiếm chác thêm tí tiền mua hột xoàn. Kép Tám-Liều lại lo chui vô mùng đào Duyên-Hương. Cái xã hội "Gió Bụi" lại tiếp tục bu quanh các bàn đèn thuốc phện, lại chửi nhau, lại cám ơn nhau, lại tử tế, lại đểu giả, lại rình rập hạ nhau. Khán giả bị đánh lừa nhiều lần tức hộc máu. Bọn đàn em trung thành của bầu Xưởng bị bạc đãi cũng ức hộc máu. Họ vận động một cuộc đánh gục uy tín bầu Xưởng. Họ ngầm bố trí đưa bầu Xưởng vào bẫy.

Bẫy đã giương sẳn sàng. Một đêm hát do Hội Phụ Nữ tổ chức, bầu Xưởng uốn ba tấc lưỡi hứa hẹn đổi mới, đổi rất mới. Đúng giờ, ba tiếng vồ oan khiên nện trên sân khấu, tấm màn nhung mở rộng. Diễn viên đình công phản đối bầu Xưởng. Họ bí mật rủ nhau đi xem hát bóng trước giờ trình diễn năm phút. Khán giả đợi mãi không thấy nghệ sĩ ra trò. Bầu Xưởng hết hồn, lắp bắp mấy câu xin lỗi.

Khán giả ghét bầu Xưởng, không cho xin lỗi. Họ chồm lên đấm đá ông tơi bời. Thân già chịu đòn sao nổi. Bầu Xưởng chết tươi trên sân khấu. Ông sinh ra ở sân khấu, sống bằng sân khấu rồi chết ở sân khấu. Đúng là "Gió Bụi" lại trở về gió bụi.

Khán giá "thịt" bầu Xưởng xong, nhào ra "ghi-sê" vồ tiền. Đào giả Năm Phồn tưởng bị tống tiền, kêu cứu inh ỏi. Đào sợ quá, ngất đi. Lúc tỉnh, đào trở vào hậu trường thì thấy đứa con gái mình nằm ngay đơ, tay chân bị trói chặt, mồm lại nhét đầy giẻ. Cởi trói cho con, đào dắt con đi kiếm chồng. Đào Năm Phồn hét lớn, nhẩy bổ lại ôm lấy chồng khóc nức nở. Hai cô đào lẳng Ái-Hoa và Duyên-Hương cũng ôm lấy cha, rên xiết.

Đây là màn bi kịch độc đáo nhất của cuộc đời, tiếc rằng khán giả đã về hết.

Cuộc đảo chính lật đổ bầu Xưởng của anh em nghệ sĩ gánh "Gió Bụi" thảnh công mỹ mãn. Gánh hát bắt buộc phải nghĩ ít lâu. Họ điều đình với đào già Năm Phồn để mua trả góp y phục, mũ mãng... Một tháng sau, gánh "Gió Bụi" đổi tên mới cho hợp thời. Lựa chọn mãi, cuối cùng họ quyết định là "Đường Đời Gió Bụi" do Mộng-Tần làm bầu có Mộng-Lương về tăng cường. Họ tung ra vở mới toanh "Bạo Chúa Tần Thủy Hoàng".

Cô đào lẳng Ái-Hoa thay chân bà bầu của mẹ. Kép Mộng-Tần đã lấy cô hẳn hoi. Cái bào thai trong bụng đào già Năm Phồng, kép Mộng-Tần hứa sẽ bao bọc nó nếu nó sống. Cô đào Duyên-Hương khăn gói về thủ đô gia nhập gánh "Ra Đi". Mọi sự đều thay đổi. Đào Bẩy Gò-đen nghiễm nhiên thành đào chính. Công nhân thì vẫn là công nhân, vẫn phải quét dọn và khuân vác đồ đạc. Và lương bỗng không tăng đồng nào. Khán giả nóng lòng coi hát. Nghiền ghê mất rồi. Đóng cửa một tháng còn chi nữa.

Rồi một buổi sáng trời trong mây lành, khán giả bỗng nghe thấy tiếng trống quen thuộc. Người ta đổ xô ra đường. "áp-phích" của gánh "Đường Đời Gió Bụi" dán đầy phố vơi những dòng văn chương như thế này :

"Sau khi đã cải tổ nội bộ, đoàn "Đường Đời Gió Bụi" do Mộng-Tân lãnh đạo hoàn toàn đổi mới. Đổi mới hết, từ phông cảnh, tuồng tích đến đào kép. Chúng tôi không dám nói dối đâu. Quý nqài tới coi sẽ rõ. Đêm ra mắt bà con, chúng tôi trịnh trọng khai trương vở "Bạo Chúa Tần Thủy Hoàng". Tới coi quý ngài sè thấy tráng sĩ Kinh Kha... xuýt đâm chết bạo chúa. Vở mới ! Đào kép mới ! Đợt sóng mới ! Tài năng mới ! Khung cảnh mới ! Tinh thần phụ vụ cũng mới !"
Khán giả xô nhau tới rạp "Sóng Hồ". Vé hết rất sớm. Người ta chờ từng giây phút. Khi tấm màn nhung quen thuộc mở rộng, người ta vội vàng sửng sốt. Vẫn phông cảnh cũ, vẫn đào kép cũ. Khác có tuồng mới. Người ta say sưa thưởng thức. Chỉ tiếc đào kép hơi cũ và tuồng mới hay không quá một đêm khai trương.

16. 11. 1963 (Sau ngày cách mạng năm ngày)

Duyên Anh

 

 

Quê Hương Và Kỷ Niệm - Nguyên Thạch


Quê Hương và kỷ niệm 



 









Tôi với anh chung thôn xóm nhỏ 
Nơi Quê hương có tên gọi Việt Nam 
Anh lớn trước, chống quân thù giặc đỏ 
Tôi sinh sau, còn đủng ghế trường làng. 

 
Đêm đêm về bom vẳng âm vang 
Miền xa thẳm, anh dặm ngàn chiến tuyến 
Hòa tiếng bom... tôi gởi lời cầu nguyện 
Chiến trường xa mong trận chiến an lành 

 
Núi thẳm rừng sâu thương quá lớp đàn anh 
Hỏa châu chiếu, mắt long lanh lính trận. 
Miền Nam của chúng ta, đầy yêu thương, không thù hận 
Giặc Bắc tràn về, giặc xâm lấn quê hương 

Giặc đến đây, nhuộm máu khắp nẻo đường 
Gieo rắc thù hận đau thương tang tóc! 
Trai thời loạn... giã biệt áo thư sinh, rời trường học 
Những em thơ chiều khóc nhớ anh mình 
Sáu tuổi đầu đời, đã sớm nhận hung tin 
Người anh ấy đã hy sinh trong chiến trận 

 
Sáu tuổi đời, đã khắc ghi niềm căm hận 
Tuổi thơ ơi, sao sớm đón nhận đau thương!
Thế là từ đây... 

Đường làng bước đến trường 
Vốn trống vắng, lại càng thêm hoang vắng 

Chiều tan học, nhìn ra mộ anh, tôi lẳng lặng 
Nước mắt rơi trong tiềm thức ngậm ngùi 
Chiến tranh bạo tàn đã cướp lấy anh tôi 
Còn đâu nữa những ngày vui chim sáo nhỏ. 

 
Tháng Tư đến đất trời lộng gió 
Mùa tang thương cây cỏ cũng tàn theo... 
Mẹ anh, mẹ tôi, tất cả đều nghèo 
Thương bác quá, ngày dài trông theo bóng nhạn 
Sức già mỏi mòn úa theo ngày tháng 
Lá vàng đi tìm dạng bóng lá xanh. 

 
Tháng Tư ơi, tôi đã thấu ngọn ngành 
Người ở lại tuổi xanh nhưng đầu trắng bạc 

Ôi quê hương!
Đau dân tôi... một đàn cừu ngơ ngác... 

 
Nguyên Thạch DLB

304Đen - Llttm

Monday, September 25, 2017

Trả Lời Bài Viết Của Nguyen Tuong Vu - Người Con Miền Nam


Trả lời bài viết của Nguyen Tuong Vu

 


1954

 
Một chín năm tư đến đây
MiềnNam trù phú dân đầy ấm no
Ruộng vườn lúa gạo đầy kho
Đất lành chim đậu khỏi lo đói nghèo
Phúc trời lộc đất  tựa keo
Nghĩa tình đùm bọc mang theo suốt đời
Phồn vinh mặc kệ xứ người
Không quên nguồn cội đổi dời lương tâm
Việt Nam Cộng Hòa muôn năm

 
1975

 
Bảy mươi lăm tháng tư đen
Cửa nhà tan nát bao phen kinh hoàng
Quân dân cán chính tan hàng
Trần gian địa ngục ngập tràn máu xương
Không chịu tìm hiểu tận tường
Làm càn phát biểu như phường du côn

 
2017

 
Giờ này no cật ấm trôn
Do nhờ cướp giựt ...loài chồn tinh ma
Tỏ tường rồi hãy ba hoa
Chịu khó “động nảo” để mà sáng soi
Hiểu rành sự thật đầu đuôi
Ai công ai tội rõ mươi là mười
Đem “ngọc viễn đông”*chôn vùi?
Xênh xang một lũ đười ươi ngu đần
Tụm nhau cướp bóc giết dân
Đất đai tổ quốc bán dâng cho Tàu
Luật trời quả báo không lâu..

 

Người con miền Nam

 *“Ngọc viễn đông”: Sài Gòn