Kinh bỏ mẹ
Ta
vốn dĩ là con chiên không ngoan đạo
Nếu lỡ lên thiên đàng cũng chỉ vì em.
Nếu lỡ lên thiên đàng cũng chỉ vì em.
Tôi đi đạo theo cái kiểu đó, nhưng khi bị vào hộp sau 30-4 vẫn bị kể là một thằng “Bốn Có” của trại cải tạo. Đó là: có du học; có phi pháo; có Công giáo; có Bắc Kỳ di cư.
"Ba Có" đầu thì tôi không phàn nàn, nhưng ghép tôi vào tội Bắc Kỳ di cư thì quả là oan ơi ông địa.
Vốn sanh đẻ ở Bình Dương, nhưng ngụ cư ở Cái Sắn với những người di cư năm 54, nên mấy đứa cùng lớp kêu anh em tôi là “thằng Nam”. Nhờ gần mực thì đen, gần đèn thì tối, nên mấy năm sau tôi chửi thề và nói tục bằng tiếng Bắc còn ngon hơn tụi nó nhiều.
Ngày thi tiểu học, cần có khai sinh để nộp đơn, má tôi dụ khị được hai ông Trùm Khờ của xứ đạo đi xuống toà Hoà Giải Rộng Quyền của tỉnh Kiên Giang mà thề rằng: Tôi đẻ ở tỉnh Bùi Chu ngoài Bắc.
Thế là tôi nghiễm nhiên trở thành thằng Bắc Kỳ di cư với tờ Thế Vì Khai Sanh ghi sinh quán là làng Địch Giáo, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Bùi Chu.
Khi lên học trên Sài Gòn, mấy thằng Nam Kỳ Quốc muốn chọc quê tôi, cứ chờ khi có mặt mấy đứa con gái, giả làm một ông già hút thuốc lào rồi nói:
- Thuốc lào Cái Sắn! Say!
Đó là câu quảng cáo mà ta hay thấy ở chợ Ông Tạ hay đầu ngõ vào xứ Bùi Phát đường Trương Minh Giảng.
Có khi tụi nó còn hợp ca:
- Ai bảo Di Cư là khổ, di cư sướng lắm chứ, Ngồi tàu bay ta vào miền Nam, Lòng ta sướng nao nao, Rau muống trong Nam lại nhiều, mà người Nam không biết, Ước mong sao, rau muống lên cao, tăng sức mạnh cần lao ....
Những lúc đó tôi cầu trời khấn Phật cho mấy thằng giá sống kia thi rớt để vô Quang Trung cho đáng đời.
Sau bao nhiêu năm quân ngũ với bao lần sưu tra lý lịch, tôi vẫn yên trí rằng mình sinh ở tỉnh Bùi Chu. Mãi cho đến ngày xập tiệm, có một anh Bắc kỳ chính hiệu Bà Lang Trọc cho tôi biết là ở ngoài Bắc làm gì có tỉnh Bùi Chu, Giáo Phận Bùi Chu thì có.
Tôi thắc mắc: Bùi Chu là Giáo phận hay họ đạo nhỏ bé là thế mà sao đi đâu cũng thấy địa danh dính dáng tới nó??
Tôi ở xứ Tân Chu, bên kia sông là Tân Bùi, bác tôi ở trên Bùi Phát SG, ở gần Nghĩa trang QĐ Biên Hoà còn có Bùi Thái nữa.
Người Bắc Bùi Chu đặt tên ngộ lắm: Ông Bứa có thằng em là ông Bỉnh, hai thằng con ông là thằng Vênh, thằng Váo. Kêu tên cả gia đình ông ra thì dân anh chị nghe cũng phải phát rét.
Ông anh rể tôi tên là Yêm, anh ông tên là Uông, bố tên Am, tên cả nhà: Am Uông Yêm nghe cứ như bản nhạc ếch nhái kêu ngày mưa đầu mùa dưới ruộng vậy.
Ngôn ngữ người di cư hồi đó cũng khó hiểu: Cái thước thăng bằng của thợ nề họ kêu là cái Li-vô (level), cái gào mên ăn cơm của lính họ gọi là cái Lập-là (plate): Tôi vào khoá 69A Hoa tiêu thì họ gọi là Lái Phi Công!!!
Gần nhà tôi có ông hàng xóm tốt bụng nhưng coi bộ ông ganh với má tôi lắm, chỉ vì bà là đàn bà goá mà dám có đứa con “Bay được lên giời”.
Thỉnh thoảng để tự an ủi hay để an phận, ông thở dài nói:
- Bay lên giời! Kinh bỏ mẹ!
Nếu có ai hỏi tôi bay bổng ra sao, tôi thường cười rồi lập lại câu nói ngày xưa của ông: Kinh bỏ mẹ.
Thực ra đời bay bổng, kể cả đi bay lẫn đi máy bay có những cái vui, nhưng cũng có những nỗi lo sợ ít ai chối cãi được.
Tính tôi nhát cáy, mà sao ông trời cứ cho tôi gặp những sự bủn rủn tay chân. Hôm chở ông Tư lịnh Sư đoàn từ Tân Uyên sang Lai Khê họp, mới qua khoảng Bố Lá thì trần mây thấp quá nên phi cơ chỉ bay cao khoảng 1000 bộ, đạn VC nổ như bắp rang dọc theo một tuyến thật dài cả cây số. Ngài Tư Lịnh hoảng quá vội lấy tấm bản đồ hành quân che lên mặt để .. tránh đạn!
Thử hỏi gặp cảnh như thế bố thằng nào lại không sợ. Nhất là khi đáp xuống Lai Khê kiểm lại: Thân tàu lãnh hơn 10 lỗ đạn.
Đi hành quân Kampuchia, gồm 1 C&C, 2 gunships, và 4 slicks khởi hành từ Biên Hoà trực chỉ Tây Ninh. Ông C&C muốn dẫn bầy rồng rồng đi le gái nên dõng dạc ra lệnh:
- Bay theo quốc lộ cho an toàn.
Một hợp đoàn gồm bảy chiếc bay rà rà sát mặt đường, thỉnh thoảng lơ xe đò nhìn lên có vẻ ngưỡng mộ lắm.
Ngang Trảng Bàng, chiếc Lead la lên:
- Sương mù nhiều quá. Ê! C&C làm sao bây giờ??
- Lead cứ bay tới; thằng một quẹo trái; thằng hai quẹo phải; trail bốc lên cao.
Gunships bay sau la hoảng:
- Tụi tao kè hai bên, thằng nào quẹo, tao húc!!
Tôi bay trail (chiếc cuối cùng) nghe thế hồn phi phách tán, bèn bốc tít lên tận trời xanh, mặc cho sương mù dầy đặc..
Khoảng hai phút sau, văng ra được một lỗ mây, to hơn cái dạng háng của thím Tư Nãi, mừng thầm. Bỗng thấy một chiếc UH từ cụm mây bên kia bay cái vèo bên hông và lủi tuốt vào vùng mây khói âm u.
Trong cảnh này có ai dám nói là mình không sợ??
Chàng Xạ thủ ngồi đằng sau, đái ra chiếc “Phi bào” sau khi kêu lên được một câu:
- Chúa ơi!
Nhờ vận số hên, (hồi đó tôi cứ tưởng là do tài bay bổng của mình) bốn Tề Thiên tụi tôi cũng đằng vân lên được bên trên mây, có điều không thằng nào đoán nổi là núi Bà Đen nó nằm ở chỗ nào phía dưới.
Sợ cảnh “Đi không ai tìm xác rơi” nên chiếc UH cứ bay vòng vòng trên mây hoài. Khốn nỗi là xăng có hạn, làm sao bây giờ?
Chúa ơi! Nếu có thiêng thì cho người đi kiếm xác bọn con, trước sau gì con cũng phải đục mây chui xuống. Tôi chuẩn bị làm một kỳ công tối kỵ của ngành phi hành: Chui mây.
Có lẽ lời cầu được Chúa thông cảm vì:
Nếu có ai hỏi tôi bay bổng ra sao, tôi thường cười rồi lập lại câu nói ngày xưa của ông: Kinh bỏ mẹ.
Thực ra đời bay bổng, kể cả đi bay lẫn đi máy bay có những cái vui, nhưng cũng có những nỗi lo sợ ít ai chối cãi được.
Tính tôi nhát cáy, mà sao ông trời cứ cho tôi gặp những sự bủn rủn tay chân. Hôm chở ông Tư lịnh Sư đoàn từ Tân Uyên sang Lai Khê họp, mới qua khoảng Bố Lá thì trần mây thấp quá nên phi cơ chỉ bay cao khoảng 1000 bộ, đạn VC nổ như bắp rang dọc theo một tuyến thật dài cả cây số. Ngài Tư Lịnh hoảng quá vội lấy tấm bản đồ hành quân che lên mặt để .. tránh đạn!
Thử hỏi gặp cảnh như thế bố thằng nào lại không sợ. Nhất là khi đáp xuống Lai Khê kiểm lại: Thân tàu lãnh hơn 10 lỗ đạn.
Đi hành quân Kampuchia, gồm 1 C&C, 2 gunships, và 4 slicks khởi hành từ Biên Hoà trực chỉ Tây Ninh. Ông C&C muốn dẫn bầy rồng rồng đi le gái nên dõng dạc ra lệnh:
- Bay theo quốc lộ cho an toàn.
Một hợp đoàn gồm bảy chiếc bay rà rà sát mặt đường, thỉnh thoảng lơ xe đò nhìn lên có vẻ ngưỡng mộ lắm.
Ngang Trảng Bàng, chiếc Lead la lên:
- Sương mù nhiều quá. Ê! C&C làm sao bây giờ??
- Lead cứ bay tới; thằng một quẹo trái; thằng hai quẹo phải; trail bốc lên cao.
Gunships bay sau la hoảng:
- Tụi tao kè hai bên, thằng nào quẹo, tao húc!!
Tôi bay trail (chiếc cuối cùng) nghe thế hồn phi phách tán, bèn bốc tít lên tận trời xanh, mặc cho sương mù dầy đặc..
Khoảng hai phút sau, văng ra được một lỗ mây, to hơn cái dạng háng của thím Tư Nãi, mừng thầm. Bỗng thấy một chiếc UH từ cụm mây bên kia bay cái vèo bên hông và lủi tuốt vào vùng mây khói âm u.
Trong cảnh này có ai dám nói là mình không sợ??
Chàng Xạ thủ ngồi đằng sau, đái ra chiếc “Phi bào” sau khi kêu lên được một câu:
- Chúa ơi!
Nhờ vận số hên, (hồi đó tôi cứ tưởng là do tài bay bổng của mình) bốn Tề Thiên tụi tôi cũng đằng vân lên được bên trên mây, có điều không thằng nào đoán nổi là núi Bà Đen nó nằm ở chỗ nào phía dưới.
Sợ cảnh “Đi không ai tìm xác rơi” nên chiếc UH cứ bay vòng vòng trên mây hoài. Khốn nỗi là xăng có hạn, làm sao bây giờ?
Chúa ơi! Nếu có thiêng thì cho người đi kiếm xác bọn con, trước sau gì con cũng phải đục mây chui xuống. Tôi chuẩn bị làm một kỳ công tối kỵ của ngành phi hành: Chui mây.
Có lẽ lời cầu được Chúa thông cảm vì:
Dù sao thì chúa cũng
Một thời làm trai tơ
Dù sao thì chúa cũng
Là đàn ông dại khờ
Một thời làm trai tơ
Dù sao thì chúa cũng
Là đàn ông dại khờ
(Thơ trích)
Sau một hồi vật lộn với mây, bọn tôi cũng xuống được đất an toàn.
Anh chàng Xạ thủ nói:
- Vợ em nó bảo Giời vật em cũng không chết. Thiêng thật!
Những chuyện như thế, không gọi là sợ thì gọi là gì?
****
Sang Mỹ, mỗi lần có dịp đi máy bay, tôi hay lén nhìn ra phi đạo xem chiếc phi cơ chở mình có mở nắp ca bô lên không, vì theo kinh nghiệm ngoài xa lộ, cứ chiếc nào có cái hood mở lên là y như rằng chết máy.
Đúng ra mấy hãng máy bay Mỹ, nếu thấy phi cơ không đủ tiêu chuẩn cất cánh thì cũng nên lôi vào chỗ kín kín mà sửa, đừng để cho khách thấy, nếu sợ tốn thì giờ thì cứ bay đại đi rồi tính sau.
Chuyện bay đại ở VN thì Kỹ Thuật KQ làm là thường.
Tôi nhớ có lần hành quân ở Chơn Thành, cái đèn Chip Detector báo đỏ, phải gọi Kỹ Thuật Biên Hoà lên sửa, ông Thượng Sĩ già ung dung trèo lên phòng lái, nhẹ nhàng rút chiếc cầu chì ra cho đèn tắt rồi bảo:
- Trung uý cứ bay về đi.
Tôi cự lại, thì ông nói máy bay này chỉ bị mát, chứ không có hư và để bảo đảm lời nói của mình, ông sẽ leo lên bay về chung với tôi. Ông ta còn giải thích:
- Điện có mát thì chỉ cháy thôi, chứ không nổ trên trời như khi có mạt sắt trong máy.
Về VN năm nào, nhớ lại nghề bay bổng nên cứ mỗi lần nhìn thấy phi cơ trên trời là lòng tôi lại thấy nao nao. Tôi hỏi thằng em ruột:
- Rạch Giá đi Sài Gòn, thuê xe hơn hay mua vé máy bay hơn?
- Máy bay hết 45 phút, xe chạy hết bốn tiếng, tiền thuê xe bằng tiền mua vé máy bay.
Tôi quyết định đi máy bay của Nga cho biết với người ta.
Sáng thứ tư tôi chuẩn bị cho thằng em đưa ra phi trường Rạch Sỏi để đi Sài Gòn, nó nói:
- Không biết hôm nay có máy bay không.
- Sao mày nói nó bay mỗi thứ tư và thứ bảy?
- Ừ, đó là chương trình, còn nó bay hay không thì chưa biết.
Chờ ở phi trường chừng nửa tiếng thì chiếc phi cơ khá lớn đáp xuống phi đạo. Tôi làm thủ tục lên tàu, vé mang số 5 ở tuốt hàng đầu, thiên hạ chen nhau lên trước nên khi tôi lên đến nơi thì không còn chỗ. Cô tiếp viên nói gia đình họ đi có đoàn, tôi đành nhường chỗ và theo cô xuống phía dưới.
Cô khá xinh, chỉ cho tôi vịn vào chiếc cột nhôm gần đuôi chiếc máy bay để cô xếp chỗ.
Một lúc sau viên phi công hầm hầm đi xuống từ phòng lái, cự nự: - Các cô làm ăn thế này thì chết cả lũ.
Một cô mặc áo màu xanh, nhân viên phòng vé dưới đất (hồi xưa Tiếp viên Hàng không đi bay thì mặc áo màu xanh, còn bây giờ họ lại đổi màu hồng) năn nỉ:
- Anh Ba thông cảm cho em chuyến này, chuyến sau em làm tốt hơn.
- Chuyến sau! Chuyến sau! Quá tải có ngày chết cả lũ.
Viên phi công hậm hực trở lên phòng lái, chiếc phi cơ gầm lên lao nhanh trên phi đạo rồi rời khỏi mặt đất.
Tôi nhìn qua cửa máy bay, sống lại cảm giác hồi mình còn ở trong Không Quân, bay liên lạc đáp xuống phi trường Rạch Sỏi này. Có khác chăng là ngày xưa thì ngồi, còn bây giờ thì đứng ôm chiếc cột trong thân tàu.
Chuyện phi cơ quá tải ở VN là thường, tôi đã từng chở 18 người từ An Lộc về Lai Khê, trong khi UH chỉ có 9 chỗ ngồi mà có sao đâu.
Phi cơ không về SG ngay mà lại ra Phú Quốc. Lỗi này là tại tôi không đọc kỹ vé. Hàng Không Dân Dụng có ghi rõ tuyến đường là: HCM-Phú Quốc-Rạch Giá-Phú Quốc-HCM. Có nghĩa là máy bay từ SG ra tới Phú Quốc đổ khách, bốc khách về Rạch Giá, đưa khách từ Rạch Giá ra Phú Quốc rồi mới vòng về SG.
Không đọc kỹ vé thì không kêu ca vào đâu được. Có điều bay từ Rạch Giá ra Phú Quốc thì được free, cho dù là đứng hay ngồi.
Tôi cũng chẳng phàn nàn gì về cái ghế trên phi cơ, vì cô tiếp viên cũng ôm chặt cái cột khi máy bay cất cánh như tôi. Tôi hỏi:
- Cô bay tuyến này khá không?
- Chả có gì đâu anh ạ, bay tuyến quốc ngoại mới ăn, nhưng đỡ hơn bay tuyến ngoài Bắc.
- Sao thế??
- Tuyến ngoài Bắc khách cứng đầu lắm, nói thế nào cũng chẳng chịu nghe.
Cô ta làm tôi nhớ tới một ông “Bắc Kỳ Di Cư”, y hệt tôi đi trên chuyến Hồng Kông - Sài gòn trước đây một tuần. Trời SG tháng bảy nóng như đổ lửa mà ông mặc bộ com lê đầy đủ. Khi chuyển máy bay ở Hồng Kông, ông ngồi lộn ghế, tiếp viên năn nỉ thế nào cũng không chịu đứng lên, cuối cùng cô tiếp viên đành chào thua để ông ngồi lỳ ở đó. Lát sau ông quay qua phía tôi phân bua:
- Cứ tưởng ông như nhà quê mà bắt nạt. Mẹ, ông mua vé thì ông muốn ngồi đâu ông ngồi chứ!
Tôi hy vọng ra đến Phú Quốc sẽ có chỗ ngồi, tôi lại lầm vì có lẽ VN đang trên đà đổi mới nên làm ăn khấm khá, tuyến nào cũng đầy khách.
Tôi lại đành làm anh hùng đứng ôm cột với cô tiếp viên như khi còn nhỏ chơi Thả Đỉa Ba Ba vậy.
Khi phi cơ trở ra cuối phi đạo để cất cánh, tôi dòm ra thấy có hai viên công an chạy hai chiếc Honda kề bên hông nên hỏi:
- Họ làm gì vậy?
Cô giải thích:
- Họ chạy theo để chặn bò. Đôi khi phi cơ cất cánh, mà bò chạy ra trên phi đạo thì cũng có... vấn đề đấy.
Tôi hỏi bò của ai mà vào được cả trong phi trường, cô trả lời không biết, chắc là của Công an.
Khi đáp xuống Tân Sơn Nhứt tôi mới khám phá ra một sự lạ nữa, là không phải chỉ có tôi và cô tiếp viên không có ghế, mà ở tuốt trên hàng ghế đầu, đặt nằm dưới sàn có một cái băng ca, trên đó nằm đưỡn đừ một bệnh nhân đang thiêm thiếp. Có lẽ ông này được khiêng lên ở Phú Quốc lúc tôi ngồi trong phòng đợi.
Người ta khiêng ông xuống và chiếc băng ca được đặt nằm trên mặt đất ngoài phi đạo thi gan cùng nắng gió và bụi, hình như chờ xe thuê bao đến chở đi nhà thương.
Vị chi chuyến này có ba người ngồi ghế SÚP, y hệt lơ xe đò ngày xưa ráng nhét hành khách vào giữa hai hàng ghế!!
Tôi rời nhà lúc 7g sáng, phi cơ đáp Tân Sơn Nhứt khoảng 12g trưa, vậy là khoảng 5 tiếng đồng hồ. Lâu hơn đi xe, có điều là được đi một đoạn miễn phí và học hỏi được đôi điều thú vị.
Mấy hôm sau, gặp lại thằng em ở SG, nó hỏi:
- Anh đi máy bay Nga có sướng không?
Tôi cười như mếu:
- Kinh bỏ mẹ !!!
- Máy bay hết 45 phút, xe chạy hết bốn tiếng, tiền thuê xe bằng tiền mua vé máy bay.
Tôi quyết định đi máy bay của Nga cho biết với người ta.
Sáng thứ tư tôi chuẩn bị cho thằng em đưa ra phi trường Rạch Sỏi để đi Sài Gòn, nó nói:
- Không biết hôm nay có máy bay không.
- Sao mày nói nó bay mỗi thứ tư và thứ bảy?
- Ừ, đó là chương trình, còn nó bay hay không thì chưa biết.
Chờ ở phi trường chừng nửa tiếng thì chiếc phi cơ khá lớn đáp xuống phi đạo. Tôi làm thủ tục lên tàu, vé mang số 5 ở tuốt hàng đầu, thiên hạ chen nhau lên trước nên khi tôi lên đến nơi thì không còn chỗ. Cô tiếp viên nói gia đình họ đi có đoàn, tôi đành nhường chỗ và theo cô xuống phía dưới.
Cô khá xinh, chỉ cho tôi vịn vào chiếc cột nhôm gần đuôi chiếc máy bay để cô xếp chỗ.
Một lúc sau viên phi công hầm hầm đi xuống từ phòng lái, cự nự: - Các cô làm ăn thế này thì chết cả lũ.
Một cô mặc áo màu xanh, nhân viên phòng vé dưới đất (hồi xưa Tiếp viên Hàng không đi bay thì mặc áo màu xanh, còn bây giờ họ lại đổi màu hồng) năn nỉ:
- Anh Ba thông cảm cho em chuyến này, chuyến sau em làm tốt hơn.
- Chuyến sau! Chuyến sau! Quá tải có ngày chết cả lũ.
Viên phi công hậm hực trở lên phòng lái, chiếc phi cơ gầm lên lao nhanh trên phi đạo rồi rời khỏi mặt đất.
Tôi nhìn qua cửa máy bay, sống lại cảm giác hồi mình còn ở trong Không Quân, bay liên lạc đáp xuống phi trường Rạch Sỏi này. Có khác chăng là ngày xưa thì ngồi, còn bây giờ thì đứng ôm chiếc cột trong thân tàu.
Chuyện phi cơ quá tải ở VN là thường, tôi đã từng chở 18 người từ An Lộc về Lai Khê, trong khi UH chỉ có 9 chỗ ngồi mà có sao đâu.
Phi cơ không về SG ngay mà lại ra Phú Quốc. Lỗi này là tại tôi không đọc kỹ vé. Hàng Không Dân Dụng có ghi rõ tuyến đường là: HCM-Phú Quốc-Rạch Giá-Phú Quốc-HCM. Có nghĩa là máy bay từ SG ra tới Phú Quốc đổ khách, bốc khách về Rạch Giá, đưa khách từ Rạch Giá ra Phú Quốc rồi mới vòng về SG.
Không đọc kỹ vé thì không kêu ca vào đâu được. Có điều bay từ Rạch Giá ra Phú Quốc thì được free, cho dù là đứng hay ngồi.
Tôi cũng chẳng phàn nàn gì về cái ghế trên phi cơ, vì cô tiếp viên cũng ôm chặt cái cột khi máy bay cất cánh như tôi. Tôi hỏi:
- Cô bay tuyến này khá không?
- Chả có gì đâu anh ạ, bay tuyến quốc ngoại mới ăn, nhưng đỡ hơn bay tuyến ngoài Bắc.
- Sao thế??
- Tuyến ngoài Bắc khách cứng đầu lắm, nói thế nào cũng chẳng chịu nghe.
Cô ta làm tôi nhớ tới một ông “Bắc Kỳ Di Cư”, y hệt tôi đi trên chuyến Hồng Kông - Sài gòn trước đây một tuần. Trời SG tháng bảy nóng như đổ lửa mà ông mặc bộ com lê đầy đủ. Khi chuyển máy bay ở Hồng Kông, ông ngồi lộn ghế, tiếp viên năn nỉ thế nào cũng không chịu đứng lên, cuối cùng cô tiếp viên đành chào thua để ông ngồi lỳ ở đó. Lát sau ông quay qua phía tôi phân bua:
- Cứ tưởng ông như nhà quê mà bắt nạt. Mẹ, ông mua vé thì ông muốn ngồi đâu ông ngồi chứ!
Tôi hy vọng ra đến Phú Quốc sẽ có chỗ ngồi, tôi lại lầm vì có lẽ VN đang trên đà đổi mới nên làm ăn khấm khá, tuyến nào cũng đầy khách.
Tôi lại đành làm anh hùng đứng ôm cột với cô tiếp viên như khi còn nhỏ chơi Thả Đỉa Ba Ba vậy.
Khi phi cơ trở ra cuối phi đạo để cất cánh, tôi dòm ra thấy có hai viên công an chạy hai chiếc Honda kề bên hông nên hỏi:
- Họ làm gì vậy?
Cô giải thích:
- Họ chạy theo để chặn bò. Đôi khi phi cơ cất cánh, mà bò chạy ra trên phi đạo thì cũng có... vấn đề đấy.
Tôi hỏi bò của ai mà vào được cả trong phi trường, cô trả lời không biết, chắc là của Công an.
Khi đáp xuống Tân Sơn Nhứt tôi mới khám phá ra một sự lạ nữa, là không phải chỉ có tôi và cô tiếp viên không có ghế, mà ở tuốt trên hàng ghế đầu, đặt nằm dưới sàn có một cái băng ca, trên đó nằm đưỡn đừ một bệnh nhân đang thiêm thiếp. Có lẽ ông này được khiêng lên ở Phú Quốc lúc tôi ngồi trong phòng đợi.
Người ta khiêng ông xuống và chiếc băng ca được đặt nằm trên mặt đất ngoài phi đạo thi gan cùng nắng gió và bụi, hình như chờ xe thuê bao đến chở đi nhà thương.
Vị chi chuyến này có ba người ngồi ghế SÚP, y hệt lơ xe đò ngày xưa ráng nhét hành khách vào giữa hai hàng ghế!!
Tôi rời nhà lúc 7g sáng, phi cơ đáp Tân Sơn Nhứt khoảng 12g trưa, vậy là khoảng 5 tiếng đồng hồ. Lâu hơn đi xe, có điều là được đi một đoạn miễn phí và học hỏi được đôi điều thú vị.
Mấy hôm sau, gặp lại thằng em ở SG, nó hỏi:
- Anh đi máy bay Nga có sướng không?
Tôi cười như mếu:
- Kinh bỏ mẹ !!!
Phương Toàn
Người chuyển bài NTH - AUST