Monday, August 29, 2016

Thương Quá Bà Ơi - Sao Linh



Thương quá bà ơi! 1




 
 
 
 
 
 
Bà ơi! Bà ngồi bán chi đây
Bán gánh hàng rong nước mắt đầy
Dăm bó rau xanh trên hè phố
Bà còng lưng quẫy nặng trên vai

Thân bà cỏm cõi nắng hai sương
Mỏi mệt trơ thân ngủ gục đường
Phố xá xôn xao người vội vã
Đâu lòng nhân aí để xót thương

Chiều nay rau cải còn đầy giỏ
Chắc bà buồn lắm lẫn âu lo
Chén cơm bà đổi bắng nưóc mắt
Lây lất qua ngày không đủ no

Con ở nơi nầy quá xót xa
Thương bao cảnh ngộ ở quê nhà
Cầu xin bác aí lòng nhân thế
Nhỏ chút tình thương sưởi ấm bà

Sao Linh
07/26/2009

Thương Qúa Bà Ơi! 2

Đọc tin bà đã qua đời
Lòng con thảng thốt ngậm nguì xót xa
Bài thơ con viết cho bà
Còn đây hàng chữ nhạt nhoà lệ rơi

Từ nay trong cõi xa vời
Bà không còn phải một đời lo toan
Mong bà về cõi Niết Bàn
Tây phương Cực Lạc bình an đời đời

Sao Linh
4/12/2011



 

Lều Chõng: Nghè Trần Đăng Long Vinh Quy Bái Tổ - Ngô Tất tố



LỀU CHÕNG - NGHÈ TRẦN ĐẰNG LONG VINH QUI BÁI TỔ
 

 

Lại một lần nữa, ruột gan cô Thúy không kìm được sự hồi hộp. Và cái hồi hộp lần này có lẽ còn mạnh hơn mấy lần trước nhiều lắm. Trí nhớ của cô còn in rành rành. Cách đây vừa đúng một năm, bấy giờ cô mới có mười chín tuổi. Cái đêm sắp sửa thắng quần thắng áo để đi làm người nội trợ cho cậu khóa Trần Đằng Long, tim cô đã bị một phen rung động. Song lúc ấy cô chỉ tự thấy bẽn lẽn và cứ nghĩ quanh nghĩ quẩn những cảnh tượng đầu tiên và những câu nói thứ nhất của mình trong khi bắt đầu giáp mặt người bạn trăm năm. Thế mà thôi. Rồi đến hồi cuối tháng một năm ngoái, khi được tin chồng cô đỗ cử nhân, bụng cô lại nôn nao lần nữa. Nhưng cái địa vị của một cô cử vẫn không thay đổi hoàn cảnh của một cô khóa, cho nên lúc này ở trong lòng cô chỉ có một sự sung sướng êm đềm, nó không bắt cô kích thích nhiều quá. Lần này khác hẳn. Tuy quãng đường từ cô cử lên đến cô nghè,cũng không lạ hơn quãng đường từ cô khóa lên đến cô cử, nhưng cái khó nghĩ cho cô là cuộc vinh qui ngày mai.
Bởi vì từ thuở tấm bé đến giở, chưa từng thấy người con gái nào được cái vinh hạnh như mình, và chưa được rõ cái quang cảnh ấy ra sao, cho nên óc cô cứ phải loanh quanh suy tính: " Không biết chốc nữa mình sẽ phải ngồi thế nào, phải đứng thế nào, và phải ăn nói thế nào cho đúng điệu bộ một bà tiến sĩ?" Hỏi mãi, cô vẫn không tìm thấy câu trả lời. Trống canh ngoài điếm chợt điểm ba tiếng muốn báo để cô biết cái giờ lên đường sắp đến nơi rồi. Khêu rõ ngọn đèn trên quang, cô vội xổ đầu ra chải. Mái tóc mấy lần rẽ đi rẽ lại, mà khi ngó vào trong gương, đường ngôi trên trán vẫn chưa được ngay. Cô đương băn khoăn, muốn sửa thêm cho nó thật chỉnh, ngoài rạp vừa nổi hồi trống tan trò. Cố bà ở ngoài bước vào, giục cô sang phòng bên kia cùng ăn cơm tạm.
Theo lời mẹ chồng, cô vội bỏ gương, bỏ lược đi ra. Sau khi điểm tâm bằng một đĩa xôi và hai bát chè, cô lại sang phòng bên này. Bổ cau, têm trầu, giở gói thuốc lá quấn vài chục điếu, rồi cô xếp cả vào cái tráp tròn sơn son, và thêm vào đó ít cánh hoa hồng, hoa huệ.
Nhà dưới, làng xóm ăn uống đã xong. Ai nấy tấp nập đi lấy cán cờ, cán quạt và tìm đòn võng. Trống ngực khi ấy lại càng đập mạnh, cô vội mở rương lấy hết mấy bộ quần áo mới ra thay. Quần cũng như áo, các cái đều vừa như in, chỉ tiếc đôi giầy vân hài khí chật, làm cho hai bàn chân cô đều thừa một ngón chân út.
Ngoài rạp, chiêng, trống xen nhau thôi thúc hết một hồi thứ nhất, cố ông, cố bà đã cho gọi cô ra đứng chờ sẵn trên thềm. Bốn chiếc võng đào, đòn cong, mui luyện cũng đã chực ở dưới sân. Đợi cho dứt hồi chiêng trống thứ hai, thì ba chiếc võng cũng hạ thấp xuống, cô và cố ông, cố bà mỗi người bước lên một võng. Chiêng trống điểm thêm một hồi và ba tiếng nữa, tức thì bốn đôi đèn lồng dẫn đường cho bốn chiếc võng từ từ tiến ra ngoài cổng.
Cái võng bỏ không ra trước rồi đến võng cố ông, rồi đến võng cố bà, rồi đến võng của cô nghè. Cuối cùng thì bọn trai làng khiêng vác cờ quạt tàn lọng.
Ra khỏi cổng nhà, chiêng trống lại im, lọng vẫn cụp cờ vẫn cuốn, cả đám lần lần tiến trong bóng cây âm thầm. Nếu không có tiếng nói chuyện rầm rầm và mấy ngọn đèn le lói, có khi nhiều người sẽ ngờ là toán kỳ binh kéo đi đánh úp chỗ nào. Tới đầu địa phận, xa trông trước mặt, thấy có bóng người lố nhố trong đám ánh lửa vàng vàng. Ai nấy đều biết ngay rằng: đó là những người hàng tổng cũng đi dự vào cuộc rước ấy.
Mấy người đàn anh trong bọn dân phu hàng tổng cung kính vái chào hai cố và bà nghè. Hai toán người này liền nhập vào làm một, rồi cùng thẳng đường trẩy đi. Lần này là lần đầu tiên trai làng Văn khoa được làm những kẻ đồng hương với quan nghè, cho nên mỗi người đêu nhận thấy mình vinh dự hơn hết những người các làng khác trong tổng. Họ tự coi họ là chủ, còn những người kia là những kẻ phục dịch. Trời gần sáng. Trên đường đi đã rõ bóng người. Trong bọn dân làng Văn Khoa, một ông vác cờ ngoảnh lại nhìn lũ hàng tổng, rồi mỉm cười và nói với người bên cạnh:
- Thảo nào người ta vẫn bảo: "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng". Coi vậy!..., đỗ đến ông nghè cũng có sướng thật. Cả tổng đều phải đi rước!
Đến ông vác lọng nối lời:
- Ấy là bây giờ đã giảm hơn xưa nhiều lắm... Hôm qua, tôi thấy các cụ nói rằng: ngày xưa, trong đời nhà Lê nhà liếc gì đó, mỗi khi có một ông nghè mới đỗ, hàng tổng, hàng huyện, đều phải đem cờ đem quạt đến tận kẻ chợ mà đón. Nhưng từ năm Gia Long nguyên niên mà đi, kẻ chợ dời vào Thuận Hóa, người Bắc tới đó xa quá, các quan sợ làm phiền dân, cho nên chỉ bắt rước từ tỉnh nhà trở về mà thôi.
Rồi ông vác tàn nói xen:
- Phải rồi. Tôi cũng nghe nói thuở xưa ông nghè oai lắm. Hễ mà đỗ lên một cái thì là nội những ruộng đất trong tổng muốn cắm chỗ nào cũng được. Chẳng những cắm đâu dân chịu đấy, mà lại còn được hàng huyện làm cổng, hàng tổng làm nhà cho nữa, thế mới sướng chứ!
Và ông cầm cờ vắt lại:
- Có thế thật đấy. Tháng trước , khi được tin mừng ở kinh đô báo về, cô nghè có cho gọi tôi vào dọn nhà cửa, sân vườn. Gần trưa, các cậu học trò về hết, cố ông bảo tôi lên thềm nhà học hầu nước. Lúc ấy, tôi thấy cố nói với cụ trưởng họ thế này: " Làng K.Q.Đ. ở cạnh đường xứ, chỗ gân sông đông, trước kia là đất làng Vân. Về sau có ông họ Đinh - cố có nói tên nhưng tôi quên mất - có ông họ Đinh ở K.Q.Đ. thi đỗ tiến sĩ, mới cắm khu đất ấy làm dinh. Rồi thì những kẻ tôi tớ cũng theo đến mà ở. Dần dần thành ra một cái làng. Xem thế thì biết cái chuyện "hàng huyện làm cổng, hàng tổng làm nhà" mà trong phương ngôn đã nói là chuyện có thật . . .
Cả tụi chép miệng ra ý tiếc rẻ:
- Hoài của! Nếu như lệ ấy còn đến ngày nay, có lẽ chúng mình cũng được đi theo quan nghè để lập thêm làng Văn khoa nữa.
Câu chuyện đương còn tiếp tục bên đường chợt có dãy quán bán quà. Theo lời cố ông ở trên đưa xuống, hàng tổng đều được dừng lại tạm nghỉ. Bước chân ra đi từ đầu canh ba đến giờ, bọn phu hàng tổng chừng đã thấy đói. Họ kéo ồ vào khắp các quán, kẻ có tiền ăn quà ăn bánh, kẻ không tiền thì giở cơm nắm ra chấm với muối vừng.
Lúc ấy mặt trời đã lên độ hai con sào, trên đường, ngoài khách đi chợ, loáng thoáng có vài bọn đi xem. Bọn phu hàng tổng mỗi người vừa kịp uống một hớp nước, hút một điếu thuốc thì đã được lệnh cử bộ. Chuyến này là lượt trở đi, chưa cần phải giữ nghi vệ. Người đi vẫn quãng thưa quãng mau, cờ quạt tàn, lọng vẫn nghiêng ngả, ngả nghiêng, cái chổng đầu lên, cái chúc đầu xuống. Vào khoảng nửa buổi thì tới cửa tỉnh. Hàng phố lố nhố kéo nhau ra xem. Ngày trước những ông nghè mới, sau khi ở kinh, lĩnh cờ biền về thẳng tỉnh nhà để vào lễ quan tổng đốc đều phải ra luôn nhà trọ, rồi thì hàng tổng đến đó rước về.
Nhưng quan tổng đốc bây giờ là bậc hiếu học, thấy ông tân khoa Trần Đằng Long trẻ tuổi, linh lợi, ngài càng yêu mến, nên mới phá cách mà lưu ông ấy ở lại trong dinh và đã phi trát về huyện, sức các dân xã phải vào trong dinh đốc bộ mà đón.
Theo lệnh ấy, võng, lọng, cờ quạt, cứ việc nghênh ngang tiến vào cửa thành. Đến cổng dinh quan tổng đốc, cố ông, cố bà và cô nghè xuống võng đi bộ. Giữa mấy tiếng trống báo rất hùng dũng của bọn lính canh trên chòi, một người đội tuần lật đật ở trong chạy ra. Cố ông, cổ bà và cô nghè sửa lại khăn áo cho thật tề chỉnh để theo hắn đi vào trong dinh.
Làng tổng xúm lại từng tốp ngồi lê ngồi la ở các bãi cỏ ngoài dinh, kẻ ăn trầu, người hút thuốc vặt. Cờ quạt võng lọng, dựa ở bên đường ngổn ngang. Nửa giờ sau, giữa lúc dân phu đang vây quanh chĩnh nước chè tươi và chiếc điếu cày, thình lình mấy ông bô lão đều quay vào phía cửa dinh, ai nấy cong lưng vái một vái cực kỳ trịnh trọng.
Quan nghè đã đi với cố ông từ trong dinh ra. Cả bọn hàng tổng răm rắp đứng lên, ai vào công việc của người ấy. Bốn chiếc đòn võng ghếch đầu ven tường cũng như số nhiều cờ quạt, tàn, lọng đều được nhấc ra một cách vội vàng. Các võng đều chế theo kiểu bát cống, mỗi cái phải tám người khiêng. Với chiếc nón dấu đội đầu và bõ áo xanh nẹp đỏ,
phủ tấm ban kiên màu đỏ, tất cả ba mươi hai người phu cõng nhất tề đỡ tay vào các đầu đòn để hạ cho mấy chiếc võng thấp gần mặt đất. Giống những ông nghè bầng giấy mà hàng nam đến rằm tháng tám, người ta vẫn thấy ở cỗ trông trăng quan nghè đi ủng đen, mang xiêm xanh, bận áo thụng lam và đội mũ cánh chuồn lóng lánh những bông hoa bạc. Sau khi vị tân khoa ấy đã bệ vệ bước chân lên võng và ngồi chống tay vào chiếc gối xếp đặt ở đầu võng, cố ông, cố bà, lần lượt trèo vào võng mình. .
Sau rốt đến lượt cô nghè. Với hai gò má đỏ bừng như muốn biểu lộ một cái tâm trạng nửa mừng nửa thẹn, cô này nhìn trộm bộ điệu lên võng của chồng và của cha chồng, mẹ chồng. Rồi sè sẽ xếch cao hai ống quần lĩnh và rón rén cất cái gót của chiếc vân hài,cô ghé ngồi vào chỗ mép võng để co hai chân lên võng. Mấy chục người nhất tề nâng các đòn võng lên vai và đứng im lặng chờ nghe hiệu lệnh.
Đám rước lúc ấy bắt đầu sắp thành hàng ngũ. Đầu quân là lá cờ đỏ có thêu bốn chữ "nhất giáp tiến sĩ" . Rồi đến bốn chiếc lọng vàng nghiêng đầu vào nhau che cho mấy chữ "ân tứ vinh qui" đề giữa tấm biển sơn son chung quanh có lớp riềm nhiễu đỏ. Rồi đến một chiếc trống đánh đu dưới cây đòn gỗ bắc dọc trên vai hai người dân phu. Kề đó, ông thủ hiệu trống luôn luôn tỏ vẻ oai vệ bằng bộ mũ tế, áo tế, cái dùi trống chênh chếch gục đầu vào ngực và đôi hia đen xúng xính dưới hai ống quần màu "dúm". Tiếp đó, bốn cậu bé con đứng ra bốn góc để chiếm lấy một khu đất vuông vắn như hình bàn cờ. Cả bốn, ai cũng như nấy, áo đỏ, dải lưng xanh, xà cạp màu xanh, tay trái chống vào cạnh sườn, tay phải vác lá cờ phất khuôn khổ vừa bằng vuông yếm. Rồi đến ông cầm trống khẩu. Rồi đến võng của quan nghè. Đi kèm ở hai bên võng, hai người rước đôi lọng xanh chóp bạc, hững hờ giương ở cạnh mui võng. Và thêm vào đó, bên này một người vác chiếc quạt lông, bên kia, một ông lê mễ cắp cái tráp sơn đen và xách một chiếc điếu ống xe trúc.
Sau võng, phấp phới năm lá cờ vuông, đủ cả năm sắc xanh, đỏ, vàng, trắng và tím. Đứng đúng như năm cái chấm ở mặt « ngũ » của con thò lò, năm ông vác cờ đi giầy tầu, mặc áo nhiễu điều, đội mũ đuôi én, và đều khum tròn hai tay để giữ lấy cây cán cờ cắm trên chiếc cối gỗ đeo ở trước bụng. Rồi đến ông cầm kiểng đồng. Rồi đến võng của bà nghè.
Bằng tấm áo lụa màu hồng điều và vòng khăn nhiễu màu cánh chả vấn kiểu vành dây, hai người con gái rón rén đi hầu cạnh võng để vác cây quạt lá vả và bưng cái quả sơn son. Cũng như võng của quan nghè, võng của bà nghè cũng được hộ vệ bằng đôi lọng xanh, chỉ kém có cái chóp bạc.
Rồi đến võng của cố ông. Rồi đến võng của cố bà. Rồi đến mấy ông bô lão khúm núm trong những tấm áo thụng màu lam. Rồi đến các thứ kèn trống đàn sáo. Rồi đến một dãy chừng bốn, năm chục lá cờ sắp theo hàng một, cái nọ cách cái kia độ vài ba thước. Cuối cùng thì là hai người khiêng chiêng. Ông thủ hiệu chiêng phục sức và điệu bộ không khác ông chủ hiệu trống, cũng áo tế, cũng mũ tế, cũng đôi hia đen, và chiếc dùi dựa luôn luôn múa ở cửa tay áo thụng.
Với chiếc loa đồng vác vai, lý trưởng Văn Khoa và nhiều chức dịch hàng tổng tung tăng chạy từ đầu nọ đến đầu kia, để làm cho hết phận sự những người dẹp đám.
Sau ba hồi trống cái gióng nhau với những tiếng chiêng bu bu, tiếp đến một hồi trống khẩu đi đôi với hôi kiểng đồng, đám rước lục tục theo con đường cũ đi ra, đàn sáo kèn nhị nổi lên inh ỏi. Ra khỏi cổng thành độ vài chục bước, ông chủ hiệu trống thình lình thúc ba tiếng trống díp nhau, để ra hiệu cho hết mọi người đều phải dừng lại. Rồi thì một tay chống thẳng vào sườn, người giữ hiệu lệnh của đám rước đó khoan thai lui xuống năm bước. Và dang hai chân theo hình chứ "bát", ông ấy múa chiếc dùi trống tiến lên năm bước để nện luôn vào mặt trống mấy tiếng tùng tùng. Dứt hồi tùng tùng thứ nhất, bốn cậu bé con cầm bốn lá cờ phất đồng thời quay mình đánh thót và cùng chầu mặt vào nhau. Sau hôi tùng tùng thứ hai, cả bấy nhiêu cậu nhất tề múa tít lá cờ trong tay để chạy cho hết chiều ngang của mặt đường cái, người ở bên tả xông sang phía hữu, người ở bên hữu xông sang phía tả. Luôn hồi tùng tùng thứ ba, các cậu lại đều quay tròn ngọn cờ và răm rắp lui về chỗ cũ. Đến hồi tùng tùng thứ tư, cờ lại múa bốn cậu lạicùng bước vào giữa đường. Rồi ai nấy đều cúi đầu xuống để phất lá cờ qua mặt và hứ một tiếng thật dài.Thế rồi, mỗi một tiếng tùng là một cái phất cờ, và mỗi cái phất cờ lại một tiếng "hứ". Vừa đú bốn lượt "tùng hứ", ông thủ hiệu trống dõng dạc điểm thưa dùi trống để ra lệnh cho các cậu đó lùi lại chỗ đứng lúc nãy và quay mặt nhìn lên tiên quân.
Chiêng trống lại thủng thẳng đánh từng tiếng một, đám rước lại lần lần tiên lên. Đi hết con đường trong tỉnh, mặt trời vừa lên đến thẳng đỉnh đầu. Cả một khu vực mông mênh của bầu trời đều bị nhuộm thành màu vàng chói. Người đi trên đường luôn luôn ngửi thấy mùi khét. Cờ vuông, cờ chéo, hết thảy rũ rượi như lũ ấp mồ. Dân phu hàng tổng ai nấy sắc mặt đỏ gay, mồ hôi thấm ra ngoài áo. Chừng đã khó chịu với sự nóng nực, mấy người đi đâu sè sẽ giục nhau bước rảo cho chóng đến nhà. Nhưng ông thủ hiệu trống cố muốn kéo cho công việc của mình thêm dài, chốc chốc lại tiến ngũ bộ, thoái ngũ bộ, dang cánh tay múa dùi, nháy trống, để diễn một trận "tùng hứ", làm cho cá đám đều phải dừng lại. Trời cứ nắng, chiêng trống cứ tùng tùng, bu bu... đàn sáo kèn nhị cứ thi nhau xuống chìm lên bổng. Thiên hạ đi xem đông như nước chảy. Nón sơn chen với nón lá, yếm áo lấp ló trong đám áo the. Người ta dắt nhau. Người ta co nhau. Người ta du nhau, đẩy thau. Người ta lội bì bỏm dưới ruộng lúa chiêm và leo tót vót trên các cành đa, cành gạo. Thân đường chật hẹp không đủ chỗ chứa. Đằng đầu cũng như đằng cuối, chen chúc những người là người. Cờ quạt võng lọng đều phải ùn lại như một toán quân bị hãm. Lý trưởng Văn khoa hùng dũng kề loa vào miệng : « Bớ hai bên hàng xứ! Dẹp ra để quan lớn tr...ẩy! »
Tiếng "trẩy" như bị dính ở miệng loa. Nó đã xoắn lại như vành trôn ốc và kéo dài ra như một sợi thừng. Đít loa"ngoáy" tròn độ năm sáu vòng, vẫn chưa tuôn cho đi hết dư hướng của nó. Những người đứng gân đều phải chối tai. Cả một góc trời như bị xé toạc. Hàng xứ vẫn đâu đứng đấy, hình như không ai nhúc nhích. Ông lý của làng quan nghè lại phái trợn mắt phùng mang để "bớ hàng xứ" lân nữa. Cũng vẫn thế. Đường đi cứ bị ngăn cản như thường. Mấy ông tuần phu liền xắn tay áo chạy suốt hai bên dọc đường, và sẵn roi mây trong tay, họ vụt túi bụi một lượt. Đám đông tức thì dồn dập như một lớp sóng. Người nọ xô người kia,cố cướp lấy đường mà chạy. Bà già, trẻ con ngã sấp ngã ngửa ở các bờ ruộng. Mặt trời chênh chếch về tây. Đường về đã hết chừng hai phần ba. Vòm trời thỉnh thoảng điếm có bóng râm. Ánh nắng dần dần êm dịu. Tiếp đó, một trận gió nồm tứ dưới đồng chiêm nhẹ nhàng đưa lên. Cả đám đều tỉnh người ra. Những con rồng phượng trong các cờ quạt hết thảy lồng lộng múa nhảy như muốn theo tiếng đàn sáo cùng bay tít lên mây xanh.
- Ô kìa ông nghè!
- Ô kìa bà nghè!
Tiếng reo giật giọng thình lình bật lên giữa hồi chiếng trống vang lừng. Trăm nghìn con mắt đổ dồn vào đám lọng xanh đi trước. Mấy bức mành mành cánh sáo đã quấn lên sát mui võng lúc nào.Thiên hạ được dịp xem mặt cả nhà quan nghè. Ít kẻ nói đến cố ông, cố bà. Người ta chăm chú nhìn vào cô nghè nhiều nhất.
Trước sự chỉ trỏ của hàng xứ, cô nghè vẫn ra vẻ e lệ sượng sùng, tuy trong bụng cô đã cảm thấy vinh dự cực điểm. Luôn luôn cô phải nhai trầu phúng phính, vì sợ để cái mồm không dễ hóa ra người vô duyên. Và, luôn luôn cô phải cầm gương lên soi, vì sợ cốt trầu chảy ra ngoài mép. Có lúc muốn tỏ ra bộ chín chắn, cô giả vờ ngắm những cánh hồng con bướm trong chiếc quạt tầu. Rồi có lúc muốn. làm ra người nhanh nhẩu, cô lại đưa mắt nhìn ngược nhìn xuôi, nhìn từ con cò bay trên lưng trời, nhìn đến con trâu ăn cỏ ở dưới bờ lúa. Hai gối ngồi xếp tè he đã mỏi, nhiều lúc đã thấy chuột bó. Nhưng cô không dám duỗi ra, e rằng duỗi dài hai chân, không phải bộ điệu của người sang trọng.
Cái bụng dưới nhịn đái lâu quá nó đã phát tức anh ách. Mấy lần cô toan bảo phu hạ võng để mình đi đái nhưng rồi cô đều phải thôi. Bởi vì cô không biết rằng bà nghè theo chồng vinh quy có thể xuống võng đi đái được không. Và cô lại còn sợ rằng trong đám người xem đông nghịt thế này, thì đi vào đâu. Không lẽ việc ấy cũng bắt hàng tổng dẹp chỗ. . .

Bóng xế chiều. Nắng nhạt dần. Trên đường đã thấy hơi mát. Người đi xem lại càng đông thêm. Đoàn võng lọng của hai vợ chồng ông nghè vừa qua một quãng ngã tư, thì ở cạnh đường bỗng có tiếng kêu tru tréo:
- Chị làm sao thế? Chị Ngọc! Chị làm sao thế. Chị Ngọc! Ối trời ơi! Ối các ông, các bà ơi! Cứu chị tôi với! Chị tôi làm sao thế này!
Tiếng kêu cấp bách phát ra một cách thình lình, làm cho chiêng trông đàn sáo tự nhiên im bặt, cả người đi rước lẫn người đi xem tự nhiên đứng lại. Một người con gái trạc hai mươi tuổi đương nằm sóng sượt trên bãi cỏ của con đường ngang, đâu tóc rũ rượi, hai mắt nhắm nghiền, bọt mép đùn ra trắng xóa. Và một người nữa, cũng con gái, tuổi chừng mười lăm, mười sáu trở về, đương ôm lấy đầu người này vừa lay vừa kêu. Rồi ở cạnh đó, đôi thúng lô và đôi tay nải lổng chổng lăn xuống vệ đường.
Những người ở gần cuống quít xúm lại cấp cứu, kẻ rằng nâng cô ấy dậy, người bảo cứ để cô ấy nằm yên. Mấy bà lão già vâm véo giục nhau đái ra lòng bàn
tay lấy nước xoa vào mặt và đổ vào miệng cô gái phải cảm. Cô gái phải cảm vẫn bất tính nhân sự Tiếng gọi chị và tiếng kêu cứu của người em gán mỗi lúc một thêm luống cuống, hình như đâu lưỡi đã bị líu lại. Lúc ấy cô nghè và cố ông, cố bà tuy có dừng võng nhìn ra, nhưng ai nấy đều giữ bộ mặt thản nhiên.
Riêng có quan nghè xem chừng cũng thấy cảm động, ngài gọi lý trưởng Văn Khoa đến cạnh mà hỏi:
- Có phải cô Ngọc vẫn bán giấy bút ở Chợ Kim Bảng không?
Lý trưởng lễ phép:
- Bẩm phải.
Quan nghè chỉ tay ra nẻo cây đa cạnh đường mà bảo:
- Thầy chạy đến bảo mấy mụ đàn bà làm phúc cùng vực cô ấy vào chỗ mát kia! Ai lại để cho người ta nằm phơi dưới nắng như vậy? Tội nghiệp! Trống lại thúc. Chiêng lại khua. Dàn sáo lại đua nhau réo rắt. Đám rước lần lần tiến về đường làng Văn Khoa. Con đường đã được cả làng trau chuốt từ sáng hôm qua và đã nằm chờ quan nghè một đêm và một ngày trời.

Ngô Tất Tố

Bài Không Tựa - Không đề tên Tác Giả


Bài Không Tựa
 

 

Em sinh ra trong một gia đình trí thức có danh có giá ở Hà Nội . Họ Lê , nhà em người thì dịch sách, người thì soạn từ điển, người làm giáo sư sinh ngữ hoặc nghiên cứu Hán học. Bố em là giáo sư tiếng Anh từ thời Pháp thuộc. Ông giỏi tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ, tu nghiệp thêm tiếng Anh ở Luân Đôn, về nước mở một trường tư thục . Các giáo viên đều là bạn học cũ có hoàn cảnh gia đình nghèo túng hay đang thất nghiệp. Ông vừa làm hiệu trưởng vừa nhận phụ trách môn tiếng Anh. Thực ra ông mở trường học cho vui và giúp đỡ bạn bè, học sinh nghèo.
Hồi ấy, nhiều người viết hay dịch sách chỉ cần cầu cạnh bố em một chữ ký "đã hiệu đính” là ông có đủ tiền mua một chiếc ô tô loại sang. Xong không phải với ai ông cũng nhận lời.
Mẹ em có một cửa hàng bán thuốc bắc to nhất phố Lãn Ông, cung cấp cho các tỉnh ở Bắc và Trung Kỳ. Tiền, vàng của mẹ em đủ tậu hàng chục ngôi nhà ở Hà Nội. Em học tiếng Anh, tiếng Pháp từ hồi còn bé tí.

Nếu cuộc đời không có những bước ngoặt cay đắng thì vào thời mở cửa như lúc này, với vốn liếng tiếng Anh, tiếng Pháp và gia tài được chia của bố mẹ, xoàng ra em cũng là chủ một khách sạn lớn... Chuyện bắt đầu từ điều bất hạnh của bố em. Một tai họa vừa phi lý lại vừa khủng khiếp.
Trong trường của bố em có một lão chuyên quét rác và đánh trống. Quê hắn ở vùng Thiên Thai, bên kia sông Đuống. Năm Ất Dậu, khi cách mạng nổi lên, hắn là thằng mõ làng hùa theo đám đông đi phá kho thóc ở Phủ Hồ. Sau đó, hắn được bầu làm xã đội trưởng dân quân. Người Pháp quay trở lại lùng bắt cán bộ Việt Minh, hắn sợ chết không dám lên chiến khu ,mà trốn ra Hà Nội lang thang xin việc.

Bố em gặp hắn ở chợ phố Hàng Chiếu đói rách, ghẻ lở. Ông thương tình cho hắn về làm chân gác cổng, quét rác và đánh trống. Hắn được ở trong trường, được cấp lương và còn được bố em dạy cho biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, do lối sống bê tha, dung tục, hắn thường bị bố em đe nạt, nghiêm khắc nhắc nhở, dọa nếu không sửa sẽ đuổi việc. Nhiều lần người ta phát hiện hắn dám chứa chấp bọn gái điếm , đưa giai vào hành nghề trong trường học để lấy vài chục đồng Bảo Đại. Bố em nghe chuyện quá tức giận, cho hắn mấy cái bạt tai. Ai ngờ chính mấy cái tát đó sau này trở thành tai họa khủng khiếp cho ông và gia đình.

Trước ngày Thủ đô giải phóng, họ hàng, bè bạn khuyên bố em di cư vào Nam, nhưng bố em dứt khoát không nghe.
Để ép buộc bố em phải di cư, ông bà nội lấy cớ không thể xa cháu đích tôn đã đưa anh trai em vào Saigon. Dẫu thế, bố em khi ấy vốn sục sôi nhiệt huyết cách mạng , kiên quyết không theo chân người Pháp vào Nam , ở lại đón chờ Chính phủ kháng chiến. Em khi ấy mới tròn một tuổi.

Hàng ngày ông cùng học sinh đi tập hát những bài ca cách mạng, may cờ và biểu ngữ đón chào những người con anh dũng của Thủ đô từ chiến khu trở về, trong đó có cả bạn bè và học trò cũ của ông. Ngày đầu tiếp quản, gã đánh trống của trường lăng xăng khắp chốn cùng nơi , hò hét, hô khẩu hiệu. Hắn tình cờ gặp người cùng làng làm đại đội trưởng, đóng quân ở gần trường học, bèn lân la làm thân và tìm cách chạy chọt, nhờ ông ta xác nhận đã từng là đảng viên, làm xã đội trưởng dân quân từ năm 1946.
Lập tức hắn trở thành nhân vật quan trọng của trường học và các khu phố lân cận. Người ta cho hắn đi học lớp bổ túc lý luận ba tháng, sau đó trở về làm hiệu trưởng của chính trường do bố em lập, nay đã thành trường quốc lập.

Việc làm đầu tiên khi nhận chức của hắn là thay toàn bộ ban giám hiệu cũ của trường. Hắn ngồi ghế chủ tọa, hút thuốc lào sòng sọc bằng điếu cày, xoa tay tuyên bố: "Tiếng Anh, tiếng Pháp là những thứ tiếng thực dân đế quốc. Học sinh bây giờ chỉ học tiếng Nga, tiếng Trung. Giáo viên tiếng Anh của trường không cần nữa nên phải chuyển sang làm đánh trống, gác cổng "
Mọi người nhìn bố em ái ngại, nhưng ông chỉ cười buồn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới phân công của cách mạng.

Từ hôm đó, bố em âm thầm an phận với chùm chìa khóa và chiếc dùi trống, không một tiếng phàn nàn. Khi Nhà nước tiến hành cải tạo công thương nghiệp, mẹ em bị quy là thành phần tư sản. Gia đình em có người di cư vào Nam và ngôi nhà phố Lãn Ông do ông bà nội đứng tên nên bị coi là nhà vắng chủ, đi theo địch, phải tịch thu làm trụ sở y tế khu phố. Người ta phân cho bố mẹ em một gian gác ở phố Hàng Thùng. Nơi đây suốt ngày chát chúa tiếng gò hàn. Bố em không chịu được tiếng ồn, đau đầu vật vã không thể làm việc, đọc sách được.

Tay hiệu trưởng giả bộ đạo đức, đồng ý cho gia đình em chuyển vào ở trong trường, ngay tại gian nhà gần khu vệ sinh mà khi xưa hắn từng ở để tiện việc quét dọn.
Cả ba nhân mạng trông vào đồng lương gác cổng của bố em và ít tiền, vàng mẹ em cất giấu được, lâu dần cũng cạn. Đã thế, tay hiệu trưởng luôn tìm cách soi mói, làm nhục bố em trước mặt mọi người. Hắn công khai tuyên bố phải để cho loại người chuyên ăn trên ngồi chốc như bố mẹ em cải tạo lao động "cho biết thế nào là lễ độ”. Thỉnh thoảng, hắn ghé qua nhà em nhăn mặt, nhăn mũi, phê bình người trí thức sao ăn ở mất vệ sinh làm gương xấu cho học trò.

Thật tức cười! Một thằng vô học, áo quần xộc xệch, tay cầm tăm xỉa răng tanh tách, tay khác gãi bụng sồn sột lại cao ngạo lên lớp nhà trí thức có tên tuổi như bố em về cách ăn nếp ở, về tính mô phạm nhà giáo!
Bố em chỉ cười mát, báo cáo xin tiếp thu ý kiến phê bình của ông hiệu trưởng. Con người bố em là thế, luôn ung dung tự tại, nhẫn nhịn để chờ thời, hy vọng có ngày người ta nhận ra sai lầm, thay đổi chính sách với người trí thức, đưa xã hội tiến lên.

Thấy vậy hắn càng cay cú tìm cách trù dập ông cụ... Thấm thoắt mười năm qua đi. Bố mẹ em quen dần với cảnh sống đạm bạc. Ông xin dịch thêm tài liệu cho một cơ quan nghiên cứu lấy tiền uống cà phê và hút thuốc Bông Lúa, loại thuốc rẻ tiền nhất lúc bấy giờ. Mẹ em khi tiền, vàng giấu được đã hết, muốn nuôi em ăn học chỉ còn nước liều, muối mặt ra cửa chợ Bắc Qua, Đồng Xuân buôn bán trao tay các loại tem phiếu và hàng nhu yếu phẩm. Hồi đó mẹ em bị liệt vào hàng "con phe” tức thành phần bất hảo.

Nghề này khá phức tạp, vốn dĩ hiền lành nên mẹ em hay bị chèn ép. Em thỉnh thoảng phải ra chợ giúp mẹ nên sớm trở thành con bé đanh đá chua ngoa, nhất là những lúc em bênh vực mẹ, chửi nhau với người khác. Điều này bố em cấm kỵ, nhưng vì thương mẹ nên em vẫn lén lút làm.
Dần dần, vừa đi học em vừa là người buôn bán chính của gia đình.Vì học ca chiều, sáng em dậy từ năm giờ cắp rổ ra chợ... Quầy thịt cá, đậu phụ, nước mắm nào cũng có vài hòn gạch của em dấm chỗ. Em len lỏi giữa đám người xếp hàng rồng rắn, xô đẩy, chen lấn, chửi bới họ để mua thực phẩm.

Sau mỗi lần mua thuê như vậy, em được từ hai đến ba hào. Tính ra mỗi buổi sáng, lúc chợ Đồng Xuân khi chợ Hàng Bè, em cũng kiếm được từ đồng rưỡi đến hai đồng, hơn cả tiền dịch sách một đêm của bố. Đó là chưa kể có người không dùng đến phiếu đậu phụ hay phiếu nước mắm, em có thể xin hoặc mua rẻ để rồi lại mua hàng giá cung cấp, bán hàng giá cao ăn chênh lệch.
Nếu gặp mấy ông bà thợ móc cống có phiếu thịt loại cân rưỡi đem bán để mua quần áo sách vở cho con, thậm chí để đánh bạc thì hôm đó em trúng to. Mấy bà bạn nghề của mẹ không ngớt khen em lanh lợi, xông xáo. Nghe họ khen con mình, bà chỉ cười buồn, u uất.

Chỉ sau này có con gái, em mới hiểu được hết nụ cười buồn ấy. Bà đâu muốn em lam lũ nhếch nhác suốt ngày ngoài chợ... Bà đâu muốn con mình đi học mà quần áo, đầu tóc sặc mùi nước mắm. Và trên hết, bà không muốn con mình như kẻ hạ lưu. Bà thầm ao ước em hàng ngày mặc quần áo đẹp, tung tăng cắp sách tới trường.

Người ta nói đang xây dựng một xã hội công bằng, nhưng hơn ai hết, tuổi thơ của em thấm thía sự bất công. Mặc dù vậy, em vẫn học xuất sắc nhất nhì lớp. Có lẽ đó là do di truyền của bố em. Riêng về tiếng Anh, tiếng Pháp thì cả trường không có ai học nên em không có đối thủ. Em có thể nói và viết khá chuẩn những câu tiếng Anh, tiếng Pháp thông thường trong giao tiếp, ngay từ lúc còn học cấp một. Ác thay, vì thế mà người ta lại vu cho bố em ngấm ngầm cho con gái học tiếng của bọn đế quốc để chờ thời cơ liếm gót địch, chống lại cách mạng!...

...Em dậy thì vào loại sớm. Mười ba tuổi em đổi khác từng ngày, càng dậy thì càng đẹp. Ngực nở. Tóc dày, óng mượt, mặc dù có vương mùi cá thịt hay nước mắm. Môi đỏ không cần son phấn. Khách đến nhà nức nở khen tay em thừa hưởng của mẹ, ngón nào ngón ấy thon dài như búp tay Phật. Thoạt nhìn ít ai nghĩ em mới đang ở tuổi mười ba, chớm sang tuổi mười bốn. Giữa lúc đó mẹ em qua đời sau một ca đẻ khó.

Mấy năm kiêng cữ, hai ông bà thèm có một đứa con trai. Ai ngờ lần ấy mẹ em không qua được số mệnh đã an bài, bà và con trai cùng chết trong bệnh viện. Bố em thương vợ, suốt ngày ngồi ở góc nhà biếng ăn quên ngủ. Bà mất được mấy ngày thì ông cũng ốm liệt giường. Em có ngờ đâu giữa những ngày tang tóc, ông giời lại bắt em phải dồn dập hứng chịu bao nỗi bất hạnh và tủi nhục, tưởng không còn thiết sống, thà chết theo mẹ còn hơn...

Gã hiệu trưởng từ lâu vẫn sống độc thân. Thời ấy người Hà Nội ta tuy đời sống khốn khó nhưng vẫn còn giữ được nhiều nét thanh lịch, làm sao có thể chấp nhận một thằng hạ lưu như lão ấy cơ chứ. Không người đàn bà nào đến gần hoặc bắt chuyện với hắn. Các cô giáo trong trường hễ thấy hắn lại gần là tìm cớ bỏ đi nơi khác. Trong trường chỉ có hắn sống ở một phòng to trên gác hai và gia đình em chui rúc trong gian nhà hôi hám tầng dưới.

Hắn nhiều lần hướng cặp mắt thèm thuồng về phía em. Thậm chí hắn còn rình lúc em đi vệ sinh hay đi tắm vào buổi đêm, vờ vịt ra mở nhầm cửa để nhòm ngó. Lợi dụng lúc bố em ốm nặng, hắn lấy tư cách lãnh đạo xuống lân la hỏi thăm sức khỏe ông cụ, giả nhân giả nghĩa ái ngại cho em sớm phải vất vả. Một hôm, trời vừa sẩm tối, hắn mò đến nhà, lại giường bố em sờ trán ông rồi kêu lên: "Sao đầu ông cụ lại nóng thế này? Có lẽ nguy mất !... Cháu chạy nhanh lên phòng chú lấy lọ thuốc hạ sốt xuống đây ”

Em khi ấy còn non dại ngây thơ, chỉ biết thương bố, nào có đề phòng gì, hốt hoảng chạy lên gác vào buồng của hắn. Vừa đẩy cửa bước vào em chỉ kịp thấy bóng đàn ông lao theo, đè nghiến mình xuống nền nhà. Em điên cuồng cào cấu, giãy đạp, nhưng không chống cự nổi . Hắn xé nát hết quần áo của em, phả hơi thở nồng nặc mùi rượu và mùi tỏi lên mặt em, mắt hắn trắng dã và dữ tợn. Hắn chiếm đoạt em với tất cả sức lực trâu điên, bằng sự cuồng dâm thô bạo . Em đau đớn và kiệt sức mê man không biết giời đất gì nữa . Hắn còn không chịu buông tha, trói tay em vào thành giường, nhét giẻ vào mồm, tiếp tục dày vò em suốt đêm. Khi tỉnh dậy, em thấy mình trần truồng nằm trên giường. Bên cạnh em là thằng già bằng tuổi bố mình, ngáy như bò rống, nước rãi sùi ra hai bên mép. Em đã trở thành đàn bà giữa tuổi mười bốn còn non một tháng, vào chính ngày "tuần tứ cửu” của người mẹ xấu số.

Em gào lên cắn cấu, chửi rủa thằng khốn nạn đã phá đời con gái của mình. Hắn còn trơ cái mặt thớt nhe răng cười và bảo sẽ cưới em làm vợ...
Em đời nào chịu làm vợ một thằng đê tiện, hèn hạ như hắn! Mấy hôm sau, đợi lúc em hồi sức ra chợ kiếm sống, hắn ngồi bên giường bệnh kể hết chuyện xảy ra với bố em, vờ sụt sùi ân hận và yêu cầu được cưới em làm vợ, sau khi đã tự tay lục hồ sơ của trường, tảy xóa giấy khai sinh và học bạ của em chữa tuổi thành 18.

Ông cụ quá uất ức, bột phát đau tim chết ngay trên giường, không kịp trăn trối với em nửa lời .Trong vòng hai tháng trời, em mất cả cha lẫn mẹ, tấm thân bị dày vò ô nhục. Đưa người cha ra nghĩa địa, em thề sẽ trả thù tên hiệu trưởng đê tiện ấy... ( chắc hắn là ông hay bố của Sầm đức Xương ) .

Nghề phe phẩy của em ngoài chợ va chạm với đủ loại người. Em thường xuyên cãi lộn, thậm chí phải đánh nhau với kẻ khác bất kể đàn ông hay đàn bà.
Sức vóc em mảnh mai không dễ gì thắng cuộc. Vũ khí duy nhất của em là sự chua ngoa, đanh đá đến bặm trợn, liều lĩnh. Cùng nghề phe phảy của em ở chợ Hàng Bè có Sếnh Tàu . Nó hơn em một tuổi, nhưng rất to con. Bố Sếnh Tàu là người Sơn Đông - Trung Quốc rất giỏi võ thuật.

Trước khi lưu lạc sang VN, ông đã từng đi khắp miền Giang Nam - Trung Quốc làm nghề mãi võ, bán thuốc cao kiếm sống. Sếnh Tàu được bố dạy võ từ năm lên bảy. Là con gái, một mình nó có thể xơi tái năm người đàn ông lực lưỡng. Nếu vào thế đứng ở góc tường hay gốc cây cổ thụ, tay cầm một dây thắt lưng da, mười thằng đàn ông cầm gậy, cầm dao cũng không dám tới gần . Thằng nào liều lĩnh xông vào không rách môi cũng què cẳng . Em mê nhất là cú đá "phi thiên cước” của Sếnh Tàu.

Chính mắt em đã chứng kiến nó tung người lên đá trúng giữa mặt thằng hàng xóm bất hiếu đang chửi đánh mẹ, nã tiền đi đánh bạc. Tên hàng xóm mặt mày thâm tím, sưng vù như bị ong đốt hàng tháng trời vẫn chưa khỏi.
Sếnh Tàu rất thân với em. Hai đứa như hai chị em ruột chia sẻ ngọt bùi.Trong làm ăn nó có võ, em có mẹo, hai đứa thành một cặp bài trùng lý tưởng. Từ hôm biết em bỏ học, bố mẹ chết hết, thân bị làm nhục, nó cứ lồng lên sùng sục, đòi đi đánh thằng hiệu trưởng một trận nên thân giữa buổi chào cờ thứ hai đông đủ học sinh. Em cố can Sếnh Tàu . Em muốn đợi đến sau giỗ đầu bố mẹ, học xong võ thuật sẽ tự mình hỏi tội thằng chó đẻ ...

Và từ hôm đó, em mang đồ đạc, quần áo đến ăn ngủ tại nhà Sếnh Tàu ở ngõ Phất Lộc để chuyên tâm học võ. Hàng tháng em chỉ ghé qua nhà vào ngày rằm, mồng một thắp hương cho hai cụ ...
Lòng khao khát được trả thù khiến em say mê học võ, luyện tập khí công bền bỉ đêm ngày. Bố con Sếnh Tàu không hề e ngại, hết lòng truyền cho em những miếng võ bí truyền . Sau một năm em đã thành đạt. Em thuần thục ngón đá "phi thiên cước” không thua gì Sếnh Tàu .

Gót và mắt cá chân em được luyện tới mức dùi sắt nung đỏ có thể gí vào cháy xèo xèo, mặt vẫn tỉnh bơ hút thuốc . Trực diện với đối phương, mũi chân em như lưỡi rìu thép của tiều phu đốn củi , có thể phạt bay quai hàm của kẻ địch . Những khi em đảo một vòng nện gót chân vào gáy của đối phương thì chẳng khác gì búa tạ mười cân giáng xuống , kẻ dính đòn không gãy cổ thì cũng mang tật suốt đời .
Bước nhảy của em gọn nhẹ và biến hóa khôn lường. Sau lần tỷ thí, kiểm tra công lực và võ thuật với bố con Sếnh Tàu , em thầm nhủ lòng đã đến ngày trả thù thằng mõ làng , quân chó đểu mạo danh trí thức.

Đêm ấy là hạ tuần tháng tám âm lịch . Trời tối trăng và oi bức . Em chủ động đón đường lão hiệu trưởng , giả bộ ngoan ngoãn tuân theo số phận , thuận tình làm vợ hắn, rủ hắn đạp xe đèo em lên bãi mía ở bờ sông làng Chèm , ngoại ô thành phố . Khi em và hắn vào sâu trong bãi mía um tùm , em bấm đèn pin, cởi hết quần áo, bảo hắn quỳ xuống, úp mặt lên cái của mình thè lưỡi liếm . Bây giờ xem phim con heo, thiên hạ mới coi đó là trò khoái lạc, chứ thật sự lúc đó em cho đó là trò hạ nhục khủng khiếp nhất nên chỉ thấy hả hê vì được trả thù .

Ở nhà quê, các bà chửi nhau thường hay rủa đối phương liếm nọ, mút kia mà . Hắn tưởng bở, toan làm nốt cái động tác cuối cùng của giống đực . Bấy giờ em mới thúc mạnh đầu gối vào mặt hắn , chống nạnh cười khanh khách, tay lăm lăm cầm con dao nhọn sắc, gầm lên: " Đủ rồi thằng đĩ đực ! Thằng mõ làng đê tiện ! Bà gọi mày đến đây để hỏi tội , để trả món nợ nghìn đời chứ đâu phải cho mày đú đởn hả con ! Bà sẽ cắt cái của nợ của mày về làm gỏi ”

Hắn lắp bắp van lạy em như tế sao, mặt xám ngoét . Em điên tiết, nhảy lên đá một cú như trời giáng giữa mặt, làm hắn rống lên như bị chọc tiết rồi đổ vật xuống đất . Bao nhiêu căm thù dồn nén khiến em lồng lên dữ dằn như cọp mất mồi , đấm đá túi bụi lên mặt hắn . Chỉ một lúc sau người hắn mềm như sợi bún, mặt méo mó biến dạng đến thảm hại, hơi thở thoi thóp . Em đã có chủ định bêu xấu thằng lưu manh mạo danh trí thức .

Bao nhiêu quần áo của hắn, em đặt lên bè chuối, thả xuống sông Hồng cho nước cuốn đi, không quên cài thêm mảnh giấy vào cúc áo, thông báo địa chỉ, chức vụ, tên tuổi, tội trạng của hắn . Còn thân thể bầm dập, trần như nhộng của hắn, em trói nghiến lại, lật ngửa, đội lên đầu hắn cái si líp của mình , cổ quàng vào chiếc coóc sê và viết lên mặt hắn bằng mực Tàu mấy chữ "sự trả thù của đàn bà ”

Chiếc xe đạp của hắn thời đó là của quý hiếm, em lấy đá ghè nát ... Sau chuyện đó hắn phải rời trường cũ , lánh về quê làm hiệu trưởng một trường cấp hai .
Thế là bỗng nhiên hắn thành tấm gương sáng, tình nguyện đem ánh sáng văn hóa của đảng tới vùng nông thôn hẻo lánh . Cuộc đời sao cứ như tấn trò hề cười ra nước mắt ! Em làm nhục hắn đến mức ấy, ngỡ hắn phải nhục đến đâm đầu xuống sông mà chết thì hắn lại được tâng bốc lên thành nhà giáo gương mẫu...

Vào khoảng năm 69, chiến tranh bước vào giai đoạn ác liệt . Hàng viện trợ nhu yếu phẩm từ Trung Quốc, Liên Xô, Đông Âu đổ vào VN nhiều vô kể .
Nghề phe chúng em được dịp phất to . Em và Sếnh Tàu vàng đeo đầy người, tiền "cụ” mượt mười đồng , đếm hàng nón.

Ngoài việc phe tem phiếu, em và Sếnh Tàu còn chung nhau mở hai lò nước mắm "đểu” ở phố Bờ Sông (phố Trần Nhật Duật) để bán cho khách nhà quê các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Hà Bắc.

Chúng em mua nước mắm thối của mậu dịch sắp đổ đi nên không mất tem phiếu . Về xưởng chúng em dùng than hoạt tính để lọc và khử mùi . Cứ một lít chúng em pha thêm ba lít nước lá chuối khô và cho ít muối, mì chính Trung Quốc. Hàng bán đắt như tôm tươi.

Có ngày xuất tới năm sáu chục can hai mươi lít . Giữa lúc ấy em gặp Tâm, một sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội .

Một buổi trưa hè nắng như đổ lửa . Chiếc xe đạp Phượng Hoàng xích hộp màu cánh trả , là mốt thời thượng lúc đó của em bị bẹp lốp.
Tìm mãi mới gặp chỗ vá xe, lại vớ phải anh thợ lóng nga lóng ngóng như thợ vụng mất kim. Chiếc săm mới tinh của em cứ tháo ra lắp vào mấy bận vẫn xì hơi, lần sau còn tệ hơn lần trước vì bị kẹp.

Em điên tiết chửi té tát cho anh chàng một trận đủ những lời tục tĩu của con phe ngoài chợ...
Bỗng em nghe ai đó hỏi anh chàng chữa xe đạp: "Tâm ơi ! Hôm nay không lên lớp à ? Ngày mai khoa văn có buổi nói chuyện về phương Tây - văn học và con người của giáo sư Đỗ . Nếu đi nhớ gọi mình cùng đi nhé!”

Em ớ người phát hiện ra cái anh chàng chữa xe nửa mùa kia là sinh viên . Vừa giận lại vừa thương , em ném cho anh ta mấy tờ bạc loại mười đồng rồi dắt xe đi tìm thợ khác vá .

Một tuần sau không hiểu vì sao em cứ vẩn vơ đạp xe, lượn đi lượn lại ở góc phố Lý Thường Kiệt, đoạn vắng vẻ nhất, gần Thư viện khoa học . Tìm mãi mới thấy anh ta ngồi dưới gốc cây xà cừ chúi đầu đọc sách.

Từ hôm đó chúng em thân nhau Bố mẹ anh mất sớm, Tâm phải vừa học vừa làm thêm để nuôi các em . Tâm hơn em vài tuổi nhưng trẻ trai, giỏi giang, em còn đòi hỏi gì hơn nữa .Thời đó trai gái yêu nhau không còn đâu tốt hơn là dắt nhau vào công viên Thống Nhất .

Em nhớ mãi bãi cây vắng vẻ ở góc công viên, giáp đường Đại Cồ Việt . Chính tại nơi ấy em đã trao thân cho Tâm. Tâm đã cho em cơ hội khám phá cái tuyệt vời thẳm sâu trong cơ thể đàn bà của mình mà em đã tưởng bị thằng mõ làng đánh cắp vĩnh viễn .

Em đón nhận cái cảm giác thần tiên đầu đời với tất cả niềm hân hoan, khát khao dâng hiến . Chúng em về sống với nhau chẳng cần cưới xin gì. Tâm nói như thế mới lãng mạn, khác thường và thật sự yêu nhau .
Em chỉ cần có anh ấy là đủ, chẳng thiết nghĩ đến điều gì khác . Những ngày đầu thật là hạnh phúc. Hàng ngày chàng lên giảng đường Đại học, nàng ra chợ hay xuống xưởng nước mắm .

Vì Tâm học năm cuối cùng, đang làm đề án tốt nghiệp nên không phải lên khu sơ tán . Tối về cơm nước xong, chúng em đèo nhau đi xem phim, nghe ca nhạc hay kịch nói .
Xem xong ghé vào quán Bà Tàu ở đường Lương Văn Can ăn bát sủi cảo, chàng uống thêm một chén rượu.

Lũ bạn ngoài chợ phát ghen với hạnh phúc của em. Hiền lành như Sếnh Tàu cũng phải buột miệng thèm được như em và Tâm dù chỉ một tối .

Lũ em của Tâm cũng được em chăm sóc hết lòng. Đứa nào cũng lột xác rất nhanh. Chúng khá ngoan, học giỏi và kính nể chị dâu. Khi Tâm bảo vệ xong luận văn tốt nghiệp cũng là lúc em có mang đứa con gái đầu lòng, Ái Vinh .

Em vung tiền chạy chọt các cửa để Tâm được nhận công tác tại một viện nghiên cứu nghệ thuật ở Hà Nội .
Nhưng đàn ông các anh chỉ có thể thủy chung với đàn bà chúng em lúc còn hàn vi . Một khi đã thành đạt, vinh hiển thì trăm vụ bạc tình có tới chín mươi vụ do đàn ông .

Với tài học rộng biết nhiều, dẻo mồm, lại thêm sẵn tiền do em kiếm được dùng vào việc quà cáp, biếu xén các sếp nên Tâm nhanh chóng được đề bạt trưởng phòng, được đi dự nhiều hội nghị quốc tế ở nước ngoài.

Thỉnh thoảng các tỉnh đánh xe con về mời Tâm đi nói chuyện . Anh ta bắt đầu cảm thấy ngượng với bạn bè ở cơ quan vì có cô vợ phe phẩy và buôn nước mắm thối.

Mỗi lần anh ta lấy khăn mùi xoa bưng mồm, khịt khịt mũi vì vợ mới ở chợ về chưa kịp tắm là em thấy điên cả người .
Trước kia anh ta hồ hởi đón em ở chợ, xăng xái giúp em thu dọn can, túi xách lỉnh cà lỉnh kỉnh . Vậy mà bây giờ anh ta tránh cả việc đạp xe qua chợ...

Mỗi lần có việc phải đi qua chợ, anh cố tình mua đường đi vòng . Đời thật chó má !
Anh ta sống bằng tiền buôn nước mắm đểu của em, nhưng lại ghê mùi nước mắm .
Anh ta thăng quan tiến chức bằng đồng tiền của một con phe, nhưng lại khinh bỉ, bảo đó là nghề vô văn hóa, thất đức .

Con phe như em còn có thể giúp cho Nhà nước khỏi phải hàng năm đổ đi hàng chục tấn nước mắm thối ra sông Tô Lịch , bà con nông dân lại có nước mắm ăn
.


Anh ta đã làm gì cho xã hội ngoài việc đến cơ quan tán gẫu, ra hội nghị nói phét?
Tình vợ chồng cứ phai nhạt dần . Nhiều đêm em nằm khóc một mình, chờ chồng đi họp mà lòng thừa biết anh ta đi với bạn gái cùng cơ quan .

Vào đúng lúc em đem con Ái Vinh đi bệnh viện vì viêm phổi cấp tính, ông chồng quý hóa , ông bố trí thức ấy đã cuỗm sạch số vàng trong tủ, chạy theo một mụ đàn bà chửa với thằng khác, nhưng là em ruột ông sếp của anh ta .

Chỉ một tháng sau em được tin đám cưới của Tâm với con đàn bà đó được tổ chức linh đình ở cơ quan , bạn bè khuyên em đến phá, nhưng em cay đắng nhận ra mình với Tâm chưa hề đăng ký kết hôn .
Hắn đã chủ định lừa đảo, lợi dụng em để học hết đại học và tiến thân . Hắn không hề yêu em . Đã vậy em còn cố đấm ăn xôi làm gì ?

Một năm sau, cái số lận đận đường tình của em vẫn chưa hết nợ...

Không đề tên tác giả

Bài viết trong nước
Tựa để tùy người đọc đặt cho – Thiên Đường hay Địa Ngục

Thằng Ổi - Không đề tên Tác Giả


Thằng Ổi



   
Ông bác sĩ trưởng phòng giải phẫu của một bênh viện ở tỉnh lỵ nhỏ; sáng nay vào làm việc thấy không khí trong bệnh viện thật khác thường!! Từ mấy chị y công, đến mấy cô thư ký, và luôn cả mấy cô y tá ; ai ai cũng lộ vẽ buồn bã, rồi lại cứ xầm xì to nhỏ với nhau :
- Thằng Ổi chết rồi!
Ông bác sĩ thắc mắc và nghĩ thầm “ở tỉnh này đâu có ai là nhân vật quan trọng tên Ổi đâu, mà cái chết của anh ta lại khiến cho mấy bà, mấy cô nầy xúc động mạnh, mặt mày cứ dàu-dàu ủ -dột, làm việc không muốn nổi!!
Tò mò ông bác sĩ mới xuống nhà xác để coi thằng Ổi là ai. Thì ra đó là một thanh niên mới chết vì tai nạn, có gương mặt bình thường, vóc dáng hơi nhỏ con thôi, chứ đâu có gì lạ! Bác sĩ bèn giở tấm đắp ra mới giật mình; choáng váng!!! “Thằng Ổi con”... mới đáng khiếp vì kích thước, khuôn khổ và hình dáng cũng gúc-mắt, u nần như cái tên của nó vậy… Ông bác sĩ vở lẽ ra gật gù; tủm tỉm:
- À! thì ra thế đấy...!
Bác sĩ bèn cắt phăng của lạ, quấn vải cẩn thận, bỏ vào túi áo blouse!! Cũng đến giờ, ông vội lái xe về nhà ăn cơm trưa, định sau đó mới đem cái của quí nầy vào phòng thí nghiệm nghiên cứu..
Về đến nhà trong lúc bác sĩ đi rửa tay, rửa mặt để ăn cơm, bà vợ soạn đồ bỏ giặt, ông bỗng nghe vợ mình thét lên:
- Trời ơi! Bộ thằng Ổi chết rồi hả anh???!!

Đàn ông con trai nước Vệ hăm hở lên đường với hành trang Lời Mật , Bánh Vẽ của Minh Giáo chủ , ban phát qua sự giúp đỡ của Tề quốc đại nhân , tên gọi Hông Mao .

Đi ta đi phỏng giái miền Nam.
Phá hết bốt đồn , quyét sạch bóng quân xâm lược
Vì ĐỘC LẬP TỰ DO ta giành BO BO
(1)
Giành lấy NHỮNG NHÀ TO , boác kính yêu đang cùng MÁ CHÁU hành quân ...

Để khích động hờn căm , các nhạc nô ,được lệnh sáng tác những bài hát trên . Trong khi nước Ngụy dù phải chiến chinh để tự vệ , chống Vệ nhà Sản ,vẫn trị dân theo nhân bản,dân quyền . Văn hoá dạy tôn trọng Nhân Vị , phát triển dân tiến , dân trí , dân sinh ... ca nhạc kịch vẫn nặng tình yêu quê hương đất nước và con người !!!

Nên dù đã 41 năm trôi qua nhạc miền Nam vẫn sống mãi , sống hùng sống mạnh . Nhạc đỏ muôn ... muôn đời ... đi sau ... xách dép cho VNCH !

Dù xương trắng núi dài , sọ ngập rừng sâu , nhưng chưa đến NGƯỜI VIỆT NAM CUỐI CÙNG thì vẫn phải tiếp tục SINH BẮC TỬ NAM ... theo Minh giáo chủ ; đã nặng lời thề thốt với Hồng Mao Tề quốc . Hãy nghiền ngẫm câu chuyện dưới đây , để cảm thông cho kiếp người nước Vệ thưở ấy :

Nó sống kham khổ ở vùng ấy đã bao lâu?
- Cháu nghe ông sư phó nói lại là ngót nghét sáu năm.
- Khổ thân con tôi, trai đương thì hơ hớ... Anh Quân này, lũ dân thường như chúng ta, chịu cực đủ điều, bóp miệng bóp mồm, bóp cả đến con c... Tụi tướng lĩnh nó có khổ như thế đâu? Ra Bắc vào Nam, đâu đâu chúng nó cũng có đàn bà. Ngày xưa thì là phi là thiếp, giờ thì các đồng-chí-nữ phục vụ! Trò đểu, thời nào cũng giống nhau là thế !
- Vâng.
- Biết vậy mà có ai dám nói đâu?... Như tôi, ngang ngược bậc nhất làng này cũng phải kéo anh ra đồng trò chuyện. Kiếp dân đen, miên man cơ khổ. Bao nhiêu người chết đi, từ cụ Đề, cụ Phan tới ông Nguyền Thái Học... Bao nhiêu sinh linh mới đổi được lá cờ độc lập. Nhưng bọn thực dân da trắng cút đi thì lại mọc lên bọn cường hào, ác bá da vàng!?
- Vâng.
- Nhưng ta hiểu riêng với nhau thế thôi, anh Quân nhé... Chớ để cho ai biết. Anh em, họ hàng, bè bạn bây giờ rình mò tố cáo nhau còn hơn chồn cáo. Thời này, gương mặt người cũng biến dạng đi, không còn giống cái mặt người...
(2)

Thiên chức ,người phụ nữ sinh ra để làm MẸ . Thế mà nước Vệ thời nhà Sản kềm kẹp , cấm đoán cả yêu đương ! Làm chuyện trái ngược với thiên nhiên . Chưa yêu thì khoan yêu . Lỡ yêu thì khoan cưới . Lỡ cưới thì khoan con !!! Một xã hội loài người hay xã hội loài vật !!! ???

Nghiêng đồng đổ nước ra khơi
Vắt đất ra nước thay trời làm mưa !

Cho nên chuyện gì đến phải đến !!! Một xã hội thiếu đàn ông ... mà quá thừa đàn bà !! Cả một thời kỳ huy hoàng vàng son cho các đấng râu mày không phải đi Sinh Bắc Tử Nam vào thưở ấy .
Tệ nạn tràn lan , hủ hoá khắp nơi , phá thai đưa lên quốc sách , dù không văn bản , từ đó miền Bắc mới có " cao thai " " cao nhau " . Hy vọng Thằng Ổi của T/v BB là đấng mày râu của nước Vệ nhà Sản thuở í !!!


 
Không đề tên tác giả

Chú thích

(1): BO BO là thức ăn cho ngựa ,xin từ Liên sô cho cả nước ăn thì không rõ , chỉ rõ là miền Nam VN được nhai nó thay cơm sau 75 .Đặc tính : ăn sao ra vậy ! Chắc hẳn không thích hợp cho bao tử con người !
(2): Trích đoạn chuyện Vô Đề của Dương thu Hương .

 

 

Khẩu Hiệu - Thái Bá Tân


KHẨU HIỆU
















Hình như cả thế giới
Chỉ bốn nước, đó là
Việt Nam và Trung Quốc,
Triều Tiên và Cu ba

Là còn có khẩu hiệu.
Không những có mà nhiều.
Không những nhiều mà lớn.
Không những lớn mà điêu.

Khẩu hiệu đỏ rực phố.
Khẩu hiệu đỏ rực làng.
Khẩu hiệu trong phòng họp,
Nền đỏ và chữ vàng.

Mà khẩu hiệu gì nhỉ?
À, thi đua, muôn năm.
Muôn năm cái gì nhỉ?
Muôn năm cái quyết tâm.

Hình như có qui luật
Là không gì trên đời
Muôn, muôn năm, mãi mãi,
Cả vật và cả người.

Vậy thì sao khẩu hiệu
Lại cứ hô muôn năm?
Hay nghĩ cứ hô mãi
Là sẽ thành muôn năm?

Nói thật với các bác,
Tôi không dám ra ngoài
Vì sợ thằng khẩu hiệu
Làm lóa mắt, ù tai.

Lại còn thi đua nữa.
Mà thi đua cái gì?
Làm việc tốt, học tốt?
Thôi, đừng vờ, quên đi.

Chỗ thân tình, hỏi thật,
Vừa họp thi đua xong,
Có ai trong các bác
Làm việc tốt hơn không?

Hình như trên thế giới
Chỉ bốn nước, đó là
Việt Nam và Trung Quốc,
Triều Tiên và Cu Ba

Là có cái thằng ấy,
Thằng thi đua, phong trào.
Thi đua là yêu nước.
Không thi không yêu sao?

Cũng chỉ bốn nước ấy
Dẫu dân kêu nhiều lần,
Có hộ khẩu, và đất
Là sở hữu toàn dân.

Nếu phải hô khẩu hiệu,
Tôi chỉ hô một câu:
“Đả đảo các khẩu hiệu!”
Nói thật, không đùa đâu.

Thái Bá Tân

Friday, August 26, 2016

Chí Phèo Ôn Cố Truyện - Chu Mộng Long


Chí Phèo ôn cố truyện

 
Chu Mộng Long – Chỉ xin phép Nam Cao đính chính truyện cũ. Văn chương không liên quan đến một thực tại xác định nào, mặc dù tiểu thuyết, theo M. Bakhtin, là thể loại luôn ở thì hiện tại tiếp diễn. Nói vậy để phòng ai suy diễn, áp đặt tùy tiện thì tự chịu trách nhiệm nhé!
                       Nhà văn nhà veo chỉ có tưởng tượng chứ không có căn cứ nào về sự thực.

Trước khi đăng chính thức truyện này, xin kính cụ Nam Cao một lạy. Có gì không phải mong cụ thứ tội!

 


Rừng là sinh mệnh của con người. Tàn phá rừng là tự sát!

     Chiều chiều, hắn ngồi cạnh bờ sông. Con sông trơ sỏi đá, không còn giọt nước. Phía bên kia là vạt rừng. Cái vạt rừng thời trẻ thơ của hắn thật hùng vĩ, bây giờ trần trụi, ghẻ lở. Mặt trời đỏ lòm lom vắt ngang qua vạt rừng, hắt thẳng vào mặt hắn từng tia nắng dữ dội. Những vết sẹo trên mặt hắn co giật liên hồi, chừng như những viên đạn đang bắn chiu chíu vào da thịt.

Hắn ngồi canh rừng. Sau vài ba năm hắn được cụ Bá, cụ Lý cất nhắc làm trưởng nhóm trương tuần thì rừng đã ngổn ngang xác chết. Hắn mường tượng những thân cây chục người ôm đang gào lên đòi mạng. Khi mặt trời đổ ụp xuống bên kia núi thì hắn bỏ chạy, vừa chạy vừa chửi. Mẹ kiếp, sao không đòi mạng cụ Bá, cụ Lý. Rừng còn đếch gì nữa mà bắt hắn phải ngồi canh…

Hắn bắn vài ba phát chỉ thiên chẳng trúng vào ai để tự trấn an rồi về nhà ngủ.

Đêm hôm ấy, cụ Bá gọi hắn sang nhà khẩn cấp sau khi khâm sai đại thần cùng quan toàn quyền trát lệnh kiểm điểm về vụ phá rừng. Hắn cầm chai rượu ngoại nốc một hơi rồi khật khưỡng sang nhà cụ tiên chỉ.

Cụ Bá ngồi trên tấm phản gỗ huỳnh đàn. Xung quanh toàn những đồ gỗ chạm trổ rồng phượng trị giá nghìn tỉ, kể cả sàn nhà, tường nhà cũng lát, ốp toàn gỗ quý. Bình sinh cụ vốn yêu thiên nhiên, mọi sản vật của núi rừng đều theo nhau về nhà cụ. Bên cạnh có cụ Lý, (không phải Lý Cường con cụ Bá như Nam Cao xuyên tạc là cha truyền con nối đâu à nhen), người trực tiếp chăm lo vật sự lẫn nhân sự của làng. Thấy hắn khật khưỡng bước vào, cụ Bá ra hiệu gia nhân đóng kín cửa rồi gõ chiếc tẩu bộp bộp ba phát xuống phản, cất giọng rất sang:

– Anh không làm người tử tế được phút nào ư? Tối nay mời anh qua đây có chuyện đại sự, sẵn anh Lý thông báo luôn kết quả kiểm điểm và thay đổi nhân sự của hội đồng tiên chỉ cho anh nghe. Anh bình tĩnh mà chấp hành.

Lẽ ra hắn chửi vài ba câu cho khoái khẩu, nhưng lần này thấy không khí nghiêm trang, lại liếc qua thấy cụ Lý vẻ mặt trịnh trọng như ngồi bô, hắn tự dưng thấy tỉnh rượu, cố im lặng và tỏ ra lành như đất. Cụ Lý hắng giọng mấy cái rồi cất giọng ngậm hột thị:

– Cụ Bá thương anh, không chỉ cho anh đất, lại còn bổ anh đứng đầu bọn trương tuần để canh giữ rừng. Bây giờ rừng bị chặt phá, anh phải gánh trách nhiệm…

Nghe đến đấy, hắn không thể im lặng được nữa, bèn văng một hơi:

– Đéo mẹ các bậc tiên chỉ, sao lại một mình tao phải chịu? – Hắn đứng dậy chỉ tay vào tấm phản và từng loại đồ gỗ quý hiếm, chỉ thẳng tay vào mặt Lý trưởng – Những thứ này ở đây, và đéo mẹ, cả hàng tấn gỗ ở bên nhà thằng Lý mày nữa, ở đâu ra? Tao mà canh giữ rừng nghiêm ngặt, chúng mày có được manh chiếu rách để ngồi kiểm điểm tao không?

Cụ Lý đập tách trà cái bộp xuống phản ra oai:

– Này anh Chí, đừng vu khống. Bằng chứng đâu? Án tại hồ sơ, anh sẽ bị khởi tố hình sự đấy! Ngày mai đưa ra hội đồng dân biểu, trước tiên là anh bị cách chức cái đã!

Cụ Bá liếc nhìn chỗ mặt phản mà tay cụ Lý vừa đập, thoáng chút xót xa cho cái mặt gỗ huỳnh đàn, lại nhìn gương mặt Chí đang hằn lên những đường nhăn dữ dội, những vết sẹo đỏ bầm như thịt trâu nướng. Thấy căng, cụ Bá dịu giọng:

– Các anh bình tĩnh, dù sao cũng đồng liêu với nhau. Có gì thì cũng không nên mất đoàn kết, bọn thù địch sẽ lợi dụng chống phá. Theo tôi, ngày mai anh Chí cứ nhận tội trước hội đồng dân biểu, tạm từ chức rồi tôi tính kế cho, không để anh thiệt đâu!

Biết cụ Bá già đời lọc lõi, nhưng cái giọng ngọt như mía lùi ấy vẫn làm hắn cảm thấy nguôi ngoai. Hắn lầm lì rót rượu mời hai cụ rồi lặng lẽ ra về, không nói một câu.

Đi giữa chừng, hắn bỗng giật mình rón rén quay trở lại nhà cụ Bá. Cửa đóng kín. Hắn phải áp tai thật chặt vào khe cửa để nghe. Bên trong lời cụ Bá văng vẳng tiếng được tiếng mất, nhưng hắn vẫn đủ tỉnh táo để đoán ra: – Quan toàn quyền và khâm sai đại thần… đòi khởi tố vụ án. Ông liệu mà hủy hết tang chứng vật chứng, kẻo thằng Chí nó khai thì cả lũ chúng ta ăn bùn.

Cụ Lý hốt hoảng:

– Tang chứng thì không còn, nhưng vật chứng… chẳng nhẽ đốt hết hàng tấn gỗ nhà chúng ta sao?

Cụ Bá vỗ vai cụ Lý:

– Anh non lắm. Là tôi nói vo vậy thôi chứ sao phải hủy vật chứng khi nó đã là thành phẩm. Luật không truy gỗ thành phẩm. Mà nhà quan trên cũng bạt ngàn gỗ quý, kể cả ngai vàng của nhà vua, ghế của quan toàn quyền, ai truy nguồn gốc mà sợ? Chúng ta có được cái gia tài này cũng thối cả móng tay đấy chứ!

Im lặng một lúc, cụ Bá lại lên tiếng:

– Đến lúc cho thằng Chí chết trong tù được rồi, để nó ngày nào mang họa ngày nấy…

Hắn nghe đến đó thì nhẹ nhàng rời khỏi nhà cụ Bá…

Sáng sớm hôm sau, hắn đến nhà cụ Bá. Hắn không vừa đi vừa chửi. Mà chửi làm gì. Chửi trời thì trời bảo thù địch. Chửi đời thì đời bảo hàng tôm hàng cá. Chửi cả làng Vũ Đại thì làng Vũ Đại chửi lại còn kinh hơn. Hắn không còn đủ sức chửi thi. Hắn giấu khẩu súng trong người. Nam Cao bịa là dùng dao cho giống phim bạo lực hay kinh dị chứ sự thực là súng. Hắn đẩy cửa bước vào nhà cụ Bá. Cụ Bá đang ngồi ghếch chân lên bàn xỉa răng. Thỉnh thoảng khều được miếng thịt đỏ lừ, cụ đưa lên mũi ngửi rồi cho vào mồm nhai lại. Cụ đưa chiếc tăm dài cả gang tay được chuốt bằng cật tre bóng nhẫy lướt ngang qua hàm răng giả kêu tanh tách rồi vắt lên mang tai. Cụ hớp một ngụm trà, súc ùng ục và xem lại giấy tờ chuẩn bị cho cuộc họp hội đồng dân biểu. Vừa nuốt ngụm trà xuống yết hầu thì thấy Chí bước vào với tư thế đàng hoàng, cụ cả mừng:

– Tôi mời anh tách trà. Trà sạch dân trồng riêng biếu cho cung đình chứ không phải trà bẩn cho lũ dân đen dùng đâu. Tinh thần của anh như vậy là rất tốt. Anh nhận trách nhiệm và từ chức là bảo vệ uy tín cho bề trên. Sau này tôi sẽ cất nhắc anh một chức vụ khác.

Cụ đến vỗ vai động viên hắn. Tưởng hắn lạy cụ, cảm ơn cụ như mọi lần. Không ngờ hắn lạnh lùng rút súng ra đưa vào bụng cụ Bá. Hắn nói:

– Thưa cụ, con đéo thèm làm chức vụ gì nữa. Con muốn được làm người tử tế.

Hắn bóp cò. Một đòm, hai đòm, ba đòm, bốn đòm. Cụ Bá ngã lăn quay, máu chảy ộc ra lênh láng. Nhà cụ Bá cách âm tốt, gần như xung quanh không ai nghe gì. Hắn đi sang nhà cụ Lý, cách đó chừng trăm rưỡi mét. Cụ Lý đang ngắm nghía mấy bộ đồ gỗ hoành tráng, khi ngoảnh lại thì đã thấy hắn đứng sau lưng. Hắn lại chĩa súng vào bụng ngoéo cò. Một đòm, hai đòm, ba đòm. Cụ Lý giãy giụa một hồi rồi mới nằm im. Hắn ôm đầu cụ Lý nói to vào tai: “Bây giờ thì tao với bọn mày chỉ còn được mấy tấc gỗ tạp, nhớ chưa?”

Còn một viên đạn, hắn ung dung đưa lên đầu và đòm một phát. Phát súng này thì mọi người nghe được và cả làng chạy đến. Người ta thấy hai cụ kia đã nằm im, coi như từ trần gian đã chuyển sang từ trần, còn hắn thì đang giẫy đành đạch, ở giữa trán bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói gì, nhưng không ra tiếng. Và coi như hắn từ sống chuyển sang chết. Chết ngoẻo.

Cả làng Vũ Ðại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi: “Thần rừng nổi giận đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc ra: “Thằng nào chứ ba thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”. Mừng nhất là bọn hào lý ở trong làng. Họ tuôn đến hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn người nhà bằng những con mắt thỏa mãn và khiêu khích. Một số bậc tiên chỉ ngồi chiếu dưới cụ Bá, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ, trước mặt bao người: “Kì này khỏi phải họp hành lôi thôi bầu bán cho mệt, thằng trưởng chết thì thằng phó lên thay. Thằng phó là thằng vui nhất”. Bọn đàn em giang hồ thì bàn nhỏ: “Mấy thằng mọt già ấy chết, anh em mình nên ăn mừng”. Những người biết điều thì hay ngờ vực, họ chép miệng nói: “Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu…”. Nhà chức trách tỏ ra vô cùng đau xót trước sự mất mát lớn lao không gì bù đắp nổi của những người con ưu tú.

Riêng bọn vô lương thì cả ngày mang chuyện ra giễu cợt trên nỗi đau tột cùng của thảm án! Mà bọn này đông lắm. Chúng cứ cười tự nhiên nhi nhiên không biết nghĩa tử nghĩa tận là gì…

Tháng cô hồn 2016
C
hu Mộng Long

304Đen - Llttm

 

 

Nghe Sông Trở Mình Buồn - Thuyên Huy


Nghe Sông Trở Mình Buồn

 Nhớ một lần qua Bến Kéo - Tây Ninh của nửa đời người trước

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chiều nghe sông trở mình buồn
Người qua bên ấy phố luồng tiếng mưa
Đường quen cũng sỏi đá xưa
Cũng hoa phượng úa cuối mùa hạ đi
Ngữa tay hứng giọt xuân thì
Nửa ôm thương tiếc nửa ghì nhớ nhung
Người cho tôi chút thẹn thùng
Để đêm mông mị ngại ngùng gối chăn
Duỗi đời mòn vết xe lăn
Một mai tình chợt tình giăng mắc sầu

 
Thuyên Huy