BỘ ẤM TRÀ
Phần Ba
… Nha Trang đẹp lắm, tôi chưa từng biết một
thành phố nào xinh đẹp như vậy, mặc dù anh em tôi và vú được theo cha
mẹ đi hết tỉnh này đến tỉnh khác, sống từ thành phố này đến thành
phố nọ: Sài Gòn, Đà Lạt, Pleiku, Ban mê thuộc, Qui Nhơn…nhưng khi đến
Nha Trang thì tôi đã bị ngất ngây say đắm bởi biển xanh cát trắng,
bởi những con sóng bạc đầu nhấp nhô, bởi hàng dừa lã ngọn, lúc đó
tôi vừa đến tuổi mười sáu, cái tuổi đầy mơ mộng, lãng mạn nên thấy
đời rất đẹp và mọi thứ chung quanh mình thật tuyệt vời. Vú vẩn
thường ngày dậy sớm, quét dọn sân vườn, nhóm lửa nấu nước pha trà,
nấu xôi để cả nhà ăn sáng, xong thì đi chợ nấu nướng, vú biết ý
từng người trong nhà để lúc nào trên bàn cũng có nhiều món, rồi
giặc giũ áo quần… vú làm hết mọi công việc của mình một cách cần
mẩn chu đáo mà không hề nghe một lời phàn nàn than thở. các anh trai
đi học tận Sài Gòn, mẹ tôi thì rất yêu quí con trai nên thường một
mình vào đó thăm các con, cha tôi đi làm từ sáng sớm cho đến xế
chiều mới về nhà, mổi bữa cơm chiều khi vú dọn ra và cùng ngồi ăn
với cha con tôi, bao giờ tôi cũng thấy trên đôi môi hơi dày của vú có
mấy vết son đỏ chót được tô một cách vụng về lam nham bởi bàn tay
thô ráp chai sần của vú, nhưng chỉ vào những ngày không có mẹ tôi ở nhà
vú mới tô son môi. Vú chu đáo lắm khi rót cho cha tôi một ly nước chè
nóng vừa lúc cha tôi buông chén đủa, những áo quần của cha tôi mặc
bao giờ vú cũng ủi thẳng hơn của mọi người trong nhà. Tôi ngủ với
vú, đó là một thói quen từ lúc còn rất nhỏ, có những đêm vú đau
răng, rên hừ hừ và như cố ý chờ đợi cho đến khi nghe tiếng cha tôi từ
nhà lớn hỏi vọng xuống:
- Vú đau răng à? Uống thuốc chưa? Nếu chưa
thì nhớ uống, ngậm thêm nước muối cho chết vi trùng.
Như chỉ chờ có bấy nhiêu thôi, vú “ dạ” một
tiếng và không còn rên rỉ nửa. Trời ơi, bây giờ tôi mới biết tâm hồn
của vú có lắm khát khao, vú cũng là phụ nử như bao người phụ nử
trên cỏi trần này, vú thèm một chăm sóc dù rất nhỏ nhoi như chỉ
bằng một lời nhắc nhở, vú cũng thèm được đẹp lên trong con mắt của
người đàn ông, nhưng thật tội nghiệp cho vú biết bao, nổi khát khao
thèm muốn âm thầm của vú mãi mãi không ai biết hay không muốn biết,
tôi ngây thơ khờ khạo cười vui nhạo báng khi nhìn thấy màu son đỏ tô
một cách vụng về lởm chởm trên đôi môi dày của vú, tôi buồn cười khi
vú không còn rên la sau câu hỏi, câu dặn dò của cha tôi, còn cha tôi
thì vẩn một mực đàng hoàng thánh thiện, biết hay không biết nổi
khát khao của một người đàn bà bất hạnh như vú đây? Mẹ tôi thì vẩn
vô tư, thích được cha tôi chìu chuộng và muốn người khác phải phục
vụ mình và xem đó nhưlà một điều tất yếu, một lẽ đương nhiên mà mẹ
cho rằng mình có quyền được hưỡng, còn mọi chuyện khác thì không bao
giờ mẹ thèm để ý đến, nhưng mẹ lại rất tốt, rất thương người nghèo
khó.
Vú lại thở dài, ngồi bó gối đu đưa nhè
nhẹ, thỉnh thoảng sụt sịt rồi hỉ mủi, hai gấu quần của vú luôn là
cái khăn để lau mặt sau khi rửa, để chùi khô những giòng nước mắt khi
vú khóc, là cái nùi giẻ để hỉ mủi, tôi thương vú chân chất khổ cực
nhưng tâm hồn vẩn có lắm khát khao. Đáng lẻ ngày mai tôi phải về vì
nhớ mấy đứa con, nhưng câu chuyện của vú kể chiều tối hôm nay đã níu
chân tôi lại, tôi không nở nào để vú thui thủi một mình dù vú đã có
mảnh vườn con con trồng vài ba thứ rau, vài ba cây ớt để cho qua
khoảng thời gian cô quạnh, tôi quyết định chờ vợ chồng em trai về thì
mới yên lòng trở lại Sài Gòn. Bình trà cạn khô, tôi giả vờ hỏi:
- Vú ơi, khi nào con về nhà, vú cho con bộ
ấm trà này nhé?
Lập tức vú lắc đầu như một phản xạ rất tự
nhiên:
- Uí chà, mô có được, vú quí nó lắm, nhờ
có nó mà khi uống trà vú mới được thấy ông. Con biết không, ông quen
uống cái tách ni, ngón tay cái ông cầm rồi xoa xoa vô đây cho nên chi
chổ ni bị lợt màu hơn ba cái kia bây chừ vú bắt chước ông, vú cũng
uống cái tách ni.
Tôi cười nói đùa:
- Cha con là cha con, bình trà là bình trà,
làm sao mà vú như thấy cha con khi uống trà trong cái bình này? Cho
con đi vú, con sẽ tặng vú bộ ấm trà khác đẹp hơn.
Vú nói một câu sâu sắc đến không ngờ:
- Nhưng bình trà mới thì ông chưa hề uống nên
vú không quí.
Và thêm một câu như lời trăn trối:
- Nì, khi mô vú chết, nhớ chôn nó chung với
vú nghe.
Tôi về lại Sài Gòn, phải ra ngoài đường cái
mới đón được xe, vú lum khum đưa tôi ra tận đầu đường chờ đến khi tôi
leo lên chiếc xe đò củ kỷ, ngồi vào ghế rồi mà vú vẩn chưa quay về,
xe chuyển bánh tôi đã òa khóc khi thấy vú vẩy vẩy tay, miệng cười
rất buồn mà nước mắt thì lăn dài trên hai gò má nhăn nheo. Vú cứ
đứng đó nhìn mải theo đuôi chiếc xe đò, tôi ngoái ra đằng sau cho đến
khi không còn thấy vú, tôi tưỡng tượng ra bóng dáng vú lủi thủi quay
về nhà em tôi, bước chân già cổi xiêu vẹo run run mang theo trong tâm
hồn một nổi cô đơn quá lớn và sự quạnh hiu cuối đời. Chiếc xe lăn
bánh trên con đường gập gềnh, đầu tôi lắc lư theo bánh xe quay,và cuộc
đời cay đắng của vú là một nổi ám ảnh mãi trong lòng tôi, theo tôi
suốt quảng đường dài.
Tôi lại tất bật với đủ thứ công việc nhà
không tên, làm hoài vẩn còn hoài nhưng lòng tôi nặng trỉu mổi khi đêm
về, tôi tự trách mình: tại sao bắt vú kể lại chuyện đời vú, khơi
lại làm chi một quá khứ đau thương, tôi có chia sẻ được gì không khi
mà ngược lại chính tôi luôn nặng lòng nghỉ đến, tôi có ác lắm không
khi cứ bắt vú phải gợi nhớ đến bao nổi đắng cay tủi nhục của đời
mình, sao tôi không để vú được chôn sâu, vùi lấp trong quên lãng một
quá khứ không nên gợi nhớ, sao không để cho vú được vui với bộ ấm
trà bên cạnh.?
Vú nhắn tôi phải về để vú gặp mặt, không
biết có chuyện gì đây, nghe nói vú khóc nhiều lắm. Tôi xin phép cha
mẹ và chồng, rồi gởi con cho ông bà chăm sóc để về thăm vú.
Vú đang ngồi bó gối ở hiên nhà phía trước,
hai gấu quần được xử dụng tối đa để lau nước mắt, thấy tôi vú mừng
quá vừa cười vừa mếu máo:
- Vú chờ con, ngày mô cũng ngồi đây ngóng
con.
Tôi dìu vú đứng lên, cười cho vú vui:
- Đi vô nhà thôi vú, bộ ấm trà đâu, pha cho
con uống cùng với vú, con thèm trà vú pha lắm.
Tôi ngạc nhiên khi vú òa khóc nức nở:
- Còn mô nửa mà pha, bể rồi con ơi.
--Tại sao mà bể?
Cô em dâu của tôi từ dưới bếp đi lên chào hỏi
tôi xong liền trả lời thay vú:
- Chị, con mèo nhà hàng xóm nhảy lên tủ tìm
con chuột, nó quậy tưng làm bể đồ tùm lum, bể luôn bộ ấm trà của
vú. Cái hôm bộ ấm trà bị bể vú dẩy dụa khóc la tới giờ luôn, ngày
nào vú cũng ủ rủ, vợ chồng em mua lại cho vú bộ ấm trà mới mà sao
vú khó quá chị, không chịu uống bình mới, cứ khóc không hà rồi đòi
em phải nhắn chị về cho bằng được. Anh Hải nói vú già rồi nên sinh
tật chướng kỳ.
Tôi hỏi:
- Hải đi đâu mà chị không thấy? Còn bé Lâm?
- Anh đi làm rẩy trồng bắp với mấy người
bạn, còn bé Lâm qua nhà ngoại chơi rồi. Anh Hải bực bội vú lắm, có
bộ ấm trà bị bể thôi mà vú cứ vật vã hoài, chịu hết nổi luôn.
Tôi nhìn vú xót xa lòng đầy trắc ẩn, hình
như chỉ có mình tôi mới hiểu được lý do tại sao vú lại đau buồn đến
như thế, bộ ấm trà là kỷ vật bất ly thân của vú, gắn liền với một
khối tình to lớn nhưng luôn câm nín suốt những thàng năm dài theo cha
mẹ tôi đi đây đi đó, nào ai hiểu được ngoài tôi ra? vì vậy vú mong
chờ tôi đến với vú như một điểm tựa để vú vượt qua được nổi đau
mất mát rất là to lớn này đối với vú. Vú vẩn ngồi đó, cái đầu
hơi gật gù lúc lắc, tôi đến ngồi bên cạnh ôm đôi vai gầy guộc của
vú, xoa xoa bờ vai xương xẩu như một lời an ủi, tôi hỏi:
- Những mảnh vở của nó còn không?
- Uí chà; chị ơi, vú gom lại cất kỷ lắm.
Tôi nói với vú:
- Đưa cho con xem.
Vú lui cui đi vào trong, lát sau cầm ra một
gói giấy nhỏ đưa cho tôi:
- Đây nì, vú quét nhà gom hết không còn sót
một tí mô cả .
Tôi mở gói giấy ra xem, xoay qua xoay lại, đưa
lên đở xuống, ráp lui ráp tới, cũng may là bộ ấm trà không bị bể
nát mà nó chỉ vở ra từng mảnh lớn, tôi thở phào vui vẻ nói với
vú:
- Không sao đâu, vú đừng buồn nữa con sẽ dán
keo làm dính liến lại cho vú.
Cô em dâu của tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên lẩn
khó chịu:
- Chị, tại sao chị phải làm như vậy? Em
tưởng…
- Tưởng là chị sẽ cằn nhằn vú chứ gì? Em
làm sao hiểu được…thôi, không nói nhiều, đi ra tiệm tạp hóa mua cho
chị tupe keo con voi, tiền đây, nhanh nhanh dùm chị.
Vú ngồi bên cạnh chăm chú nhìn tôi săm soi
lựa chon từng mảnh vở của bộ ấm trà để ráp lại với nhau, khi cô em
dâu đem type kéo dán về, tôi hối vú đi nấu cơm cho tôi ăn vì tôi đói
lắm rồi, trên khuôn mặt vú hiện lên niềm hy vọng cùng với nổi vui
mừng, nhẹ nhỏm.
Tôi không khéo tay như chồng tôi nên phải thật
lâu mới dán lại đươc từng mảnh vở của bộ ấm trà, tuy không được
hoàn hảo cho lắm nhưng nói chung thì nó cũng được dính liền lại với
nhau. Vú cứ than thở tự trách mình:
- Tại bửa tối đó vú không để sát vô trong,
thì chiều đó vú cũng pha trà ngồi uống với cậu Hải, tối lại tự
nhiên vú bị nhức đầu choáng váng nên để hời hợt ở phía ngoài…chớ
lúc mô vú cũng cẩn thận, đi đông đi đoài mà không hề hấn chi bây chừ
nằm yên một chổ thì bị bể…vú lo lắm, ông ở bên nớ có bị chi không
đây?
Tôi cười cho vú nhẹ lòng:
- Cái số của bộ ấm trà tới lúc nó phải
bể nên vú mới hời hợt, còn cha con có can dự chi tới nó, vú đừng
lo.
Nhìn bộ ấm trà được dán dính liền lại với
nhau vú vui lắm, cứ cười hoài, tôi dặn vú từ nay không được chế nước
vô bình, vú chỉ có thể để trước mặt mà nhìn ngắm thôi, còn muốn
uống trà thì chịu khó pha trà trong bình mới mà em tôi đã mua cho
vú. Vú thở dài nói một câu thật cam lòng:
- Thì đành vậy chớ biết răng chừ, nhưng
mà…chắc từ đây vú không uống trà nữa mô, còn ngon chi nữa mà uống.
Vợ chồng em trai tôi không hiểu nổi vì sao tôi
có thể từ SG chịu xa chồng con để tất tả lên đây, ngồi tỉ mỉ dán
lại bộ ấm trà cho vú, chiều đi rẩy về em tôi cười chê tôi dở hơi,
làm chuyện ruồi bu, còn vú thì kỳ cục, nhỏng nhẽo như con nít, tôi
chỉ có thể nói với em trai tôi rằng:
- Thôi, vú già rồi như chuối chín cây, so với
cái tình cái nghĩa vú chăm sóc thương yêu anh chị em mình, gắn bó
với gia đình mình mấy chục năm trời thì cái chuyện chị bỏ công ra
ngồi dán lại bộ ấm trà cho vú vui nào có đáng gì đâu, hai đứa đừng
làm gì vú, cũng đừng nói chi để vú phải tủi thân mà tội nghiệp
vú.
Vú muốn tôi ở lại với vú thêm một ngày nữa
nhưng tôi nhớ mấy đứa con nhỏ của mình nên không thể, sáng mai tôi
phải về sớm. Bữa cơm tối cũng chỉ canh rau cá kho mặn mà thôi nhưng
tôi ăn rất ngon, hai chị em cùng với vú nhắc lại bao nhiêu kỷ niệm xưa
của gia đình, em dâu tôi chỉ biết ngồi nghe vì em chưa bao giờ được dự
phần vào những tháng ngày đó. Quá khứ của một thời vàng son vang
bóng được ôn lại dưới bóng đèn néon sáu tất mờ nhạt, có rất nhiều
người trong quá khứ ấy nhưng chỉ còn lại vú, tôi và em tôi, bộ ấm
trà được vú cất kỷ trong vali của mình, buổi tối vú nói riêng cho
mình tôi nghe:
- Vú cất trong vali cho chắc ăn, khi mô nhớ ông
thì đem ra nhìn.
Đêm đã khuya lắm rồi, tiếng con tắc kè trên
nóc nhà kêu to làm tôi không ngủ được, cứ trằn trọc, trăn trở mải
trên giường, lòng ngậm ngùi, bồi hồi thương vú xót xa.
Gà của em tôi nuôi trong vườn nhà trổ giọng
gáy sáng, tôi thức dậy để ra về, không ngờ là vú đã thức trước khi
con gà nó gáy, vú nấu một nồi xôi đậu xanh và rang một ít mè. Tôi
ngồi ăn với vú, mùi thơm của xôi, của muối mè thoảng lên thật dể
chịu. Vợ chồng em trai tôi đang còn say ngủ, vú lại lom khom đưa tiển
tôi ra tận đầu đường để đón xe đò về SG. Tôi ứa nước mắt nhìn dáng
vú gầy gò cam chịu, tôi hỏi:
- Vú còn buồn nữa không?
Dù nét mặt nhăn nheo nhưng nụ cười của vú
thật rạng rở:
- Vú vui lắm rồi, không có con thì vú biết
cầu cứu ai bây giờ, cậu Hải bắt vú phải vứt bỏ mấy mảnh bể của
bộ ấm trà, mà…
Tôi cầm tay vú thương cảm:
- Con biết rồi vú ơi, con hiểu lòng vú mà.
Những tia nắng đầu tiên của một ngày chiếu
lên mấy ngọn cây cao bên đường, chiếc xe đò trờ tới, đổ xịch lại, tôi
leo lên xe ngoái đầu ra cửa kêu vú về đi, vú đứng tần ngần nhìn theo
cho đến khi không còn thấy bóng dáng chiếc xe đò chở tôi.
Em trai tôi lên thăm, báo tin là vú muốn được
vào chùa ở, em không biết phải làm sao nên hỏi ý kiến của tôi, nghe
ý muốn của vú chồng tôi liền lên chùa gần nhà em tôi để gặp và thưa
chuyện với nhà sư trụ trì của chùa, và với đôi bàn tay khéo léo
của em tôi; thế là vú có được một nếp nhà lá đơn sơ trong đất của
nhà chùa, sáng tối nghe gỏ mỏ tụng kinh để xoa dịu tâm hồn đầy những
vết thương của vú, nghe từng tiếng chuông chùa gióng lên làm rơi rụng
trăm mãnh sầu, ngàn giọt đắng của cuộc đời người đàn bà chưa có
được một lần yêu hay một tình yêu riêng của chính mình, có chăng là
một khối tình câm lặng chôn sâu tận đáy lòng. Khi đưa vú qua “nhà
mới” đồ đạc của vú không có gì nhiều, chỉ là một cái giường tre,
bộ bàn ghế nhỏ, một cái tủ con con để đựng vài ba bộ áo quần, vài
ba thứ vặt vãnh, em tôi đóng cho vú một cái kệ thấp làm bếp, cột
mấy cọng dây kẽm để treo nồi niêu son chảo và một thùng nhỏ đựng
chừng chục ký gạo. Tôi thấy vú cẩn thận lôi từ trong vali ra bộ ấm
trà vỡ đã được tôi dán lại, nâng niu đặt lên trên đầu tủ, cái tủ
được kê sát bức vách kết bằng lá, bửa cơm mừng “ tân gia” chỉ có hai
món canh và mặn nhưng vui vẽ, âm cúng lắm, tôi thấy vú cứ đưa mắt
nhìn bộ ấm trà, rưng rưng cảm động với một thứ hạnh phúc ngọt ngào
mà cuối đời của vú tôi mới nhận ra và vú mới có được.
Đó cũng là lần cuối cùng tôi ở với vú, ăn
cơm cùng với vú. Về SG tôi lại lao vào đủ thứ công việc, bị bận rộn
suốt ngày nên chỉ nhớ đến vú mổi khi thật là rảnh rổi. Thời gian
vùn vụt lao nhanh như tên bay qua cữa sổ, tôi cứ nghỉ rằng bây giờ vú
đang có niềm vui và hạnh phúc bí mật của riêng mình trong nếp nhà
lá nho nhỏ đơn sơ ấy nên lòng tôi cũng nhẹ được đôi chút, đở đi sự ân
hận khi luôn tự trách mình đã năn nỉ vú kể chuyện “đời xưa” mà khơi
lại mạch sầu của vú khi vú chỉ muốn chôn sâu xuống tận đáy lòng.
Thỉnh thoảng tôi mua đồ và gởi kèm tiền lên cho vú tiêu xài, dặn em
tôi thường xuyên vào thăm vú vì nhà em ở cũng gần nhà chùa.
Tin vú qua đời đến với tôi thật bất ngờ vào
sáng Chúa Nhật, em trai tôi đi chuyến xe sớm nhất lên báo cho tôi hay.
Như thường lệ cứ vào khoãng bốn giờ sáng khi tiếng chuông chùa vừa
gióng lên là vú đã thức dậy quét lá ở khoãng sân nhỏ phía bên hông
nhà chùa, hình ảnh một cụ bà lom khom cầm chồi quét lá, âm thanh
của cây chổi đưa qua đưa lại kêu xèng xẹt, nụ cười hiền lành khi gặp
các sư đã trở nên gần gủi và quen thuộc với mọi người trong chùa,
nhưng sáng hôm nay không ai nghe tiếng chổi quét xèng xẹt cũng không
thấy nụ cười hiền lành nên sinh nghi; lo lắng chạy vào nếp nhà lá
của vú, mở đèn lên thì thấy vú nằm ngay ngắn trên giường, mặc bộ
đồ mới tôi may cho vú vào tháng trước, hình như vú cảm nhận được
cái chết sắp đến với mình nên đã chuẩn bị tinh tươm, nhà chùa liền
báo tin cho em tôi và sau đó…
Hình như mọi người cố ý chờ tôi đến mới
bắt đầu xúc tiến việc chôn cất, nhìn nét nhẹ nhàng thanh thản đến
vô cùng trên khuôn mặt của vú đang nằm đây yên nghỉ khác hẳn với nét
khắc khổ u buồn lúc còn sống, tôi chợt nhận ra một điều là vú đã
hài lòng với những gì vú có sau khi kể hết cho tôi nghe về nổi khốn
khổ của đời mình, và khi biết tôi hiểu được mối tương tư thầm kín
của vú thì vú như trút được hết mọi ưu tư khắc khoải luôn đeo bám
làm nặng trỉu cỏi lòng vú suốt một quãng đường dài đăng đẵng.
Khi ban đạo tỳ làm công viếc tẩm liệm vú,
tôi kính cẩn đặt bộ ấm trà vào trong quan tài, em trai tôi thắc mắc
hỏi tại sao tôi lại làm như vậy? Tôi không thể trả lời được khi chỉ
một mình vú và tôi biết mà thôi, đó là một bí mật, tôi tôn trọng
ước muốn của vú và tôi cũng rất ngưỡng mộ một mối tình câm nín
của một người đàn bà luôn chu đáo chăm sóc anh em chúng tôi với tất
cả tình thương mà một người mẹ thường dành cho các con của mình, và
tôi hiểu tại sao vú lại thương yêu anh em chúng tôi đến như thế.
Đám ma của vú lặng lẽ với rất ít người đưa
ra nghĩa trang, có cháu Lâm - con trai của em tôi - cầm di ảnh vú đi
trước, tôi và em trai chít khăn trắng trên đầu đi theo sau; cùng với
mấy người quen ở gần chùa, có hai sư tụng kinh cho vú, có lẽ vú
cũng mãn nguyện lắm khi cùng đi với vú vào cỏi vỉnh hằng là bộ ấm
trà mà vú vô cùng yêu dấu. Tôi khóc cho vú- rất nhiều – vú ơi.
Hồ Thủy
304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment