Hai cây mít nài
Theo trí nhớ của tôi thì Dầu Tiếng có hai cây
mít nài.
Một cây mọc ở phía sau nhà máy bơm nước gần
cầu Tàu, qua khõi cầu Tàu là tới Bến Củi, khõi Bến Củi là tới ngả ba Truông
Mít, rồi Vên Vên, Cầu Khởi, kế cận là Tây Ninh.
Cây mít nài này nó mọc sát rìa bờ sông, cạnh
nó ở phía bên tay trái là Cầu Tàu bên tay phãi là bến ông Cai Củ, là nơi mà bọn
trẻ nít chúng tôi thường tụ-tập đễ tắm sông và chơi giỡn.
Nhìn cái dáng hơi nghiêng mình một chút, như
đễ làm duyên làm dáng nhìn xuống dòng sông, người ta dễ có cái cảm-giác là nó
sẽ đỗ ập xuống nước bất cứ lúc nào.
Nhưng không phãi vậy.
Nó cứ đứng nghiêng-nghiêng trêu ngươi như
thế, cho tới khi tôi rời khõi Dầu Tiếng mà không biết sẽ hẹn ngày nào trỡ lại
Cây mít nài thứ hai thì nó mọc ở cạnh nhà anh
Vạc, kế bên lò rèn của ông Hòa. Ông Hòa có ba người con, chị Chè, anh Ký và anh
Khôi. Thời ông Diệm anh Ký đã từng đi quân-dịch một thời-gian là sáu tháng. Vì
là tay quai-búa-chính, giúp ông Hòa đập sắt đễ rèn dụng-cụ, nên cơ thể anh Ký
đẹp như một lực-sỷ Hy Lạp, đáng tiếc là lưng anh hơi gù một chút.
Mít nài (mít rừng) là một giống cây to, gốc
của nó cở hai người ôm thì dư tay, một người ôm thì không hết. Chiều cao vào
khoảng 10 thước Tây, thẳng đuồn-đuột, bên trên là tán lá hình cái mủ nấm nỡ xòe
ra.
Trái mít nài vỏ có gai, hình tròn, lớn cở cái
chén ăn cơm, múi của nó giống như múi mít tố-nử, nhưng nhỏ bằng chót ngón tay
út.
Mỗi khi có cơn gió lớn thỗi đến, thì một vài
trái chín lại rụng đánh độp xuống đất. Múi mít nài có vị chua-chua và không có
mùi thơm. Nhưng hột của nó đem rang thì ăn rất ngon.
Mỗi buổi chiều có gió lớn là tôi chạy lại
vườn nhà anh Vạc đễ chờ trái rụng. Tôi ghiền hột mít nài rang.
Hai cây mít nài này đều nằm trong khu-vực của
xóm Nhà Thờ Trái Tim. Đây là điều đặc-biệt, bỡi vì khắp các khu dân-cư của xứ
Dầu Tiếng hình như chỉ có hai cây mít nài này.
Tôi chưa hề thấy ai trèo lên cây mít nài, có
lẽ vì nó cao và to mà trái thì vô-dụng.
Ở trong rừng, dưới chân núi Cậu, tôi có thấy
một vài cây mít nài. Tôi cũng thấy có mấy cây xoài quéo, xoài mút là hai giống
xoài rừng, trái của chúng khi đã chín thì có màu sắc rất bắt mắt, nhưng vị của
chúng thì chua đến rùng mình, nỗi gai ốc.
Theo suy-nghĩ của riêng tôi thì hiện nay ở
Dầu Tiếng không còn cây mít nài nào sống-sót. Cả xoài quéo và xoài mút cũng
vậy. Chúng đã tuyệt-chủng. Thật đáng tiếc, dĩ-nhiên là tôi tiếc cho tôi.
Cũng giống như cái thời ỡ truồng tắm sông của
tôi cũng không còn nửa. Nó đã chết, hoặc đã đi mãi-mãi không bao giờ trỡ lại.
Thời-gian cũng chãy giống như dòng sông, nhưng nó chỉ chãy có một chiều, không
bao giờ có nước ròng, nước lớn.
Tôi không thễ tắm thật sự một lần nửa, trong
dòng sông của quá-khứ xa mù-mịt.
Mà chỉ có-thễ tắm trong mơ, tắm trong dỉ-vảng
của chính mình. Những gì đã qua là đã mất. Chĩ còn lại kí-ức và hoài niệm không
nguôi.
Ai cũng có quê-hương, ai cũng có tuổi thơ. Ai
cũng có một nơi và một thời đễ nhớ.
Thật kỳ-lạ cho tình-cảm và trí nhớ của con
người.
Sau mấy mươi năm, dưới lớp bụi thời-gian dày
cộp,và qua những cơn càn-quét tàn-khốc của cuộc đời, thì hai cây mít nài, cái
cầu Tàu, cái bến sông ông Cai Củ, đỉnh núi Cậu thấp lè-tè, vẫn sừng-sững trong
kí-ức của tôi. Cả cái nóng mùa Hè và cái lạnh mùa Đông của cái xứ gò-nổng đất
sét pha cát vùng Đông Nam-bộ này, như vẫn còn bám lấy và hành-hạ lớp da già nua
cằn-cỗi của kẻ li-hương, hơn nửa đời người chưa một lần về thăm quê củ.
*
Đi qua một
kiếp con người.
Mấy ai tránh
được khóc, cười thế-gian.
Sáng nay
thức giấc bàng-hoàng.
Tương-lai,
quá-khứ lỡ-làng cả hai.
Chí Phèo Nguyễn-văn-Lợi
304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment