Monday, May 28, 2018

Thiên Hùng Ca Sử Việt: Tinh Thần Yêu Nước Chống Xâm Lăng Của Tiền Nhân - Nguyễn Cang



THIÊN HÙNG CA SỬ VIỆT: TINH THẦN YÊU NƯỚC CHỐNG XĂM LĂNG CỦA TIỀN NHÂN

 

Dẫn nhập:

 

Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến, tự hào là một dân tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất trước kẻ thù hung bạo. Trước đây tôi cũng tự hào về điểm nầy nhưng nay cần xét lại. Tình trạng thù trong giặc ngoài khiến đất nước bị suy yếu về tiềm năng kinh tế, quân sự, chánh trị, đặc biệt là tinh thần đối kháng. Ngoài biển đông Trung Cộng chiếm Hoàng Sa(1974) rồi Trường Sa cũng mắt (năm 1988), nay chỉ còn giữ một phần nhỏ đảo nầy. TC lại vạch ra đường Lưỡi Bò 9 đoạn, thâu tóm gần hết biển Đông. Trước tình hình nầy người Mỹ cũng nhảy vào ve vãn Việt Nam. Phó Tổng thống Hoa Kỳ đọc hai câu thơ Kiều: "Trời còn để có hôm nay - Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời" khi nâng cốc đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Washington DC hôm 7/7/2015. Ông Trọng nói hai nước từ cựu thù thành bạn bè và "giờ đã trở thành đối tác toàn diện". Ông nói thêm: "Chúng ta đã thực hiện được điều mà gần 70 năm về trước Chủ tịch HCM của chúng tôi đã nêu trong thư gửi Tổng thống Truman của Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác đầy đủ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ". Nếu như trước đây Tổng Thống Hoa Kỳ Obama , trong một lần viếng thăm Việt Nam, chỉ khéo léo thúc đẩy VN qua việc nhắc lại câu thơ của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua Nam ở" thì Tổng Thống Donald Trump, tánh bộc trực nghĩ sao nói vậy( tại Đà Nẳng) rằng: “Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn.” Vậy là cả bốn tổng thống Mỹ đã chính thức thăm viếng Việt Nam (Clinton: 16/11/2000, Bush: 17/11/2006, Obama: 20/5/2016, Trump: 10/11/2017). Lần này, Tổng Thống Trump chính thức thăm viếng nội trong 11 tháng kể từ khi dọn vào Tòa Bạch Ốc. Việt Nam lại là nước đầu tiên trong nhóm quốc gia ở Biển Đông trên lộ trình công du của ông. Các ngài tổng thống Mỹ, một cách kín đáo, đề nghị VN hợp tác toàn diện vói Mỹ. Ông Trump còn nhắc nhở người VN nên noi gương hai bà Trưng mạnh dạn đứng lên đấu tranh giành độc lập, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

[Bài vừa viết xong thì được tin Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson (CVN-70), soái hạm của Nhóm tác chiến HKMH số 1 (CSG-1) của Mỹ,cùng các tàu hộ tống đã cập bến Đà Nẳng, thăm chánh thức VN từ ngày 5 tới ngày 9 tháng 3/2018(lần đầu tiên hơn 40 năm kể từ khi Mỹ rút khỏi VN). CVN-70 có chiều dài tới 333m, rộng lớn nhất 77m, lượng choán nước tiêu chuẩn 100.000 tấn. Carl Vinson mang theo 90 máy bay các loại. Hàng Không Mẫu Hạm hoạt động như một căn cứ không quân di động. Điều này cho phép Hải quân Mỹ khai triển sức mạnh ở bất kỳ đâu trên biển mà không bị giới hạn về địa lý, sự kiện nầy gây chú ý cho dân chúng VN trong nước và người Việt hải ngoại mặc sức bàn luận].

    Đất nứơc Việt Nam hiện tại đang lâm vào bế tắc về mọi phương diện rất  nguy hiểm có thể dẫn tới sự tàn vong của một dân tộc. Bản đồ địa lý bị teo tóp kinh khủng: Núi An Lão, Thác Bản Dốc coi như bị mất hẳn. Một vài tỉnh miền Bắc giáp ranh với Trung Quốc cũng bị gặm nhấm từ từ rồi sẽ cùng chung số phận với 2 địa danh kể trên dưới hình thức cho "nước lạ" thuê từ 50 tới 70 chục năm để trồng rừng! Ở biển Đông ngoài việc mất 2 đảo lớn, VN còn mất luôn ngư trường khiến ngư phủ không còn biển để sống. Khắp nơi trong nước, người phương Bắc di cư ồ ạt sang mua đất mua nhà hoặc du lịch không cần chiếu khán ! Họ lập những khu tự trị, chiếm những vị trí có giá trị kinh tế và chiến lược, bất chấp luật pháp VN ! Đồ ăn thức uống có độc được tuồn vào VN , người dân bị nhiễm độc nên sanh liệt kháng như con bệnh xã hội tới thời kỳ thứ 3. Hơn 40 năm qua chưa có một Hội Nghị Diên Hồng nào để cứu nước. Những ai có tấm lòng yêu quê hương đất nước chắc hẳn sẽ đau xót khi thấy tình trạng nầy. Liệu có một cuộc cánh mạng nào đem lại độc lập chủ quyền thực sự cho VN không? Trong tình thế cấp bách mà anh hùng hào kiệt như đang "nằm nôi" mất biệt! Suy nghĩ nầy được một nghệ sĩ kiêm nhà thơ nhà văn Gibran miêu tả chân thực, sống động trong bài thơ đầy bi thương chua xót !  Xin trích dẫn câu thơ dưới đây để thông cảm với tác giả Khalil Gibran mà tình trạng đất nước của ông thời đó (thời đại Đế Quốc Ottoman hay Đế Quốc Thổ Nhĩ Kỳ, đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, Đế quốc Ottoman chinh phạt Lebanon, các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đông nam châu Âu đến tận Kavkaz. Họ đã chiếm một vùng có diện tích khoảng 5,6 triệu km².) cũng giống VN bây giờ !

"Pity the nation whose sages are dumb with years

and whose strongmen are yet in the cradle" ( Trích từ bài thơ PITY THE NATION của Khalil Gibran).

(Dịch : Đau khổ thay nước tôi

Những nhà hiền triết hỡi ôi! càng ngày càng câm điếc

Hào kiệt đợi mãi vẫn nằm nôi, mất biệt!)

    "Khalil Gibran là một người dân nước Lebanon mang quốc tịch Mỹ-  Khi còn trẻ ông di cư cùng gia đình đến Hoa Kỳ, tại đó ông nhìn về quê hương, xót thương cho dân tộc đau khổ của mình, ông bắt đầu nghiên cứu nghệ thuật và gầy dựng  sự nghiệp văn chương của mình, viết bằng cả tiếng Anhtiếng Ả Rập.  đã tạ thế và được tưởng niệm tại Mỹ  – cũng như được vinh danh khắp thế giới, gần ngang tầm với Đại Thi Hào Tango của Ấn Độ" (trích chú thích của CGQ về tác giả bài thơ trên).

Trước tình hình VN hiện nay tôi cảm thấy "bức xúc" muốn cùng bạn điểm qua lịch sử tranh đấu của vua, quan, dân ta ngày xưa mà tiêu biểu là đời nhà Trần-Lê trong thời kỳ giữ nước như thế nào, để nhớ ơn tiền nhân đã hy sinh xương máu giữ gìn bờ cõi cho tới bây giờ. Liệu rằng những kinh nghiệm đó có áp dụng được cho VN ngày nay không? Và có hay không một hội nghị Diên Hồng của toàn dân VN, từ đây cho tới năm 2020, mà mật ước Thành Đô đã tới gần kề?

     Tôi bắt đầu từ bài thơ "Cảm Hoài" của Đặng Dung để phân tích:

 

Nguyên tác và bản dịch
   

Nguyên tác:   Phiên âm Hán-Việt:

   
感懷           Cảm hoài
   
世事悠悠奈老何   Thế sụ[1] du du nại lão hà?

    無窮天地入酣歌   Vô cùng thiên địa nhập hàm ca[2]

    時來屠釣成功易   Thời lai đồ điếu thành công dị,

    運去英 雄飲恨多  Vận khứ [3] anh hùng ẩm hận đa.

    致主有懷扶地軸   Trí chủ[4] hữu hoài phù địa trục[6],
   
洗兵無路挽天河   Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
   
國讎未報頭先白   Quốc thù vị báo[5] đầu tiên bạch,
   
幾度龍泉戴月磨   Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
   (
鄧容)          (Đặng Dung) 

Chú thích:    Có bản chép khác:[1]: Thế lộ (câu 1),[2]: Nhập thù ca (câu 2), [3]: Sự khứ (câu 4),[4] Trí chúa hữu tâm (câu 5),[5]: vị phục (câu 7).

   Bài thơ này được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006.

 

Chú thích từ ngữ :

thế sự(世事): sự đời

du du(悠悠): xa xôi, vời vợi, man mác

nại(): (lt)nhưng mà; (trợ từ) sao mà. Ví dụ: (Liên từ ):“ đãi yếu hồi khứ, nại sự vị tất”(待要回去, 奈事未畢): chỉ muốn về ngay, nhưng mà công việc chưa xong (nên đành chịu).

(Trợ từ): Nguyễn Trãi 阮廌: “Thần Phù hải khẩu dạ trung qua, Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà” 神符海口夜中過, 奈此風清月白何: Giữa đêm đi qua cửa biển Thần Phù, Sao mà nơi đây gió mát trăng thanh đến thế?

nại lão hà(奈老何): già, biết làm sao?

hàm(): vui chén, vui thích uống rượu, miệt mài
đồ(
): giết chết, làm thịt súc vật, (đồ thiêu: đốt chết)
điếu(
): câu cá
trí(
): suy tìm đến cùng cực, hết
trí chủ(
致主): hết lòng phò chúa
hữu hoài(
有懷): có ghi nhớ trong lòng
phù(
): giúp đở, nâng đở
địa trục(
地軸): trục trái đất
tẩy binh(
洗兵): rữa binh khí
vãn(
): kéo, điếu người chết
thù(
):cựu thù, thù địch, thù hận
báo(
): đáp trả lại
kỷ độ(
幾度): bao nhiêu lần
long tuyền(
龍泉): tên một thanh kiếm quý thời xưa
đới(
): đội lên đầu
đới nguyệt(
戴月): đội trăng

ma( ): mài

 

Dịch nghĩa:  Nỗi lòng


1. Việc đời dằng dặc (nhưng)ta đã già rồi biết làm sao đây?

2. Trời đất mênh mông chìm trong cuộc rượu hát say.

3. Khi gặp thời người làm đồ tể, kẻ đi câu cũng dễ thành công.
4. Lúc vận hết anh hùng đành nuốt hận nhiều.
5. Một lòng giúp chúa, những mong xoay trục trái đất lại.

6. (Tiếc rằng) Muốn rữa giáp binh nhưng vô phương kéo sông ngân xuống.

7. Thù nước chưa trả mà đầu bạc sớm.
8. Bao phen đem gươm báu mài dưới trăng.


Xuất xứ bài thơ

 

Cảm hoài (chữ Hán: 感懷) , là bài thơ tự sự của Đặng Dung (鄧容, ?-1414). Dân tộc ta còn may mắn đọc và ngâm lại lại bài thơ bi ai, hùng tráng nầy là do công ghi chép của hai nhà nho tiếng tăm lừng lẫy một thời là tiến sĩ Lý Tử Tấn( 1378-?) đời Lê Thánh Tông chép lại dưới cái tên Cảm Hoài, có thêm lời bình. Hai là của Lê Quí Đôn(1726-1784)trong Toàn Việt Thi Lục chép lại bài nầy dưới tên Thuật Hoài. Một bài thơ duy nhất của dũng tướng anh hùng Đặng Dung, xứng danh đệ nhất thi.  Với lòng yêu nước thiết tha trứơc giặc ngoại xăm đang tiến đánh nước ta, ông đem quân giúp vua Trùng Quang Đế của nhà Hậu Trần, nhưng do lòng người ly tán, quân binh ít ỏi thiếu huấn luyện, lương thực thiếu thốn nên cuối cùng đã thất bại. Trong những ngày sống lẩn khuất chốn rừng sâu, ông cảm thấy thời cơ đã hết, mang tâm trạng thất vọng não nề nhưng đầy cảm khái. Bài "Cảm Hoài" có lẽ được danh tướng Đặng Dung viết ra trước khi ông và vua là Trần Quý Khoáng ( có bản chép là Khoách ) bị tướng nhà Minh là Trương Phụ bắt(1413).

 

Tiểu sử tác giả :

 

Đặng Dung ( 鄧容, 1373 - 1414), là nhà thơ và là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai của Đặng Tất(?-1409). Dưới đời nhà Hồ , ông giúp cha cai quản đất Thuận Hóa. Khi quân Minh kéo quân sang xăm chiếm nứơc ta( lúc đó có quốc hiệu là Đại Ngu) nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi tức Giản Định đế của nhà Hậu Trần. Năm 1409 sau trận đánh ở Bô Cô( xã Hiếu Cổ huyện Ý Yên tỉnh Nam Định ngày nay), Giản Định đế nghe lời tâu nịnh của hoạn quan là Nguyễn Quỹ nói rằng Đặng Tất chuyên quyền khiến vua đâm nghi ngờ rồi ra lịnh giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung bất mãn vì cha bị chết oan nên cùng Nguyễn Cảnh Dị( con Nguyễn Cảnh Chân) rời bỏ hàng ngũ, rước Trần Quý Khoáng từ đất Thanh Hóa về Chi La( nay là huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tỉnh) tôn lên làm vua tức Trùng Quang đế, tiếp tục khởi nghĩa, ông đựơc phong chức Đồng Bình Chương Sự. Về sau do nhu cầu thống nhất hai lực lượng quân sự nên Trùng Quang đế sai Thái phó Nguyễn Súy đem quân đánh thành Ngự Thiên (nay thuộc Hưng Nhân, Thái Bình) bắt được Giản Định đế đưa về Nghệ An, “tôn làm Thượng hoàng, cùng chung sức đánh giặc”. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Hai vua ra quân đánh giăc".  Đặng Dung dù phải chiến đấu dưới tay kẻ giết cha mình nhưng vì đại sự của đất nước, ông gạt thù nhà sang một bên để yên tâm đánh giặc. Khi quân Minh do Trương Phụ kéo sang tăng viện, quân hậu Trần lại yếu thế hơn, lúc đó Thái thượng hoàng Giản Định phải lui quân về trấn Thiên Quan, quân Minh đuổi theo, chúng bắt được Thái thượng hoàng Giản Định và Thái bảo Trần Hy Cát ở Mỹ Lương (nay thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Tháng 7  Kỷ Sửu (1409), ngài bị giặc Minh giải về Tàu. 

Đặng Dung sinh quán tại Tả Thiên Lộc, huyện Phi Lộc, tỉnh Hà Tỉnh ( huyện Cam Lộc tỉnh Nghệ An ngày nay ). Trong 5 năm kháng chiến đánh nhau nhiều trận với quân Tàu thật dữ dội. Một đêm vào tháng 9 năm Quí Tỵ 1413,ở khu vực Thái Gia thuộc Ái Tử quận Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, Đặng Dung tổ chức hành quân bao vây địch. Trong lúc quân Nam , quân Bắc hỗn chiến thì Đặng Dung bí mật dẫn toán bộ binh và tượng binh mai phục. Đúng nửa đêm Đặng Dung bất ngờ đánh úp doanh trại của Trương Phụ. Ông nhảy qua thuyền địch định bắt sống Trương Phụ nhưng vì không biết mặt và trời tối nên hắn trốn thoát. Sau đó thế lực của ông bị suy yếu , ông định trốn sang Xiêm La để củng cố lực lượng, tiếp tục kháng chiến nhưng thất bại, ông phải ẩn nấp trong hang núi.

Tháng 3 năm 1414, Trùng Quang đế chạy sang nước Lào, nhưng bị người của Trương Phụ chận bắt. Các tướng hậu Trần cũng lần lượt bị bắt. Người của Thuận Hóa cũng ra hàng, vua Trùng Quang cùng các bầy tôi bị giải về Trung Quốc. Giữa đường, Trùng Quang đế nhảy xuống nước tự vẫn. Các bầy tôi của ngài là Đặng Dung, Nguyễn Súy sau đó cũng đều tự vẫn, chết vì nước. Nhưng theo sách Tàu thì ngày 16 tháng 8 năm 1414, Trùng Quang Đế bị giải tới kinh đô nhà Minh và bị xử tử, từ đó nhà Hậu Trần chấm dứt.

 

Phân tích và những lời bình :

 

Đây là một bài thơ viết bằng chữ Hán thể thơ Đường, thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng, đúng niêm luật, đối rất chỉnh, hay, chuẩn mực ; bố cục vững chắc thích hợp với qui cách thể loại thơ Đường.

Hai câu đề :
世事悠悠奈老何   Thế sụ[1] du du nại lão hà?
無窮天地入酣歌   Vô cùng thiên địa nhập hàm ca[2]

Việc đời ngổn ngang trăm mối mà ta đã già rồi bết làm sao đây? Ngay từ câu đầu tác giả đã sử dụng biện  pháp  tu từ bằng cách đặt câu hỏi gây chú ý nơi người đọc. Một câu hỏi đặt ra cho chính mình mà cũng để người khác suy nghĩ mà thông cảm cho ông. Hỏi trời cao xanh thẳm, chuyện lớn không thành, nhiều việc đa đoan bề bộn, chưa tới đâu mà tuổi đã xế chiều , biết làm sao đây? Đó là nỗi bi phẫn của một thi nhân tráng sĩ bất lực trước thời cuộc khi ngoài biên cương giặc Minh tràn vào xăm chiếm nước ta, thế giặc quá mạnh, quân ta còn yếu, thiếu huấn luyện , thiếu tiếp tế và trang bị làm sao chống nổi đây? Tác giả mang trong lòng nỗi niềm cay đắng, bất lực trước "thế sự du du" nên muốn gom cả trời cao đất rộng mà ném vào một cuộc say nghiêng ngả để quên đi sầu hận. Những câu hỏi chưa có câu trả lời nhưng ta đã rõ ý nghĩa ẩn chứa bên trong. Câu "Vô cùng thiên địa nhập hàm ca", có nghĩa là: Trời đất mang mang, mở ra bầu trời sâu thẳm thật đẹp nhập vào lời ca tiềng hát. Dịch sát nghĩa câu nầy là Trời đất nhập vào tiếng hát cuồng say. Nhập vào có nghĩa là hòa hợp vào, hòa lẫn vào thành một khối đồng nhất cộng hưởng, nói một cách cụ thể là tinh thần nhập vào xác phàm. Tóm lại một cách đơn giản thì câu nầy có nghĩa là "Trong tiếng hát say có cả trời đất bao la". Kết hợp với thực tế thì thấy Đặng Dung mất nhiều thứ: mất chiến hữu, mất tiếp vận, vũ khí, mất hợp tác( do giặc quá mạnh đàn áp người nào theo quân khởi nghĩa ) và sau cùng là mất nước. Những sự mất mát đó to lớn quá có thể ví nỗi đau của ông cũng mênh mông như trời đất bao la vậy ! Cái mênh mang đó nhập vào tiếng hát lời ca gây tác động nơi tâm hồn lẫn thể xác người đọc khiến dâng lên cảm xúc mang mang khó tả như có ngọn gió mạnh từ bên kia thế giới thổi về làm rung lên niềm đau chất ngất . Bài thơ trở nên có hồn và hơi thở làm ngây ngất biết bao con tim yêu nước. Ta bắt gặp nỗi lòng của Đặng Dung cũng giống tâm sự của Phạm Thái ở khát vọng làm chuyện lớn mà không thành. Phạm Thái còn mang thêm nỗi buồn thiên cổ khi mất người yêu, một người con gái trẻ tài sắc. Trong truyện Tiêu sơn tráng sĩ thời Lê mạt có kể lại chuyện tình giữa Trương Quỳnh Như và Phạm Thái(1777-1813)khi cơ hội phục hưng nhà Lê không còn. Phạm Thái muốn khởi binh đánh Tây Sơn nhưng bị truy nã phải nhờ bạn là Trương Đăng Thụ che chở. Thế rồi Phạm Thái lại yêu em gái bạn mình là Trương Quỳnh Như. Chuyện hôn nhân bất thành, vì bà mẹ Quỳnh Như biết chàng là tội phạm nên ngăn cản. Quỳnh Như tuyệt vọng tự tử còn Phạm Thái thì chán đời suốt ngày tìm quên trong chén rượu cay, ca lên những lời tuyệt vọng . Ông thường ngâm lên câu ca đầy cảm khái: "Chí lớn trong thiên hạ không đong đầy một hồ rượu không đong đầy đôi mắt mỹ nhân".

hàm ca : khúc ca vui khi đấng trượng phu mượn rượu để nói lên chí khí của mình và cũng để quên đi nỗi sầu. Nhà thơ Lý Bạch(李白) cũng đã từng nói như thế trong bài "Xuân nhật túy khởi ngôn chí" (春日醉起言志) : Ngày xuân say, tỉnh dậy nói chí mình ):

處世若大夢,
胡為勞其生!
所以終日醉,
頹然臥前楹.
Xử thế nhược đại mộng,
Hồ vi lao kỳ sinh!
Sở dĩ chung nhật tuý,
Đồi nhiên ngoạ tiền doanh.
(Tạm dịch:
Ở cõi đời như trong giấc mộng lớn

(Thì)Tại sao phải làm việc mệt nhọc để sống

Bởi vậy ta mới suốt ngày say sưa.

Nằm uể oải trước hiên ) 

Hai câu thực (3&4):

時來屠釣成功易   Thời lai đồ điếu thành công dị,
運去英 雄飲恨多  Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.


Sau khi tìm cách an ủi qua thuyết thời vận đầy chua cay nhưng chẳng kém phần cao ngạo, thách thức. Đặng Dung cất tiếng ngâm:

"Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa".

 

Việc đời xưa nay thành bại là do Trời. Khi thời vận tới thì kẻ tầm thường cũng làm nên sự nghiệp vẻ vang, còn lúc vận hết kẻ tài năng cũng đành bất lực chịu thua, ôm mối hận ngàn thu !

Thời chưa tới thì người tài giỏi tới đâu cũng không làm gì được. Trong bài Hạo ca hành của Bạch Cư Dị có nhắc tới vấn đề nầy : ông cho rằng thời vận là do trời, đừng cải số trời:
功名富貴須待命,
命若不來知奈何.
Công danh phú quý
tu đãi mạng,
Mạng nhược bất lai tri nại hà ?
(Muốn công danh thì phải đợi số mệnh,
Nếu số mệnh không đến, thì tranh giành sao được?)
   

Khinh thường Phàn Khoái, vốn làm nghề giết heo, bán thịt chó( đồ: làm thịt súc vật, giết chết, đồ tể) sau giúp Lưu Bang( Hán Cao Tổ ) phá Tần diệt Sở làm nên sự nghiệp lớn, thì có thể hiểu được, chứ coi rẻ Hàn Tín (ngồi câu cá kiếm ăn, chịu nhục luồn trôn gã bán thịt lợn ngoài chợ, sau giúp Hán Cao Tổ làm đại tướng nguyên soái, lừng danh trong thiên hạ, một trong nhũng hào kiệt giúp vua lập nên nghiệp đế hiển hách, là một danh tướng bách chiến bách thắng, thiên hạ vô địch, được Hán Cao Tổ Lưu Bang ca ngợi: "Nắm trong tay trăm vạn quân, đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy, ta không bằng Hoài Âm Hầu"), thì thật quá đáng! Nhưng khi đọc 2 câu thơ trên ta thấy hào khí dâng lên cuồn cuộn, cao ngất, ý thơ bi tráng, ngậm ngùi, bởi lẽ Đặng Dung là một dũng sĩ từng cầm quân xông pha trận mạc, đánh nhiều trận kinh hồn với quân Minh chứ không phải là gã thư sinh chỉ biết ngâm nga thơ phú. Tánh ngạo mạn, khinh bỉ kẻ hèn của Đặng Dung lại được người ta cảm kích khi trang hào kiệt lỡ vận ngâm lên 2 câu thơ vừa hùng tráng vừa ngạo nghễ khiến mọi người cảm phục tấm lòng yêu nước thiết tha của ông. Đó là tâm trạng một người có chí lớn nhưng không gặp thời, sự nghiệp chẳng thành nên cứ ôm mãi mối hận trong lòng, biết làm sao đây?

Vận khứ: chỉ thời vận nhà Trần đã hết, sự việc Giản Định đế đã u mê giết tướng Đặng Tất, cha Đặng Dung, khiến cho sức chiến đấu của lực lượng khởi nghĩa suy yếu. Không thắng được giặc Minh , Đặng Dung đành ôm hận !

Từ ngữ "ẩm hận đa" nói lên sự đè nén cùng cực nỗi bi thiết của tác giả. Ông chịu đựng bằng cách nuốt hận vào  lòng , biến nó thành ý chí sắt đá, quyết không đầu hàng giặc. Từ ngữ dùng rất đắc vị tập trung nhất cho tinh thần cảm khái của bài thơ, cho thấy độ căng của hận thù và độ sâu của sự bi phẫn, làm chủ đề khai triển ý chính của phần nhập đề. Phải chăng sau nầy Nguyễn Trãi(1380-1442) lấy nguồn cảm hứng từ bài thơ trên của Đặng Dung mà sáng tác bài "Quan hải" trong đó có câu "Anh hùng di hận kỉ thiên niên"(英雄遺恨幾千年): Anh hùng để lại mối hận nghìn năm ?

Cặp "thực" nầy đã gây ra bao cảm xúc cho người thưởng thức văn thơ nhất là các văn nhân thi sĩ đã tích cực dịch ra chữ quốc ngữ truyền mãi cho tới ngày nay và còn tiếp tục nữa, không có dấu hiệu chấm dứt. 

Người anh hùng khi lỡ vận xem lờì thơ như một an ủi thật thấm thía, một phản ảnh tâm lý tuyệt vời nung đúc thêm ý chí quật cường làm gương cho thế hệ mai sau. Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập có không biết bao nhiêu vị anh hùng vì nứoc mà quên thân mình , tên tuổi họ đã ghi vào lịch sử Việt Nam như Ngô Quyền , Trần Bình Trọng, Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ v.v. Ta không thể đem sự thành bại mà luận anh hùng. Trong thất bại cũng mang tính anh hùng nữa chứ không nhất thiết là phải thành công. Khi thời vận đã hết thì người anh hùng cũng đánh nuốt hận mà thôi. Không ai nỡ kết tội người anh hùng khi thất bại, điều đáng nói chính là tinh thần chiến đấu cho tới giờ phút cuối cùng. Ta hãy nghe lại câu chuyện Nguyễn Biểu ăn thịt đầu người do vua nhà Minh thách đố. Năm 1413, khi thấy quân Minh quá mạnh, vua Trùng Quang sai Nguyễn Biểu đi sứ sang Tàu cầu hòa. Trương Phụ tiếp sứ thần một cách lạnh nhạt, ngạo mạn, rồi sai quân dọn ra cỗ đầu người ép Nguyễn Biểu ăn, ai ngờ Nguyễn Biểu ăn thật làm Trương Phụ hết hồn, nhưng sau cùng Nguyễn Biểu cũng bị giết. Nguyễn Biểu là một vị anh hùng, đối diện cái chết mà không khiếp sợ giặc:

Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem công chả phượng còn thua béo
Thịt gấu gan lân hẳn kém tươi.

(Nguyễn Biểu/ Cỗ đầu người )  

 

Tinh thần yêu nước chống xăm lăng còn thể hiện rõ nét qua anh hùng Trần Bình Trọng(1259-1285), là một danh tướng nhà Trần. Ông có công lớn trong việc hộ giá bảo vệ sanh mạng vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông năm 1285. Ông hy sinh khi chận quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc. Trước khi chết, quân Minh khai thác ông , hành hạ thể xác , chiêu dụ khen thưởng nhưng ông không khuất phục. Ông dõng dạc tuyên bố : " Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vua đất Bắc ". Đây là một câu nói hào hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử chống xăm lăng của bậc anh hùng nước Nam thời bấy giờ. Câu nói nầy vẫn còn giá trị cho tới ngày nay và mãi mãi về sau.

 

Hai câu luận(5&6):

致主有懷扶地軸   Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
洗兵無路挽天河   Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

 

Trí chủ: ý nói lòng quyết tâm tiếp tục phò tiên triều (Trần), gác qua mối thù giết cha; Đặng Dung lập Trần quý Khoách lên làm vua và tôn Giản Định lên làm Thượng hoàng, lo đánh đuổi giặc Tàu xâm lược là nhiệm vụ trước mắt.

Tẩy binh: trong bài nầy ý nói đất nước thanh bình không còn cảnh binh lửa, sau khi thắng trận trở về, các tướng cầm quân tìm đến bãi sông rộng để binh sĩ được tắm mát nghỉ ngơi.

 

Điển tích lấy từ hai câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Tẩy binh mã: "An đắc tráng sĩ vãn thiên hà, Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng" 安得壯士挽天河,淨洗甲兵長不用 (Ước gì có được người tráng sĩ kéo sông Ngân Hà, Rửa sạch giáp binh để mãi mãi không dùng đến nữa).

 

Lòng yêu nước thiết tha kết hợp với lòng hận thù giặc Minh tàn ác khiến Đặng Dung quyết đem hết tâm chí ra phò vua Trần xoay chuyển thời cơ, lật ngược thế cờ, đánh đuổi quân xăm lược, thu giang san về một mối, cho dân chúng hưởng cảnh thái bình. Nhưng hỡi ơi! cơ may không còn nữa , vận nước đã hết rồi, không còn đường nào(vô lộ)kéo sông Ngân xuống để rữa giáp binh, kết thúc cuộc chiến, thu lại giang san bờ cõi. 

Cặp kết (7&8):
 
國讎未報頭先白   Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
 
幾度龍泉戴月磨   Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Long Tuyền:
Tên một loại gư
ơm báu thời xưa.
   

Hai câu kết gói lại tứ thơ. Một cái kết thật hay, tuyệt vời, vừa hiện thực vừa lãng mạn. Khí thơ hừng hực lữa hận thù, lại đượm màu bi tráng đau thương!

Thù nhà chưa trả nợ nước chưa đền mà tóc đã bạc sớm , song ông vẫn cương quyết giữ vững ý chí diệt giặc đến cùng. Câu cuối cho thấy con đường tranh đấu gặp trở ngại, bế tắc nhưng người anh hùng không buông xuôi ,không bỏ cuộc, trái lại vẫn mài gươm dưới trăng hằng đêm đợi ngày phục hận. Phải chăng nhờ tinh thần ấy mà Nguyễn Trãi, mườilăm năm sau, đã phò anh hùng áo vải Lê Lợi kháng chiền chống quân Minh. Mười năm gian khổ, đạt thắng lợi đuổi được quân Minh về nước đem lại độc lập chủ quyền cho nước nhà.Hình ảnh một tráng sĩ một mình mài kiếm dưới trăng thật đốc đáo, nó là hình ảnh tuyệt đẹp trong thơ văn nhưng ở đây lại là một hình ảnh có thật dù  hình thức có thể khác đi nhưng nội dung vẫn vậy, điều nầy nói lên ý chí kiên nhẫn, tinh thần bất khuất của Đặng Dung. Lời thơ chứa đựng nỗi bi thương, ảm đạm, tiềm ẩn dưới thanh kiếm bạc còn lấp lánh ánh trăng vàng mờ nhạt lung linh. Phải chăng đây là bải thơ tuyệt mạng, linh cảm báo trước của một vị anh hùng lỡ vận cùng đường nên đành nhận lấy cái chết bi thương để đền ơn sông núi và dân tộc?  

"Cảm Hoài" của Đặng Dung là một nỗi buồn lớn, một tiếng kêu bi phẫn lạnh lùng, là tiếng nói xé lòng của một trang anh hùng sa cơ lỡ vận. Ý tưởng chung có tính cách khái quát biểu hiện ở sự đối lập giũa con người bé nhỏ với trời đất bao la, ngổn ngang dằng dặc, đối lập giữa cuộc đời ngắn ngủi  với thời gian và không gian vô tận, đối lập giữa khát vọng tự do với gông cùm nô lệ, giữa sống và chết v.v. những thứ nầy tạo nên mâu thuẫn thường xuyên , tác động giằng xé tâm tư tình cảm nhân vật trữ tình.    

Trong văn học cổ điển Trung Quốc cũng như Việt Nam có thể nói bài thơ Cảm Hoài của Đặng Dung là một tuyệt tác phẩm văn học nổi bật hơn cả về nội dung lẫn hình thức, về nhân sinh quan cũng như về văn phong. Ngay cả Đỗ Phủ, Tô Đông Pha  là những thi sĩ nổi tiếng đời Đường cũng khó sánh được với Đặng Dung khi viêt về người tráng sĩ cầm quân đánh giặc. Thử xem Thôi Hiệu một văn nhân thi sĩ lừng lẫy tiếng tăm với bài thơ nổi tiếng Hoàng Hạc Lâu được nhiều người Việt Nam khen ngợi cũng không qua nổi bài Cảm Hoài của Đăng Dung. Với Hoàng Hạc Lâu , Thôi Hiệu tả tâm trạng kẻ nhớ nhà, là dòng tâm sự thương nhớ quê hương mà quê hương giờ đã khuất bóng trong hoàng hôn khi đứng trước lầu Hoàng Hạc chứ không đề cập tới hình ảnh của một vị anh hùng cầm quân giết giặc, không có những tứ thơ nói lên sự bi phẵn của một người anh hùng đang rơi vào cảnh thất thế, mặc dù thua trận, vẫn hằng đêm mài gươm dưới trăng chờ ngày phục hận.

Bài thơ 8 câu mà mỗi câu là một trang sử hào hùng, một bản anh hùng ca tuyệt đẹp, chứng tỏ tác giả là một người có kiến thức sâu rộng, một kinh nghiệm sống dồi dào đã vận dụng khéo léo vào việc xây dựng ý , tứ thơ. Mỗi chữ là một sự cân nhắc chọn lọc rất đắc vị, chính xác, tài tình, lại sắc xảo trong việc chọn thành ngữ điển tích thích hợp. Quyết  đoán trong việc xác định ai xứng đáng gọi là anh hùng ai là kẻ tiểu tốt, tất cả đều được phân định rạch ròi không nhầm lẫn trong lịch sử Viết Nam cũng như Trung Quốc. Ngoài ra phép đối trong bài cũng được Đặng Dung sử dụng thật chỉnh, không dư thừa không lệch lạc trong các cặp thực và luận. Bài thơ thật độc đáo, điêu luyện về nghệ thuật sáng tác thi ca. Câu thơ gợi sự liên tưởng sâu xa, khắc họa hình tượng nhân vật trữ tình chủ thể. Thơ còn nói lên sự cảm hoài sâu sắc  vừa bi thương vừa hùng tráng của một anh hùng thời đại mang trái tim nhiệt tình của một người yêu nước bao la, kì vĩ ít có trong thiên hạ.  

Trải qua 500 năm, bài thơ làm rúng động bao tâm hờn người Việt yêu nước của nhiều thế hệ do cái cảm khái hào hùng và bi tráng thiêt`tha của nó . Lý Tử Tấn đã phê bình một câu ngắn gọn "Phi hào kiệt chi sĩ, bất năng"( Không là hào kiệt trong đám kẻ sĩ, không làm được). "Sĩ" là người có học thúc rộng, một thức giả, mà cũng là một ngưòi quân tử. "Hào kiệt" là người tài năng xuất chúng có khả năng xoay đổi thời thế, cứu người giúp đời. Khen Đặng Dung là "bậc hào kiệt trong đám kẻ sĩ", là ca ngợi quá lời? Không phải, ông rất xứng đáng để nhận lời khen như thế ! Lý do đã được chứng minh qua phân tích toàn bài.    

Để rút ra bài học lịch sử về tấm lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh chống xăm lăng bảo vể tổ quốc, như đề tài nêu trên, tôi xin lấy ví dụ điển hình về vua Trần  Nhân Tông, ông có cách trị nước an dân thật tài tình, để học hỏi. Vua Trần Nhân Tông(1258-1308)là vị vua thứ ba của triều đại nhà Trần(Trần Thái Tông,Trần Thánh Tông,Trần Nhân Tông). Ông ở ngôi 12 năm(1278-1290), làm Thái Thượng Hoàng 15 năm. Ông được cho là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Viết Nam. Ông cũng là người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm được mọi người kính nể tôn sùng. Vua còn để lại cho ta lời di huấn mà hơn 700 năm nay vẫn còn nguyên giá trị. Tôi xin trích nguyên văn sau đây để các bạn tham khảo và suy ngẫm:

"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng, họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên, cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta thấy tới chuyện khác lớn hơn. Tức là, họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta. Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần, họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên, các người phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu". (Trần Nhân Tông)

        

Dịch thơ:

 

       

 Nỗi lòng

 

Sự đời mù mịt tuổi già lay

Trời đất mang mang một cuộc say

Bần tiện gặp thời, diều gặp gió

Anh hùng lỡ vận, hận thêm cay

Càn khôn xoay trục mong phò chúa

Binh giáp rữa thù, khó vạch mây

Nợ nước chưa đền đầu đã bạc

Mài gươm dưới nguyệt bấy thu chầy.

 

(Nguyễn Cang)

 

Trích thêm bản dịch của các thi nhân:

 

Bản dịch 1: của Tản Đà

 

Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chưa trả,
Long Tuyền mấy độ bóng trăng soi.

 

Bản dịch 2 : của Phan Kế Bính

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,

Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

 

Bản dịch 3: của HLO

    

CHẠNH LÒNG

 

Việc đời bận bịu tuổi già mau,
Trời đất nghiêng say cũng muốn nhào.

Gặp vận kẻ hèn thiên hạ trọng,

Cùng đường hào kiệt hận càng cao.

Tấm lòng phò chúa mong xoay trục,

Tẩy giáp sông ngân khó bước vào.

Nợ nước chưa đền đầu sớm bạc,

Mài gươm mấy độ dưới trăng sao.

 

HLO VA 23/05/18

 

Và bài họa của LHN:

    

Hận Nước Chưa Tan

 

Làm trai chẳng giữ được sơn hà ,

Loạn bước quân hành lỗi nhịp ca .

Được thế chồn hôi giành gốc cuội ,

Thất thời thân nhục tiếc cây đa .

Giặc Tàu thuở trước không cam chịu ,

Quân Cộng ngày nay lại nại hà .

Hận nước chưa tan mồ đã lạnh ,

Gào trăng khóc súng những hồn ma .

 

LHN

 

Nguyễn Cang