Cờ vàng trong trái tim tôi
Tôi lớn lên trong nỗi nhọc
nhằn của mẹ, đôi gánh trĩu nặng trên vai bà.Tôi lớn lên mười năm đầu tiên trong
đời không có người cha thân yêu bên cạnh. Tôi lớn lên vào cái thời mà không ai
được nhắc đến 4 chữ VNCH. Tôi lớn lên 10 năm dưới mái trường XHCN, mỗi tuần tôi
và các bạn cùng trang lứa vẫn hát vang vang bài chào quốc kỳ nhưng chẳng hiểu
gì về lá cờ và cũng chưa một thầy cô giáo nào của Cộng sản dạy cho học sinh về
nguồn gốc của lá cờ cả (mãi đến sau này tôi mới hiểu vì sao).
Cho đến một ngày gia đình tôi
đặt chân đến xứ sở tự do trên tinh thần “nhân đạo “của hai bên chính phủ, và
cũng từng ấy năm kể từ ngày Sài Gòn thất thủ mới được thấy cảnh “chung một nhà”
. Thế là thế hệ những người
như tôi một lần nữa lớn lên nhưng trong một xã hội hoàn toàn khác hẳn ở Việt
Nam. Những ngày đầu bỡ ngỡ nơi xứ người tôi có rất nhiều thứ phải học, phải
thay đổi nên chưa bao giờ để ý đến lá cờ ba tôi trân trọng treo ngay giữa nhà.
Sau đó vài năm do còn trẻ nên tôi cũng bắt kịp nhịp sống và hoà nhập với cuộc
sống ở đây. Khi đó tôi bắt đầu nhận thức những gì diễn ra xung quanh mình.
Cái mà hằng ngày đập vào mắt
tôi đó là lá cờ của Mỹ, nó hiện hữu khắp nơi từ các văn phòng chính phủ, trường
học, bệnh viện, văn phòng cảnh sát, nhà thờ v.v..và rất nhiều nơi trên mọi nẻo
đường đến cả nhà ở của người dân. Ngày lễ ngày tết người dân tự ý thức treo cờ
chứ không cần ai nhắc nhở. Cũng không phải riêng về việc treo cờ mà cả trong
sinh hoạt thường ngày, trong những hoạt động nơi công cộng cũng như trong việc
tổ chức xã hội tình cảm của công dân Mỹ đối với lá cờ của họ rất đồng thuận và
trân trọng.
Ngày tháng trôi qua tôi bước
vào ngưỡng cửa đại học và quyết định trở thành công dân Mỹ. Một điều bắt buộc
khi trở thành công dân Mỹ là phải biết sơ lược về lịch sử của Mỹ và nguồn gốc
của lá cờ. Và giờ đây tôi mới hiểu vì sao người Mỹ họ yêu nước, yêu lá cờ đến
thế. Người ta yêu lá cờ vì nó đại diện cho vô số điều tốt đẹp ở phía sau. Tự
do, dân chủ, nhân quyền, cũng như sự đồng lòng của tất cả người dân trong việc tạo
ra một xã hội công bằng, văn minh và thịnh vượng. Một xã hội mà trong đó mỗi
người đều có quyền lựa chọn cuộc sống cho riêng mình và quyền thực hiện ước mơ
của mình. Nhìn cách người Mỹ đối xử với lá cờ nước họ làm tôi giật mình nhìn
lại tôi cũng có một đất nước, một quê hương nhưng sao tôi không biết gì về lá
cờ của mình. Rồi tôi nhớ đến lá cờ ba tôi treo ở nhà sao không thấy giống lá cờ
mà khi còn cắp sách đến trường tôi vẫn thấy nó nhỏ xíu, bạc màu, cũ kỷ nơi sân
trường trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình ? Tôi đem tâm tư nặng trĩu về
nhà hỏi ba tôi. Thì ra đất nước tôi, dân tộc tôi có một chiều dài lịch sử bi
thương đến như vậy. Sau những gì ba tôi nói tôi bắt đầu đi tìm hiểu, tôi lật
tung hết những quyển sách trong thư viện Mỹ nói về Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Tôi đi ngược dòng lịch sử của miền Nam VN tìm về hai chế độ đệ I và đệ II VNCH.
Càng tìm hiểu tôi càng thấy xót xa phía sau lá cờ vàng ba sọc đỏ ấy là máu và
nước mắt của rất nhiều đồng bào đỗ xuống chỉ cho một miền Nam hòa bình và tự
do.
Tổ quốc nghiêng mình tiễn biệt
một người con
Anh ngã xuống giữa Sài Gòn không để lại đủ họ tên
Nhưng lịch sử nghìn năm sau vẫn nhớ.
Trung Tá Long !
Mây vẫn bay trên đầu anh mỗi chiều, mỗi sớm
Mặt trời mọc mỗi ngày làm lóng lánh giọt sương mai
Như nước mắt mẹ già nhỏ xuống xác con trai
Như ánh mắt chị nhìn chồng trong giờ vĩnh biệt
Ðất vẫn một màu nâu đậm đà như tình người dân Việt
Nơi anh nằm hoa cỏ vẫn xanh tươi.
Máu anh rơi để làm đẹp cuộc đời
Tô thắm đường các em sẽ đến
Các em là thuyền nhờ có anh là bến
Trong cuộc hải hành này anh là ngọn hải đăng soi
Ðường tự do dù còn lắm chông gai
Nhưng đã có anh mang niềm tin đi trước
Cám ơn anh, người con yêu đất nước
Ðã truyền lại cho muôn đời hơi thở Việt Nam.
( Trích Hơi thở Việt Nam, thơ Trần Trung Đạo)
Anh ngã xuống giữa Sài Gòn không để lại đủ họ tên
Nhưng lịch sử nghìn năm sau vẫn nhớ.
Trung Tá Long !
Mây vẫn bay trên đầu anh mỗi chiều, mỗi sớm
Mặt trời mọc mỗi ngày làm lóng lánh giọt sương mai
Như nước mắt mẹ già nhỏ xuống xác con trai
Như ánh mắt chị nhìn chồng trong giờ vĩnh biệt
Ðất vẫn một màu nâu đậm đà như tình người dân Việt
Nơi anh nằm hoa cỏ vẫn xanh tươi.
Máu anh rơi để làm đẹp cuộc đời
Tô thắm đường các em sẽ đến
Các em là thuyền nhờ có anh là bến
Trong cuộc hải hành này anh là ngọn hải đăng soi
Ðường tự do dù còn lắm chông gai
Nhưng đã có anh mang niềm tin đi trước
Cám ơn anh, người con yêu đất nước
Ðã truyền lại cho muôn đời hơi thở Việt Nam.
( Trích Hơi thở Việt Nam, thơ Trần Trung Đạo)
Tôi yêu lá cờ VNCH từ những
hiểu biết của riêng tôi nhìn về thực trạng VN trong chế độ CS sau bốn mươi năm
ngày càng tồi tệ. Tôi may mắn đang sống trong một xã hội luôn bảo vệ phụ nữ và
trẻ em rồi nhìn lại thân phận người phụ nữ nơi quê nhà bị chà đạp nhân phẩm một
cách thô bạo và trắng trợn, nhìn những em bé thơ vô tội không đủ ăn,không đủ
mặc, ngay cả khi vừa chào đời cũng bị vứt vào thùng rác.
Vậy thì các bạn trẻ VN ơi các
bạn chào cờ mỗi tuần mà có bao giờ đi tìm hiểu về lá cờ đó hay không?
Ngày nay tôi thấy các bạn xem
phim Mỹ rất nhiều nhưng có khi nào các bạn để ý trong bất cứ một cuốn phim nào
của người Mỹ cũng đều thấp thoáng lá cờ của họ trong đó còn phim ảnh của VN thì
sao? Thế đấy ! chính lòng yêu nước, yêu lá cờ của người Mỹ đã dạy tôi yêu lá cờ
vàng ba sọc đỏ vì ngoài sự nhân bản ra nó còn mang nặng cả tình yêu quê hương,
yêu mảnh đất mình sinh ra và lớn lên.
Có một lần khi đi làm Report
cho buổi lễ Vinh Danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong quốc hội tiểu bang VA
tôi vô cùng xúc động khi bước vào phòng làm việc của thượng nghị sĩ Black. Ngay
cạnh bàn làm việc của ông có 4 lá cờ mà một trong 4 lá cờ đó là cờ VNCH. Tôi
vui mừng đến nỗi cứ kéo tay Thiếu Tướng Trần Quang Khôi đến đấy đứng làm mẫu
cho tôi chụp hình. Rồi những lần đi vận động nhân quyền cho VN trong Quốc Hội
Mỹ, biểu tình trước Toà Bạch Ốc chỉ cần tôi cầm lá cờ vàng trong tay là người
ta biết tôi đang làm gì.
Có thể mỗi người có một quan
điểm riêng về lá cờ nhưng riêng tôi dù tôi có ủng hộ một lá cờ nào khác đi nữa
trong tim tôi vẫn có lá cờ vàng vi ít nhất cho đến bây giờ nó vẫn là một lá cờ
chính nghĩa, ngoài ra nó còn có một phần xương máu của ba tôi, của những đồng
đội ông. Nó có cả nước mắt của bà nội tôi, của mẹ tôi khóc con, chờ chồng.
Tôi cảm ơn nước Mỹ đã cho tôi
có cơ hội nói những gì mình muốn nói, tôi cảm ơn người dân Mỹ đã dạy tôi biết
trân quý một lá cờ và cũng chính vì vậy mà tôi có cơ hội tìm về cội nguồn lịch
sử và yêu quý cha mẹ tôi hơn !!!
Destiny
Nguyễn
304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment