TÌNH YÊU TRONG THƠ VKP ĐẠM PHƯƠNG
Đôi lời giới thiệu nhà thơ vkp ĐẠM PHƯƠNG:
DP làm thơ từ hồi học đệ tam THTN và
tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Những bài thơ thời trung học và đại học được
đăng báo thường xuyên thời bấy giờ. Tác giả lấy nhiều bút hiệu khác nhau: vkp
Phượng Ngày Xưa, Công Chúa Nhỏ,vkp Đạm Phương, Phượng Tím.
DP tốt nghiệp đại học luật
khoa Sài gòn trước 1975, với bằng cử nhân luật kinh tế, làm giáo sư dạy
trung học đệ nhị cấp và làm Hiệu trưởng một trường tư thục đệ nhị cấp ở Tây
Ninh. Hiện tại về hưu , đọc sách làm thơ, viết truyện.
Tuổi ấu
thơ và thời Trung học:
DP may mắn
sinh ra trong một gia đình nề nếp trọng đạo lý Thánh hiền nên coi trọng việc
học. Tác giả học rất giỏi lại có điều kiện kinh tế tương đối khá nên học hành
đỗ đạt rất nhanh.
Khi giới thiệu về mình, có người chỉ nói phớt
qua nhưng sao nghe êm tai, truyền cảm, có người nói rõ hơn bằng lời thơ thật dí
dỏm,chân tình. Hãy nghe nhà thơ Bùi Giáng giới thiệu mình khi gặp bạn giữa
đường:
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau.
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau.
Với Đạm Phương thì
rõ nét hơn, cho ta biết được bút hiệu "công chúa nhỏ":
Trong xóm có căn nhà lai
Năm cô con gái dáng đài các xưa
Học hành chăm chỉ thêu thùa
Riêng công chúa nhỏ có thừa chàng mơ
(Nỗi nhớ muộn màng/ vkp Đạm Phương)
Năm cô con gái dáng đài các xưa
Học hành chăm chỉ thêu thùa
Riêng công chúa nhỏ có thừa chàng mơ
(Nỗi nhớ muộn màng/ vkp Đạm Phương)
Ký ức tuổi
thơ đối với DP lúc nào cũng đẹp nhưng cũng để lại trong lòng nỗi buồn man mác
khó quên. Bài thơ "Con diều giấy" phản ảnh đúng tâm trạng nầy. Cậu
học trò nhỏ xé tập vở làm con diều giấy tặng cô bé hàng xóm, sáng ra cậu bị
thầy phạt vì tội xé vở làm diều. Thấy anh bị thầy phạt quỳ gối , em rưng rưng
nước mắt. Bao năm tháng trôi qua, con diều giấy còn đây mà người xưa đâu rồi?
Em vẫn đợi vẫn chờ trong cô đơn tuyệt vọng:
Sáng thầy phạt quỳ gối
Vì tội xé vở ra
Dán thành con diều giấy
Cùng em thả chiều qua
"Buồn chi mà em khóc
Diều cao đâu sợ gió
Sá chi gối sờn chai"...
Mình xa nhau đôi nơi
Tình anh em vẫn đợi
Tím một đời đơn côi
(Con diều giấy/vkp Đạm Phương
Thời đó ở tuổi
13, DP chỉ chơi trò nhảy dây một cặp với anh chàng khù khờ hàng xóm, kỷ niệm ấy
phai mờ theo năm tháng nhưng sao khó quên, nghe luyến tiếc khi nhắc đến:
Trò chơi nhảy dây lúc mười ba tuổi
Anh với em hai đứa bắt một đôi
Anh với em hai đứa bắt một đôi
Tưởng sẽ cùng nhau đi khắp nẻo đời
Định mệnh nhẫn tâm làm chân lạc nhịp
.......
Chuyện tuổi thơ ghi vào trong nhật ký
Mơ ước ngày xưa chung bước đường đời
Xa cách nghìn trùng hai đứa đôi nơi
Vòng xoáy tình trường xóa tan mộng ảo
.......
Chuyện tuổi thơ ghi vào trong nhật ký
Mơ ước ngày xưa chung bước đường đời
Xa cách nghìn trùng hai đứa đôi nơi
Vòng xoáy tình trường xóa tan mộng ảo
(Nhật ký tuổi thơ/vkp công chúa nhỏ)
Kỷ niệm để lại
nhiều ấn tượng khó quên. Trò chơi nhảy có cò thật vô tư, vui nhộn, bỗng em
té trặc chân , may nhờ anh bạn chung lớp cõng về, chuyện như trò đùa nhưng để
lại nhiều thương tiếc về sau:
Anh cười khẻ bảo cõng thuê suốt đời!
Chỉ làm công quả mà thôi
Miễn sao nầy lớn thành đôi vợ chồng
Lời xưa còn nhớ hay không?
Sao anh nỡ để em mong mỏi mòn
Sông sâu nước chảy cát mòn
Tình em vẫn mãi giữ tròn thủy chung
Ước gì tát cạn biển Đông
Để ta còn mãi trong lòng có nhau
Sao anh nỡ để em mong mỏi mòn
Sông sâu nước chảy cát mòn
Tình em vẫn mãi giữ tròn thủy chung
Ước gì tát cạn biển Đông
Để ta còn mãi trong lòng có nhau
(Nhảy cò cò /vkp
Đạm Phương)
Tuổi mười ba của người con gái là tuổi ngây thơ trong trắng, đượm nét mỹ
miều dễ thương như đóa hoa hàm tiếu, tỏa hương thơm bát ngát càng làm say đắm
những anh chàng mới lớn thich trồng cây si trước cổng trường. Hãy nghe lại tâm
sự của nhà thơ kiêm giáo sư Nguyên Sa diễn tả tâm trạng của mình trong bài thơ
nổi tiếng một thời của thập niên 60, "Tuổi mười ba":
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thơ tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím
Chả có gì... sao lòng mình cũng thẹn
Đến ngượng ngùng bỡ ngỡ... hay là ai?
Trăm bức thư lót giấy kẻ hàng đôiáo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thơ tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím
Chả có gì... sao lòng mình cũng thẹn
Đến ngượng ngùng bỡ ngỡ... hay là ai?
Mà nét chữ còn run (dù rất nhẹ)
Tôi đã viết hay chỉ thầm âu yếm kể
Tôi đã nhìn hay lặng lẽ say sưa?
Nên đêm vui sao cũng chớm buồn thưa
Và lo sợ khi lòng mừng quá đổi
Rồi trách móc:trời không gần cho tay với
Và cả nàng hư quá, sao mà kiêu
Nên đến trăm lần:" nhất định mình chưa yêu"
Hôm nay nữa... nhưng lòng mình sao lạ quá!
(Tuổi mười ba/ Nguyên Sa)
Riêng DP còn ghi lại
những hình ảnh khác thật nên thơ như luyến tiếc những gì đã đi qua mà nay không
thể nào tìm lại được:
Nhớ năm xưa khoảng vừa mới mười ba
Ngồi trên chảng ba cây trăm sau nhà
Cành lá đong đưa gió thổi vút qua
Trái chín rụng rơi thấy lòng thương tiếc
Hái vội một chùm đem nhai ngấu nghiến
Trái trăm thơm nghe ngọt lịm bờ môi
Tưởng như ai cho nụ hôn đầu đời
Nên cứ nhớ hoải trái trăm màu tím....
(Cây trăm trái tím/ vkp công chúa nhỏ)
Ngồi trên chảng ba cây trăm sau nhà
Cành lá đong đưa gió thổi vút qua
Trái chín rụng rơi thấy lòng thương tiếc
Hái vội một chùm đem nhai ngấu nghiến
Trái trăm thơm nghe ngọt lịm bờ môi
Tưởng như ai cho nụ hôn đầu đời
Nên cứ nhớ hoải trái trăm màu tím....
(Cây trăm trái tím/ vkp công chúa nhỏ)
Đến tuổi mười sáu cô học trò lớp Đệ tam đã biết buồn vẩn vơ, tập tành làm thơ
gởi gắm tâm sự nhưng nào dám trao thư cho anh bạn ngồi bên dãy bàn bên kia.
Buổi tối văn nghệ nhà trường vẫn còn văng vẳng tiếng đờn tiếng hát của anh
trong giờ học của em:
Thơ viết rồi... không dám đưa Bạn đọc
Sợ vì Ai mà xao lãng học hành
Chuyện riêng tư đành xếp lại một bên
Nhưng giọng hát tiếng đàn sao vẫn nhớ
Sợ vì Ai mà xao lãng học hành
Chuyện riêng tư đành xếp lại một bên
Nhưng giọng hát tiếng đàn sao vẫn nhớ
(Tình thơ học trò/
vkp Đạm Phương)
Bên cạnh mối tình câm như cơn gió thoảng , DP còn thả hồn thơ vào đối
tượng thầy giáo trẻ mới ra trường . Hình ảnh của thầy vừa tạo được sự kính mến
lại vừa thân quen. Thầy là bạn, là anh, hay là gì sao khó định nghĩa:
Ngày đầu thầy đến lớp
Bọn chúng em nhao nhao
Sao thầy còn quá trẻ
Liệu sẽ dạy thế nào?
So với bọn chúng em
Tuổi mười sáu trăng tròn
Thầy chỉ hơn chút đỉnh
Chắc phải gọi là anh
Em nhìn thầy ngây dại
Lúc thầy giảng hết bài
Phương trình nhiều ẩn số
Em chợt tỉnh cơn say
Bọn chúng em nhao nhao
Sao thầy còn quá trẻ
Liệu sẽ dạy thế nào?
So với bọn chúng em
Tuổi mười sáu trăng tròn
Thầy chỉ hơn chút đỉnh
Chắc phải gọi là anh
Em nhìn thầy ngây dại
Lúc thầy giảng hết bài
Phương trình nhiều ẩn số
Em chợt tỉnh cơn say
( Ẩn số /vkp Đạm
Phương)
Bài thơ năm chữ nhẹ
nhàng đong đưa nỗi niềm tâm sự dầy vơi, có chút lãng mạn ngây thơ của một tâm
hồn vừa mới biết mộng mơ. Kết luận bài thơ làm ta ngỡ ngàng tiếc thương cho mối
tình không đoạn kết, cũng chẳng "có hậu":
Thầy vô tư giảng dạy
Em chăm chỉ học hành
Mong trở thành cô giáo
Nhưng khi được toại nguyện
Thầy đã đổi đi xa...
Ngày tháng
trôi nhanh, bây giờ em đã trở thành một thiếu nữ đẹp mặn mà, dáng
thướt tha. Nàng vào đại học luật khoa miệt mài đèn sách . Rồi một hôm ở
giảng đường về nhà nàng bất ngờ gặp anh "lính biển" đang lớ ngớ tìm
ai. Chàng lịch sự chào, hỏi thăm người quen, thế rồi họ thân nhau từ
đó. Tình yêu cũng lớn dần theo năm tháng...
Thấy anh quân nhân đứng trước hiên nhà
Đội mũ Mỏ Neo, vai áo Alpha
Lính biển lên bờ chắc đang về phép?
Cười làm quen anh gọi tôi Cô Bé
Đã lớn nhiều xinh hơn Phượng Ngày Xưa
Nhịp chân sáo cùng anh trai vui đùa
Với các anh khi tuổi còn thơ dại
Chợt nhớ ra, mừng vui xen ái ngại
Tôi ngẩn ngơ quên việc mở cửa vào
Vì giọng anh như sóng biển rì rào
Quay sang tôi, anh giành xâu chìa khoá
Tay chạm tay, sao mà nghe ấm lạ!
Thấy ngại ngùng má tôi đỏ hây hây
Tự nhủ lòng... một nửa của mình đây
Sẽ nắm giữ dù đêm ngày ngóng đợi...
Từ lần chạm tay
đầu tiên với anh, nàng nghe lòng ấm lạ! Cảm giác ấy tuy mơ hồ nhưng nó in sâu
vào lòng nàng như tiếng sét ái tình, bất chợt khuấy động trái tim côi đang ngủ
yên. Nàng bắt đầu yêu, mà lạ thật, khi yêu thì người con gái lo sợ nhiều thứ
lắm: sợ không bền, sợ chia ly...nàng muốn chàng phải nói tiếng
"yêu" cho nàng biết chứ không thể làm thinh. Rồi chợt nhớ ra
điều gì, nàng tự hỏi mình đã yêu thật rồi sao? Yêu tự thuở nào nàng cũng không
biết, chỉ cảm thấy nhớ anh khi xa vắng và nôn nao khi gặp lại anh:
Tôi sợ mai này phải biệt ly,
Xa tôi anh có nhớ nhung gì?
Hay anh chỉ biết hoài câm nín?
Biết thế tôi nào dám nói chi!
Chẳng biết yêu anh tự thuở nào?
Gặp anh tôi lại thấy nao nao,
Xa anh tôi thấy lòng nhung nhớ.
Lòng tự hỏi lòng bởi cớ sao?Xa tôi anh có nhớ nhung gì?
Hay anh chỉ biết hoài câm nín?
Biết thế tôi nào dám nói chi!
Chẳng biết yêu anh tự thuở nào?
Gặp anh tôi lại thấy nao nao,
Xa anh tôi thấy lòng nhung nhớ.
(Hỏi lòng tại sao / vkp Đạm Phưong)
Tình yêu có lý lẽ của
nó, họ đến với nhau để sưởi ấm tâm hồn, trao đổi nhau những cánh thư hồng, ấp ủ
sự nhớ thương mong đợi xen lẫn trách móc,hờn giận, nhưng cũng rất thi vị, nên
thơ. Nàng làm thơ tặng chàng , anh khen thơ hay nhưng e ngại nàng mê thơ rồi
quên người yêu! Những ý nghĩ thật trẻ con nhưng chỉ có những người yêu nhau mới
thông cảm mà tha thứ:
Hơn cả tình lính biển
Để người đi chinh chiến
Sống lạc lõng bơ vơ!
Nên anh cứ lo sợ
Chàng thơ cướp mất em
Bỏ anh sống thui thủi
Ngóng chờ ngày lẫn đêm.
Thôi anh ạ đừng ghen
Với kẻ không bóng hình
Xưa anh say biển cả
Em đâu trách chẳng phiền.
(Hờn trách/ vkp Đạm Phương)
Tình yêu càng ngày
càng thăng hoa, nàng đưa tiễn người yêu đi công tác xa ở một nơi nào đó, nhìn
ra khơi mà lòng quặng đau, nàng mím chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, thật
tội nghiệp cho người con gái lần đầu tiên bước chân vào tình yêu. Bóng con tàu
từ từ xa khuất nàng trở về nhà thương nhớ mênh mông, nhớ kỷ niệm lúc nắm tay
nhau, và những nụ hôn nồng cháy có mùi thuốc lá Basto trộn lẫn:
Tàu tách bến, nghẹn ngào không dám khóc
Mây xám đen bao phủ cả bầu trời
Lệ đoanh tròng, nhìn anh khuất ngoài khơi
Phong kín thư phòng, mong tròn ước hẹn…
*
Hoc hành tìm vui để lòng không thẹn
Với kẻ hải hồ ôm mộng viễn du
Anh sẽ về khi rừng lá sang thu
Nơi bến cũ đôi ta cùng hò hẹn…
*
Kỷ niệm còn đây, nụ hôn len lén
Mùi Bastos nồng cháy xé tâm can
Mà sao anh đành quên nghĩa đá vàng?
Đem thuyền yêu neo về nơi bến khác?!
*
Anh biết không, lòng em đang tan nát?
Bướm lượn ong chờ vẫn cứ làm ngơ
Còn anh có vui khi đã đỗ bến mơ?
Thôi! Chấm dứt bài thơ tình lính biển!!!
Mây xám đen bao phủ cả bầu trời
Lệ đoanh tròng, nhìn anh khuất ngoài khơi
Phong kín thư phòng, mong tròn ước hẹn…
*
Hoc hành tìm vui để lòng không thẹn
Với kẻ hải hồ ôm mộng viễn du
Anh sẽ về khi rừng lá sang thu
Nơi bến cũ đôi ta cùng hò hẹn…
*
Kỷ niệm còn đây, nụ hôn len lén
Mùi Bastos nồng cháy xé tâm can
Mà sao anh đành quên nghĩa đá vàng?
Đem thuyền yêu neo về nơi bến khác?!
*
Anh biết không, lòng em đang tan nát?
Bướm lượn ong chờ vẫn cứ làm ngơ
Còn anh có vui khi đã đỗ bến mơ?
Thôi! Chấm dứt bài thơ tình lính biển!!!
(Tình thơ lính biển/ vkp Đạm Phương)
Người lính biển rày
đây mai đó có khi gần cả năm chưa về phép, nàng chờ mãi mà không thấy anh trở
lại, thơ từ cũng không. Tại sao? Nàng không trả lời được, hay thuyền tình đã
cập bến khác? Nghĩ tới đó nàng "cương quyết" chấm dứt làm thơ tình
lính biển. Lời thơ lãng mạn mà bình dị chân thật từng câu từng chữ. Khi nhắc tới
kỷ niệm nàng cũng nhắc tới nụ hôn đầu đời đầy cảm xúc. Từ ngữ "len
lén" có nghĩa hôn nhanh lúc em không đề phòng, một hành động táo bạo ,
nhưng chàng cũng liệu phản ứng của nàng rồi nên mới dám hôn như vậy. Có thể nói
thơ tuy lãng mạn mà không suồng sã, dung tục, trái lại nó đượm tình tha thiết
nồng nàn thích hợp với phong cách tưổi trẻ ngày nay.
Khi bước chân vào
tình yêu rồi thì lúc nào cũng nhớ tới người mình yêu, trông đợi mãi sao chẳng
thấy anh về làm em đứng ngồi khôngyên, học bài chẳng thuộc, tâm trí cứ hướngvề
anh:
Anh bảo người ta cố học chăm
Rồi anh được phép sẽ về thăm
Mà nay sao đã lâu lâu quá
Anh lại không về chắc đã quên?
Bây giờ em chẳng học nữa đâu
Ai biểu bắt em chờ đợi lâu
Ngày xưa anh nói "yêu lính biển
Phút gặp nhau như thưở ban đầu"
Ngày nay mới thấy khổ vì ai
Lính biển vẫn là thường hẹn sai
Hứa về đầu tháng mà cuối tháng
Chẳng thấy tăm hơi cứ đợi hoài.
(Buồn vì ai/ vkp Đạm Phương)
Trong một lần tiễn
người yêu về miền Trung, căn cứ Hải Quân của chàng, nàng đưa chàng ra tận bến
xe lửa. Cảnh chia ly sao buồn ảo não, lòng bùi ngùi xúc động, cái lạnh mùa đông
không lạnh bằng cái lạnh trong lòng. Trước khi lên tàu chàng quay lại hôn em
lần cuối. Vòng tay buông lỏng , rời người yêu. Chàng vội bước lên toa , bỏ lại
em bơ vơ, lệ nhòa mí măt. Nàng nén cơn xúc động, quay mặt đi để che dấu những
giọt nước mắt dâng trào. Bài thơ trữ tình , thể tự do nhưng gieo vần rất chặt
chẽ ( vần cuối: nao, trào , mau...) âm điệu thiết tha, nồng nàn, giai điệu nhịp
nhàng lắng đọng. Lời thơ truyền cảm thật mạnh mẽ, tiếng còi rúc mau như thúc
giục chàng lên đường. Một mặt nàng muốn thời gian ngưng lại nhưng tiếng
còi làm nàng chợt trỉnh cơn mê. Tâm lý biến đổi bất ngờ làm tăng thêm nỗi
xót xa, nàng cất tiếng than: "Kìa hồi còi chót, thôi đành xa nhau!"
nghe nức nỡ nghẹn ngào! Câu cảm thán ở đây sử dụng thật đặc sắc. Nỗi đau dâng
lên tột đỉnh khi nàng không biết bao giờ chàng trở lại. Chuyến tàu đưa anh về
đâu, nàng không biết. Anh có trở lại không nàng cũng chẳng rõ, chính những diều
nầy làm nàng lo sợ cho cuộc tình mong manh đầy bất trắc nên cất tiếng hỏi:
"Ngày mai anh đến phương nào hở anh?" Một câu hỏi không có câu
trả lời, như tan vào hư vô ... Ngoài cái hôn vội vả, còn lại là nỗi cô đơn,
trống vắng. Bất chợt nàng hỏi : "Còn gì hỡi anh?" câu hỏi tuy
ngắn ngủn nhưng chứa đựng sự thất vọng và niềm đau chất ngất. Tác
giả đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu, nhưng vì tiếng "hỡi" dùng để chỉ sự
than vãn, luyến tiếc, nên về mặt ngữ pháp nó dùng để chỉ câu cảm thán. Như vậy
tác giả đã khéo léo sử dụng bút pháp, vừa nêu câu hỏi vừa than thở cho
nỗi đau của mình cùng một lúc trong cùng một câu thơ :
Sao lòng thấy lạnh
Sao dạ thấy nao
Lệ chực tuôn trào
Còi tàu tiễn biệt rúc mau
Ngày mai anh đến phương nào hở anh?
Thời gian sao đi quá nhanh
Kìa hồi còi chót, thôi đành xa nhau!
Anh đi kẻo trễ chuyến tàu
Hôn em lần chót lệ trào ướt mi
Vòng tay anh lỏng
Em vội quay đi
Còn gì hỡi anh?
Chỉ còn có ánh trăng thanh
Giúp mình hai nẻo trở thành gần nhau
(Biệt ly/ vkp Đạm Phương)
Ôi, cảnh biệt ly
sao mà buồn vậy? Ai có ngờ lần tiễn đưa đó cũng là lần cuối cùng họ xa nhau mãi
mãi, vì chuyến tàu đưa chàng về miền Trung xa xôi không bao giờ trở
lại...
Nhà thơ Nguyên Sa trong bài "Tiễn
biệt" cũng có cảnh chia tay đầy cảm xúc tuy không có nước mắt, không có
hôn em nhưng vẫn chứa đựng nỗi buồn miên man, sầu lắng:
*
Người về đêm nay hay đêm mai
Người sắp đi chưa hay đi rồi
Muôn vị hành tinh rung nhè nhẹ
Hay ly rượu tàn run trên môi
Người về đêm nay hay đêm mai
Người sắp đi chưa hay đi rồi
Muôn vị hành tinh rung nhè nhẹ
Hay ly rượu tàn run trên môi
.......
Sao người không là một con đường
Sao tôi không là một ga nhỏ
Mà cũng có những giờ gặp gỡ
Cũng có những giờ chia tan?
Người về lòng tôi buồn hay lòng tôi vui
Áo không có màu nên áo cũng chưa phai
Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ:
Tôi đưa người hay tôi đưa tôi?
Sao tôi không là một ga nhỏ
Mà cũng có những giờ gặp gỡ
Cũng có những giờ chia tan?
Người về lòng tôi buồn hay lòng tôi vui
Áo không có màu nên áo cũng chưa phai
Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ:
Tôi đưa người hay tôi đưa tôi?
(Tiễn biệt/ Nguyên Sa)
Với tác giả Ưu Du trong bài "Tiễn biệt" cũng có những bâng
khuâng trong giây phút chạnh lòng, người đi kẻ ở đều mang tâm sự nhớ mong ,
mong sao còn gặp lại. Mỗi bước đi đều tràn đầy vương vấn nhớ nhung:
Biết viết gì đây! Biết nói gì?
Lệ sầu tuôn đổ, lúc phân ly.
Kẻ về, người ở hồn thương nhớ.
Vương vấn tràn lan, mỗi bước đi.
*
Em tiễn anh đi, lúc xế chiều,
Một mình trở lại chốn cô liêu,
Xa xôi cách trở, ngàn thương cảm.
Bỗng thấy tâm tư thương mến nhiều
(Tiễn biệt/ Ưu Du)
Lệ sầu tuôn đổ, lúc phân ly.
Kẻ về, người ở hồn thương nhớ.
Vương vấn tràn lan, mỗi bước đi.
*
Em tiễn anh đi, lúc xế chiều,
Một mình trở lại chốn cô liêu,
Xa xôi cách trở, ngàn thương cảm.
Bỗng thấy tâm tư thương mến nhiều
(Tiễn biệt/ Ưu Du)
Ở một bài thơ khác, Đạm Phương cho ta thấy dấu hiệu của tình yêu tan vỡ,
nàng buồn đau, trách móc, trách chàng sao vội quên người con gái nầy để
đêm đêm nàng khóc than cho cuộc đời bất hạnh, nằm nghe tiếng gió thổi lá
bay ngoài ngõ mà ngỡ người yêu trở về:
Nổi buồn còn đọng trên mi
Thơ ngây đi mất còn gì nữa đâu
Người đi đâu hẹn ngày về
Còn mình cứ mãi kéo lê cuộc đời
Thuyền tình lặng lẽ ra khơi
Mơ ngày cập bến xa vời làm sao!
Nửa đêm thức giấc lệ tràoThơ ngây đi mất còn gì nữa đâu
Người đi đâu hẹn ngày về
Còn mình cứ mãi kéo lê cuộc đời
Thuyền tình lặng lẽ ra khơi
Mơ ngày cập bến xa vời làm sao!
Tên anh em khẽ ghép vào tên em
Gió đưa nhè nhẹ bên thềm
Tưởng chân anh bước êm đềm về đây
Nhung rồi tỉnh giấc mơ say
Rưng rưng lệ nhỏ tràn đầy gối hoa
(Đam mê/Đạm Phương)
Trong tình yêu có những mâu thuẩn khó giải thích bằng lý trí. Nàng
biết tình đã lỡ , không mong gì người trở lại nhưng tại sao nàng vẫn nhớ vẫn
thương vẫn chờ vẫn đợi? Chính cái mâu thuẩn nầy làm nàng đau khổ, dằn vặt
xâu xé nội tâm nhất là những đêm khuya lạnh cô đơn:
Để tình dâng mắt biếc xoáy con tim (3/2/3)
Cứ đêm về hồn mộng mãi kiếm tìm (3/2/3)
Một nửa kia cho lòng vơi cô quạnh… (3/3/2)
Biết đã lỡ nhưng vẫn mong buộc chặt (3/3/2)
Bằng tơ mong manh trói buộc hải hồ (4/4)
Giữa muôn trùng khơi biển động sóng xô(4/4)
Dây tơ đứt nhưng lòng ta không đứt!!! (3/5)
Biết đã lỡ nhưng yêu là vẫn đợi (3/3/2)
Dù phủ phàng như chinh phụ chờ chồng
Để đêm về đối bóng ngọn đèn chong
Hiu hắt võ vàng tàn phai nhan sắc!!!
Dù biết có ngày thuyền neo bến khác
Cây đa bến cũ vẫn mãi chờ mong
Trăm cay nghìn đắng nuốt trọn trong lòng
Biết đã lỡ nhưng không hề nuối tiếc!!!
(Biết đã lỡ/vkp Đạm Phương)
Nhịp thơ biến đổi liên tục, ngắt đoạn ngắn dài tương ứng với tăm trạng buồn đau
của tác giả: khi tha thiết nghẹn ngào lúc bi thương tuyệt vọng, tạo xúc động
mạnh mẻ trong lòng người đọc như chính mình là nhân vật trong thơ vậy. Lúc
đầu là (3/3/2), tiếp đó là (3/2/3)... (4/4),(3/5),(3/3/2)...sau cùng trở về
nhịp (3/3/2)với sự khẳng định: không nuối tiếc!
Tác giả sử dụng phép tương phản để làm nổi
bật sự đau thương không lối thoát nó cứ ray rứt triền miên:
Biết đã lỡ /nhưng vẫn mong buộc chặt
Duyên đã lỡ nhưng sao không bỏ đi mà lại cứ muốn buộc chặt vào?
Biết đã lỡ /nhưng vẫn mong buộc chặt
Duyên đã lỡ nhưng sao không bỏ đi mà lại cứ muốn buộc chặt vào?
Dây tơ đứt/ nhưng lòng không đứt
Dây tơ đứt, theo lẽ tình cũng đứt, nhưng
không! ở dây phép tương phản (đối lập) lại được sử dụng một lần nữa làm tăng
thêm nỗi đau và sự bế tắc cho cuộc tình không mong hàn gắn lại được. Phép tương
phản còn được sử dụng thêm ở những câu sau. Tác giả sử dụng phương pháp nầy một
cách điêu luyện đầy ấn tượng, mang nét đặc thù riêng của Đạm Phương.
Về mặt nghệ thuật
, tác giả chắt chiu từng con chữ, chọn lọc từng lời, thử xét câu: "Bằng tơ
mong manh trói mộng hải hồ". Chữ "tơ" là một hoán dụ, dùng để
gọi một tên khác là "tơ hồng"( hay tơ đỏ , tơ thắm, chỉ hồng,chỉ
thắm, xích thằng) chỉ duyên chồng vợ. Theo Trịnh Vân Thanh trong "Thành
ngữ điển tích từ điển" thì Trương Gia Trinh có năm người con gái, muốn gả
cho Đặng Nguyên Chấn mà không biết phải gả người nào. Ông mới đem năm người con
ngồi trong một cái màn mỗi người cầm một sợi tơ , mỗi sợi một màu, còn Đặng
Nguyên Chấn thì ở ngoài nắm được sợi tơ của ai thì cưới ngưòi đó. Nguyên Chấn
vớ được sợi tơ đỏ, nhằm người thứ ba đẹp hơn hết. Cụm từ "Dây tơ đứt"
là một ẩn dụ, ám chỉ tình yêu tan vở, để tránh nói thẳng, chỉ nói ẩn ý thôi,
khiến câu thơ trở nên sinh động. Từ ngữ "mong manh" dùng rất thích
đáng, diễn tả một trạng thái không vững chắc, dễ gãy,dễ vỡ, như tình mong manh,
phận mong manh. Sợi tơ mong manh như vậy thì làm sao buộc được "mộng hải
hồ" của anh? Lời nói đã chứa đựng một sự thất bại. Tác giả dùng ẩn ngữ để
diễn tả một cách gián tiếp thật khéo léo về sự mong manh, không bền chặt của
tình yêu, nó sẽ dẫn tới tan vỡ sau nầy!
Điệp ngữ
"Biết đã lỡ ..." là một lời ca lâm ly thống thiết, được lập đi
lập lại trong bốn khổ của bài thơ tám chữ, âm vang nỗi đau kéo dài như bất tận,
làm tăng thêm sự chờ mong trong cô đơn, khắc khoải, tuyệt vọng. Nỗi đau càng
lúc càng lớn dần mà không cách nào bù đắp lại được...
Câu thơ truyền cảm hứng tới người đọc một cách tự nhiên đầy thuyết phục.
Bài thơ nầy là một trong những bài thơ đầy cảm xúc của tác giả!
Cũng giống như tâm
trạng của DP, nhà thơ Xuân Diệu, ắt có nhiều kinh nghiệm trong chốn
tình trường, đã nhận xét: Trong yêu đương có lắm đau khổ, cho thì nhiều mà nhận
chẳng bao nhiêu, nên tình yêu không phải lúc nào cũng trọn vẹn. Thất bại,
đau khổ là lẽ thường tình vì trong lúc yêu nhau đã có sẵn mầm ly biệt:
Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết...
(Yêu/ Xuân Diệu)
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết...
(Yêu/ Xuân Diệu)
Cuộc tình
của Đạm Phương với chàng lính biển cuối cùng đi đến tan vỡ! Nàng thảng thốt ,
xót xa vô tận, nó kéo dài được hai năm, rồi kết thúc trong nỗi đau dằn vặt.
Nàng ngỡ ngàng không biết lỗi tại ai? tại em, tại anh, tại chúng mình, hay
tại định mệnh khắc khe? Nàng kêu lên trong cay đắng, uất nghẹn. Tình thì hết mà
lòng sao cứ mãi vấn vương? DP trải lòng mình qua bài thơ "Độc thoại"
đầy cảm xúc, nghe chạnh lòng đau!
Viết cho anh dù biết gởi về đâu?
Viết để ghi chứng tích mối tình đầu
Trong quá khứ mặc dầu là độc thoại
Tôi vẫn biết tình chúng mình ngang trái
Lỗi tại anh hay bởi tại nơi tôi?
Nói làm chi vì đã dở dang rồi
Anh đến chốn, còn tôi thì dừng bước
Người con gái khi yêu nhiều mơ ước
Xây đắp lầu đài hạnh phúc quá cao
Đổ vỡ rồi tôi mới biết đớn đau
Thì đã muộn nhưng dám nào than thở
Hai năm rồi tôi chua nguôi nhung nhớ
Chuyện tình yêu tôi ngỡ mới hôm qua
Vẫn tưởng rằng tình ái mãi đậm đà
Nên vẫn viết mặc dù là độc thoại.
(Độc thoại/ vkp Đạm Phương)
Tình yêu gắn liền với những cuộc hẹn
hò. Khi đã yêu rồi thì làm sao quên được những lời yêu đương, những buổi hẹn
hò? Kỷ niệm càng nhiều thì khi xa nhau lòng càng quặn thắt ,đớn đau. Nhạc sĩ Lê
Dinh đã diễn tả tình cảnh nầy thật tài tình qua bản
nhạc "Nếu anh đừng hẹn", nghe nghẹn ngào nức nở
khi xa nhau, âm vang những lời than trách như còn đọng lại trong tim. Tâm
sự nầy cũng giống nỗi lòng của Đạm Phương, xin được chia sẻ với tác giả:
Lỡ yêu rồi làm sao quên được anh ơi
Những đêm buồn nhìn về dĩ vãng xa xôi
Đếm bao kỷ niệm là bao nhiêu tình
Mà đành quên sao, anh giờ đành quên sao
Tình mình hôm nao đâu ngờ rằng chiêm bao
Nhớ thương ôi là bao.
(Nếu anh đừng hẹn/ Lê Dinh)
Sau khi cuộc
tình tan vỡ, nàng không còn làm thơ nữa do mất nguồn cảm hứng, hay do dòng đời
thay đổi? Rồi một hôm, sau mười năm ngăn cách tình người, chàng trở lại gặp
nàng nói câu xin lỗi. Nàng nghe đau đớn, vết thương ngày cũ như muốn rĩ máu trở
lại. Tha thứ cho chàng ư? Mười năm qua, chàng cập bến mới, bây giờ gặp lại chỉ
để nói câu xin lỗi hay sao?
Sao mãi đến giờ anh mới nói?
Món nợ tình em , vay quá lâu
Vốn lời cộng lại cao chất ngất
Vậy mà anh trả chỉ một câu?
Món nợ tình em , vay quá lâu
Vốn lời cộng lại cao chất ngất
Vậy mà anh trả chỉ một câu?
(Thứ tha/ vkp Đạm
Phương)
Cuộc gặp gỡ ngắn ngũi cũng qua mau , nhưng sao nghe có tiếng sóng trong
lòng! Nàng về, năm canh trằn trọc,tình đã dứt nhưng sao vẫn còn nhức nhối trong
tim! Mười năm cách biệt, mười năm nhung nhớ vần vương, sầu tình đến thác chưa
tan!
Thế rồi nàng tức tối giận dữ : xin trả
lại những kỷ vật ngày xưa là vòng tay bảy chiếc đồi mồi quý mà chàng đã tặng
cho nàng lúc chàng còn yêu, và trả lại cả lời hẹn ước kiếp lai sinh:
Năm cùn, tháng tận tàn mùa Đông
Anh bỏ đi rồi tan nát lòng !
Vần thơ mới viết cho ai đọc?
Trà đậm hương nồng cùng suối lệ
Gửi hết cho anh món nợ tình
Vòng tay bảy chiếc đồi mồi quý
Gửi cả lời nguyền kiếp lai sinh
Đốt nén nhang lòng gửi cố nhân
Tha thứ cho nhau chỉ một lần
Tàu anh giờ chắc đang dong ruỗi
Bến đỗ an bình hết vấn vương!
(Trả lại anh/vkp
Đạm Phương)
Chuyện tình chấm dứt trong cay đắng để lại cho nàng bao nỗi đắng cay! Thôi thì
đường ai nấy đi, còn chăng là kỷ niệm, hãy nghe tâm sự của Thế Lữ:
Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi
.......
Rồi có khi nào ngắm bóng mây
Chiều thu đưa lạnh gió heo may
Dừng chân trên bến sông xa vắng
Chạnh nhớ tình tôi trong phút giây
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi
.......
Rồi có khi nào ngắm bóng mây
Chiều thu đưa lạnh gió heo may
Dừng chân trên bến sông xa vắng
Chạnh nhớ tình tôi trong phút giây
(Giây phút chạnh lòng/ Thế Lữ
Hơn bốn mươi năm
sau , được tin chàng mất, nàng làm bài thơ "Tưởng Niệm" đầy cảm xúc
để tiễn đưa chàng về cõi vĩnh hằng ở đó không còn thù hận, âu lo.
Lời thơ thống thiết, ngậm ngùi, thương cho anh mà cũng thương cho chính
mình. Nhịp thơ thay đổi liên tục, đứt khoảng, ngắn dài xen kẽ rồi đứt đoạn như
tiếng nấc trong đau thương tuyệt vọng! Từ đây chấm dứt vĩnh viễn mối tình đầy
nước mắt, ngang trái, nghiệt ngả. Lời thơ thật truyền cảm , sâu sắc, lắng đọng,
miên man...
"Bao nhiêu sông trút ra lòng biển
Ngần ấy tình em gởi một phương
Ngần ấy tình em gởi một phương
Tàu anh tách bến ra sông
Neo đậu ở một bến bờ xa lạ
Bốn mươi năm sau
Tàu anh bị sóng gió thời gian dập vùi
Thân xác bơ vơ
Hình bóng dật dờ
Rồi vào một ngày cuối đông
Tàu anh lặng lẽ tan vào sương khói
Nhưng không phải...
Tàu anh vẫn hiên ngang vượt sóng biển
Để làm một cuộc hải hành mới
Ở thế giới bên kia
Không có hận thù
Chấm dứt hờn ghen
Rồi một ngày nào đó
Tàu anh sẽ tìm về nơi yêu dấu cũ
Nơi đó có bến em đang từng phút đợi chờ...
(Tưởng niệm/vkp
Đạm Phương)
"Nước
mắt quê hương", một bài thơ 5 chữ thật dễ thương,đậm đà tình quê hương dân
tộc. Lời văn trầm buồn , man mác còn đọng lại trong tim con dân Việt. Ai đã
từng sống trong thời chiến tranh VN, nhất là ở vùng giới tuyến được mệnh danh
là "vùng đất chết" sẽ cảm nhận sâu sắc nỗi đau thương và mất mát lớn
lao biết chừng nào! Nghe đến cái tên "cầu Hiền Lương" cũng đủ hình
dung ra cái đau đớn và mất mát do bom đạn, do chia cắt tình người trong suốt 20
năm dài! Ai chịu trách nhiệm cho sự mất mát nầy? Một câu hỏi đáng suy gẫm mà
tác giả dành cho chúng ta. Bài thơ chứa đựng tình cảm thật sâu xa làm ray rức
lòng người lại được minh họa bằng hình ảnh thật của chiếc cầu sắt bắc ngang
sông Bến Hải, làm tôi bùi ngùi xúc động, có cảm tưởng như mới ngày hôm qua mình
đi trên con đường quê huơng, thăm lại cây cầu lịch sử nầy. DP đã giúp chúng ta
tìm lại tình tự dân tộc của một thời khói lữa điêu linh!!!
Bên kia cầu HIỀN LƯƠNG
Bao nhiêu người nằm xuống ?
Bên nầy cầu BIÊN GIỚI
Bao kẻ đổ máu xương
Nhìn dòng sông chia cắt
Nhớ bao cảnh tang thương
Sinh ly cùng tử biệt
Ai tạo nỗi đoạn trường?
Vết thương nay thành sẹo
Dấu tích chiến tranh còn
Ai là người thấu hiểu?
Nổi đau mất chồng con?
Một khi đã là Lính
Dù ở chiến tuyến nào
Cũng một mẹ nước Việt
Mẹ Việt Nam khổ đau
Và một khi nằm xuống
Cũng là con Việt Nam
Nói chi lời phân biệt
Mẹ Việt bốn nghìn năm
Lệ suối nguồn tuôn chảyBao nhiêu người nằm xuống ?
Bên nầy cầu BIÊN GIỚI
Bao kẻ đổ máu xương
Nhìn dòng sông chia cắt
Nhớ bao cảnh tang thương
Sinh ly cùng tử biệt
Ai tạo nỗi đoạn trường?
Vết thương nay thành sẹo
Dấu tích chiến tranh còn
Ai là người thấu hiểu?
Nổi đau mất chồng con?
Một khi đã là Lính
Dù ở chiến tuyến nào
Cũng một mẹ nước Việt
Mẹ Việt Nam khổ đau
Và một khi nằm xuống
Cũng là con Việt Nam
Nói chi lời phân biệt
Mẹ Việt bốn nghìn năm
NƯỚC MẮT QUÊ HƯƠNG tôi
Một đời còn nhớ mãi
Cầu Hiền Lương chia đôi!
(Bên cầu BIÊN GIỚI
6/7/2013/vkp Đạm Phương)
Hành trình
đi vào cõi thơ tình yêu của Đạm Phương cho tôi nhiều suy nghĩ. Tác giả để hết
tâm tư tình cảm của mình vào những con chữ, lời thơ thật đặc sắc. Thi ngữ khéo
sử dụng đã truyền cảm xúc mạnh mẻ sâu xa, đọc mà nghe ngậm ngùi, cảm động. Hồn
thơ lai láng, âm điệu thiết tha, giai điệu nhịp nhàng. Câu chuyện tình của tác
giả được diễn tả bằng những vần thơ trữ tình pha chút lãng mạn, nhưng nên thơ,
éo le trắc trở, khiến cho câu thơ càng ngày càng da diết, ám ảnh hơn bao giờ
hết.
Bạn học cũ của
tác giả, Vương Ký ( Úc Châu), rất yêu thơ văn, thích đọc thơ DP, cảm khái làm
hai câu thơ gởi tặng DP, đăng trong trang nhà "Hoài Niệm Tây
Ninh" năm 2013, tôi xin ghi lại để bạn đọc chia sẻ:
Câu đối Ngủ Cân Tiên sinh tặng VKP.Đạm
Phương.
ĐẠM THỦY BÌNH THƯỜNG VÔ CHẤT LIỆU
PHƯƠNG DANH HỶ HÃO MẠC HƯƠNG HOA.
GHI CHÚ:Nước lã ( nước ngọt để uống) tự
nhiên không chứa chất liệu gì cả.
Danh thơm nghe rất vui đẹp, chẳng cần
đến hương hoa
VƯƠNG VĂN KÝ
Đọc thơ DP ta
thấy nó gần gũi thân thương như đây là câu chuyện thật được kể lại với
lời thơ bình dị mà sâu sắc lắng đọng, thương cho người con gái tài hoa nhưng
tình yêu chỉ là một mối sầu vạn cổ!. Nhiều câu thơ gây ấn tượng mạnh, đọc
rồi sẽ khó quên. "Bốn mươi năm nỗi đoạn trường/Còn nghe hiu hắt trên đường
tình xưa", tôi mượn ý nầy để diễn tả tâm sự của Đạm Phương, cũng để kết
thúc bài viết của tôi.
Nguyễn
Cang
(12/17/
2015)
No comments:
Post a Comment