Saturday, November 28, 2015

Chuyện Tình Người Mang Theo Đó - Thuyên Huy


Chuyện Tình Người Mang Theo Đó

 


 
 
 
 
 
 
 
 
Người mang theo đó một chuyện tình
Bỏ đây ngày tháng cũ buồn tênh

Nhạt nhòa mưa nép bên hè vắng
Buông tiếng thở dài phố lặng thinh

 
Đường dốc mù mờ sương khói xưa

Bên nhau chờ đuổi gió giao mùa
Bâng khuâng hôn trộm lên tà áo

Hỏi nhỏ lòng nhau yêu đến chưa

 
Tôi đứng nhìn theo ở cuối đường

Xa mờ  xe  khuất bóng chiều buông
Nắng chia đôi ngả buồn đi vội

Bỏ hoàng hôn tím một trời thương

 
Tôi đốt tình tôi giữa chợ đời

Để còn có được những ngày vui
Đi về hai buổi con đường vắng

Chưa buồn nghe tiếng lá thu rơi

 
Tình đó người mang chắc cũng sầu

Tôi người ai nở phụ lòng nhau
Phương xa người khép đời định mệnh

Nơi này tôi mang trọn nổi đau

Thuyên Huy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bất Chợt Thu Về Đầu Hạ (Chương Tám) - Thuyên Huy


Bất Chợt Thu Về Đầu Hạ (Chương Tám)

 
 


Chương Tám

 

     Đám ve bỏ đi từ những ngày đầu thu, giờ kéo nhau về mở hội mừng hè đến trên hàng cây sao cuối đồi. Hàng phượng già nua quanh sân trường và dọc hai bên đường lên ký túc xá một mùa nữa rộn ràng nở hoa. Phượng tím đỏ ngập sân trường và tím đỏ cả một trời trên phố chợ. Tiếng ve kêu len vào từng khung cửa lớp học. Học trò lớn nhìn nhau buồn buồn, tiếng thầy cô giảng bài như khúc kinh chiều buông lỏng thiếu hồi chuông thánh đổ. Không bao lâu nữa ngày thi cũng tới, lớp học sân trường hờ hững thêm lần tiễn người đi, có người đi rồi về và người đi biền biệt. Cỏ bắt đầu úa vàng từng cụm trong sân, bóng nắng xuyên qua từng dấu chân trên lối rẽ. Xác phượng chưa kịp rụng, đám học trò nhỏ đã vội rủ nhau ngắt khỏi cành, ép vào tập vở. Ký túc xá mùa này đèn phòng học vẫn còn sáng quá nửa khuya, tiếng sách lật sang trang có đêm át cả tiếng bọn lớp nhỏ ngái trong nhà ngủ.




    Sáng thứ bảy, vừa phụ cô quản lý tính toán phần tiền ăn ở cuối năm, để kịp trả lại cho học trò nội trú trước khi ký túc xá đóng cửa thì Tường lái xe honda vào tìm tôi. Hai thằng ngồi trên bực thềm của hành lang trước phòng tiếp khách, nắng chưa lên hẳn ngoài sân. Vài ngày nữa là cuối năm học, bọn tôi sẽ tấp tểnh khăn gói xuống Sài Gòn thi, lần thi định mạng cho tuổi đời mười tám. Tường hỏi tôi nhiều về Chiêu hơn ngày thường và xem ra có vẻ muốn nói cái gì đó. Bọn tôi chơi thân với nhau, vui buồn lẫn lộn, nhưng chuyện riêng tư của tôi và Chiêu chỉ có Thảo Ly, hai cô Thu và Quyên biết. Tường tuy là bạn khá thân nhưng tôi chưa hề nói gì về chuyện tình yêu này. Chiếc xe lôi máy đến đón cô quản lý ra chợ để nổ máy chờ ngoài cổng rào. Cô quản lý đi rồi, tôi và Tường thả bộ ra cái quán nước đầu cổng trường, giàn hoa giấy đỏ mong manh rụng bên vệ đường vẫn còn ướt đẩm sương đêm. Tiếng nhạc pha lẩn mùi cà phê tan tác loang theo chiều gió sớm về phía bên kia sông, ở một góc đường dăm ba cành cây khô nằm trơ trụi lá.

    Đứa con gái con bác chủ quán, học trò cô Quyên, bưng hai ly cà phê ra bàn, thấy tôi gật đầu chào, hỏi tôi hôm nay uống cà phê sớm vậy rồi bỏ đi ngay không đợi câu trả lời. Tường cầm lấy ly, hơi nóng tỏa lên như khói thuốc, đưa lên nhấp chút xíu rồi nhìn tôi

- Chừng nào mầy về dưới, đi Sài Gòn luôn hay ghé Bến Cầu trước?

Tôi vẫn để ly cà phê nằm yên trên bàn, nhìn mông lung ra đường trả lời:

- Tao cũng chưa biết, nhưhg chắc phải ghé nhà rồi mới đi.

- Có lẽ tao xuống Sài Gòn trước, tao chờ mầy ở dưới.

    Qua lại vài câu rồi hai thằng lặng thinh không nói gì thêm nữa, ngoài kia nắng lên vàng theo màu cỏ úa, quanh sân trường lưa thưa đôi tiếng ve sầu gọi bạn. Tường sửa lại thế ngồi, trông hắn có vẻ muốn cái gì đó, không giống ngày thường. Thấy vậy, không chờ hắn lên tiếng tôi hỏi ngay:

- Mầy có chuyện gì hả?

Tường ngài ngại gật đầu thay vì trả lời, tôi nói tiếp:

- Nếu mầy thấy tao có thể nghe thì nói, xem tao giúp được gì không, còn nếu không thì thôi.

Tường một lần nữa cầm ly cà phê lên nhưng không uống, nhìn tôi một hồi lâu, để cái ly xuống bàn lại chầm chậm nói:

-Tao không biết nói sao đây, tao không ngờ là tao yêu Chiêu mầy ạ!

Tôi chết đứng trong lòng, không phải Tường không ngờ mà chính tôi cũng không ngờ. Câu nói của Tường quay vòng trong đầu, tôi cầm vội ly cà phê lên uống một hơi quên mất cái đắng thấm đầu môi, cố làm ra vẻ bình tỉnh và cảm thông nhưng tim mình đau nhói.

- Chiêu biết mầy thương cô ta không, tôi nhẹ giọng hỏi Tường.

- Có thể, nhưng tao chắc phải nói chớ không nói thì làm sao Chiêu biết được.

- Không còn bao nhiêu ngày gặp nhau, chừng nào mầy mới nói ra, tôi hồi hả hỏi Tường.

Tường bỗng ngừng ngang đó, nhìn ra cổng trường, mấy cánh cửa sổ dãy phòng học của Chiêu hờ hửng khép, rồi đứng dậy trả tiền. Tôi bỏ ra chờ trước quán, hai thằng lặng thinh đi bộ dọc trên lề trở lại ký túc xá. Bất chợt dưới cái nắng giữa ngày trong hồn tôi mưa từng giọt đổ buồn thiu buồn thít. Tường đẩy xe honda ra, ngồi lên yên chưa nổ máy nhìn tôi:

- Thôi để thi xong rồi tính.

Tôi gật đầu chào hắn:

- Mầy tính vậy cũng xong, không gấp gáp lắm đâu!

Tường thấy vui lên mặt, vừa nổ máy xe vừa sửa lại thế ngồi. Tường bỏ đi rồi, tôi ngồi đại xuống bực thềm trước phòng tiếp khách, hồi chuông cúng ngọ của chùa Trúc Lâm vọng về từ hướng chợ cũ theo chiều gió ngược tiếng mất tiếng còn. Mùi cơm nóng tỏa ra từ phía nhà ăn, tôi thấy mình không đói.
 
 
 

    Ngày học cuối, xác phượng phủ kín một màu đỏ thẩm trên những lối đi quanh sân trường. Lớp học không có phấn trắng, không sổ điểm danh. Học trò, thầy cô, ai nấy buồn hiu theo tiếng ve tiễn biệt. Học trò lớn nhỏ tụm năm tụm ba đầu sân cuối lớp, chuyền tay nhau viết vội mấy hàng trên trang lưu bút. Rồi cũng cảnh kẻ ở người đi, cũng cảnh ngậm ngùi nhung nhung nhớ nhớ như năm nào. Bọn tôi, đứa đứng đứa ngồi quanh hàng cây trứng cá dọc theo hành lang phòng khánh tiết trường, không ai nói gì nhiều. Trường tan học giữa trưa. Học trò từng cặp lặng lẽ ra  cổng, tiếng chuông reo kéo dài như muốn khóc. Một lần nữa, cái cổng trường hờ hửng khép sớm hơn thường lệ. Như đã bàn trước, bọn tôi cùng cô Thu, cô Quyên thả bộ ra chợ cũ ăn trưa. Đường vẫn còn đông nghẹt học trò, nắng trưa chang chang đổ. Ăn xong, Tường có chuyện phải ra chợ mới, tôi hẹn lát nữa gặp lại Chiêu rồi trở lại ký túc xá lấy túi xách, đến tạm ở nhà mấy cô một đêm để mai đón chuyến xe đò sớm về Bến Cầu.

Chờ cô quản lý khóa cổng, tôi nói vài câu cám ơn và giã từ, cô cũng không  quên chúc tôi nhiều may mắn. Tôi quàng túi xách lên vai, lửng thửng đi xuống đường. Cô quản lý thong thả đi về hướng xóm nhà trong. Từ dưới đường nhìn lên lý túc xá, hoa phượng nở đỏ rực hai bên, ở đó vắng tanh như chiều ba mươi tết. Nắng ở lại một mình, chia nửa cái sân hoang bên sáng bên tối. Tôi đứng đợi xe lôi máy một hồi lâu, vẫn chưa có tiếng ve sầu kêu như mọi ngày.

    Tôi ngồi tán dóc với cô Quyên trước hiên nhà, bông sứ trong căn biệt thự, đầu ngã ba trường cứ tơi tả rụng, tưởng chừng như trời đã cuối thu, mặc dù bây giờ chỉ mới bắt đầu vào hạ. Chiêu đến đúng như đã hẹn, đưa tôi qua nhà cô tư Hòa rồi trở lại chỗ cô Quyên chờ tôi ở đó ăn cơm chiều. Thằng Phúc đứng chơi đá cầu trong sân nhà bên cạnh thấy tôi bỏ mặc cho đám bạn la hét vì thiếu người, chạy vụt vô nhà không kịp cho tôi hỏi han một tiếng. Cô tư từ trong bước ra cùng lúc tôi cũng vừa tới cửa. Cô vò đầu tôi cười, con Hạ với vài đứa bạn lấp ló bên trong xầm xì to nhỏ. Thằng Phúc lăng xăng sắp xếp ghế mặc dù phòng khách không có bao nhiêu chổ ngồi. Tôi ngồi xuống cái ghế đặt cạng bàn học làm bằng gỗ thông sát bên cạnh cô tư. Con Hạ rót cho tôi ly nước xá xị rồi chị em cùng rủ nhau ra sân, trong nhà giờ này không còn ai, trời ngoài kia nắng lưng chừng chiều cứ nghiêng nghiêng đổ. Thằng Phúc chạy trở lại sân nhà bên, tiếp tục trận đá cầu mà nó đã bỏ dở. Còn lại hai cô cháu trong nhà, cô tư hỏi qua loa chuyện học hành, chuyện nhà cửa dưới Bến Cầu, chuyện ăn uống ở Sài gòn ra sao, tôi trả lời cô một cách cặn kẽ như thường lệ. Cô trầm ngâm một lúc rồi nói cho tôi nghe chuyện hơn mười mấy năm trước đây. Tôi ngồi chết trân nghe, tưởng chừng như trời đất chợt dưng bão nổi. Trong cái ánh sáng lờ mờ, xuyên qua khung cửa sổ của nắng chiều đang xuống, mặt cô tư tràn nước mắt.

 

Thuyên Huy

(Còn tiếp)

 

Chia Tay - Tiểu Mai (Nguyên Hải dịch)


Chia tay



 

    Mưa tầm tã dăm sáu ngày liền. Lòng tôi buồn man mác, không thể nào vui lên được. 6 giờ chiều tan học, về đến nhà trọ thì nhận được điện thoại của Hương. Đây là lần thứ ba trong tuần này cô ấy đội mưa từ quê nhà lên đây tìm tôi.

Cái cớ Hương hẹn gặp tôi là để lấy hộp bánh cô ấy để quên ở nhà trọ. Khi đến cửa hiệu sách, tôi nhìn thấy Hương. Em mặc độc một chiếc áo lót dệt kim ngắn tay, tay trái xách túi, chắc trong đó là quần áo để thay, tay phải cầm chiếc dù gấp mầu đỏ. Dưới trời mưa như trút, thân hình mảnh mai của Hương trông thật yếu ớt. Trời lạnh thế này lại mưa nữa, sao cô ấy dám liều mạng chạy đến đây, quần áo lại mong manh như vậy ?
Tôi bước lại, bực bội nói: “Em không nên đến đây tìm anh làm gì nữa.” Rồi cứ nhắc đi nhắc lại những câu đại loại như chúng mình gặp nhau không có kết quả gì đâu, chúng mình sống chung với nhau không hợp đâu v.v...

Hương chẳng nói gì, cứ đứng trân trân nhìn tôi. Tôi đưa hộp bánh cho em.
“Anh Du ơi, em nhớ anh quá chừng !”

Tôi lạnh nhạt: “Thôi, quay về nhà đi. Anh đưa em ra bến xe vậy.” Hương không mở dù. Tôi hiểu. Em muốn đi chung dù để có cớ nép người vào tôi.
Tôi xẵng giọng: “Mở dù ra !” Lúc ấy Hương mới chịu mở chiếc dù mầu đỏ của mình. Hai chúng tôi bắt đầu đi, một trước, một sau.

Dọc đường, khi đi qua một quán ăn, Hương nài nỉ: “Anh Du ơi, em ngồi xe suốt cả ngày hôm nay chưa ăn gì, ta vào đây ăn cơm đã, anh nhé.” Tôi dứt khoát từ chối: “Không được !” rồi xềnh xệch kéo em đi về phía bến xe.
Chắc vì trời mưa nên bến xe mới đông thế. Toàn là học sinh và người đi làm tranh thủ về nhà. Đợi 2 chuyến xe mà vẫn chưa lên được, xe nào cũng chật ních người và những chiếc dù sũng nước.
Hương nhìn tôi với ánh mắt của một đứa bé vô tội. Chung nhà trọ với nhau đã lâu nên tôi dĩ nhiên rất hiểu tính em. Tôi cũng thừa biết là trong tiết trời thế này mà ngồi xe cả ngày thì vất vả chừng nào, huống chi trời đã tối rồi mà bây giờ dứt khoát lại phải quay về ngay trong khi chuyến đi chưa đạt kết quả gì cả, ai chẳng bực bội. Suýt nữa thì tôi bị ánh mắt dịu dàng của Hương khuất phục.
Đúng vào lúc định làm lành bảo Hương ở lại đây tối nay, thì bụng tôi lại lên cơn đau buốt tận xương tuỷ, khiến tôi quay trở về với thực tại. Tôi lạnh nhạt bảo: “Chúng mình chịu khó cuốc bộ đến bến xe sau vậy.”

... Ngày ấy, Hương là cô gái duy nhất trong số 4 sinh viên chúng tôi thuê phòng trọ ở cùng một tầng lầu. Bọn tôi sống với nhau rất vui, cứ như anh chị em một nhà, thường rủ nhau cùng đi ăn lẩu, xem phim v.v... Chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện lại có một ngày Hương trở thành người yêu của mình.
Chúng tôi thực sự yêu nhau vào khoảng thời gian Hương đang học năm thứ tư thì phải. Khi ấy hai đứa đã ở cùng tầng nhà trọ được hai năm rồi, đã dần dần gắn bó với nhau. Sau ngày ra trường, Hương về quê làm kế toán trong một nhà máy, tôi học tiếp năm cuối. Mối tình giữa hai đứa chúng tôi được duy trì là nhờ những chuyến xe liên tỉnh này từ quê em chạy đến đây.
Lúc ra tới đường lớn, chúng tôi vẫn đi hàng dọc như cũ. Tôi sải bước đi trước. Em lẽo đẽo đi sau, tay giương chiếc dù đỏ đã bị gẫy mất một nan, vẻ tội nghiệp như một đứa bé bị mẹ mắng.
Hè phố hẹp, người lại đông như kiến. Dưới đường, ô tô chạy vùn vụt sát vào vỉa hè. Thế mà có lúc em thất thểu đi như kẻ mộng du mất hồn. Mấy lần ngoái đầu lại nhìn, thấy thế lòng tôi bỗng dào dạt xúc động. Tôi định ôm lấy em và thú thật tất cả. Em ơi, anh đang đóng kịch tàn nhẫn lừa dối em đấy. Nhưng tôi đã kịp ghìm được nỗi xúc động chẳng nên có ấy, cứ để cho tình yêu cùng cơn đau dạ dày hành hạ mình. Tôi tiếp tục nắm lấy cổ tay bé nhỏ và hơi run run của Hương, kéo em đi vào lề đường phía trong, chỗ có mái nhà nhô ra.
Lúc sắp đến bến xe sau, chúng tôi đi qua một hiệu ăn nhỏ quen thuộc. Ngày trước hai đứa hay rủ nhau vào đây.

“Anh Du ơi ! Em thèm được ăn một bát mỳ vằn thắn quá anh ạ. Chúng mình vào đây một lát, anh nhé ! Em xin anh đấy, ăn xong em sẽ lên xe về quê ngay, được không anh ?” Lần này, tôi mềm lòng trước lời cầu xin ấy, nhưng vẫn cố tình làm mặt sưng sỉa.
Tôi gọi hai bát vằn thắn rồi ngồi chờ, giở tờ báo trên bàn ra thản nhiên đọc, không nói không rằng. Hương ngồi một lát rồi đi tới chỗ có đặt cuốn sổ vàng ghi lời lưu niệm của khách hàng. Tôi biết, em muốn tìm lại trang có những dòng chữ chúng tôi viết cách đây nửa năm.
Nếu tôi không nhớ nhầm thì trang giấy ấy viết như sau: “Du và Hương cùng đến đây. Du gọi một đĩa sò huyết kiểu Pháp, Hương gọi một bát vằn thắn. Cầu trời cho Du và Hương mãi mãi ghi nhớ không bao giờ quên bữa ăn ấm cúng này. cầu cho hai đứa bên nhau trọn đời.”
Khá lâu sau mới thấy em quay lại, hai hàng nước mắt chảy dài trên mặt: “Anh ơi, em chẳng thấy trang giấy ấy đâu cả !”
Lòng tôi đau quặn. Một cơn đau chưa từng có dội lên trong lồng ngực. Tôi chỉ có thể làm được một việc duy nhất là đưa cho em tờ giấy ăn để lau nước mắt, rồi vớ lấy tờ báo giả bộ đọc để che mặt khỏi phải nhìn thấy em. Ăn xong, chúng tôi ra cửa. Tôi giương chiếc dù mầu đen của mình lên. Hương vẫn đứng đấy, không giương dù, chắc là có ý định cứu vãn tất cả một lần chót.

Hương hỏi: “Anh bịa ra cái chuyện anh yêu một cô gái, phải không ? Em biết mình cũng có tính dễ dãi, nhưng em có thể sửa được, anh ạ. Chúng mình làm lại từ đầu được không, anh ?”
Tôi chỉ lắc đầu. Sau đấy chẳng ai nói gì nữa, hai đứa thẫn thờ đi ra bến xe.

... 4 năm trước, bác sĩ chẩn đoán tôi bị ung thư dạ dày. Nhờ được phát hiện sớm nên lúc ấy tế bào ung thư còn chưa di căn ra chỗ khác trong cơ thể. Bệnh viện chỉ cắt một phần ba dạ dày và vài bộ phận liên quan là ổn. Sau khi xuất viện, tôi về nhà sinh hoạt bình thường. Thậm chí tôi đã quên bẵng chuyện mình từng bị ung thư dạ dày, vì thế không đến bệnh viện để kiểm tra lại. Cho tới cách đây một tháng, sau khi bụng đau liền hai tuần không theo quy luật nào, tôi mới nhớ lại cơn ác mộng cũ của mình.
Mới đầu tôi chẳng bận tâm lắm, cứ tưởng là cơn đau dạ dày bình thường, chỉ cần uống vài lọ thuốc là khỏi. Nhưng rồi cơn đau càng ngày càng dữ dội không thể nào chịu nổi.
Gia đình kiên quyết bắt tôi đi khám bệnh. Phim chụp X quang cho thấy dạ dày có một vùng tối khá lớn, chứng minh điều suy đoán chúng tôi không ai muốn. Tế bào ung thư đã di căn ra khắp cơ thể, toàn bộ hệ tiêu hoá đều có dấu vết của chúng. Bệnh đã đến thời kỳ cuối. Cuộc đời tôi đang ở giờ phút rực rỡ nhất bỗng trượt thẳng xuống dốc đến tận điểm chót.

Tôi quyết định tự tử để giảm đến mức nhỏ nhất nỗi đau cho những người thân và cho chính mình. Có điều, tôi không được để họ phát hiện ý định ấy, nhất là Hương, người tôi yêu thương nhất đời, nhưng lại chưa hề biết gì về chuyện bệnh tật của tôi. Em còn trẻ, không được để em phải gánh chịu nỗi đau do sự bất hạnh của tôi gây nên. Nghĩ vậy, tôi bắt đầu thêu dệt một số chuyện để lừa dối Hương. Cách làm ấy thật tàn nhẫn, nhưng lại là cách triệt để nhất để cắt đứt được mối tình đã hun đúc trong ba năm qua giữa hai chúng tôi. Tôi không còn nhiều thời gian. Chỉ ít lâu nữa thôi, em sẽ thấy tóc tôi rụng, người tôi gầy sọm lại, em sẽ thấy tất cả những hiện tượng kỳ lạ khác của ung thư thời kỳ cuối trên người tôi.
Bây giờ màn kịch của tôi sắp thành công rồi, tuyệt đối không được để mình làm khác đi trong giờ phút quan trọng này. Nhất thiết phải diễn cho kỳ xong màn kịch ấy, chỉ nửa giờ nữa thôi là mọi chuyện sẽ đánh dấu chấm hết, tôi nghĩ vậy...

Đến bến xe, người vẫn đông nghịt. Tôi và Hương đứng mãi dưới mưa. Thời gian như đóng băng lại, từng giây từng phút chậm chạp trôi qua trong sự im lặng giữa hai đứa. Bỗng tôi nhìn thấy ánh đèn tín hiệu mầu đỏ của chiếc xe chạy từ phía xa đến, đó chính là chuyến xe Hương sẽ lên.
Tôi gắng kìm nỗi xúc động nghẹn ngào trong lòng, miễn cưỡng thốt ra được một câu: “Em nhớ giữ gìn sức khoẻ nhé, tự chăm sóc mình nhé...” Hương không nói gì, chỉ nhẹ nhàng gật đầu.

“Mở dù ra đi ! Xe đến rồi kia kìa.”
Chỉ nửa giờ nữa thôi, mọi chuyện sẽ chấm hết. Tôi thầm nghĩ vậy. Hương mở chiếc dù mầu đỏ. Dưới trời mưa, chúng tôi trở thành hai sinh mệnh riêng rẽ, một mầu đỏ, một mầu đen.
Xe vào bến, tôi chắn những người phía sau lại để Hương len lên trước. Tôi đứng ở đằng cuối xe. Qua lớp cửa kính mầu nâu, tôi đưa mắt nhìn người con gái đầu tiên và cũng là cuối cùng của lòng mình đang đi khỏi cuộc đời tôi.
Xe nổ máy rời bến. Rốt cuộc tôi không thể nào kìm nén được tình cảm đau thương và hẫng hụt trong tim tôi. Tôi chạy theo xe, ra sức vẫy vẫy tay. Đây là lần cuối cùng trong đời tôi nhìn thấy em. Hai hàng nước mắt nóng hổi trào ra chảy ròng ròng trên mặt tôi, hoà lẫn với nước mưa lạnh giá.
Em đi rồi. Cho tới hôm nay, tôi vẫn chưa nhận được điện thoại của em. Tôi biết em không nhìn thấy những giọt nước mắt trên mặt tôi, bởi lẽ chúng bị lẫn với nước mưa.

Tôi đi, không oán hận, không nuối tiếc. Có điều, kẻ xưng “tôi’ bây giờ không phải là anh Du nữa, mà là Hương, cô gái anh ấy đã viết ở trên. Dựa vào trí nhớ, vào sức tưởng tượng của mình và dựa vào nhật ký của anh, tôi viết thêm mấy câu cuối cùng này sau khi anh mãi mãi ra đi được một năm./.

Truyện ngắn của Tiểu Mai (Đài Loan),
Nguyên Hải dịch

 

 

Người Nông Dân Với Cữu Long Cạn Dòng - Nhóm Phóng Viên Từ Việt Nam


Người nông dân với Cửu Long cạn dòng
 

 

    Người nông dân miền Tây Nam Bộ, trên một nghĩa nào đó, họ ít quan tâm đến chính trị, quanh năm cui cút làm ăn và cố gắng xây dựng cho mình một tổ ấm, vượt qua cái nghèo và sự lạc hậu. Nhưng có vẻ như càng cố gắng bao nhiêu, những nông dân Tây Nam Bộ càng gặp nhiều khó khăn bấy nhiêu. Từ chuyện nguồn nước để tưới tiêu, lượng phù sa để bồi đắp cho cây lúa cho đến nạn ngập mặn, thị trường nông sản bị hàng hóa Trung quốc đè bẹp… Mọi thứ đã làm cho người nông dân vốn dĩ hiền hòa và hồn nhiên trở nên suy tư về thời cuộc, chính trị.

Niềm tin vào nhà nước?

Một người tên Vị, sống ở Long Xuyên, An Giang, chia sẻ:

“Bây giờ ruộng đồng khó khăn rồi, không còn cá, lúa bao nhiêu đâu. Cá thì hiếm hoi, ruộng thì ngập mặn, không còn phì nhiêu như ngày xưa nữa đâu. Mọi thứ khó khăn rồi. Mấy chả ngồi trên đó, mấy chả ăn sung mặc sướng, ăn trên ngồi trốc, ưng nói gì thì nói chứ có quan tâm gì đến ai đâu! Mình thì làm dân ngồi dưới này hả họng như con cóc chờ mưa vậy đó, mấy chả không quan tâm gì ai đâu… Ai chết thì chết, mấy chả đâu có hề hấn gì…!”

Bây giờ ruộng đồng khó khăn rồi, không còn cá, lúa bao nhiêu đâu. Cá thì hiếm hoi, ruộng thì ngập mặn, không còn phì nhiêu như ngày xưa nữa đâu. Mọi thứ khó khăn rồi. Mấy chả ngồi trên đó, mấy chả ăn sung mặc sướng, ăn trên ngồi trốc, ưng nói gì thì nói chứ có quan tâm gì đến ai đâu! -Ông Vị

Theo ông Vị, hiện nay, mặc dù vẫn còn tin vào đảng và nhà nước ít nhiều nhưng người nông dân cảm thấy mình không còn đủ ngây thơ và hồn nhiên để tin vào những luận điệu không có thật từ phía nhà nước. Hay nói chính xác hơn là người nông dân vẫn sợ nhà nước, vẫn biết rằng mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như bày tỏ sự bất đồng đối với nhà cầm quyền nhưng không thể nào tin vào họ được. Bởi bao nhiêu điều họ nói từ trước đến nay đều làm cho người nông dân càng thêm khổ nhiều hơn, không có gì khác.

Giải thích cho vấn đề tin nhà nước bao nhiêu thì nông dân khổ bấy nhiêu, ông Vị đưa ra nhứng câu chuyện về nhà đất, về trái cây và nạn ngập mặn. Ông Vị nói rằng không riêng gì nông dân miền Tây mà bất kỳ nông dân vùng miền nào trên đất nước này đều phải chịu sự chi phối của nhà nước. Cán bộ nhà nước lúc nào nói cũng hay nhưng xét cho cùng thì họ tệ hơn rất nhiều so với các con buôn.

Ví dụ như chuyện hợp tác xã nông nghiệp, đây là mô hình đã giải nghệ cách đây ít nhất là mười năm trên toàn quốc. Nhưng thực tế thì hợp tác xã chưa bao giờ giải nghệ mà nó đi từ chỗ con cá sấu đến chỗ con đỉa. Nghĩa là trước đây nó quá mạnh và sẵn sàng nuốt mọi tài sản của người nông dân vào bụng bằng mô hình kinh tế tập thể, tịch thu mọi nông cụ và tài sản của người nông dân sung vào tài sản chung của hợp tác xã. Cuối cùng, khi hợp tác xã tuyên bố giải thể thì mọi cổ phần cả đời ki cóp của người nông dân cũng đổ sông đổ bể.

Và khi giải thể, hợp tác xã chỉ giải thể trên danh nghĩa chứ hệ thống ban bệ cán bộ và cơ sở vật chất của nó tiếp tục duy trì, biến hành thành cơ sở dịch vụ nông nghiệp, từ mua bán lúa giống đến phân bón, cung cấp nông cụ… Cơ sở dịch vụ này bao từ A tới Z và nó dựa trên những qui định nhà nước để áp đặt người nông dân phải tuân thủ các qui định này, từ ngày xuống giống, bón loại phân gì, phân bổ mùa xuống giống như thế nào… Người nông dân đều phải làm theo. Bởi nếu không theo, các hợp tác xã này sẽ cắt nguồn thủy lợi, vấn đề gieo sạ sẽ không thực hiện được.

 Nói cách khác thì các hợp tác xã này là một tập hợp những con người thừa kế tài sản mà nhà nước đã ép dân phải sung vào trong thời kì kinh tế tập thể để sau đó nó tiếp tục kinh doanh, làm lợi cho chính những thành viên, đội ngũ cũ của nó. Và nguồn phân, nguồn thiết bị, kể cả bình biến thế cung cấp điện dân dụng trước đây đều nhập từ Trung Quốc.

Và hiện tại, nông sản do nông dân sản xuất ra đều bị Trung Quốc đè bẹp bằng cách này hoặc cách khác. Hoặc là để nông dản Trung Quốc tấn công vào tận miệt Tây Nam Bộ, hoặc là để các tư thương, nhà buôn Trung Quốc tha hồ tác oai tác quái trên đất Tây Nam Bộ, làm cho đời sống người dân vốn khó khăn càng thêm khó khăn.

Ông Vị nói thêm rằng vụ ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam và được chào đón cởi mở, vui vẻ trong lúc những người nông dân miền Tây như ông phải đối diện với nạn sông Cửu Long cạn nguồn, biểm xâm thực và bất ngờ thủy điện phía Trung Quốc xả đập làm cho nước sông dâng cao, hư hại rau màu và không có ai đứng ra chịu trách nhiệm về hậu quả… Tất cả như một gáo nước lạnh mà nhà nước đã dội thẳng vào nỗi khốn khổ, sự chịu đựng và công lao xây dựng của người nông dân.

Rồi đây sẽ đến chuyện gì?

Một người nông dân khác tên Thiệt, ở miệt Năm Căn, Cà Mau, chia sẻ thêm:

“Nước bây giờ cạn lắm, cá hiếm hoi lắm, tìm đỏ con mắt cũng không ra con cá đâu. Không giống như ngày xưa tôm cá đầy đồng. Vì nước ở thượng nguồn sông Mê Kông bị nó chặn hết rồi, cá cũng không về nữa. Ngày xưa nước ngập đồng thì cá nó vô đồng để đẻ, bây giờ không có nước ngập đồng nữa, nó lấy nước đâu mà vô đẻ. Bây giờ mọi thứ đều cạn kiệt rồi!”

Nước bây giờ cạn lắm, cá hiếm hoi lắm, tìm đỏ con mắt cũng không ra con cá đâu. Không giống như ngày xưa tôm cá đầy đồng. Vì nước ở thượng nguồn sông Mê Kông bị nó chặn hết rồi, cá cũng không về nữa. -Ông Thiệt

Ông Thiệt cho biết thêm hiện nay đời sống của người nông dân miệt vườn Tây Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn do phía Trung Quốc gây ra. Bởi sông Cửu Long, dù nói gì đi nữa thì đây cũng là huyết mạch của Tây Nam Bộ, sự trù phú, phì nhiêu của Tây Nam Bộ còn hay không là tùy thuộc vào lượng phù sa và lượng nước ngọt trên dòng sông này.

Chỉ riêng số lượng tôm cá trên các con sông, có thể nói hiện nay đã rơi vào tình trạng kiệt quệ, cạn kiệt bởi dòng chảy thay đổi đã làm suy giảm và mất dấu nhiều loài cá. Từ tôm đất cho đến một số loài cá da trơn trên các con sông, các ao hồ đều bị hao hụt đến mức thấp nhất. Nếu như trước đây ba năm, trung bình một mẻ lưới có thể thu về từ mười lăm đến hai mươi kilogram cá thì hiện nay chỉ còn lại chưa đầy năm kilogram cá.

Mặt khác, diện tích ruộng bỏ hoang ở các tỉnh như Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Cà Mau, Cần Thơ ngày ngày càng nhiều bởi ruộng bị nhiễm mặn, không thể tiếp tục trồng lúa. Với người nông dân Tây Nam Bộ nói riêng và với miệt Tây Nam Bộ nói chung, đồng ruộng phì nhiêu và những con sông hiền hòa đầy tôm cá chính là sức mạnh. Nhưng một khi các con sông ngày càng trở nên khô khốc, tôm cá ngày càng ít đi, điều này cũng đồng nghĩa với việc người dân miền Tây mất đi hai nguồn sức mạnh chính để tồn tại, đó là hạt lúa và tôm cá.

Đó là chưa muốn nói đến trong tương lai, không biết đến bao giờ người nông dân miệt Tây Nam Bộ phải bất ngờ vì Việt Nam không còn là một nước xuất khẩu gạo đứng nhất, nhì thế giới. Bởi chuyện đó chắc chắn sẽ diễn ra rất sớm nếu như Trung Quốc tiếp tục hoành hành, giày xéo Việt Nam bằng nhiều cách.

Nhưng đó chỉ là nỗi lòng của người nông dân. Còn với nhà nước, họ vẫn là anh em thân thiết, bốn tốt mười sáu vàng gì đó với Trung Quốc. Và đây là nỗi buồn lớn nhất của người nông dân Tây Nam Bộ.

Ông Thiệt cho rằng với đà này, một lúc nào đó Tây Nam Bộ cũng sẽ khô khốc và thác lũ chẳng khác nào miền Trung. Đó là điều đáng sợ nhất.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

 304Đen - Llttm

 

Wednesday, November 25, 2015

Dã Tràng - vph Hải Vân


 Dã Tràng 

   
  

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dã Tràng xe cát uổng công,

Còn em xe mãi chỉ hồng không săn.

Chim bằng bặt dấu trời xanh,

Tơ hồng đứt đoạn, cát đành sóng xao.

Mênh mông dồn dập ba đào,

Niềm thương nỗi nhớ dạt dào tràn dâng.

Vấn vương tiếp nối bâng khuâng,

Dã Tràng xe cát, em hong tơ trời!

Bao năm thương nhớ bời bời,

Đèo cao ngút mắt chân trời, chờ ai.

Ai về tình lỡ duyên mai,

Ai về trăm đắng nghìn cay nát lòng!

Thương ai số phận long đong,

Thương mình lận đận, dám mong giận hờn.

Đêm đêm đòi đoạn từng cơn

Tình chung đối bóng tình đơn não lòng!

                        

vhp/Hải Vân
(CA, April, 28-2011)  

Ước Mơ Xa Xỉ Về Sự Giản Dị - Hoàng Giang


Ước mơ xa xỉ về sự giản dị

 
 

    Thời gian sau khi tốt nghiệp đại học và quyết định quay về Hà Nội đối với tôi là một quãng thời gian khá khó khăn. Điều tôi hoang mang nhất, và cho đến giờ vẫn là lý do khiến tôi xách va li rời xa khỏi nơi này, không phải là sợ nghèo, sợ bẩn, sợ thất nghiệp, mà là không “theo kịp” lối sống thủ đô.

    Tôi có những người bạn bằng tuổi mà giàu khủng khiếp, hàng hiệu chất đầy tủ, du lịch khắp nẻo thế giới, ăn uống tại vô số nhà hàng sang chảnh, và đặc biệt thay xe như thay áo. Dù có thể rất cạn kiệt về tiền, sự sang chảnh luôn luôn được giữ vững. Tôi mới về, ít bạn bè, nên cố gắng tạo được mối quan hệ mới qua người này người khác – những mối quan hệ bắc cầu. Vô tình bữa ăn hôm đó là sinh nhật của một “người bạn bắc cầu”, trước khi đi tôi hỏi qua về sở thích của nàng kia để tiện mua quà. Bạn tôi nói “Thôi chẳng cần mua đâu, con bé đó phải hàng hiệu xịn nó mới dùng, không là nó vứt xó.” Tôi chưng hửng. Và gần như im lặng suốt quãng thời gian ngồi trên xe taxi trên đường đến điểm hẹn. Hà Nội những ngày đó lạnh và buồn. Tôi thấy rõ ràng một cảm giác bị tách biệt, dù chẳng một ai đẩy mình ra xa. Những người bạn vẫn í ới vô tư gọi mỗi khi tụ tập. Tôi với mái tóc không nhuộm, khuôn mặt chỉ đánh chút son, mặc áo hoodie dày yêu thích mua trong hiệu sách của trường mùa đông năm ngoái, đi con xe ga cũ xì của mẹ đứng giữa hội bạn xúng xính Gucci, Hermes, tán gẫu trong quán café đắt đỏ nhất thành phố… và thấy bản thân mình không thuộc về không khí sang trọng kiểu vậy.

    “Sự nghiện sang chảnh” đó len lỏi vào từng ý tưởng về việc chọn công việc hay bạn đời. Những câu chuyện tôi được nghe không còn là niềm đam mê, hay sở thích của mỗi người về công việc mơ ước của họ nữa, thay vào đó là những đòi hỏi về mức lương trên trời hay sự sắp đặt nhẹ tênh từ phía gia đình. Những anh chàng mà các cô gái đang kể về, chỉ biết được loại xe anh đi, địa vị chức tước của bố mẹ anh, chứ tuyệt nhiên không một lần đề cập đến khuôn mặt, cá tính của mỗi người. Tôi đến Sài Gòn sau đó, gặp nhiều người từ vô số vùng miền khác nhau giữa thành phố lớn xô bồ và đông đúc. Tôi làm việc với người Sài Gòn phóng khoáng, vô tình gặp những cô gái miền Tây nổi loạn nhưng chân thành, tôi cũng sống cùng khu với một gia đình người Hà Nội xưa, giản dị và chắt chiu, đến mẩu bút chì ngắn cũn vẫn bắt đứa con nít giữ lại viết bằng hết. Từ đó, tôi nghĩ về Hà Nội của tôi ngày hôm nay. Người ta vẫn cứ nói “người Tràng An thanh lịch”, mà thanh lịch, nghe âm đã thấy hiện lên một nét đẹp rất sâu, rất đậm, không khoa trương, không khoe mẽ. Mà có lẽ vẻ đẹp ấy đã nằm lại ở ký ức rồi.
    Mấy bữa nay thấy bạn bè đồng loạt chia sẻ bài viết về cuộc sống của một cô ca sĩ hạng A tại Hàn Quốc. Nữ hoàng sexy bậc nhất giới showbiz Hàn cưới một ông chồng không đẹp trai, không giàu có, và có một đám cưới không một chút cầu kỳ. Cặp đôi giản dị ấy giờ dành thời gian cho nhau tại một ngôi nhà nhỏ tại đảo Jeju, tự trồng rau cỏ để ăn và nuôi động vật. Người người nói về cô, nhà nhà nói về cô, và mơ ước có được cuộc sống giản dị như thế. Tôi ngơ ngác. Ủa, nếu mơ ước như thế, thì sao những ngày Tết đến, ngày hè sang, hay những dịp được nghỉ phép, không làm một chuyến về quê với ông bà, nhà tranh vách đất, xung quanh có hàng đống đàn gà, đàn lợn đang chờ được cho ăn, chó mèo nằm phễnh khắp sân, chỉ đợi có người về dắt đi chơi, ruộng rau nứt nẻ cần được bón phân tưới nước… có khác là bao những gì chị Lee Hyori đang làm đâu? Ấy, nhưng mà thế thì quê chết, làm gì có chỗ tập tành Yoga nắng chiếu xuyên cửa sổ, làm gì có bờ biển xào xạc bên tai như chỉ?

    John Mason, nhà văn nổi tiếng với cuốn sách bán rất chạy có tựa đề “You were born an orginal. Don’t die a copy” (Bạn được sinh ra là một nguyên bản. Đừng chết như một phiên bản) để truyền cảm hứng cho mỗi cá nhân sống thật và sống hết mình. Cuộc sống giản dị là một cuộc sống tối giản nhất, bỏ qua những suy nghĩ toan tính về vật chất, tập trung thời gian và tâm trí để chú ý tới bản thân mình. Và nếu sự giản đơn cũng cần bắt chước, thì có lẽ, chúng ta đã lạc mất chính mình giữa cuộc đời.

 
Hoàng Giang

 Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ

Người chuyển bài - NTH

Sài Gòn Có Lập "Khu Đèn Đỏ" Không? - Văn Quang


Sài Gòn có lập “khu đèn đỏ” không?

 

                                                 

    Qu tht đây là mt đ tài “nhy cm” và tế nh bi nó đng chm đến thun phong m tc và tình hình thc tế. Đó là hai mt trái ngược nhau trong mt vn đ. Cho nên khi đ ngh này va được tung ra, lp tc trong hai tun l va qua đã có rt nhiu cuc tranh lun khá gay gt t người dân đen đến các quan chc, các hc gi và ngay c my ông đi biu Quc hi.

 Tht ra, t nn mi dâm thi nào cũng có, thi xa xưa cũng có “lu xanh” ch không phi không có. Thi sau na có Bình Khang, Vườn Lài… Nhưng trong nhng năm tháng gn đây, t nn này tr nên tràn lan, nhc nhi và nó “biến tướng” thành muôn hình vn trng khiến nhà chc trách đa phương ngày càng bi ri, không biết làm cách nào làm dit tr hoc gim bt, ngược li nó c mi ngày mt lan rng.

 
Không cn đi tìm lý do, ai cũng biết khi nn kinh tế trì tr, kiếm không ra vic làm, giáo dc cùng đo đc r nhau băng hoi thì t nn tt yếu là phi phát sinh. Người ta dù có mun cũng khó mà sng lương thin trong cái xã hi ri tung như m bòng bong này. Lut pháp cũng li lơ mơ nên cht đu này nó mc đu kia, cht mãi cũng không hết.

Nếu thi trước kia, các cô gái bán dâm, dù là dân lao đng hay ngh sĩ, hoa khôi, hoa hu khi b bt cũng b đưa vào “Tri Ci Hun” hoc có thi gian còn gi là “Tri Phc Hi Nhân Phm”. Trong đó mi người đu được đi x như nhau, làm vic cho quen và hc bt c th ngh nghip nào ca Tri đã đt ra. Và, nht là dưới cái nhìn ca xã hi, h đu là th đáng khinh như nhau. Thến t nn có phn gim đi nhiu. Còn bây gi các cô gái bán dâm hay người mu, hoa khôi hoa hu b bt cũng ch np pht ri li cho v, phn ln đu tiếp tc con đường cũ.

 

Nhn thy nhng hình pht ngày nay không còn tác dng gì na nên mi đây Thành Ph Sài Gòn li đưa ra đn ngh lp “khu đèn đ”.

 
Lp khu đèn đ đâu?

 
Theo thng kê chính thc, TP Sài Gòn hin có hơn 36.000 cơ s kinh doanh các loi hình dch v nhy cm" như vũ trường, quán bar, massage, karaoke… nm ri rác trên nhicon đường, con hm ca 24 qun huyn. Vic kim tra, qun lý vì thế gp nhiu khó khăn. Tt nhiên còn rt nhiu đa đim hot đng mi dâm trá hình khác na, có th gp hai ba ln thng kê. Bi h hot đng ngm, không đóng thuế, không bng hiu, làm sao kim tra và thng kê được.

Thí d mt s cô gái va bán x s va bán “ca tri cho”, Sài Gòn gi loi này “x s x lin”, h thường lng vng khp các hàng quán, đôi khi đến tn nhà mi chào. Nht là nhng cô gái đng đường khp các va hè nhng con đường vng, nhìn h b rc và đáng thương dưới ánh sáng chp chong vào nhng đêm lnh. Đó chính là nhng “đi tượng” đáng được gom thu vào mt khu hơn hết.

 Bàn v công tác phòng chng t nn xã hi, do B Lao đng - Thương binh và Xã hi (LĐTB&XH) va t chc, ông Lê Minh Quý - phó Chi cc Phòng chng t nn xã hi TP Sài Gòn - cho rng nên thí đim gom các cơ s kinh doanh dch v “nhy cm” vào mt khu vc đ d qun lý hơn. Vic thí đim s t chc mt s đa phương trng đim như TP Sài Gòn, Hà Ni, Hi Phòng, Nam Đnh…

Ông Lê Minh Quý lp lun: “Nhng lao đng trong ngành ngh này s được giám sát, đm bo quyn li, tránh b bo hành và nht là được pháp lut bo v. Ngoài ra h s được chăm sóc sc khe thường xuyên, được ph biến kiến thc đ tránh các bnh truyn nhim, nht là HIV/AIDS.

 Ông Quý cho biết: “Qua các ln kim tra cũng như báo cáo t các đơn v, nhiu cơ s kinh doanh “nhy cm” như quán bar, cơ s massage, karaoke, ct tóc trá hình… Nhân viên thường không ký hp đng, không tr lương h ch nhn được tin “bo” ca khách.

Mi dâm TP Sài Gòn và nhiu đa phương khác đã tn ti lâu đi. Qun, huyn thm chí xã, phường nào cũng có nên vic xóa b là không th vì nhiu người xem đó là cái ngh đ sinh nhai. Mình không th chng mãi được vì dp ch này ch khác li mc lên nên phi thay đi cách thc đ d qun lý”.

 Đng ý nhưng… không hp thun phong m tc VN

Ti hi ngh, nhiu đi biu đng tình vi đ ngh ca TP Sài Gòn nhưng vn t ra e ngi khi vic gom các dch v kinh doanh “nhy cm” vào mt ch không khác gì tha nhn “ph đèn đ”. Bi Vit Nam hin chưa có lut phòng chng mi dâm mà mi ch có pháp lnh nên rt khó thc hin.

Có đi biu cho rng nhiu nước trên thế gii cho phép hot đng mi dâm nhưng Vit Nam có truyn thng, văn hóa khác nên không th làm như nước ngoài.

Công khai ph nhy cm đ cán b không mon men

Trước vic Cc Phòng chng t nn TP. Sài Gòn đ ngh thí đim “ph nhy cm”, nói chuyn vi báo chí bên hành lang QH sáng 26-10, ĐB Trương Trng Nghĩa (TP. Sài Gòn) cho biết, ông ng h ch trương vì va hn chế được các t nn xã hi, bo v được ph n và va bo v thun phong m tc.

 Theo ông Nghĩa đ ngh: “Vit Nam đã chp nhn nhà nước pháp quyn, chp nhn hi nhp, chp nhn đt nước văn minh lên thì phi chp nhn có khu ph riêng đ qun lý các hot đng nhy cm. Nhiu nước trên thế gii đã làm, ngay như Cuba cũng đã áp dng”.

 Ông Nghĩa cho rng, khi gom li đ qun lý s có rt nhiu người không dám lui ti các con ph này, đc bit là các cán b công chc.

 Cán b “lách” rt gii và ch mun đi “tàu ngm”

 Đng quan đim, ĐB Lê Như Tiến, Phó ch nhim UB Văn hóa, giáo dc, thanh thiếu niên và nhi đng ca QH nói: “Nếu cán b công chc "mon men" đi vào khu đó, có nghĩa là có vn đ. Chúng ta cũng qun lý được cán b công chc đi xe bin xanh qua đó nhưng cái d là người ta s lách lut rt nhiu, thay bin xe...”.

 Còn bà đi biu QH Bùi Th An (Hà Ni) nhn mnh: “Vic công khai theo tôi có cái li na là nhng người đến s gim đi thay vì c “dm dúi” như bây gi”.

Tuy nhiên bà An cho rng, khi thc hin chc chn s vp phi nhng rào cn v mt tâm lý ca chính nhng người trong cuc cũng như dư lun xã hi bi nước ta chưa công nhn mi dâm là mt ngh. Tâm lý ca người có nhu cu cũng không mun công khai, ch mun đi “tàu ngm”.

 
Nhìn li chuyn mua bán dâm thi gian qua

 Nhng cô gái bán dâm vì hoàn cnh nghèo kh, quá cùng qun phi chn con đường này đáng thương nhưng không đáng trách bng các cô gái không túng thiếu, h ch thích chơi sang, hàng hiu, xe “luých”. C người làm ngh ln công chúng đu cho rng lý do mà các người đp buc phi phc dch các đi gia là bi thói quen tiêu xài bt mng, thích ăn ngon mc đp nhưng li lười làm vic. Bán dâm là con đường ngn nht đ nhng người đp này tha mãn dc vng ca mình.

Mt v bán dâm rt… ni tiếng vào năm 2013 đã làm dư lun dy sóng. Đường dây bán dâm nghìn đô ca M Xuân cũng khiến dư lun bàn tán. Hoa hu Nam Mekong 2009 cùng 3 tú ông, tú bà khác cm đu đường dây bán dâm “khng” quy t nhiu gái gi cao cp gm hotgirl, hoa khôi, người mu, ca sĩ… có tiếng tăm trong gii showbiz.

 Ngoài M Xuân, nhng cái tên đình đám b bóc trn trong phi v này phi k đến hoa khôi Duyên dáng thi trang 2010 Yến Duy, ca sĩ Khang Nhã Thy, người mu Jenny P., H.H.Y - thí sinh ti cuc thi Người đp ta sáng 2013, Á khôi Miss Shinning Beauty 2012 Thiên Kim.

Người mu Thiên Kim có thân hình nóng bng, ni tiếng vì thường khoe dáng trong nhng show qung cáo cho nhiu sn phm các công ty, doanh nghip. Ngoài ra, gii chơi môtô phân khi ln TP Sài Gòn đu biết đến cô hoa khôi kiêm người mu và din viên đin nh bc la bên nhng chiếc xe mô tô “khng".

 Giá mi ln đi khách ca nhng người đp này thường vào khong 2000-2500 USD/lượt (khong 44-55 triu đng). Đc bit có nhng trường hp lên đến 6.500 USD (khong 140 triu đng VN) hoc thm chí hàng chc ngàn USD nếu đó là trong chuyến “sex tour” dài ngày.

 Bng đi mt thi gian, nhng năm gn đây li thy “lai rai” nhng v người mu, hoa khôi, n sinh bán dâm. Và gn đây nht, mt v va được khám phá khiến dư lun li ni sóng trong tun đu tháng 11 này.

 V mi nht: người mu Hi Yến bán dâm giá 1.000 USD

 Ngày 2-11-2015 va qua, Công an TP. Sài Gòn đã hoàn thành kết lun điu tra, chuyn VKSND cùng cp đ ngh truy t 5 nghi can v hành vi Môi gii mi dâm. Xin tóm tt v này:

 Đây là 5 nghi can trong đường dây người mu bán dâm 1.000 USD. C th, danh tính các đi tượng là: Lê Bo Lc (50 tui, đo din, Q.5, TP. Sài Gòn), Nguyn Th Hi Yến (25 tui, din viên, người mu, Tin Giang), Lê Th Bo Trân (27 tui, làm ngh tiếp th), Đng Th Ánh Đào (24 tui) và Nguyn Th Diu Hin (23 tui, cùng là người mu t do).

T li khai ca các đi tượng này, cơ quan điu tra đã bt tú ông Lê Bo Lc - người cm đu đường dây và nhn hoa hng 200 USD sau mi ln môi gii người mu.

 Năm 2013, người mu Hi Yến được Lc gii thiu đi bán dâm và sau đó cô này tr thành người môi gii. Bo Trân, Diu Hin cũng theo con đường này.

 “Chân dài nào cũng có thể mua được”    

 Đáng bun hơn là chân dài Đoàn Ngọc Minh (25 tuổi, ngụ ở phường 7, quận 5, TP. Sài Gòn) - có mt danh sách dài các cô gái sn sàng phc v các đi gia ti bến. Giá thấp nhất ca đường dây này t 1.000 USD và cao nhất là 20.000 USD. Trong đó rt nhiu gái bán dâm tng tham gia hot đng trong gii showbiz, thậm chí là những người đã đoạt giải tại các cuộc thi sắc đẹp.

 Theo lãnh đo cc cnh sát hình s, trước khi b bt, các trinh sát tng phát hin Minh tuyên b trong gii ăn chơi rng: “Đu có th mua bt c chân dài nào, ch có điu vi giá bao nhiêu...”

 Điu đáng bun na là mt s sinh viên, n sinh cũng lao vào ngh bán dâm.

 C nhân cm đu đường dây gái gi sinh viên quy mô ln

 Theo báo Người Lao Đng, Nguyn Th Hoài tt nghip ĐH song không đi làm mà "chuyn ngh", đng ra t chc đường dây gái gi quy mô ln, trong đó quá na là sinh viên các trường Đi hc, Cao đng ti TP Vinh.

 Trước đó, khi kim tra khách sn Paraha  phường Hà Huy Tp (TP Vinh), Công an TP Vinh đã bt gi qu tang 2 đôi nam n đang có hành vi mua bán dâm. 1 trong 2 cô gái bán dâm khai là sinh viên, được đưa đi bán dâm theo ch đo ca 1 người ph n tên Nguyn Th Hoài. Đường dây gái gi ca có khong 20 cô gái tr (trong đó hơn mt na là sinh viên các trường đi hc, cao đng trên đa bàn TP Vinh).

 
Pht như “gãi gh

 Các cô gái b bt qu tang bán dâm cũng b x pht hành chính theo Ngh đnh 167/2013. C th, người có hành vi bán dâm s b pht cnh cáo hoc pht tin t 100.000 đng đến 300.000 đng; nếu bán dâm cho nhiu người cùng mt lúc, mc pht t 300.000 đng đến 500.000 đng. Vi người mua dâm, mc pht t 500.000 đng ti 5.000.000 đng...

 Á khôi, hoa hu bán dâm 7.000 USD cũng ch b pht 500.000 đng. Nhiu người cho rng pht như thế cũng như “gãi gh” mà thôi. Pht cũng như không nếu không mun nói là khuyến khích các cô này c tiếp tc “hành ngh”.              

 Riêng tôi cho rng VN khó mà lp được “khu đèn đ”, mc dù thc tế là rt cn, nhưng hu hết các v quan chc đu thích nói chuyn đo đc, dù là đo đc gi, hơn là hành đng. Cn phi hc li cách làm t trước năm 1975, không lp “khu đèn đ” mà nên lp li Tri Hun Nghip cho các cô gái chng may sa chân vào con đường mi dâm. Hoc nếu cn thì đưa các cô gài chân dài, người mu, ca sĩ thích đua đòi b bt đu được đưa vào Tri Phc Hi Nhân Phm. Có như thế các cô mi s, may ra bt được t nn này khp các Thành ph ln nh.

 Và có mt điu na là hu hết đường dây mi dâm cao cp trước đây b trit phá,hình nh danh tính ccác cô giá bán dâm được khai thác rm r trên các trang báo khiến h và c gia đình mang ni nhc lâu dài.

 Nhưng còn các đi gia mua dâm chng bao gi được công b. Ti sao li có s phân bit như vy?

Phi chăng hu hết đó là các đi gia, nhiu tin lm ca, quen biết hu hết các quan ln nên được giu kín tên tui. Dư lun đòi hi s công bng trong pháp lut cũng như đi thường ca mi người.

 
Văn Quang

304Đen - Llttm