TRUYỆN KIỀU
Truyện Kiều bản gốc chữ Hán tên là Đoạn Trường Tân Thanh ở bên Tàu.
Cụ Nguyễn Du viết lại chữ Nôm, thành một tập thơ tuyệt tác gọi là Truyện
Kiều.
Trong bài "Tiếng Nước Tôi" nhạc sĩ Phạm Duy có câu ' Một
yêu câu hát
Truyện Kiều... Học giả Phạm Quỳnh đọc diễn văn thời Pháp thuộc cũng
tuyên bố:"Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn..."
Đọc Truyện Kiều, người trí
thức tâm đắc với ý nghĩa thâm trầm, Kẻ bình dân thích thú bởi âm điệu du dương.
Trong tác phẩm nầy có nhiều nhân vật, phản ảnh đầy hỷ nộ ái ố, tham sân si
trong xã hội. Vì thế
để vui với nhau, người ta bày ra " Bói Kiều".
Mới đây Ông Tạ Quang Khôi giới
thiệu đến chúng ta một vài nhân vật nổi bật nhất gọi là Nhận Xét Vui Về Truyện
Kiều. Mong quý vị yêu Truyện Kiều cùng hưởng ứng. Tôi xin chọn đề" Nhân
Vật Đáng Ghét Nhất: KIM TRỌNG"
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh
Nền phúc hậu, bậc tài danh
Văn chương nết đất, thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tuyệt vời,
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.
lình chàng thấy một cái thoa ghim trên nhánh đào. Chàng với tay qua đất
Kiều nhặt lấy cái thoa và sung sướng mang vê nhà mà quên rằng mình đã phạm hai
tội:
- Xâm phạm gia cư trái phép.
- Chiếm đoạt tài sản
bất hợp pháp(cây trâm)
riêng chàng, chàng tin vào trực giác mạnh mẽ của mình trong ngày gặp gỡ
đầu tiên:
Người quốc
sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như dã, mặt ngoài còn e .
Thoa này bắt được hư không
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về.
Được rày một chút thơm rơi
Kể đà thiểu não lòng người bấy nay.
Rằng;"Trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi.
Lục Tích phạm tội "Ăn cắp cam" mà được khen có hiếu là vậy.
Động lực thôi thúc phạm tội
của Kim Trọng không do lòng tham lam, trộm cắp mà bởi tình yêu thiêng liêng ,
cao quý của nhân loại muôn đời.
Kim Kiều thề thốt lấy nhau.
Gia đình gặp tai biến, Kiều nhờ em là
Thúy Vân thay mình trả nợ. Vậy mà khi gặp lại Kiều, Kim đòi nợ cũ.
Như thế, Kim có bất công, tham lam, ích kỷ và đáng ghét không ?Về việc
này, chúng ta thử bàn qua một chút.
Nợ tiền rất dễ sòng
phẳng, nhưng nợ tình thật khó mà biết có còn nợ hay không và còn là bao nhiêu?
Vì con người có khi đồng sàng dị mộng hoặc xác nằm đây mà hồn gửi nơi đâu:
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai ?
Cuộc sống vợ chồng với Thúy Vân được diễn tả qua câu:
Khi ăn ở, khi ra vào
Càng sâu duyên mới càng dào tình xưa.
Vậy thì sao Thúy Vân lại vội trả Kim cho Kiều? Việc này phải hỏi kẻ đầu
ấp, tay gối hoặc chung chăn mà thôi. Hoặc giả Thúy Vân muốn bù đắp nỗi khổ khi
Kim xa Kiều:Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi
Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê.
Cũng có thể Kim Trọng và Thúy Vân âm thầm bàn nhau trước chấp nhận
cảnh" Tình Chị Duyên Em" để đẹp lòng cha mẹ:
Phải điều cầu phật cầu tiên,
Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây?
Hoặc
Nghe chàng nói đã hết điều
Hai thân thì cũng nói theo một bài.
Biết đâu số mệnh nàng Kiều dun rủi ra như trong giấc mộng gặp Đạm
Tiên:
Số còn nặng nghiệp má đào
Dẫu người đã quyết trời nào đã cho.
Hoặc lời tiên tri của Ni Sư Tam Hợp Đạo Cô:
Khi nên trời cũng chìều người
Sạch rồi nợ trước, đền bồi duyên sau.
Nguyễn Du Tiên Sinh cũng đã khẳng định:
Ba sinh đã phỉ mười nguyền
Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.
...........................................
Hai tình vẹn vẽ hòa hai
Chẳng trong chăn gối, cũng ngoài cầm thơ.
............................................
Thừa gia chẳng hết nàng Vân
Một cây cù mộc, một sân Quế Hòe
Tóm lại con người do cha mẹ sinh ra, trời
sinh tính. Kim Trọng có đẹp đẽ hay dễ thương là do hình dáng và tính tình. Mỗi
người có một số mệnh riêng, sự thương ghét không làm thay đổi. Chúng tôi
tham gia nhận
xét với nhân vật Kim Trong là muốn hưởng ứng lòng yêu Truyện Kiều cùng
ông Tạ Quang Khôi. Mong rằng các bạn vui vẻ bao dung .
No comments:
Post a Comment