Wednesday, September 26, 2018

Chiếm Lại Cỗ Thành Quảng Trị - Trương Văn Út (Mũ Đỏ Út Bạch Lan)


Chiếm Lại Cỗ Thành Quảng Trị
 

 

 
 
Nhảy Dù trên Thánh Địa La Vang, Quảng Trị, Hè Đỏ Lửa 1972

Trên đường vào Quảng Trị cuối tháng 6-1972, Lữ Đoàn II Nhẩy Dù (LĐIIND) gồm có Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù (TĐ5ND), Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù (TĐ7ND), Tiểu Đoàn 11Nhẩy Dù (TĐ11ND), Tiểu Đoàn1Pháo Binh (TĐ1PB) và Trinh Sát 2Nhẩy Dù (TS2ND) là mũi dùi chính vượt sông Mỹ Chánh theo trục từ Nam lên Bắc tiến vào Quảng Trị, trong khi Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến đã dạt về phía Đông tiến lên Cửa Việt. TS2ND của tôi được một chi đoàn chiến xa của Thiết Đoàn 17 Kỵ Binh cỏng theo đuôi TĐ7ND trên quốc lộ I tiến vào ngã ba Long Hưng, khi còn cách ngã ba Long Hưng chừng vài cây số thì có lệnh của Đại Tá Trần Quốc Lịch LĐT/LĐIIND dừng lại xuống xe và chờ lệnh.
Tôi không nhớ ai là tác giả đặt cái tên sau này là: “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Vì chỉ một đoạn đường ngắn ngũi không đầy một cây số mà tôi cùng TS2ND đang đứng đây, dọc theo trên đường có hằng trăm hay hằng ngàn xác người dân chết đã thối rữa, tuy mùi hôi thối không còn nặc nồng nhưng vẫn còn quyện mùi tử khí tanh tưỡi rờn rợn trong không khí vướng vít không siêu thoát…! Nơi nầy là thi thể của người đàn bà trẻ bụng to như đang có thai nằm nghiêng với xác đứa con một hay hai tuổi trong tay buông thỏng, kế bên là xác bà cụ già trên lưng còn gùi đứa cháu gái thơ ấu, những xác người phủ lên mặt đường chung quanh là các cụ ông râu tóc bạc phơ với áo quần rách rưới tơi tả, xác người chết với xác trâu ngựa đầy trên
 “Đại Lộ Kinh Hoàng”…! Tôi lặng người nhìn “quang cảnh” địa ngục có thật trước mắt, là tác phẩm của bầy quỉ đỏ hiện thân người đã gieo rắc tai ương kinh hoàng cho người dân nghèo hiền hoà Quảng Trị ! Nơi kia lác đác mươi xác lính Địa Phương Quân đã chết tay vẫn còn ôm khẩu XM16, năm ba chiếc xe đò cộc cạch lật nghiêng ngữa, mươi chiếc xe bò, xe ngựa chỏng gọng, ngựa thì còn xác, bò thì không, bao bị túi xách đồ đạt lỉnh kỉnh còn cột chặt vào thành xe…không biết họ đã chết bao lâu, nhưng mắt vẫn mở trừng trừng oan uổng vì có ai đâu còn sống sót mà vuốt mắt cho nhau, tất cả đã chết hết…chỉ có trời xanh, mây trắng là rõ mặt con người oan nghiệt tận số và loài côn trùng hoang dã gậm nhấm hình hài, không một nén hương, không lời cầu kinh đưa linh hồn về nơi …không biết về đâu…? Tôi ra lệnh ngay tức khắc, tất cả quân nhân các cấp quan cũng như như lính đồng bộ bỏ ba lô xuống, tay xẻng cá nhân đào huyệt mộ chôn tất cả xác chết này tại chổ với lời khấn vái hồn thiêng siêu thoát và phù hộ anh em chúng tôi được bình an sau chiến trận sẽ rất khốc liệt nay mai vào Cổ Thành Quảng Trị…chỉ hai tiếng đồng hồ trong khi chờ lệnh Lữ Đoàn thì TS2ND đã hoàn thành được một nghĩa địa không tên tuổi, không bia mộ, không nhang đèn hương khói tiễn linh, chỉ với xót xa cho những oan hồn uổng tử và sao “nghe” cay cay ở khoé mắt mà muối xót trong lòng như tiễn biệt người thân thương:

Những bằng hữu lên đường tôi ở lại
Tôi xin chấp tay yên lặng cúi đầu…
Không nói được dẫu một lời vụng dại
Trong hồn tôi sương phủ mấy nhịp cầu !

(TGD…không nhớ rõ lắm!) .
 



 

Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù chuyển quân vào Quảng Trị trên Quốc Lộ số 1(28/6/1972)

Thiếu Úy Mai một tay với cái xẻng, tay khác đang gạt những giọt mồ hôi trên trán cười cười hỏi tôi:
– Hôm nay mình chôn họ, ngày mai ai chôn mình ?
– Đừng nói “gỡ” ông cố nội…!
Tôi ngồi tựa lưng vào lề đường, Sơn Nhung lại pha cho tôi một ly càphê, tôi móc điếu thuốc lá ba con mèo châm lửa thâm tâm lý luận cùn: “ Tao là Tao, Mày là Địch, Mày là Mày, Tao là Địch…trên trận mạc Tao không bắn Mày thì Mày cũng bắn Tao như một qui luật bất biến của chiến tranh, nhưng cớ sao chúng mày có thể xã súng vào số đông người dân nghèo hiền hoà vô tội đang trốn chạy tử thần một cách dã man như loài dã thú như thế này…?!
Nhìn những nắm mộ vừa mới lấp mắt tôi đã nhạt nhoà bóng mây mờ ảo lung linh, bất thần bàn tay tôi nắm chặt bá súng với tiếng vọng câm thù âm thầm từ đâu đó:

Ôi…Quảng Trị điêu linh đất nghiệt hình !
Thôn xóm rên xiết, xác người trong biển lửa…!
Nầy Chị, nầy Em, Cha Mẹ, Ông Bà…
May mắn sống như hoang đường chuyện cổ…!
Dòng máu chuyển căm hờn ôi …đau đớn…!
Quảng Trị điêu tàn thống thiết bi thương !
Ta xé gan, bẻ cật nguyện lời thề:
Mai về Quảng Trị xác thù phơi đầu súng.


Vào Quảng Trị tôi chợt nhớ tới lời kể tâm tình “trọ trẹ” với thổ âm “cưu mang” nhiều dấu nặng của “Ôn Lệnh Hồ Xung Lô Lọ Rượu” (Trung Tá Nguyễn Lô Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù), Đại Uý Võ Bình Nha Kỷ Thuật, họ đã chào đời và lớn lên tại Quảng Trị với: “ những ngày tháng thời niên thiếu “Tau” đi mòn dép trên những con đường thị xã nắng gắt buồn xao xác tiếng gà gáy trưa, hay thả đôi mắt tinh ngịch có chút mơ mộng mông lung nhìn buổi chiều mưa giăng giăng mù mịt không thấy được bên kia bờ sông Thạch Hãn…”! Thật sự hơn 4 năm qua lăn lộn trong cuộc chiến, tôi chưa thật sự biết nỗi căm giận và thù hận là gì…?! Xâm nhập vào chiến khu C, bắt được 3 “cán gái” y tá thanh xuân , giữ đó, đối xử tử tế cho ăn uống đàng hoàng chờ trời tối ra lệnh dẫn ra bìa rừng bắn bỏ, toán thi hành chỉ bắn vài tràng đạn chỉ thiên bâng quơ rồi trở vào như không thấy, không biết , trả số phận của họ cho định mệnh. Nhiều lần bắt được tù binh, khi giải giao cho An Ninh Quân Đội Nhẩy Dù tôi đều ghi rỏ: “tự thú đầu hàng, không có kháng cự “ để tránh cho họ không bị tra khảo đánh đập khi hỏi cung. Một lần toán Viễn Thám theo dõi dấu vết của một tên VC kinh tài, ập vào nhà bắt tại trận vào lúc nửa đêm. Hắn khai báo đơn vị du kích, vị trí đóng quân của hắn một cách thành thực. Bà mẹ già của hắn với đôi tay run rẩy bần bật đang đun nước sôi, người vợ đang bồng đứa con cho bú với đôi mắt sợ hãi van lơn cầu khẩn…! Đường kiếm có sắc bén lạnh lẽo tàn độc cở nào cũng không nỡ hạ thủ một kẻ đã sa cơ thất thế, tay đao có oan nghiệt ngất trời cũng không nỡ tàn bạo giết chết đứa bé sơ sinh ! Nếu tôi giải giao hắn qua tay Đơn Vị 101, hay Phượng Hoàng thì không những chỉ có riêng hắn bị tù tội mà là tất cả cả gia đình hắn bị ảnh hưởng di lụy, còn đâu mái gia đình êm ấm ?! Chiều hôm đó tôi thả hắn đi với lời giả vờ thịnh nộ: “Đi, đi… đừng quay đầu nhìn lại…”! Hắn hai tay chắp trước ngực, lầm lũi vừa chạy vừa đi run rẩy chỉ sợ một
 tràng đạn sau lưng kết liểu đời mình ! Chờ cho đến khi bóng dáng của hắn khuất phía sau bên kia đồi…Tôi ngoảnh mặt nhìn lại, thấy vợ hắn vẫn còn đang cho con bú với dáng quỳ mọp bên cạnh bà cụ già khóc không thành tiếng…! Họ không phải là đối tượng chiến tranh của TS2ND.Chúng tôi âm thầm rút lui sau khi để lại cho họ chục hộp ration C.
 
 

Đại Lộ Kinh Hoàng


Chứng kiến cánh đồng xác người dân bị cán binh VC bắn chết trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” tôi bắt đầu biết căm giận và thù hận, không phải riêng tôi mà tất cả binh lính của TS2ND của tôi cũng cùng như thế ! Sau khi họ đã cùng tôi chôn lấp hằng ngàn xác chết của thường dân vô tội trên Đại Lộ Kinh Hoàng trước khi vào Quảng Trị. Chúng tôi bổng trở thành ngây ngây say say bầu nhiệt huyết, quyết tử chiến với quân thù, chứ không khát máu như quân thù, mắt đổi mắt, mạng đổi mạng… cho nên khi vào Quảng Trị và Cổ Thành, tôi chỉ ra lệnh ngắn gọn: “giải giao tại chỗ”. Tôi không muốn thấy một tên VC nào đứng hay ngồi trước mặt tôi . Đối với Thành Phố Huế trở lại yên bình, nhưng người dân xứ Huế sẽ không bao giờ quên những gương mặt khát máu: Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Tôn Thất Dương Tiềm, Lê Văn Hảo…với những hầm hố chôn sống tập thể nạn nhân. Ác quỉ chào đời tại Huế lớn lên làm giặc truy lùng giết người Huế…! Ôi,…nỗi oan khiên thống khốc nào hơn …!
Người dân Quảng Trị trở về ngôi nhà đổ nát, ruộng vườn điêu tàn sơ xác …cố gắng kham khổ gầy dựng lại cuộc sống vốn đã nghèo nàn lam lũ tự thuở nào, còn đâu những người thân yêu với nồi ngô khoai ấm lòng buổi chiều đông giá lạnh rét mướt và mùa nóng bức gió Lào thổi bay cát bụi như muốn toét mắt …?! Liệu họ có thể quên được hình ảnh tang thương trên “đại lộ kinh hoàng” khi mà cha mẹ vợ con đã chết trên tay họ trước họng súng đại liên của Bắc Quân bắn giết đồng bào dã man gấp ngàn lần bọn Gestapo của Đức Quốc Xã, vì Gestapo không bao giờ tàn sát người dân Đức.
. . ..
Trương Văn Út ( Mũ Đỏ Út Bạch Lan)
trích từ "ĐĐ2 Trinh Sát Nhảy Dù"

304Đen – Llttm - YD

No comments: