Văn Tế Bác
(3/9/1967)
Tháng bẩy, Hà Nội mưa dầm ướt át.
Trán cao râu bạc.
Lúc trung niên gầy cà tong cà teo,
Khi già lão béo nục nà nục nạc.
Nhân tình nhân ngãi nhiều bà, không ai hay con cái ở mô tê,
Đổi tên đổi họ lắm lần, chẳng thể biết ngày sinh nào chính xác.
Chốn thâm cung sữa tươi thuốc ngoại, tuy rất mực xa hoa,
Trước công chúng cơm nắm muối vừng, vẫn ra điều mộc mạc.
Lắm tài đóng kịch, từng nhiều phen rơi lệ khóc Lenin,
Nhiều bận ngồi tù, vẫn một mực dốc lòng thờ Karl Marx.
Dung mộc y như dụng nhân, Bác có tài lập đảng,
lũ bầy tôi hết sức cúc cung,
Cứu cánh biện minh phương tiện, Bác không ngại ra tay,
phe đối lập thảy đều tan tác.
Thu phục tay chân bằng đặc quyền,
Diệt trừ địa chủ tận gốc gác.
Tả phù như chú Duẫn nhiều con lắm vợ,
việc Đảng Đoàn cật lực lo toan,
Hữu bật có chú Khu đấu mẹ tố cha,
cuộc Cải Cách tận tâm gánh vác.
Bác bạo tay thuổng văn Hoa Thịnh Đốn,
cho tuyên ngôn đượm vẻ Hoa Kỳ,
Bác mạnh lời chôm ý Tôn Trung Sơn,
để tiêu ngữ có mùi Đại Pháp. (1)
Anh dũng thật! Bác mượn lời ai nói,
mà nhận văn của chính mình,
Can đảm thay! Bác viết sách tự khen,
nhưng ký tên như kẻ khác.(2)
Bác ưa bài hát Kết Đoàn, trẻ già mỏi tay vỗ nhịp,
mà chẳng hay đâu chỗ phát sinh,
Bác khoe tập thơ trong ngục, đàn em líu lưỡi khen tài,
nhưng nào biết ai là nguyên tác. (3)
Vâng lời cụ Mác, đưa ngu dân lên chỗ quyền uy,
Học sách bác Mao, coi trí thức là đồ cỏ rác.
Hướng đến Thiên Đường Vô Sản, Bác không dung trí phú địa hào,
Đi lên Thế Giới Đại Đồng, Bác cứ phép tam vô nhị các.
Việc văn hóa không kém Tần Thủy Hoàng,
Thuật chính trị chẳng thua Tào Mạnh Đạt.
Nhưng thương ôi!
Bệnh hoạn luôn ngoài bẩy tháng năm Gà, (4)
Lâm chung lúc gần tám tuần tuổi hạc.
Tang lễ đầy ngũ sắc tinh kỳ,
Ma chay đủ bát âm nhã nhạc.
Khóc tiễn đưa bộ hạ bàng hoàng,
Chào vĩnh biệt đàn em ngơ ngác.
Đọc điếu văn giọng nhấm nha nhấm nhẳn ấy chú Đồng,
Chào mặc niệm mắt liếc dọc liếc ngang là chú Giáp.
Nếu Bác chưa về chốn âm cung, hẳn với ngàn mẹo trăm mưu, đời các cháu sẽ vạn phần hốc hác.
Bác chết đi, khi quốc gia nội chiến điêu linh,
Bác để lại, một chế độ độc tài bệ rạc.
Lũ đàn em chuyên thanh trừng đàn áp, nên kinh tế u u minh minh,
Bầy đồ đệ giỏi xuyên tạc lộng ngôn, mà văn hóa ù ù cạc cạc.
Ở trong nước thì thừa ngón gian tham,
Ra quốc tế chỉ giỏi nghề khoác lác.
Buổi chợ chiều lớn bé ráng bon chen,
Thời mạt vận nhỏ to lo kiếm chác.
Nặng tay áp bức người trí thức bất đồng,
Ngon ngọt dối lừa giới nông dân chất phác.
*
Nay nhân tiết Trung Nguyên giải trừ oan
khuất, hận Thăng Long mây cuốn âm u.
Vừa lúc mùa Vu Lan xá tội vong nhân,
lệ Ba Đình mưa rơi lác đác.
Hỡi hồn phách triệu người oan khuất, bị hành hình nơi đồng hoang Châu Đốc, hoặc bỏ mình vì khủng bố, tù đầy, (5)
Hỡi anh linh thập loại chúng sinh, chịu chôn sống nơi rừng rậm Trị Thiên, hay mất mạng vì thủ tiêu, tàn sát.
Hãy vì đức đại độ khoan hồng, mà xá tội cho người đã thác.
Cầu Đức Thầy lãng quên chuyện cũ, để Bác thôi nằm ngục A Tì,
Xin cụ Phan tha thứ việc xưa, để Bác được về miền Cực Lạc. (6)
Ai hại dân phản nước vì hư danh, dù xây lăng trăm thước nguy nga, thì vạn kiếp vẫn còn lưu tiếng ác.
Nếu còn anh linh, Bác nên tôn vinh Đức Chúa Trời độ lượng, hầu về cõi vĩnh hằng,
Hoặc có khôn thiêng, Bác hãy nương nhờ cửa Phật Tổ từ bi, để tìm đường đại giác.
Thân nằm hộp nên khó bề siêu thoát.
Mau thổ táng, cho hồn Bác thôi lưu luyến trần gian,
Hoặc hỏa thiêu, để linh Bác hết vấn vương thể xác.
Nay cháu có bài văn tế nôm na,
Xin bác thứ cho lời quê mộc mạc.
Với một nén nhang, nhân ngày giỗ Bác.
Ngày 22 tháng 7 Giáp Tuất
(3/9/1994)
Chú thích:
(1) Tuyên Ngôn mà ông Hồ đọc ngày 2/9/45 có mượn nguyên văn
tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ câu "Con người ta sinh ra đều bình
đẳng..." Tiêu ngữ "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" là
mượn của chủ
nghĩa Tam Dân: Dân Tộc: Độc Lập; Dân Quyền: Tự Do; Dân Sinh:
Hạnh Phúc. Được ghi trên đầu các văn kiện giống như tiêu ngữ của Pháp Quốc
(Tự Do-Bình Đẳng-Bác Ái).
(2) Ông Hồ mượn văn Quản Trọng "vì lợi ích mười năm,
trồng cây..." l
(3) - Ông Hồ đi thăm dân ở đâu cũng cùng hát bài Kết Đoàn, ca khúc
Trung Hoa
dịch lời Việt, để gây ấn tượng trong lòng người, nhất là các
thiếu nhi. Nhiều nhà nghiên cứu văn học quả quyết văn mà là của một
nhân sĩ tru
phong tập thơ trong tù không thể là của ông Hồ.
(4) Theo Đảng CSVN, ông Hồ mất ngày 22 tháng 7 năm Kỷ
Dậu
(3/9/1969). Sau này Đảng CSVN đính chính lại ngày ông Hồ chết là 2/9/1969.
(5) Hàng ngàn tín đồ Hòa Hảo bị tàn sát ở Châu Đốc năm 1947.
(6) - Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ và vụ tàn sát Hòa Hảo.
- Cụ Phan Bi Châu bị ông Hồ và ông Lâm Đức Thụ báo cho nhà chức trách Pháp biết
chỗ cụ cư ngụ ở Trung Hoa để bắt giam và đưa cụ về Việt Nam xử tội.
Người
chuyển bài – Phạm PH
No comments:
Post a Comment