Người Sống Trên Đảo - Đọc thơ Tô Thùy Yên
Người sống trên
đảo năm ấy là lính Địa Phương Quân, mỗi đảo chỉ khoảng 20 người, từ đất liền ra
đảo chẳng bao lâu, nên chưa có ai chết thì hồn ma quỷ làm sao mà có ?! Thiệt là
hiu quạnh ! Thảo mộc cây cối thì hồi nhỏ tới giờ mới thấy; nên hỏng biết tên gì
?
Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ,
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp , xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên.
Cách bờ xa quá, nơi những người lính thân cô, thế cô, tuân lịnh trên, xa nhà, xa cửa, xa vợ, xa con, xa cha, xa mẹ, anh em đến đây để giữ đảo quê mình. Xưa ai làm công chức hay quân nhân mà bị đổi đi đảo như Côn Sơn ngay cả Phú Quốc đều mang mặc cảm tự ti là mình bị đi đày, bị bỏ quên giữa trùng trùng sóng vỗ. (Dù sau ba tháng, sẽ có đại đội từ trong đất liền ra thay thế!)
Bốn trăm hải lý , nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.
Vậy mà những người lính tưởng chừng như bị bạc đãi, bị lạc loài, bị bỏ quên, không ai nhớ đó lại can đảm đánh nhau với Tàu Cộng trang bị hùng hậu hơn nhiều để bảo vệ biển đảo quê mình rồi ngả xuống … nên:
Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi ?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.
Dù gì đi chăng nữa, đã sanh ra làm dân Việt nếu phải chết vì đất nước thì chết. Lớp nầy rồi lớp khác!
Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?
*
* *
Trong làn nước vịnh , xanh lơ mộng
Những cụm rong , óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.
*
* *
Mặt trời chiều rã , rưng rưng biển
Vầng khói chim đen , thảng thốt quần,
Kinh động đất trời như cháy đảo…
Ta nghe chừng , phỏng khắp châu thân.
Để đêm về sống như người nguyên thủy bên đống lửa, chờ mồi… rồi nhậu!
Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.
Rồi văn nghệ, ca hát, không có ‘quan’ và ‘lính’ chỉ có ‘qua’ và ‘chú em’. Rặt ròng Nam Bộ !
Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.
Rượu lâng lâng sầu viễn xứ rồi nhớ tới những người đã được gởi ra đây lúc trước, chiến đấu rồi chết một cách quạnh hiu mà quân tiếp viện đâu… chờ hoài chẳng thấy…như đã từng xảy ra ở Hoàng Sa chỉ mới hai tháng trước.
Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử , canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.
*
Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức, âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng.
*
Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con chim động giấc , gào cô đơn.
Người lính đảo, hầu hết là trẻ, là hoa niên, đến đây vì đất liền, chạm địch, đối mặt với quân thù thì xin đừng bỏ chúng tôi lại chiến đấu một mình trên “Hiu Quạnh lớn” đồng bào ơi !
Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ,
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp , xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên.
Cách bờ xa quá, nơi những người lính thân cô, thế cô, tuân lịnh trên, xa nhà, xa cửa, xa vợ, xa con, xa cha, xa mẹ, anh em đến đây để giữ đảo quê mình. Xưa ai làm công chức hay quân nhân mà bị đổi đi đảo như Côn Sơn ngay cả Phú Quốc đều mang mặc cảm tự ti là mình bị đi đày, bị bỏ quên giữa trùng trùng sóng vỗ. (Dù sau ba tháng, sẽ có đại đội từ trong đất liền ra thay thế!)
Bốn trăm hải lý , nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.
Vậy mà những người lính tưởng chừng như bị bạc đãi, bị lạc loài, bị bỏ quên, không ai nhớ đó lại can đảm đánh nhau với Tàu Cộng trang bị hùng hậu hơn nhiều để bảo vệ biển đảo quê mình rồi ngả xuống … nên:
Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi ?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.
Dù gì đi chăng nữa, đã sanh ra làm dân Việt nếu phải chết vì đất nước thì chết. Lớp nầy rồi lớp khác!
Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?
*
* *
Trong làn nước vịnh , xanh lơ mộng
Những cụm rong , óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.
*
* *
Mặt trời chiều rã , rưng rưng biển
Vầng khói chim đen , thảng thốt quần,
Kinh động đất trời như cháy đảo…
Ta nghe chừng , phỏng khắp châu thân.
Để đêm về sống như người nguyên thủy bên đống lửa, chờ mồi… rồi nhậu!
Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.
Rồi văn nghệ, ca hát, không có ‘quan’ và ‘lính’ chỉ có ‘qua’ và ‘chú em’. Rặt ròng Nam Bộ !
Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.
Rượu lâng lâng sầu viễn xứ rồi nhớ tới những người đã được gởi ra đây lúc trước, chiến đấu rồi chết một cách quạnh hiu mà quân tiếp viện đâu… chờ hoài chẳng thấy…như đã từng xảy ra ở Hoàng Sa chỉ mới hai tháng trước.
Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử , canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.
*
Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức, âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng.
*
Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con chim động giấc , gào cô đơn.
Người lính đảo, hầu hết là trẻ, là hoa niên, đến đây vì đất liền, chạm địch, đối mặt với quân thù thì xin đừng bỏ chúng tôi lại chiến đấu một mình trên “Hiu Quạnh lớn” đồng bào ơi !
Không đề tên tác giả
304Đen -
Llttm
No comments:
Post a Comment