Lá cóc rừng
Rất lâu
rồi tôi mới có dịp về lại chốn quê xưa, nơi tôi đã sinh ra – Bình Long. Đó là
dịp đám cưới đứa cháu, con của người chị ruột. Điều này tôi cứ nói đi nói lại
với những người hàng xóm đến phụ giúp gia đình chị tôi trước ngày tiệc cưới.
Trong đó có Nguyệt, một cô bé có vẻ lém lỉnh – bạn của cháu gái tôi.
– Cháu
nghe cậu nói hoài về chú rất lâu – Nguyệt bắt lỗi – Với cháu, một tháng cũng là
lâu…– 27 năm rồi Nguyệt ạ! Tôi cười.
– Chúa ơi! Tuổi cháu còn thua xa lắc!
– Tôi cũng nghĩ vậy! Dù sao đó cũng không phải là điều tôi muốn nói. Cái chính là rất may ở cao nguyên đất đỏ này còn lại gia đình chị tôi sinh sống, nếu không, 12 năm sinh ra và lớn lên giữa rừng cao su bạt ngàn này với tôi trở thành một kỷ niệm rất mờ nhạt. Cũng có thể sẽ lãng quên…
– Cậu xúc động hả? Nguyệt nhìn vào mắt tôi. Hình như cô bé sẽ thích thú nếu tìm thấy một ngấn lệ. Rất tiếc, điều ấy không xảy ra. Không phải bất cứ ai xúc động cũng rơi nước mắt! Tôi chỉ cúi xuống nhìn chiếc áo trắng bết lấm bụi đỏ.
Bây giờ là tháng hai, mùa khô. Đường đất tơi xốp tung mù bụi đỏ. Chiếc khăn mù xoa tôi lau mặt cũng ố màu đất. Tôi liếm môi cũng chan chát vị đất. Trưa nay, chiếc xe đò thảy tôi xuống cổng vào xã Thanh Lương, người lơ xe nhìn tôi ái ngại: – “Lên đây mà ông “chơi” đồ trắng là hỏng. Về lần đầu hả?” Tôi trả lời lần đầu. Anh ta cười hềnh hệch để lộ hàm răng vàng am khói thuốc: – “Mai mốt về thành phố ra đây đón xe nghe!” Tôi nói cảm ơn! Tôi nhìn con dốc đổ dài, đoán định vị trí nhà người chị. Thật không dễ, chỉ thấy màu xanh cây lá chao động trong cơn nắng trưa bỏng hực. Đi được nửa dốc, mấy đứa cháu trên một gò cao dầy cộm nọc tiêu ào xuống ríu rít. Chỉ khi Nguyệt – vâng! Chính Nguyệt – cô bé đứng bên chái nhà tay cầm rổ hành lá mới rửa cất tiếng: – “Để cậu đi rửa mặt mũi cho mát tụi bây!” – Tôi mới nhận ra mình bẩn, rất bẩn từ đầu đến chân.
– Duyên nó bảo cậu hát hay lắm. Mai đám cưới cậu hát nha? Buổi chiều, lúc tôi đứng nhìn Nguyệt làm thức ăn trong bếp, Nguyệt nói.
– Cháu tôi hay nói tốt về cậu nó. Chính vì vậy đã bao lần tôi phải che mặt…
– Cậu khiêm nhường ha…
– Tôi chỉ nói thật!
Dù nói vậy, trong ngày đám cưới tôi cũng đã hát.
Hay dở
không biết, nhưng tôi biết là tôi bị ép rượu đến say mèm. Khi tàn tiệc, tôi
loạng choạng đi vào nhà trong, Nguyệt đi theo, kê cho tôi chiếc gối, tháo giúp
tôi đôi giầy khi tôi gần như đổ vật trên chiếc giường tre nhỏ, Cô bé xoắn xuýt:
– Để cháu
bôi dầu cạo gió cho. Say rượu là hay trúng gió lắm nghe. Cậu còn nhớ ngày mốt
mấy cậu cháu mình đi thác số 4 ở Quản Lợi không?– Nhớ…. Tôi ậm ừ. Đôi mắt nhắm tít. Tôi ngủ như chết. Giá mà người ta đem mổ sống tôi lúc này, tôi cũng không biết đau
Tôi say
nhưng qua giấc ngủ đầy là tỉnh. Còn Nguyệt tỉnh, sau đám cưới lại ngã bệnh. Thế
là buổi đi thăm thú Quản Lợi đành bỏ. Nguyệt viết cho tôi mấy chữ nhờ đứa bé
hàng xóm mang qua – “Cháu ốm, không đi được. Cậu đừng buồn nha!”. Tôi không
buồn. Nên tôi qua thăm Nguyệt trước khi về thành phố. Ở đây ra quán chợ khá xa,
nên tôi chẳng tìm được quà đến thăm người ốm. Lúc ra tới cổng, thấy cành ổi xá
lị có hai trái thật to, tiện tay tôi bẻ cầm vung vẫy theo sau đứa cháu út dẫn
đường.
Ở đây,
gần như nhà nào cũng như nhà nào. Đất thổ cư nông trường cao su cấp như nhau.
Nhà vách ván, lợp tôn, chái lá như nhau. Cổng vào, hai bên nhà, sau vườn lớp
lớp cây tiêu như nhau. Tôi đưa nắm tay về phía con chó nhà Nguyệt đang chồm
choàm gào sủa: – “Này, đừng hỗn!”. Nghe tiếng tôi, Nguyệt bước vội ra, da mặt
xanh tái, chiếc áo gió rộng thùng thình khiến thân hình Nguyệt càng thêm bé
nhỏ. Nguyệt la át con chó trước khi cười với tôi. Tôi bước vào nhà, nhìn quanh.
Rồi hỏi:– Ba má đi làm hở Nguyệt?
– Dạ… Ba đó! Nguyệt đưa tay chỉ vào tấm ảnh đặt trên nóc tủ dưới bàn thờ Thiên Chúa.
– Ba cháu mất rồi! Cháu là con một. Mẹ cháu mới đi làm về, chắc đang ở vườn tiêu. Để cháu đi gọi mẹ…
– Chào cậu! Con khỏi gọi. Mẹ đã thấy khách Sài Gòn từ đằng xa kia – Mẹ Nguyệt xuất hiện từ cửa sau với nụ cười niềm nở. Đó là một phụ nữ trung niên, tóc kẹp gọn gàng. Ở gương mặt chị nét xuân sắc thời thiếu nữ vẫn còn in dấu. Có lẽ ngày xưa chị khá đẹp.
– Chào chị! – Tôi nói – Tôi là em chị Mai. Nghe cháu Nguyệt ốm, tôi ghé thăm tiện thể cho biết nhà. Chiều nay tôi đã về thành phố.
Lâu rồi
mới có dịp xuống đây, sao cậu không ở chơi vài ngày?
– Cậu ở
lại đi cậu! Mai mốt cháu khỏe, mấy cậu cháu vào Quản Lợi chơi! Nguyệt phụ
họa.Tôi lắc đầu cười. Lúc mẹ Nguyệt ra sau nhà làm cơm, tôi bảo Nguyệt hãy đi
nằm nghỉ. Cô bé không nghe, cứ bảo là đã khỏe. Nguyệt bắt tôi kể chuyện ngày
xưa thời thơ ấu của tôi dưới mái trường tiểu học đồn điền Quản Lợi.– Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu – Tôi nói – Bởi thời học trò của mỗi người ai cũng giống nhau. Có học có chơi, có vui có buồn…
– Thì cậu kể về cái gì thích nhất mà cậu còn nhớ!
– Thích nhiều lắm! Con nít mà… Có điều cái ăn thì thích hơn. Hạt dẻ luộc này! Hạt me tây rang này! Hạt điệp non này! Cả trái trường đỏ ửng, quả mơ rừng vàng đượm…
– Cháu cũng thích những thứ ấy! Nguyệt nói theo.
– Lá cóc rừng! Ừ… Nguyệt biết lá cóc rừng không? Ở rừng ấy. Nhiều nhất là ở những luống cây cao su. Lá xanh dầy, bóng, ăn vào có vị chua chát mát lưỡi chứ không chua gắt như chanh đâu. Nguyệt biết không?
– Dạ biết!
– Hồi đó, mỗi lần đi học, trước khi xe cam-nhông của đồn điền đến đón đi, tôi chạy vào rừng hái lá cóc rừng bỏ vào cặp mang đến lớp ăn. Người ta bảo, ăn nhiều lá cóc rừng nó giúp mình trí nhớ. Học giỏi, hiểu nhanh. Muốn ai nhớ mến mình thì mình đưa lá cóc rừng cho họ ăn. Ai giận hờn mình thì mình bỏ lá cóc rừng vào cặp họ, ngày trước ngày sau hai đứa gặp nhau lại tươi vui niềm nở. Muốn hẹn gặp lại người nào thì lúc chia tay đưa họ một chiếc lá…
– Có đúng không cậu? Hay ghê! Lần đầu cháu được nghe đấy…
– Đúng chứ! Tôi cười.
Bổng dưng
Nguyệt chép miệng:
– Vậy là
lá cóc rừng cũng có một câu chuyện cậu ha! Bây giờ giữa những hàng cây cao su,
công nhân tăng gia trồng xen kẽ lúa, đậu.. nên những cây cóc rừng không mọc
được. Ở rừng thì chắc có. Cậu có muốn ăn lại lá cóc rừng không?– Muốn! Nhưng không kịp đi hái nữa. Chiều nay tôi đã về thành phố.
Nguyệt
chợt nhoài tới, nắm chặt bàn tay tôi giật giật:
– Cậu ở
lại tối nay nữa đi. Tối cháu qua bên cậu chơi. Mai cậu về sớm cũng được mà…
Tôi nhìn
vào mắt Nguyệt, nỗi thiết tha hiện rõ. Vả lại anh chị tôi cũng muốn giữ tôi ở
lại thêm ngày nữa. Tôi lật ngửa bàn tay Nguyệt lên, đặt vào đó hai trái ổi xá
lị mới hái bên nhà:
– Ừ… thì mai!
Tối Nguyệt ghé chơi nha!
Buổi tối
tôi ngồi uống rượu với ông anh và đứa cháu rể mới, đến gần mười giờ khuya. Nông
trường đã ngưng phát điện sinh hoạt từ hồi chín giờ, chỉ còn lại trên bàn hai
ngọn đèn dầu được vặn to bấc nóng gắt. Nguyệt không thấy tới. Tôi nghĩ, chắc
con bé còn mệt.
5 giờ
sáng tôi ra mặt lộ đón chuyến xe sớm từ Lộc Ninh lên. Khi ánh đèn xe từ xa vàng
vọt, gượng gạo xé bóng đêm tiến đến chỗ tôi, tôi vẫy tay liên hồi, ra dấu. Bỗng
có tiếng ai đó gọi tôi từ dưới dốc, khi người ấy đến gần, tôi nhận ra mẹ của
Nguyệt. Chị đưa tôi một bịch nilon khi chiếc xe đò đang từ từ dừng lại:– Lá cóc rừng cháu Nguyệt gởi tới cho cậu. Tôi qua nhà nghe nói cậu đã đi, vội chạy theo. Suýt nữa đã chẳng kịp…
– Cám ơn chị với cháu Nguyệt. Nguyệt đã bớt chưa chị? Tối qua, cháu có hẹn qua tôi chơi nhưng không thấy…
Mẹ Nguyệt thở dài:
– Chiều hôm qua cháu vào rừng tìm hái lá cóc rừng. Nó bảo cậu kể chuyện về lá cóc rừng hay lắm. Lúc về, cháu trở sốt cao. Tối hôm qua tôi đã đưa cháu vào trạm xá nông trường. Cháu cứ dặn đi dặn lại tôi là sáng sớm nay phải đưa bịch lá này cho cậu…
Tôi tưởng ra trong lời của mẹ Nguyệt có chút gì trách cứ. Tự dưng tôi vui miệng bịa ra chuyện lá cóc rừng đã có một huyền thoại. Tôi lấy ra một chiếc lá đưa lại cho mẹ Nguyệt:
– Chị cầm về cho Nguyệt. Cháu sẽ hiểu…
Vâng!
Nguyệt sẽ hiểu. Bởi lá cóc rừng đã có một huyền thoại. Trên xe, những rừng cây
cao su bạt ngàn trôi vụt về phía sau tôi – nhưng lá cóc rừng vẫn theo tôi về
thành phố để trở thành một nỗi nhớ..
Nguyen Long
(Trích
Biên Khảo Tỉnh Bình Long)304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment