Wednesday, November 30, 2016

Trả Lại Tuổi Biết Buồn - Thuyên Huy


 Trả Lại Tuổi Biết Buồn
 

 














Người trả lại tôi tuổi biết buồn
Của ngày hai đứa mới vừa thương
Ngõ về thui thủi mình tôi bước
Mưa đuổi tiếng mưa ở cuối đường

 
Lặng lẽ theo sau lặng lẽ chờ
Áo người thả gió trắng trời mơ
Ngập ngừng hạ khép đôi tà phượng
Phượng đỏ níu hồn tôi ngẩn ngơ

 
Nhớ nhung đếm tuổi lá sân trường
Thấp thoáng nhà người hiu hắt sương
Cuối thềm chim hát tương tư khúc
Đoạn cuối người đi tôi vấn vương

 
Tôi giữ lại đây hình bóng người
Để còn có được chút đời vui
Lá thư tình viết chưa lần gởi
Xé nát từ đây  khỏi ngậm ngùi

 
Thuyên Huy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhớ Nhà - Bà Huyện Thanh Quan & Bài Họa Của Hồ Nguyễn - Nguyễn Cang


NHỚ NHÀ


















Vàng tỏa non tây, bóng ác tà,
Ðầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa.
Ngàn mai lác đác, chim về tổ,
Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà.
Còi mục thét trăng miền khoáng dã,
Chài ngư tung gió bãi bình sa.
Lòng quê một bước càng ngao ngán,
Mấy kẻ tình chung có thấu là.

 



Họa 1

 
CHẠNH BÓNG QUÊ NHÀ

 

Non tây vàng tỏa bóng chiều tà,
Ngọn cỏ trong đầm phun tuyết hoa.
Lác đác cánh chim qui trở tổ,
Bâng khuâng dặm liễu nhquê nhà.
Mục đồng réo gọi đồng quê chạnh,
Thợ cá giăng thuyền tung gió sa.
Ngóng ngó về quê đau ngán ngẫm,
Tình chung ai thấu hiểu chăng là!

 
HỒ NGUYỄN (25-11-16)  

 Họa 2

 
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

 
Ráng vàng núi ngả bóng chiều tà
Lất phất cỏ xanh tuyết phủ hoa
Nắng tắt hoàng hôn, chim lẻ bạn
Đêm tàn thao thức, khách xa nhà
Mục đồng thổi sáo, đầu thôn dã
Ngư phủ buông chài, cuối bãi sa
Một bước ra đi ôm nỗi nhớ
Tình quê ai có thấu chăng là!

 
Nguyễn Cang

 

 

Tôi Xin Đưa Em Đến Cuối Cuộc Đời - Không Đề Tên Tác Giả


TÔI XIN ĐƯA EM, ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜI .
 
 

Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.

1. Cảnh nghèo

Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.
Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.
Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi.
Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.
Vì thế bà mối đến, réo rắt: “Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà”.
Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: “Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!”.
Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!
Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mình , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.
Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.

2. Cười xót xa

Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa
cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.
Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.
Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.
Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v…
Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: “Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?”.
Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: “Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường…”
Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:
Chị ơi, em yêu chị!”.

Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.

3. An ủi nhỏ nhoi


Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.
Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.
Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ
khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.
Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:
“Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành”.
Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.
Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?
Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.
Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.
Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.
Nhưng anh vẫn nói: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”.
Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.

4. Kiếp này
Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.
Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.
Lúc đó chị đã 29 tuổi.
Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.
Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!
Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.
Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.
Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.
Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.
Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: “Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!”.
Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?
Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.

5. Xin lỗi
Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái.
Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.
Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:
“Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?”.
Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:
“Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi”.

Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.

6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa
Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.
Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.
Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:
“Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy”.
Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.

Không đề tên tác giả
304Đen – Llttm

 

Bún Chả Hà Nội - Phạm Đà Giang


Bún Chả Hà Nội
 




Đặc biệt: “Bún Chả Hà Nội” là mùi hương thơm của thịt nướng! Khi vừa nướng chà vừa quạt cho than cháy đều. Khiến hơi chả bốc lên, quyện cùng khói than bay theo chiều gió. Nhất là nướng bằng than cây đước, vì khói của cây đước nặng hơn không khí cho nên nó cứ bay la đà dưới mặt đất, chứ không bay lên trời như những khói than của những cây khác. Khi nó bay tới đâu, nó làm nhức mũi những ai hít phải nó làm cho nước miếng ứa ra từ chân răng nên thèm ăn…
Bởi thế mà những cửa hàng bún chả hay đem lò than ra trước cửa tiệm nướng chả (Pđg nhớ lại hồi trước 1975 có lần lái xe từ Ngã Tư Bẩy Hiền đi qua Ngã Ba Ông Tạ, bất chợt ngửi thấy “Hơi chả”, biết ngay là mùi “Bún Chả Hà Nội”.
Ôi! Thôi, nó quyến rũ làm sao! Dù không muốn, nhưng vẫn phải quay xe trở lại cửa hàng Bún Chả…).

Xin kể hầu quí vị câu chuyện xưa về hơi của chả nướng như sau:
Ngày xửa ngày xưa, tại Phủ Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh. Có một nhà trọ và quán cơm của một người đàn bà mập mạp, to béo. Tuổi bà ta đang đi dần vào mùa thu cuộc đời. Nên người ta gọi bà là “Quán Mụ Béo”. Ngày nọ có một hàn sĩ đến thuê một chỗ ở để trọ học. Vốn nhà nghèo nhưng anh ta ham theo việc bút nghiên, cho nên không có tiền để ăn uống đầy đủ như những thư sinh khác. Ngày hai bữa, khi nào quán nướng chả thì anh chỉ mua bát cơm ngồi ngửi hơi của mùi chả nướng để ăn cơm mà thôi. -Mụ Béo tức lắm, vì mụ mở quán ngoài tiền cho thuê trọ ra mụ còn thu tiền lãi bán đồ ăn cho người trọ học nữa, mà chàng nho sinh này không mua “chả” bao giờ. Thế nên mụ kiện lên quan Tuần Phủ Từ Sơn để đòi tiền anh hàn sĩ. Quan liền cho đòi anh học trò nghèo đó lên hầu quan. –Anh học trò bước vào Phủ đường, khúm lúm sợ sệt, chắp hai tay vái quan:
Quan Phủ quát:
-Thằng kia, sao mày ăn “chả” của quán Mụ Béo mà mày không trả tiền hả?
-Bẩm lạy quan lớn, con đâu có ăn “chả”, mà chỉ ăn hơi chả khi bà ta nường thôi ạ!
Mụ Béo liếng thoắng cái miệng:
-Kính thưa quan lớn! Vâng, nó chỉ ăn hơi chả của con thôi, nhưng nếu không có chả thì làm gì có hơi! Vì vậy, con xin quan lớn bắt nó phải trả cho con mỗi bữa một tiền, vị chi mỗi ngày là hai tiền. Nó ở đã 2 tháng, tổng cộng là 120 tiền đó ạ
Quan Tuần Phủ quay sang anh học trò mà phán:
-Thằng kia, mày về lo chạy cho đủ số 120 tiền để trả cho quán Mụ Béo nghe chưa!
Anh hàn sĩ kêu than:
-Bẩm trình quan lớn, xin quan soi xét cho con…
Quan phất tay ra dấu:
-Im mồm! Cứ về lo liệu cho đủ số, rồi một tuần sau đem tới nộp, quan sẽ xét cho. -Dứt lời quan đứng dậy đi vào, mấy người lính lệ đưa các người dân khiếu kiện ra ngoài, rồi đóng cổng Phủ.
Anh học trò vội về cầu xin bố mẹ thu vén cho đủ số tiền để đem nộp lên quan. Nhà thì nghèo mà số tiền quá lớn. Cho nên bố mẹ vì thương con nên phải đi vay và thế chấp luôn căn nhà đang ở để có đủ tiền nộp quan. –Sau một tuần, cũng tại Phủ đường Từ Sơn. Có mặt Mụ Béo và anh học trò nghèo. –Quan lên tiếng:
-Thằng kia, đem 120 tiền nộp lên đây.
Anh học trò hai tay ôm số tiền mon men đem lên để trên bàn trước mặt quan, đoạn vái quan rồi đi lùi trở xuống.
Quan Phủ quay sang Mụ Béo:
-Con Mụ kia, lên mà nhận tiền, đếm xem có đủ không rồi mang về nghe chưa…
Mụ Béo mừng húm! Mụ vội vàng ì à ì ạch đi lên, mặt tươi rói, đếm qua loa rồi ôm tất cả số tiền thưa:
-Bẩm quan lớn, cám ơn quan lớn, nhờ đèn trời soi sáng, nhờ sự công bằng của quan lớn mà con được đền bù xứng đáng như thế này. Đa tạ quan! Đa tạ quan! Con xin cáo từ… Mụ ôm số tiền ra về mà lòng vui rộn rã. Trong lúc anh thư sinh thì đứt từng khúc ruột… -Nhưng Mụ Béo vừa mới bước qua cánh cửa công đường thì nghe tiếng quan Phủ gọi lớn tiếng:
-Con mẹ kia, trở lại đây, để tất cả số tiền đó lại y như chỗ cũ, xong cút về.
Mụ Béo, há hốc mồm:
-Kính lạy quan lớn, quan lớn đã cho con rồi sao còn lấy lại ạ!
Quan gằn giọng:
-Thằng học trò nghèo, nó chỉ ăn hơi chả của mày, nên nó chỉ trả hơi tiền của nó cho mày thôi chứ… -Nói đoạn, quan nhìn sang anh học trò nghèo mà bảo:
-Như vậy, là mày đã trang trải cho con Mụ Béo một cách sòng phẳng rồi. Sồ tiền đó là của mày, vẫn là của mày. Mang về đi…/.

Câu chuyện: “ĂN HƠI CHẢ, TRẢ HƠI TIỀN” kể trên. Với kết cục đầy ý nghĩa và vui cười! -Nếu xét về góc cạnh vui cười, thì nó thuộc thể loại “Tiếu Lâm”. -Nếu xết về ý nghĩa, thì nó thuộc thể loại “Luân lý giáo dục”. Giáo dục vì lòng tham của con người đã làm mờ tối cả lương chi; đối với nhau không có tình và cũng chẳng có lý:
*Mụ Béo không có tình! Mụ có cửa hàng ăn uống và có nhà cho thuê, nếu so với anh hàn sĩ thì Mụ thuộc loại nhà giầu. Ấy vậy mà Mụ cũng đang tâm bóc lột, chỉ vì lòng tham mà ra…
*Mụ không có lý! Không ai có thể nắm bắt một làn hương đang bay trong không khí… Mà Mụ buộc người ta phải trả tiền ăn hơi chả nướng được sao? Chẳng hợp lý chút nào./.

Phạm Đà Giang

304Đen - Llttm

 

Triết Lý Con Nhện - VN


Triết lý con nhện

 
 

Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút.
Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện giăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Ðược không?"
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi :
"Thế gian cái gì quý giá nhất?"
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.

Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"
Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"
Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"
Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."
Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"

Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi.
Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa.
Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"
Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ.
Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "
Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...
Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?
"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ !"
Trong suốt đời ta sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
Ðể yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.
Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.

VN
Sưu Tầm,
Mồng một tết Quý Tỵ 10-1-2013

304Đen - Llttm

Saturday, November 26, 2016

Lễ Tạ Ơn - Khôi Nguyên & Mùa Thu Ngơ Ngác - Nguyễn Cang & Những Người Bạn


Lễ Tạ Ơn

 
Hoa Kỳ có lễ Tạ Ơn
Gà tây truyền thống thực đơn lễ này,
Gia đình đoàn tụ vui vầy,
Cạn ly, nâng chén nhớ ngày cưu ơn.



 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lễ Tạ Ơn

 
Cưu ân trọng nghĩa chuyện mình thôi,
Phải biết người ơn để nhớ đời.
Cha mẹ lo con che kín biển,
Ông bà thương cháu rộng ngang trời.
Chính quyền thiện cảm, lời thăm hỏi
Xã hội chào mừng, tỏ khúc nôi.
Món nợ cưu mang cần phải trả,
Tạ ơn lễ lớn, nhớ không người?

 
Khôi Nguyên

 
MÙA THU NGƠ NGÁC

 
Ngơ ngác nhìn trời thu vừa sang
Chao ơi muôn lá ngã sắc vàng
Gió vờn lơi lả bay tà áo
Hồn bỗng vì ai thoáng ngỡ ngàng.


 
Cảnh Từ

 
 
  
    Bài thơ "Mùa Thu Ngơ Ngác" chỉ vỏn vẹn 4 câu của thể thất ngôn tứ tuyệt biến thể, đã gieo vào lòng người đọc cảm giác bâng khuâng đầy cảm xúc với hình ảnh  một người con gái đang đứng trước rừng thu xao xác lá vàng bay. Tâm trạng của nàng vừa ngơ ngác vùa lo âu, không biết mùa thu đưa ta về đâu, gió thu lay nhẹ đôi tà áo khiến nàng giật mình tưởng như người yêu đang đứng đợi đâu đây, nhưng không! Quanh đây chỉ một mình ta, người yêu đã lỗi hẹn, bỏ đi xa rồi. Nàng đứng bơ vơ giữa khung trời bao la của rừng thu hiu quạnh. Mùa thu chia ly! Mùa thu vĩnh biệt! Có phải vậy không mà sao nàng ngỡ ngàng trách móc? Nàng trách mùa thu hay trách người yêu lỗi hẹn?  Ai biết đựơc. Cái hay của bài thơ ở chỗ không nói ra hết nhưng  để lại trong lòng người đọc nỗi bâng khuâng sầu lắng. Xin giới thiệu cùng bạn đọc. NC

 
Cảm tác:

 
Ngơ ngẩn nhìn thu nhuộm sắc vàng
Lá rơi từng chiếc báo thu sang

Gió đùa quấn quít mơn tà áo
Chợt thấy trong tim chút ngỡ ngàng.

 
Nguyễn Cang

 
HỌA 1

Nhìn trời ngơ ngác ngắm thu sang,
Muôn lá buông lơi ngã sắc vàng.
Lơi lả gió vờn bay rủ áo,
Vì ai hồn bóng ngỡ duyên ngàng.

 
HN

HỌA 2

 
Hoài Thu

 
Mắt nai ngơ ngác ngắm thu sang
Áo trắng ngây thơ rực lá vàng
Thổn thức rừng thu thương với nhớ
Dáng xưa xao xuyến ngỡ hay ngàng ?

 
LHN

 
HỌA 3

 
Hè chưa qua hết, chợt thu sang
Ngơ ngẩn, bâng khuâng ngắm lá vàng
Áo trắng nhẹ vờn như cánh bướm
Như tiếng hồn rung bỗng ngỡ ngàng !


Con Gà Què






 

 

 

Thạch Ngôn - Phạm Lưu Vũ




Thạch ngôn

Trích Luận ngữ Tân thư


Xưa có kẻ đi qua chân núi, bỗng nghe sau lưng có tiếng người nói chuyện. Bèn ngoảnh lại thì không thấy ai. Tự cho là mình bị ảo giác hay thần hồn nát thần tính. Song hễ cứ quay đi thì lại nghe rõ ràng có tiếng người nói, mới để ý rình xem. Té ra mấy hòn đá đang bàn chuyện nước Tấn (một nước lớn ở Trung Quốc thời Xuân thu). Bấy giờ nước Tấn đang có loạn to. Những điều nghe được từ câu chuyện của mấy hòn đá kia, về sau quả nhiên thấy dần dần ứng nghiệm. Người đời sau gọi thứ ngôn ngữ ấy là “thạch ngôn” (lời của đá).

***

Tương truyền đá ở Tản Sơn cứ năm trăm năm lại thở dài một tiếng. Ấy là vào những lúc thiên hạ vô sự. Thiên hạ vô sự mà đá còn phải thở dài. Vậy gặp lúc thiên hạ hữu sự thì sao? Thì đá kia tất phải bật ra tiếng nói. Luận ngữ Tân thư kỳ này xin ghi lại một trong những “thạch ngôn” ấy như sau:

1. Nếu con Sóc nổi tiếng bởi sự nhanh nhẹn của mình (nhanh như sóc), thì con Rùa cũng nổi tiếng bởi sự chậm chạp của nó (chậm như rùa). Nhanh và chậm – hai chuyện đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Sóc lẫn Rùa) thì không hơn kém nhau mấy tí.

Bậc trí giả bàn đến chuyện ấy, tỉnh bơ bảo: Nhanh như sóc thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng chậm như rùa thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý chậm ấy của con Rùa té ra rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải vội vàng”.

2. Nếu con Rận nổi tiếng bởi sự khôn ngoan của mình (khôn như rận), thì con Bò cũng nổi tiếng bởi sự ngu dại của nó (ngu như bò). Khôn và dại – hai việc đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Rận lẫn Bò) thì cũng không hơn kém nhau mấy tí.

Bậc trí giả bàn đến việc ấy, trầm ngâm bảo: Khôn như rận thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng ngu như bò thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý ngu ấy của con Bò té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải hơn ai”.

3. Nếu Tiên nổi tiếng bởi sự xinh đẹp của mình (đẹp như tiên), thì Ma cũng nổi tiếng bởi sự xấu xí của nó (xấu như ma). Đẹp và xấu – hai trò đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Tiên lẫn Ma) thì cũng không hơn kém nhau mấy tí.

Bậc trí giả bàn đến trò ấy, chán nản bảo: Đẹp như tiên thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng xấu như ma thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý xấu ấy của Ma té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải tô son trát phấn”.

4. Nếu Bụt nổi tiếng bởi sự hiền từ của mình (hiền như Bụt), thì Cọp cũng nổi tiếng bởi sự dữ tợn của nó (dữ như Cọp). Hiền và dữ – hai thói đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Bụt lẫn Cọp) thì cũng không hơn kém nhau mấy tý.

Bậc trí giả bàn đến thói ấy, nhăn nhó bảo: Hiền như Bụt thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng dữ như cọp thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý dữ ấy của con Cọp té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải giả vờ”.

5. Ông Mỗ, người nước Vệ là một bậc đại trí. Lúc thiên hạ thái bình, biết đem tài năng ra giúp nước, có nhiều công đức, được mọi người ca ngợi. Nhưng đến lúc thiên hạ sinh chuyện nhiễu nhương, không biết lối mà ẩn nhẫn để giữ trọn thanh danh. Lại cố đem sự ngay thẳng, trong sạch của mình ra tranh đấu, một lòng chèo chống cứu rỗi thiên hạ, không sợ bị tiểu nhân làm hại. Giả sử nhỡ tranh đấu không thành, rốt cuộc thân không giữ được, lý lịch bị xuyên tạc, danh bị bôi đen, con cháu bị làm nhục… Thế có phải là đại ngu không?

Bậc trí giả bàn đến sự ấy, từ tốn bảo: Thế mà bảo không ngu thì ai mà tin được. Một nghìn cái trí cũng không cứu nổi một cái ngu như thế. Nhưng trí như Mỗ thì nhiều người đã từng theo kịp. Còn ngu như Mỗ thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý ngu ấy của Mỗ té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải lưu manh”.

6. Ông Ngô, người nước Kinh (một tên khác của nước Sở) là một bậc dũng ở đời, thân làm đến đại tướng. Lúc thiên hạ loạn lạc, biết đem cái dũng của mình ra, dẫn dắt mọi người cùng xông pha tên đạn để lập công lao. Nhưng đến khi công thành danh toại, lại gặp ngay cái thời thiên hạ đảo điên, lũ tiểu nhân nắm quyền, thì ông lập tức xếp cái dũng vào một xó, cố ẩn nhẫn để giữ nguyên mảnh giáp cũ của mình, cốt trọn vẹn thanh danh, cam tâm chịu khuất dưới tiểu nhân, miễn sao thân mình, vợ con, cháu chắt mình được yên ổn thì thôi. Danh dự, tính mạng của những kẻ khác đành phải hy sinh, không thì cũng nhắm mắt làm ngơ, dẫu đó là những người đã từng vào sinh ra tử với mình. Thế có phải là hèn không?
Bậc trí giả bàn đến người ấy, thở dài bảo: Thế mà bảo không hèn thì ai mà tin được. Một vạn cái dũng cũng không chữa được một cái hèn như thế. Nhưng dũng như Ngô thì nhiều người đã từng theo kịp. Còn hèn như Ngô thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý hèn ấy của Ngô té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải tử tế”.


“Thạch ngôn” này gồm tất cả sáu lời như trên gọi là “lục ngôn”. Trong đó dành bốn lời nói chuyện vật, chỉ có hai lời nói chuyện người. Nhưng hai mà cũng thành bốn, bởi thói thường, con người rất hay gồm những thứ trái ngược nhau. Ví dụ kẻ “trí” như Mỗ kia mà vẫn có lúc “ngu”, kẻ “dũng” như Ngô đấy mà rốt cuộc vẫn phải “hèn”… Cuối cùng, “thạch ngôn” buông một câu “kết” lửng lơ như sau: “Dũng cảm hy sinh cái danh của mình, ấy là người ngu mà thật thà (nguyên văn: “chân nhân ngu”). Hèn hạ gìn giữ cái danh của mình, ấy là kẻ khôn mà giả tạo (nguyên văn: “giả nhân trí”).” Suốt cuộc đời này, ai chẳng muốn làm người khôn.

Đó là phúc, hay là họa của thiên hạ thì… “chẳng việc gì phải quan tâm”

Phạm Lưu Vũ
304Đen - Llttm
 

Ta Đã Làm Lãng Phí Đời Nhau - Hư Vô


TA ĐÃ LÀM
LÃNG PHÍ ĐỜI NHAU…





 
 
 
 
 
Còn trong nhau mà dường như đã
Chỉ là dang dở đời nhau
Có hẹn thề lên non xuống biển
Cũng chưa bước tới giấc chiêm bao.

Lau cho ráo dòng đêm trăn trở
Tôi đã làm tan vỡ đời em
Hãy xem nhau như chưa gặp gỡ
Mai mốt rồi chắc sẽ dễ quên.

Nhưng trái tim thì đâu cửa nẻo
Để em khép mở giữa tay người
Mà nghe tiếng buồn rơi một thuở
Chỗ có lần em khóc lẻ loi.

Cho đôi mắt xanh thêm màu cỏ
Em đi bỏ lại tóc tơ nhầu
Thì có bước vào chăn gối cũ
Cũng chỉ làm lãng phí đời nhau…

HƯ VÔ
(Australia)

304Đen - Llttm

Người Con Gái Bến Tre - Topa


Người Con Gái Bến Tre

 


    Ngày em mặc áo cưới là em đã chấp nhận rời xa miền quê hương Bến Tre thân yêu của em để về chung sống với người em tinh thần của tôi. Rất tiếc ngày hôm đó tôi không thể đến tham dự bởi lý do một số người không chấp nhận sự hiện diện của tôi trên quê hương Việt Nam. Em chọn người em của tôi là sự chọn lựa đúng đắn và rất khôn ngoan. Người em tinh thần của tôi là người chăm chỉ, vui tính, và có tình yêu thương, nên, tôi tin chắc hạnh phúc sẽ vững bền đến ngày cả hai cùng “đầu bạc răng long”, bởi cả hai đều hiểu biết và sùng đạo.

Tôi gọi em là em bởi vai vế trong gia đình của chồng em, chứ thật ra thì tuổi của tôi gần gấp ba lần tuổi của em. Em ra chào đời năm 1993, tức là em nhỏ hơn con của tôi mười bảy tuổi.

Em đẹp và có duyên lắm – em biết không? Em có nụ cười thật tươi và thật đẹp. Tính tình của em thật hiền dịu, và, điều này đã được xác nhận bởi những thành viên trong gia đình chồng em. Em hát thật hay nên mỗi khi em cất tiếng hát là mọi người phải im lặng lắng tai nghe. Tên em là Nhạn và em cũng có mái tóc thề nên khi em cất cao giọng hát bài “Nỗi Buồn Gác Trọ” đã làm cho tôi sống lại những năm tháng xa xưa khi tôi trưởng thành tôi đã được nghe “Con Nhạn Trắng Gò Công” ru hồn tôi… như hiện tại. “Gác lạnh về khuya cơn gió lùa. Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa. Nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt. Lá vàng nhè nhẹ đưa, tưởng như bước lê hè phố” … Người thanh niên miền Nam trong thời chiến – cũng là thời của tôi – không ai là không một lần được nghe qua bài hát thật lãng mạn này, cùng với tiếng hát của người ca sĩ khả ái đã làm khơi động tâm thức đến phải thổn thức, phải ray rứt, phải buồn đau… chỉ vì sự tàn phá và chết chóc quá dã man; để rồi tất cả cùng lên đường cầm súng chiến đấu chống lại sự xâm lăng từ miền Bắc; bỏ lại ngôi trường thân thương và bạn bè, bỏ lại người yêu, bỏ lại vợ con và người thân yêu nơi quê nhà… “Có người con gái buông tóc thề. Thu về e ấp chuyện vu quy. Khoác lên tà áo màu hoa cưới. Gác trọ buồi đơn côi. Phố nhỏ vắng thêm một người…” Khi em khoác lên người chiếc áo cưới thì vùng quê hương Bến Tre thân yêu của em cũng sẽ vắng thêm một người… đi theo chồng, đó là chuyện đương nhiên. Phải vậy không em? Tôi muốn hỏi em: Ngày em khoác lên mình chiếc áo cưới em đã nghĩ gì và cảm tưởng như thế nào? Tôi hỏi nhưng tôi lại không thể chờ em hồi âm nên tôi tự trả lời thay: Chắc chắn một điều là em vui sướng nhiều vì em đã tìm được hạnh phúc bên người em yêu và yêu em.

Mỗi một đời người con gái sẽ cảm thấy thật hạnh phúc và thật vinh dự khi được khoác lên người chiếc áo cưới. Đám cưới cũng là một trong những hình thức để hòa quyện niềm vui của hai trái tim đang cùng một nhịp đập tràn đầy sinh lực. Và, những gì tinh túy nhất của con người nằm ở phía sau nụ hôn ngày cưới!

Em nói rất đúng và rất hay nên tôi cũng muốn làm một việc như cố ký giả Kiên Giang Hà Huy Hà để gọi tặng em một biệt danh từ một con chim quý nào đó của miền quê nơi em được sinh ra và lớn lên. Vùng quê em tuy có rất nhiều loài chim quý, nhưng, rất tiếc là không có loài chim quý nào có màu trắng, ngoại trừ… con cò trắng. Và, tôi gọi em là Người con gái Bến Tre. Em là người con gái quê tiêu biểu cho những người con gái quê có những đặc tính đáng trân trọng.

Mỗi khi em cất tiếng hát, em ngân theo dòng nhạc và lời ca tuôn ra làm cho tôi có cảm tưởng như cơn gió thổi trong mùa đông rét mướt, làm cho tôi cảm thấy như đang bị mất hết sức lực, chẳng thể nào thở nổi bởi hình ảnh của một người con gái Bến Tre từng là cô tiểu thư trong gia đình quyền quý thời chiến tranh… như đang hiển hiện trước mặt tôi. Người con gái bến Tre đó không được những may mắn như em vì, sau khi cuộc chiến tàn người con gái ấy đã bị cướp đi tình yêu và hạnh phúc để rồi gia đình của cô bị tan nát, bị chia ly, bị trù dập… chỉ vì có cha là sĩ quan cao cấp của quân đội miền Nam nên phải bị trả thù. Không lâu sau khi gia đình cô bị tan nát, cô gái Bến Tre thật dễ thương thật đáng thương và đài các đó phải ra… đứng đường làm gái, và, tôi đã quen cô gái ấy. Chuyện đau thương của người con gái tiểu thư vùng Bến Tre đó đã không bao giờ được vinh hạnh khoác lên người chiếc áo cưới… như em. Và, tôi cũng muốn chia sẻ cùng em câu chuyện đó để em thấy được cái hạnh phúc tuyệt vời khi em được đến sinh sống ở quốc gia có gia đình người em tinh thần của tôi – mà em luôn được gọi là chồng.

Bây giờ tôi kể em nghe câu chuyện tình của người con gái Bến Tre mà tôi gặp rồi tôi yêu… sau thời chiến tranh, em nhé.

 “Dưới gầm cây cầu dài và rộng là nơi trú ngụ của tôi từ vài tháng nay. Cây cầu này ban ngày lúc nào cũng rầm rập xe cộ qua lại làm bụi bay mù trời. Chính chỗ gầm cây cầu này là nơi ăn ngủ của tôi, người có số phận không may trong triệu triệu người miền Nam vào thời gian mới bị mất nước. Cách xa cây cầu khoảng ba mươi thước, tôi dựng một cái chòi nhỏ được che chắn bằng những thùng carton. Nơi cái chòi nhỏ đó tôi hành nghề sửa xe hai bánh từ sáng sớm tinh mơ cho đến tận khuya lắc khuya lơ… nếu vẫn còn khách. Sở dĩ tôi phải ở dưới gầm cầu là để không bị công an nghi ngờ và làm khó. Thời gian này những người đi kinh-tế-mới trốn về mỗi ngày mỗi đông và sống lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố nên nhà cầm quyền đành phải làm ngơ chứ nếu không lại phải tốn cơm nuôi.

Tôi cao một mét bảy mươi và gương mặt cũng coi được chứ không đến nỗi tệ lắm. Nhưng, nước da của tôi thì ngâm ngâm đen. Đó là kết quả của những ngày tôi phải ngồi bên lề đường đầy nắng gió và bụi bặm. Tôi làm việc lu bù không giờ giấc và làm liền tù tì bảy ngày một tuần dù trời có mưa hay trời có nắng nóng.

Từ ba tuần nay tôi để ý thấy một cô gái cũng có dáng vẻ cao ráo nhưng nước da thì trắng ngần, và, cứ trời vừa chập choạng là cô xuất hiện đến đứng sát bên gốc cây, cách chỗ cái chòi sửa xe của tôi khoảng hai mươi thước. Tôi tò mò muốn biết cô ấy từ đâu đến và đến với phương tiện gì. Nhưng, vì tôi luôn bận tay sửa xe nên khi tôi nhìn đến chỗ cái cây to lớn là đã thấy cô đứng đó từ lúc nào rồi. Sở dĩ tôi tò mò muốn biết những điều đó cũng vì cô gái ấy có vẻ nhút nhát chứ không phải là người hành nghề chuyên nghiệp. Cô có vẻ rụt rè e thẹn một cách chân thật mỗi khi có người đàn ông nào đến bên cô. Cô luôn có cầm một vật trong tay, khi thì quyển sách, khi thì tờ báo… như để không bị bối rối nhiều khi có người đàn ông nào đó tìm đến. Những ngày đầu tôi thấy cô, có khi vô ngồi trong chiếc xe hơi sang trọng, có khi cô ngồi đằng sau chiếc xe hai bánh. Và, cũng có hai lần cô ngồi trong chiếc xe mà người tài xế thì đội cái nón cối, mặc dù lúc đó trời đã tối và dĩ nhiên là không có nắng. Những người đội nón cối đi trong thành phố, đa số đều có dáng thô kệch… như chiếc xe cũng có hình dạng thô kệch. Chiếc xe Motolova là của một nước cộng sản lớn nhất hành tinh sản xuất và viện trợ cho những người xâm chiếm miền Nam của mình. Cô gái đứng bên gốc cây là một trong rất rất nhiều cô gái điếm mới hành nghề vì tình thế.

Một buổi trưa kia vì vắng khách nên tôi ngồi dựa lưng vô vách. Đôi con mắt của tôi được che chắn dưới cái nón lưỡi trai đã bạc phếch để được lim dim trong chốc lát mà không sợ bị ai nhìn thấy. Nhìn tôi lúc đó có vẻ mệt mỏi lắm nhưng không phải vì làm việc nhiều mà vì cái nắng nóng như thiêu như đốt giữa trưa hè. Trên mặt đường phía xa trước mặt tôi thường ánh lên một vùng sáng choang như ở đó có vũng nước. Từ chỗ đó đang bốc hơi lên ngùn ngụt… Tôi cứ ngồi như vậy cho đến khi có một bàn tay đặt thật nhẹ lên vai làm cho tôi giựt mình mở mắt ra. Đèn đường đã lên tự lúc nào rồi mà tôi không hề hay biết gì cả. Tôi đã ngủ một giấc thật ngon. Trước mặt tôi là cô gái mà tôi nhìn thấy mỗi tối đứng bên gốc cây từ ba tuần qua. Cô gái đang ngậm điếu thuốc chưa đốt và khi thấy tôi mở mắt, cô lấy điếu thuốc ra khỏi môi và nhoẻn miệng cười rồi hỏi:

– Anh cho em xin tí lửa.

Tuy đã biết cô gái đang làm cái nghề mà xã hội miền Nam trước ngày bị mất thường lên án, nhưng vì cô quá đẹp nên tôi… lúng túng mãi mới tìm ra được cái hộp quẹt. Cái hộp quẹt hiệu Zippo mắc tiền nhưng không còn nắp. Cô gái điếm ngậm điếu thuốc lại trong đôi môi đẹp được sơn son màu đỏ chót. Cô cúi xuống đưa điếu thuốc về phía ánh lửa từ cái hộp quẹt đang phát ra. Khói từ điếu thuốc thơm phả vô mặt tôi, cộng với mùi thơm nước hoa, mùi son phấn… làm cho tôi ngây ngất. Cô gái bỗng ho lên sù sụ từng cơn nhưng cùng lúc đó cô đưa bao thuốc lá về phía tôi:

– Mời anh hút với em cho… tỉnh ngủ.

Tôi thèm muốn chết cái khói thuốc lá thật thơm của cô gái nhưng tôi vẫn lắc đầu:

– Tôi… tôi có thuốc đây mà…

– Em biết anh có thuốc nhưng đây là em mời để… chuộc cái lỗi đã làm anh thức giấc.

Tôi nhìn cô gái và nhoẻn miệng cười rồi rút ra điếu thuốc và gắn lên môi đốt hút.

– Tại cái nón của anh làm em tưởng anh đang… cúi đầu nhìn xuống đất chứ không ngờ là anh đang ngủ.

Điệu bộ của tôi không được tự nhiên lắm vì tôi bị mặc cảm bởi bộ đồ tôi đang mặc trên người. Bộ đồ của tôi đầy dầu nhớt mà lại bị rách ở nhiều chỗ nên nhìn chẳng khác gì với người ăn mày. Cô gái vẫn ho lên từng cơn sù sụ làm cho tôi phải lên tiếng:

– Cô… đừng hút nữa. Để tôi lấy nước cho cô uống… thông cổ may ra sẽ đỡ hơn chăng.

Tôi bước nhanh vô trong chòi và khi trở ra tôi cầm theo chai nước nhỏ. Cô gái điếm nhận chai nước từ tay tôi và cô liền bỏ điếu thuốc xuống đất rồi lấy chân dí lên. Mọi động tác cô gái làm thật khoan thai.

– Em mới tập hút hai ngày nay thôi nên chưa quen.

– Hút thuốc hại lắm cô ơi. Như tôi đây… buồn quá không biết làm gì thì hút cho… vui chứ tôi đâu thấy ngon lành gì đâu.

Cô gái đưa cho tôi bao thuốc mới hút có hai điếu.

– Anh cầm lấy… hút dùm em đi. Em không bao giờ hút nữa đâu.

Lần đầu tiên tôi chạm mặt và nói chuyện với cô gái điếm mà tôi từng để ý theo dõi. Khi nói chuyện lời nói của cô phát ra rất rõ ràng, rất nhẹ nhàng và từ tốn. Có những đêm không có khách sửa xe tôi kín đáo nhìn về phía cô gái điếm đứng bên gốc cây trong bộ quần áo bà ba. Tôi thích nhìn những cô gái trong bộ đồ đầm vì vừa sang lại vừa đẹp. Nhưng, với cô gái này thì bộ bà ba đã làm cho cô vô cùng sang trọng vì cô có chiều cao. Nhìn cô đã gợi nhớ lại hình ảnh người con gái đầu đời mà tôi yêu và yêu tôi. Không biết bây giờ người tôi yêu đang ở đâu và có ở cùng với gia đình không. Hay cũng có thể nàng đang… Tôi nhìn cô gái đang đứng trước mặt và làm một cuộc so sánh. Cả hai đều đẹp và đều suýt soát tuổi nhau. Nghĩa là cũng chỉ khoảng hai mươi hai hai mươi ba tuổi thôi. Tuổi đang xuân và đẹp nhất của đời người con gái. Nếu không có một cuộc đổi đời oan nghiệt thì giờ này tôi và người yêu vẫn còn có nhau và, cô gái đang đứng trước mặt tôi có lẽ sẽ không phải có mặt tối nay tại cái chỗ tồi tàn này để xin lửa hút thuốc và… chờ người đàn ông xa lạ nào đó lát nữa sẽ đến đón đi. Những đêm trước khi có khách là cô lên xe và đi luôn cho đến tối hôm sau tôi mới thấy lại cô. Nếu không có chuyện xin tí lửa như hôm nay thì không biết đến bao giờ tôi và cô mới quen nhau. Có lẽ cô gái điếm thấy tôi không có vẻ lưu manh vì ánh mắt của tôi luôn nhìn ngay mắt cô mỗi khi nói. Tôi cũng không có cái nhìn chằm chằm vào thân thể những cô gái đối diện như thèm muốn mà những người đàn ông khác vẫn thường làm. Cô gái điếm tỏ rõ có cảm tình với tôi nên… chúng tôi quen nhau từ ngay buổi tối hôm đó.

  Chập tối ngày hôm sau trời mưa lớn và kéo dài… có lẽ đến sáng mới tạnh. Đêm nay tôi thấy trong người không được khỏe nên không muốn ngồi chờ khách đến sửa xe như mọi đêm. Tôi cảm thấy lạnh vì trời có nhiều gió nên muốn uống vài ly rượu cho ấm rồi đánh một giấc tới sáng cho khỏe. Đang lui cui dọn dẹp đồ nghề thì một chiếc xích lô đạp trờ tới. Như mọi hôm thì tôi rất vui khi có người đến sửa xe, nhưng đêm nay tôi cảm thấy thất vọng vì tôi không thể từ chối những người cần đến tôi. Người phu xích lô vội vã bước xuống xe và mở nhanh cái bạt che mưa ra một bên cho tôi thấy người ngồi trong đó. Tôi tươi tỉnh lại và nhoẻn miệng cười vì không ngờ là cô gái điếm ngồi trong xe. Cô cũng đang cười với tôi và ngoắc tôi lại gần.

– Anh Thuận ơi đi ăn với em đi. Đêm nay anh cho em ngủ lại chỗ của anh nhe. Em… thấy mệt nên không muốn… gì hết.

Những gì tôi suy đoán về cô gái điếm đều gần đúng cả. Cô gái này khôn ngoan nên ăn nói rất biết lựa lời. Cô không có những hành động hay lời nói của những cô gái điếm chuyện nghiệp mà tôi từng gặp qua. Cũng chiếc xích lô đó đã đưa chúng tôi đến một nhà hàng Tàu ở khu Chợ Cũ Sàigòn. Chúng tôi đã ăn thật nhiều món và uống thật nhiều rượu. Đêm đó cô gái điếm nằm bên tôi trong cái chòi dưới gầm cầu và chúng tôi cùng tâm sự. Tôi kể cho cô nghe câu chuyện về cuộc đời mình: “Quê anh thuộc vùng cao nguyên đất đỏ. Vùng đất mà thi sĩ Vũ-Hữu-Định đã viết: “Phố núi cao phố núi trời gần/Phố xá không xa nên phố tình thân/Đi dăm phút đã về chốn cũ…” Ngày chưa… đứt phim anh cũng đã từng lãnh nhận những công việc quan trọng. Dưới tay anh cũng có rất nhiều người phụ công việc cho anh. Anh còn độc thân và gia đình của anh thì không còn một người nào trên cõi đời này nữa.Vì chỉ có một mình và tiền kiếm được thì cũng nhiều nên anh luôn muốn chiêu đãi bạn bè nên từng được bạn bè tặng biệt danh : “Thuận công tử”. Có bao nhiêu tiền là anh vui thú với bạn bè hết. “Tao còn độc thân thì tụi mày cứ để hết cho tao… thầu. Mai đây nếu tao có gia đình và chẳng may bị… xuống chó thì tụi mày cho tao ăn lại chứ có gì mà tụi mày phải bận tâm.” Nghe anh nói như vậy nên bạn bè cũng chìu theo.Trong nhóm khoảng chục đứa thì chỉ có anh là được hoãn dịch vì công việc. Ngoài ra thì đều là lính cả, mà, lương Thiếu úy Trung úy thì có là bao.Tuy vậy chứ cứ mười chầu thì bạn bè cũng giành trả một… Cho đến ngày tất cả phải chia tay nhau để đi vào tù cải tạo. Anh không phải là “Ngụy quân” nhưng vẫn phải trình diện theo diện “Ngụy quyền”. Anh biết rất rõ là không bao giờ có chuyện dăm ba ngày hoặc nửa tháng rồi về, nên, anh quyết định không đi trình diện. Anh bỏ chỗ đang ở để ra sống ngoài đường phố. Ngày trước, dù anh có tưởng tượng cao siêu đến cỡ nào thì anh cũng không làm sao tuởng tượng nổi ra cái cảnh có ngày anh phải sống dưới gầm cầu bên con sông nước đen thui và thúi hoắc như hiện nay. Đang từ một người ngồi trên cao muốn ăn gì thì ăn, muốn ở đâu thì ở, muốn đi đâu thì đi… Chớp mắt một cái, anh bị dìm xuống tận cùng hố sâu thăm thẳm để không có cái mà ăn, không có chỗ để mà trú thân. Cũng may là anh từng có thời gian học ở trường kỹ thuật nên giờ đây anh mới có thể sống qua ngày với nghề sửa xe. Anh tin con người có số. Định mệnh của mỗi một con người đều đã được sắp đặt sẵn bởi bàn tay của Thượng-Đế. Có thể cuộc sống hiện tại của anh cũng chỉ là thời gian thử thách tạm thời mà anh phải trải qua. Nói theo tín ngưỡng của anh thì anh đang phải vác thập tự giá. Anh vui vẻ vác và tin tưởng cách mãnh liệt là rồi đây anh sẽ thoát ra khỏi cảnh khốn cùng này.

Cô gái nằm im ôm tôi và lắng nghe tôi nói. Bây giờ thì cô mới cho tôi biết tên và lý do tại sao cô làm nghề này:

– Em tên Loan. Quê em đẹp và nổi tiếng lắm. Nói đến quê em thì ai cũng biết Ông Đạo Dừa vì là xứ của những trái dừa. Từ lúc còn nhỏ em đã nổi tiếng khắp Bến Tre là đẹp. Cũng vì em là con một nên khi em được mười hai tuổi thì ba em cho em vào học nội trú trong một trường dòng ở Đà-Lạt, vì ba em đang làm việc ở đó. Và, khi thành phố Đà-Lạt phải di tản thì em cũng phải rời khỏi trường  và về sống với gia đình, lúc này má em đã dọn lên Sàigòn ở trong căn nhà to lớn ngoài mặt tiền đường Hiền-Vương Sàigòn.

Thế rồi trong khi ba mẹ em đang tìm phương tiện để thoát ra khỏi Việt-Nam thì chẳng may bị tai nạn và cả hai cùng qua đời khi chẳng còn bao ngày nữa thì Sàigòn mất. Vì từ năm em mười hai tuổi em đã đến ở trên Đà-Lạt nên em không có tên trong tờ khai gia đình chung với ba mẹ. Ngày tang thương của ba mẹ chưa qua thì tai ương kế tiếp lại đến và đổ ụp xuống tất cả mọi người dân miền Nam, và với em. Người của chế độ mới muốn chiếm đoạt căn nhà của ba mẹ em nên cố tình không đếm xỉa gì đến trường hợp của em.Và… em không  còn cách chọn lựa nào hơn là phải làm… như đang làm để kiếm sống qua ngày. Đó là chuyện thật của em mà em tâm sự với anh. Em chỉ mong anh… đừng… đừng khinh em… thôi.

Nói rồi Loan thút thít khóc và tôi thì vẫn nằm im lắng nghe từng lời tâm sự của người con gái có hoàn cảnh thật đáng thương. Tôi thương hoàn cảnh của Loan cũng như thương chính hoàn cảnh mình. Đồng bào miền Nam bây giờ đa số đều có hoàn cảnh cay nghiệt cả. Nếu ai cũng biết trước là sẽ có cuộc sống như thế này thì không bao giờ Việt cộng chiếm được miền Nam. Thỉnh thoảng tôi có thở dài nhè nhẹ nhưng không ngờ Loan đã nghe được. Loan ngẩng đầu lên nhìn ngay mặt tôi vì muốn biết chuyện gì làm cho tôi phải thở dài. Thấy tôi vẫn nằm im và hai mắt nhắm lại nên Loan tưởng tôi mệt. Loan nằm nhè nhẹ xuống thì bất ngờ tôi quay người qua và úp mặt vô cái ngực trần trụi của Loan, đồng thời hai tay tôi siết thật chặt lấy tấm thân không một mảnh vải của Loan. Một luồng nước nóng hổi từ hai con mắt của tôi chảy xuống ngực của Loan. Loan ôm chặt lấy tôi và để cho tôi khóc. Tôi cần phải khóc để vơi đi phần nào những bi phẫn đã quá lâu bị chôn chặt trong tôi. Loan nói, “em cũng thường khóc mỗi khi nhớ đến ba mẹ và hoàn cảnh hiện tại của mình. Em không bao giờ có thể ngờ là cuộc đời của em lại phải làm vợ khắp thiên hạ…”. Một lúc thật lâu sau, Loan vừa nói vừa lấy bàn tay xoa nhè nhẹ lên lưng tôi:

– Ngoài trời sau cơn mưa lớn nhưng vẫn cứ rã rích mãi. Mưa Sàigòn là thế. Mưa ở Bến Tre và Đà-Lạt cũng vậy. Quê hương miền Nam mình mưa thật dai thật dài nhưng tình tứ và lãng mạn. Những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày… Anh vẫn còn nhớ những ngày mưa ở Đà-Lạt chứ?

Tôi nghe rõ Loan nói và hỏi nhưng tôi vẫn nằm im, vẫn đang vùi đầu vô ngực của Loan mà không trả lời. Thấy vậy Loan nói tiếp:

– Nhớ lại đã có những lần khi trời đang mưa em mặc áo mưa chạy xe lòng vòng ngoài đường không có nơi đến và cảm giác thật thú vị làm sao! Cũng trong trạng thái đó, em chạy xe Honda đến hồ bơi như tìm được một người bạn để tâm sự, em vùng vẫy dưới nước thật thoải mái…

Tôi hôn Loan thật nhiều và thật lâu rồi nhìn ngay mặt Loan và nói như ra lệnh:

– Em nghe anh nói đây. Em chuẩn bị để chỉ trong nay mai thôi, khi nào anh nói đi là em phải đi ngay. Em phải ra khỏi chốn này càng sớm càng tốt.

Quá bất ngờ khi nghe tôi nói nên Loan lúng túng hỏi lại:

– Anh… anh có đi cùng với em không? Và… có… tốn nhiều không anh?

– Em không phải tốn đồng nào cả. Mọi chuyện anh lo hết rồi, nhưng anh thì chưa đi được. Anh còn phải ở lại giúp những người bạn của anh nữa. Anh sẽ rời khỏi chỗ này và không còn sửa xe nữa.

– Bộ anh… Hay là anh… cho em chờ đi cùng với anh được không?

– Em phải nghe anh và đừng hỏi nhiều, cũng đừng làm khác những gì anh đã tính. Nếu em đi không thoát thì còn có anh ở ngoài để lo cho em và tiếp tục nữa chứ… Hai đứa cùng kẹt thì ai lo cho mình.

– Dạ… em nghe anh. Anh nói em làm gì là em sẽ làm như vậy.

– Như vậy là em ngoan lắm! Thôi, bây giờ mình ngủ vì cũng sắp sáng rồi.

Tôi vừa nằm xuống lại thì Loan nói nhỏ bên tai tôi:

– Anh à… em muốn…

– Em không mệt à?

– Em… muốn với anh… đêm nay vì là đêm có mưa nên em sẽ không bao giờ quên được anh, cho dù anh có khinh…

– Anh không bao giờ khinh em mà trái lại rất quý em. Gần bùn nhưng em không hôi tanh mùi bùn…

Đôi môi của Loan đã áp chặt vào môi tôi. Bàn tay của Loan đang lần đến sợi dây thắt lưng quần của tôi. Trái tim tôi đập thật mạnh và thật nhanh. Tôi nuốt nước miếng nhiều lần. Tôi nằm yên không động đậy. Loan chồm người nằm trên mình tôi. Tôi nhắm mắt lại và để cho Loan chủ động mọi việc cho đến khi Loan và tôi buông nhau ra.

Trời sắp sáng. Trong xóm nghèo gần chỗ gầm cây cầu, chỗ ngủ của hai con người bị thất thế, tôi nghe tiếng rao hàng buổi sáng sớm nhưng tôi không thấy đói. Tôi ôm Loan  thật chặt vì không bao lâu nữa tôi sẽ rời xa Loan. Tôi thật sự yêu Loan vì Loan cũng thật sự yêu tôi.

***

Tôi nhìn theo người đàn bà tuổi trung niên đang nắm tay một đứa nhỏ cùng bước vô tiệm ăn Burger King tại thành phố Amsterdam. Tôi tin tôi không thể nhìn lầm được. Chắc chắn người phụ nữ đó là Loan. Tuy đã hai mươi sáu năm không gặp mặt nhưng dáng người đó, khuôn mặt đó vẫn không thay đổi nhiều thì làm sao tôi có thể không nhận ra được. Tôi bước ra khỏi xe và đi vô tiệm để gặp Loan thì vừa lúc đó, Loan và đứa bé, với một người đàn ông đang quàng tay qua vai Loan cùng bước ra. Loan nhìn ngay tôi và giật mình đứng khựng lại. Tôi cũng nhìn ngay Loan nhưng tôi bước đi tiếp vô bên trong. Tôi đã kịp nghĩ là không nên làm cho cuộc sống của Loan bị xáo trộn. Nhìn bảng số xe của vợ chồng Loan cho tôi biết là xe đến từ Pháp Quốc. Có lẽ vợ chồng Loan đang đi du lịch.

Tôi ngồi yên trong xe và hồi tưởng lại cái ngày của hai mươi sáu năm về trước. Ngày đó tôi đưa Loan đi là chuyến đầu tiên, và đã đi thoát.Trước khi Loan bước vô ngồi trong lòng chiếc ghe. Loan đã nói nhỏ – thật nhỏ – những lời âu yếm bên tai tôi:

– Anh ráng bảo trọng lấy thân và nhớ đi sớm nghe anh. Em mong mình sẽ gặp lại nhau dù thời gian có là bao lâu. Em… em yêu anh! Anh là người đàn ông đầu tiên mà em yêu. Anh đã đối xử với em thật tốt. Tiếc là thân em…

Tôi hôn lên môi Loan ngăn không cho nàng nói tiếp. Khi chiếc ghe sắp sửa chạy ra khơi để tìm đến một bến bờ tự do nào đó, tôi đã ôm ghì tấm thân nhỏ nhắn và hôn liên tục lên môi Loan. Lúc đó tôi tin là sẽ gặp lại nàng. Nhưng, không phải trong tình cảnh mà cả hai đều đang có bổn phận./.

ToPa ( Hòa Lan )

304Đen - Llttm