Ngôi trường thời niên thiếu, Huỳnh Thị Ngà
(Kính dâng lên hương hồn Bà Hiệu Trưởng Huỳnh Thị Ngà. Kính gửi đến các Giáo Sư, các cựu học sinh, những ai có kỷ niệm với vùng đất yên lành Tân Định và Đa Kao.)
Từ ngã ba đường Trần Quang Khải và Hai Bà Trưng
đi về hướng chợ Đa Kao sẽ gặp đường Bà Lê Chân phía bên phải. Còn bên phía trái
là đường Trần Nhật Duật. Nằm trên con đường này có một trường Trung Tiểu Học Tư
Thục mang tên Huỳnh Thị Ngà, số nhà 10. Có thể nói đây là một trường tư thục có
mặt lâu đời ở vùng Tân Định. Trường mang tên Bà Huỳnh Thị Ngà và do chính Bà
làm Hiệu Trưởng được thành lập vào năm 1947.
Khởi đi từ một dãy nhà chỉ vài căn lợp ngói âm dương, với một số lớp ở bậc Tiểu Học. Dần dần theo thời gian Bà HTN phát triển thêm bậc Đệ Nhất Cấp, Đệ Nhị Cấp và thêm Nội Trú, nhưng chỉ nhận nữ sinh.
Trường mở cả ba buổi: sáng, trưa và tối.
Buổi sáng dành cho các học sinh chọn môn Anh Văn là sinh ngữ chính.
Buổi trưa dành cho học sinh chọn môn Pháp Văn, cùng các lớp ở bậc Tiểu Học.
Buổi tối dành cho các lớp luyện thi, cũng như các lớp Thất+Lục, Ngũ+Tứ và Tam+Nhị. Mục đích dành cho người lớn tuổi, hoặc những ai vì hoàn cảnh gia đình ban ngày bận lo sinh kế không có điều kiện đến lớp.
Phải công nhận Bà Huỳnh Thị Ngà là một phụ nữ đảm lược và tài giỏi, nên mới có thể chèo chống và điều hành được ngôi trường do bà làm Hiệu Trưởng đứng vững vàng cho đến ngày 30 tháng 04, năm 1975.
Trường HTN phải đương đầu và cạnh tranh với các trường chung quanh mà Hiệu Trưởng đều là nam giới như: Đông Tây Học Đường, La San Đức Minh, Nguyễn Công Trứ, Tân Thạnh, Tân Thịnh, Vạn Hạnh, Văn Học, Văn Hiến, Văn Lang,Việt Nam Học Đường, Vương Gia Cần. Tuy nhiên, học sinh ghi tên học trường Huỳnh Thị Ngà cũng khá đông. Đa số cư ngụ ở vùng Tân Định, Đa Kao, Thị Nghè, Bà Chiểu, Phú Nhuận. Ngoài ra, có cả các học sinh ở vùng ngoại ô như: Gò Vấp, Hạnh Thông Tây, Xóm Mới, hay xa Sàigòn như: Phú Lâm, Hóc Môn, Bà Điểm, Bình Chánh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà… Nữ sinh nội trú trường Huỳnh Thị Ngà cũng là một “điểm đặc biệt”, mà ít có trường tư thục nào khác mở ra vào thời đó. Nhiều nữ sinh nội trú ở các tỉnh xa như: Tây Ninh, Trà Vinh, Châu Đốc,Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Sa Đéc.., Có cả Long Khánh, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng…
Đích thân bà Hiệu Trưởng trực tiếp trông coi nề nếp và kỹ luật của trường. Mọi vi phạm đều do một tay bà giải quyết. Nhẹ thì cảnh cáo, làm lỗi nghiêm trọng là bà đuổi ngay không nương tay. Bà được sự trợ giúp của một Giám Thị già rất mẫn cán phụ trách về kỹ luật, trật tự và điểm danh mỗi khi học sinh vào lớp. Các học sinh đặt cho ông một cái tên thân mật là ông Sáu Già. Thư ký lo về kế toán và sổ sách có cô Ba cũng lớn tuổi. Vào mỗi đầu tháng từ ngày một Tây đến năm Tây là thời gian ấn định bắt buộc học sinh phải đóng học phí. Lúc đó được tăng cường thêm hai con gái lớn của bà là chị Bạch Tuyết và chị Ngọc Dung. Học sinh nào đóng học phí trễ sẽ được ông Sáu Già mời lên văn phòng nhắc nhở. Nếu không đóng thì ông Sáu không cho vào lớp.
Thành phần giáo sư giảng dạy của trường Huỳnh Thị Ngà so ra không thua kém bất cứ trường tư thục nào của thành phố Sàigòn. Bà mời các giáo sư có uy tín, nhiều kinh nghiệm như các Thầy: Cù An Hưng, Kiều Thề Đức, Nguyễn Đăng Đại, Trần Xuân Hài, Nguyễn Ngọc Huân, Ma Xuân Đạo, Nguyễn Đức Hoán, Huỳnh Văn Mĩ, Uông ngọc Thạch,Trần Năng Phùng, Vĩnh Đễ, Đinh Thế Vinh, Nguyễn Trọng Cơ, Lâm Tấn Văn, Nguyễn Ngọc Huân, Huỳnh Văn Tàu, Chí Thành, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Phụng,Thuần Nhân, Huỳnh Công Khanh, Nguyễn Kim Quang, Phùng Ngọc Diệp, Trịnh Khang, Nguyễn Văn Nổi…Vì thế trong các kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp, Tú Tài Một và Tú Tài Hai. Tỷ lệ học sinh thi đậu của nhà trường luôn luôn kết quả rất khả quan và đạt nhiều thứ hạng cao.
Nhân đây xin được viết thêm về bốn Giáo Sư đặc biệt của trường:
-Thầy Huỳnh Văn Mĩ (i ngắn) dạy môn Pháp Văn từ Đệ Tứ đến Đệ Nhất. Thầy là một trong những Võ Sư sáng lập môn phái “Hàn Bái Đường.” Dáng thầy to, cao. Trong giờ thầy dạy, không một học sinh nào dám ồn ào hay sao lãng. Thầy rất nghiêm khắc đối với học sinh cả nam lẫn nữ. Thầy “sẵn sàng có biện pháp”, nếu như học sinh nào không nghe lời hay tỏ thái độ vô lễ. Bà Huỳnh Thị Ngà cũng đã từng là học trò của Thầy. Thầy mất năm 2004 tại Nam Cali. Lúc sinh thời không nghe nói đến hiền thê của thầy! Sau khi dạy học xong, Thầy đi bộ về căn nhà nằm phía đối diện trường, cách nhà vũ sư Nguyễn Trọng mấy căn. Thầy tự đi chợ và nấu ăn lấy. Trong các con thầy, ngoài người con lớn đi Pháp du học, còn có một người con trai tên HVH. Anh đẹp trai, giỏi võ và là Sinh Viên Sĩ Quan Quân Y, do đó được nhiều nữ sinh trường Huỳnh Thị Ngà mến mộ ông Bác Sĩ tương lai. Hiện bác sĩ HVH và gia đình đang định cư ở Florida.
– Kế đến là Thầy Huỳnh Văn Tàu dạy Lý Hoá các lớp Đệ Tứ. Dáng thầy ốm cao, miệng móm với nụ cười hiền hoà và rất có duyên. Giảng bài bằng giọng miền Nam to và rõ ràng. Thầy có phương pháp dạy môn Vật Lý và Hoá Học rất hấp dẫn, nhất là cách “đơn giản” Đinh Luật Faraday và “cân bằng” các phương trình phản ứng Hoá Học rất nhanh, chính xác và gọn. Thầy đơn giản và cân bằng cho đến cuối cùng, không còn cách nào có thể tiếp tục được nữa! Học sinh hầu như không bao giờ vắng mặt trong giờ Thầy dạy. Nhiều học sinh các trường khác cũng lén kéo đến “học cọp” khi gần đến ngày thi được tổ chức vào cuối tuần. Lúc này Thầy cho ôn lại các đề thi đặc biệt, có khả năng rất cao được Bộ Quốc Gia Giáo Dục cho ra trong kỳ thi sắp tới. Thầy Huỳnh Văn Tàu đã mất tại Việt Nam.
-Thầy Nguyễn Kim Quang dạy môn Vạn Vật. Dáng cao, nước da đen sẫm. Thầy đi dạy bằng xe Mobylette vàng. Quanh năm suốt tháng đi dạy.Thầy luôn luôn bận bồ đồ trắng, ủi hồ thẳng nếp. Đầu chải Brillantine láng bóng. Các nữ sinh nghĩ rằng: “Thầy có một tâm sự sâu kín, hay một lời thề nguyền nào đó?” Vài em thắc mắc hỏi. Thầy chỉ cười và không trả lời, trả vốn gì hết!
– Cuối cùng, Thầy Thuần Nhân dạy Việt Văn lớp Đệ Tứ. Dáng người ốm, cao, nước da trắng. Thầy di dạy bằng chiếc Vespa đời cũ. Thầy rất hiền đúng như tên của Thầy và được tất cả học sinh thương quý. Học sinh say mê khi nghe Thầy giảng về truyện Kiều rất là sôi nổi. Thầy miêu tả về các nhân vật trong truyện Kiều rất linh hoạt hầu như làm sống lại các nhân vật này trong cuộc sống đời thường. Có hai câu mà tôi vẫn còn nhớ hoài:
“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang,
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Khi giảng đến đây các nam sinh ồ lên làm chị KL ngồi bàn đầu ôm mặt khóc. Lúc bình thường Thầy rất hiền từ, nhưng lần đầu tiên mới thấy Thầy giận dữ, bỏ ra cả nửa giờ để la rầy đám con trai, khiến chúng tôi im re không dám nhúc nhích. Đến hết giờ học, chúng tôi đến gặp Thầy xin lỗi về chuyện vừa qua và hứa không bao giờ tái phạm nữa!
Ngoài việc chăm lo cho các học sinh tập trung về văn hoá. Bà Hiệu Trưởng luôn luôn khuyến khích và động viên các học sinh về các lãnh vực thể thao, văn nghệ, công tác phục vụ cộng đồng và tham gia sinh hoạt Hướng Đạo Việt Nam. Thỉnh thoảng Bà tổ chức cho các học sinh đi viếng thăm và trình diễn văn nghệ tại các Quân Trường, Quân Y Viện, và đôi khi xuất hiện trên các phương tiện Vô Tuyến Truyền Thanh & Truyền Hình. Nữ minh tinh Thẫm Thúy Hằng, các ca sĩ Phương Đại, Thảo Ly, Kim Dung, Thần Đồng Phương Mai của ban Dân Nam, Mỹ Phụng của ban Việt Nhi, Vũ Bộ Song Kim của hai chị em sinh đôi, nhà ở đường Mã Lộ cũng xuất thân là học sinh của trường.
Khởi đi từ một dãy nhà chỉ vài căn lợp ngói âm dương, với một số lớp ở bậc Tiểu Học. Dần dần theo thời gian Bà HTN phát triển thêm bậc Đệ Nhất Cấp, Đệ Nhị Cấp và thêm Nội Trú, nhưng chỉ nhận nữ sinh.
Trường mở cả ba buổi: sáng, trưa và tối.
Buổi sáng dành cho các học sinh chọn môn Anh Văn là sinh ngữ chính.
Buổi trưa dành cho học sinh chọn môn Pháp Văn, cùng các lớp ở bậc Tiểu Học.
Buổi tối dành cho các lớp luyện thi, cũng như các lớp Thất+Lục, Ngũ+Tứ và Tam+Nhị. Mục đích dành cho người lớn tuổi, hoặc những ai vì hoàn cảnh gia đình ban ngày bận lo sinh kế không có điều kiện đến lớp.
Phải công nhận Bà Huỳnh Thị Ngà là một phụ nữ đảm lược và tài giỏi, nên mới có thể chèo chống và điều hành được ngôi trường do bà làm Hiệu Trưởng đứng vững vàng cho đến ngày 30 tháng 04, năm 1975.
Trường HTN phải đương đầu và cạnh tranh với các trường chung quanh mà Hiệu Trưởng đều là nam giới như: Đông Tây Học Đường, La San Đức Minh, Nguyễn Công Trứ, Tân Thạnh, Tân Thịnh, Vạn Hạnh, Văn Học, Văn Hiến, Văn Lang,Việt Nam Học Đường, Vương Gia Cần. Tuy nhiên, học sinh ghi tên học trường Huỳnh Thị Ngà cũng khá đông. Đa số cư ngụ ở vùng Tân Định, Đa Kao, Thị Nghè, Bà Chiểu, Phú Nhuận. Ngoài ra, có cả các học sinh ở vùng ngoại ô như: Gò Vấp, Hạnh Thông Tây, Xóm Mới, hay xa Sàigòn như: Phú Lâm, Hóc Môn, Bà Điểm, Bình Chánh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà… Nữ sinh nội trú trường Huỳnh Thị Ngà cũng là một “điểm đặc biệt”, mà ít có trường tư thục nào khác mở ra vào thời đó. Nhiều nữ sinh nội trú ở các tỉnh xa như: Tây Ninh, Trà Vinh, Châu Đốc,Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Sa Đéc.., Có cả Long Khánh, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng…
Đích thân bà Hiệu Trưởng trực tiếp trông coi nề nếp và kỹ luật của trường. Mọi vi phạm đều do một tay bà giải quyết. Nhẹ thì cảnh cáo, làm lỗi nghiêm trọng là bà đuổi ngay không nương tay. Bà được sự trợ giúp của một Giám Thị già rất mẫn cán phụ trách về kỹ luật, trật tự và điểm danh mỗi khi học sinh vào lớp. Các học sinh đặt cho ông một cái tên thân mật là ông Sáu Già. Thư ký lo về kế toán và sổ sách có cô Ba cũng lớn tuổi. Vào mỗi đầu tháng từ ngày một Tây đến năm Tây là thời gian ấn định bắt buộc học sinh phải đóng học phí. Lúc đó được tăng cường thêm hai con gái lớn của bà là chị Bạch Tuyết và chị Ngọc Dung. Học sinh nào đóng học phí trễ sẽ được ông Sáu Già mời lên văn phòng nhắc nhở. Nếu không đóng thì ông Sáu không cho vào lớp.
Thành phần giáo sư giảng dạy của trường Huỳnh Thị Ngà so ra không thua kém bất cứ trường tư thục nào của thành phố Sàigòn. Bà mời các giáo sư có uy tín, nhiều kinh nghiệm như các Thầy: Cù An Hưng, Kiều Thề Đức, Nguyễn Đăng Đại, Trần Xuân Hài, Nguyễn Ngọc Huân, Ma Xuân Đạo, Nguyễn Đức Hoán, Huỳnh Văn Mĩ, Uông ngọc Thạch,Trần Năng Phùng, Vĩnh Đễ, Đinh Thế Vinh, Nguyễn Trọng Cơ, Lâm Tấn Văn, Nguyễn Ngọc Huân, Huỳnh Văn Tàu, Chí Thành, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Phụng,Thuần Nhân, Huỳnh Công Khanh, Nguyễn Kim Quang, Phùng Ngọc Diệp, Trịnh Khang, Nguyễn Văn Nổi…Vì thế trong các kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp, Tú Tài Một và Tú Tài Hai. Tỷ lệ học sinh thi đậu của nhà trường luôn luôn kết quả rất khả quan và đạt nhiều thứ hạng cao.
Nhân đây xin được viết thêm về bốn Giáo Sư đặc biệt của trường:
-Thầy Huỳnh Văn Mĩ (i ngắn) dạy môn Pháp Văn từ Đệ Tứ đến Đệ Nhất. Thầy là một trong những Võ Sư sáng lập môn phái “Hàn Bái Đường.” Dáng thầy to, cao. Trong giờ thầy dạy, không một học sinh nào dám ồn ào hay sao lãng. Thầy rất nghiêm khắc đối với học sinh cả nam lẫn nữ. Thầy “sẵn sàng có biện pháp”, nếu như học sinh nào không nghe lời hay tỏ thái độ vô lễ. Bà Huỳnh Thị Ngà cũng đã từng là học trò của Thầy. Thầy mất năm 2004 tại Nam Cali. Lúc sinh thời không nghe nói đến hiền thê của thầy! Sau khi dạy học xong, Thầy đi bộ về căn nhà nằm phía đối diện trường, cách nhà vũ sư Nguyễn Trọng mấy căn. Thầy tự đi chợ và nấu ăn lấy. Trong các con thầy, ngoài người con lớn đi Pháp du học, còn có một người con trai tên HVH. Anh đẹp trai, giỏi võ và là Sinh Viên Sĩ Quan Quân Y, do đó được nhiều nữ sinh trường Huỳnh Thị Ngà mến mộ ông Bác Sĩ tương lai. Hiện bác sĩ HVH và gia đình đang định cư ở Florida.
– Kế đến là Thầy Huỳnh Văn Tàu dạy Lý Hoá các lớp Đệ Tứ. Dáng thầy ốm cao, miệng móm với nụ cười hiền hoà và rất có duyên. Giảng bài bằng giọng miền Nam to và rõ ràng. Thầy có phương pháp dạy môn Vật Lý và Hoá Học rất hấp dẫn, nhất là cách “đơn giản” Đinh Luật Faraday và “cân bằng” các phương trình phản ứng Hoá Học rất nhanh, chính xác và gọn. Thầy đơn giản và cân bằng cho đến cuối cùng, không còn cách nào có thể tiếp tục được nữa! Học sinh hầu như không bao giờ vắng mặt trong giờ Thầy dạy. Nhiều học sinh các trường khác cũng lén kéo đến “học cọp” khi gần đến ngày thi được tổ chức vào cuối tuần. Lúc này Thầy cho ôn lại các đề thi đặc biệt, có khả năng rất cao được Bộ Quốc Gia Giáo Dục cho ra trong kỳ thi sắp tới. Thầy Huỳnh Văn Tàu đã mất tại Việt Nam.
-Thầy Nguyễn Kim Quang dạy môn Vạn Vật. Dáng cao, nước da đen sẫm. Thầy đi dạy bằng xe Mobylette vàng. Quanh năm suốt tháng đi dạy.Thầy luôn luôn bận bồ đồ trắng, ủi hồ thẳng nếp. Đầu chải Brillantine láng bóng. Các nữ sinh nghĩ rằng: “Thầy có một tâm sự sâu kín, hay một lời thề nguyền nào đó?” Vài em thắc mắc hỏi. Thầy chỉ cười và không trả lời, trả vốn gì hết!
– Cuối cùng, Thầy Thuần Nhân dạy Việt Văn lớp Đệ Tứ. Dáng người ốm, cao, nước da trắng. Thầy di dạy bằng chiếc Vespa đời cũ. Thầy rất hiền đúng như tên của Thầy và được tất cả học sinh thương quý. Học sinh say mê khi nghe Thầy giảng về truyện Kiều rất là sôi nổi. Thầy miêu tả về các nhân vật trong truyện Kiều rất linh hoạt hầu như làm sống lại các nhân vật này trong cuộc sống đời thường. Có hai câu mà tôi vẫn còn nhớ hoài:
“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang,
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Khi giảng đến đây các nam sinh ồ lên làm chị KL ngồi bàn đầu ôm mặt khóc. Lúc bình thường Thầy rất hiền từ, nhưng lần đầu tiên mới thấy Thầy giận dữ, bỏ ra cả nửa giờ để la rầy đám con trai, khiến chúng tôi im re không dám nhúc nhích. Đến hết giờ học, chúng tôi đến gặp Thầy xin lỗi về chuyện vừa qua và hứa không bao giờ tái phạm nữa!
Ngoài việc chăm lo cho các học sinh tập trung về văn hoá. Bà Hiệu Trưởng luôn luôn khuyến khích và động viên các học sinh về các lãnh vực thể thao, văn nghệ, công tác phục vụ cộng đồng và tham gia sinh hoạt Hướng Đạo Việt Nam. Thỉnh thoảng Bà tổ chức cho các học sinh đi viếng thăm và trình diễn văn nghệ tại các Quân Trường, Quân Y Viện, và đôi khi xuất hiện trên các phương tiện Vô Tuyến Truyền Thanh & Truyền Hình. Nữ minh tinh Thẫm Thúy Hằng, các ca sĩ Phương Đại, Thảo Ly, Kim Dung, Thần Đồng Phương Mai của ban Dân Nam, Mỹ Phụng của ban Việt Nhi, Vũ Bộ Song Kim của hai chị em sinh đôi, nhà ở đường Mã Lộ cũng xuất thân là học sinh của trường.
Năm 1965, một nam sinh của trường là một trong mười thí sinh trúng cách cuộc thi Tuyển Lựa Ca Sĩ do Đài Phát Thanh Sàigòn tổ chức ở Rạp Quốc Thanh và Hưng Đạo. Sau khi đậu chung kết là đến phần biểu diễn, các học sinh Đệ Nhị và Đệ Nhất HTN mua vé đến xem ủng hộ và cổ vũ rất đông. Ca Sĩ tài tử trình bày hai bài hát được nhiều người biết đến là: “Lưu Bút Ngày Xanh” của nhạc sĩ Thanh Sơn và “Làng Tôi” của nhạc sĩ Chung Quân. Tuy nhiên, cha mẹ sợ ảnh hưởng đến việc học của chàng, nên nghiêm khắc cấm đoán không cho tiếp tục, và chàng cũng không dám phiêu lưu vào sự nghiệp cầm ca, có lẽ sợ đơ zèm cùi bắp hay mang cánh gà chiên bơ ?
Mỗi dịp Tết Nguyên Đán về. Các lớp học đều thi đua tổ chức văn nghệ tất niên. Bà chia thời giờ đến từng lớp thăm và khích lệ học sinh. Bà thường có mặt và tham gia trong các phong trào có liên quan đến Phụ Nữ, cũng như kết mối thâm giao với các mệnh phụ, mà các đấng phu quân của họ có nhiều quyền lực, đang nắm giữ các chức vụ cao trong chính quyền.
Sau vụ VC tổng công kích Mậu Thân năm 1968. Học sinh của trường tích cực tham gia các lớp Cứu Thương do các sinh viên Đại Học Y Khoa Sàigòn đến hướng dẫn. Tình nguyện giúp dựng nhà cho đồng bào chiến nạn ở Trung Tâm Tạm Cư Petrus Ký. Ngoài ra, mỗi khi có thiên tai, lũ lụt, bao giờ nhà trường cũng tổ chức lạc quyên gây quỹ rất là sôi nổi. Dịp này các nữ sinh có tiếng là hoa khôi của trường như: MQ, NT, LD, TT. Đ L… được trao công tác ôm thùng lạc quyên đến từng lớp, để vận động và được hầu hết học sinh nhịn ăn quà hưởng ứng một cách nồng nhiệt. Kết quả thu được rất khả quan.
Diện tích trường Huỳnh Thị Ngà không lớn, không có sân chơi, không có cây cối che bóng mát. Một số học sinh đi học sớm được để xe trong sân trường, còn lại phải để trước cổng trường. Khi bắt đầu tiếng kẻng vào học thì được rào lại bằng sợi dây thừng lớn, chỉ được mở ra khi tan học. Vào giờ ra chơi, anh nhân viên phụ trách dọn dẹp vệ sinh tạp dịch của trường là một thanh niên người Việt gốc Hoa có võ Thiếu Lâm tên Tửng. Nhiệm vụ của anh là kéo cánh cửa sắt lại, vì sợ học sinh ra ngoài bị tai nạn, hoặc trốn học nửa chừng!
Nhân dịp này anh Tửng có xe xi rô đá bào và trái cây ngâm đường hoá học được độc quyền bán cho học sinh vì học sinh chỉ quanh quẩn trong lớp, hoặc chạy lên, chạy xuống dọc theo cầu thang mà chơi. Có trường hợp nam sinh chạy nhảy trên bàn bị té gãy chân, lọi tay, sứt trán, lỗ đầu. Đôi khi vài nam sinh thường hay phá phách tập họp ở cầu thang chận đường vuốt tóc, không cho các nữ sinh xuống lầu đi vệ sinh hay mua quà. Bà Hiệu Trưởng ra thông báo phạt nặng, nên tình trạng này mới chấm dứt!
Vào giờ ra chơi là thời gian ông Sáu Già mệt nhất! Tay ông cầm cây roi mây. Đi tới, đi lui, nhất là dọc theo hai bên cầu thang lên xuống để học sinh trông thấy không dám quậy phá. Khi chuông reng báo hiệu vào lớp, Ông Sáu mới có thể thở phào nhẹ nhõm được một chút! Sau đó, chờ cho đến giờ học sinh ra về thì ông Sáu lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Lần này ông vất vả hơn nhiều, vì học sinh chạy ào ra như đàn ong vỡ tổ, không giữ trật tự gì cả. Cây roi mây của ông coi như bất lực. Bao nhiêu năm ông Sáu Già làm giám thị chưa thấy bất cứ học sinh nào dám hỗn hào, hay gây phiền phức cho ông.
Học sinh trường Huỳnh Thị Ngà muốn ăn quà bánh ngoài trường thì phải thưởng thức trước khi tiếng chuông vào lớp và sau khi tiếng chuông báo hiệu ra về. Nào chè đậu xanh, đậu đỏ bánh lọt nổi tiếng Huỳnh Thị Ngà. Tên được đặt cho xe chè, có lẽ vi trí gần trường HTN? Vào giờ tan trường, không những học sinh trường HTN mà còn nhiếu học sinh các trường khác kéo đến thưởng thức rất đông. Bà làm không ngớt tay, con gái duy nhất của bà là nữ sinh trường LVD vừa về tới đã phải bỏ ngay cặp táp vào trong xe chè giúp bà bào đá, rửa ly, tính tiền và làm những ly chè “to go” đựng trong các bịch Nylon cho khách mang về nhà.
Xe bán cà rem,
bánh kem và Pâté Chaud của ông chủ nói giọng Bắc, có cô con gái tên Mai, xe bò
viên của ông Tàu. Ông ta vừa bán, vừa chơi đổ xí ngầu ăn bò viên, quán cà phê
nhỏ của chị Tư kế xe chè, xe nước mía chị Hai, nằm góc đường Trần Nhật Duật và
đường Trần Quang Khải, kế tiệm chụp hình Hoàng Sơn là tên con gái ông chủ.
Xe nước mía này hấp dẫn nhiều nam sinh đến, nhờ có cô em xinh xắn là nữ sinh Lê Văn Duyệt, thường phụ giúp chị sau khi tan trường về. Nhắc đến cô phải kể về mối tình “Anh Tiền Tuyến. Em Hậu Phương.” giữa cô và một chàng trai Võ Bị của một binh chủng tác chiến. Cả hai tình cờ gặp nhau trong một lần cô và các bạn cùng lớp đi ủy lạo, trao vòng hoa cho chíến sĩ sau Tết Mậu Thân ở bên kia Xóm Cù Lao, nằm cuối đường Trần Khắc Chân ,Xóm Cầu Mới,Tân Định. Phải đi qua một chiếc cầu bằng ván đóng đinh. Nhân dịp đơn vị chàng được về đây nghỉ dưỡng quân. Tuy nhiên, chuyện tình thơ mộng không đi đến được đoạn kết, vì Ba Má cô lo sợ con gái mình đang ở tuổi hồn nhiên có thể sớm trở thành “Quả Phụ Thơ Ngây.” Do đó, đã quyết liệt cấm cản đến cùng. Cả hai đành phải chia tay và cùng hát bài ca“Ngăn Cách Mãi.” Nghe đâu bây giờ gia đình nàng định cư ở Canada? Còn gia đình chàng đang ở Mỹ, sau khi đã “Dùi Mài Kinh Sử” một khoá hậu Đại Học hơn mười năm, trước khi được đi định cư theo diện tị nạn. Thôi đành chờ kiếp sau vậy!
Đối diện bên kia đường, góc Bà Lê Chân là quán cơm tấm bì, chả, sườn nướng, hột gà ốp la, cà phê pha vợt tên Ngọc Long của vợ chồng con trai nghệ sĩ lão thành Bảy Nhiêu. Kế bên có xe mì của người Hoa nằm dưới tàn cây Đa lâu năm toả rộng.
Giải trí thì có đá banh bàn của bà Sáu, bà bán thêm trà Huế, bánh kẹp và chuối già. Còn “cúp cua” đi xi nê thì có các rạp Kinh Thành, Modern, Văn Hoa, Casino Đa Kao, Văn Cầm, Cẩm Vân, Huỳnh Long, Cao Đồng Hưng và Asam. Các nơi này cũng tương đối gần trường với giá vé vào cửa rất bình dân. Chỉ năm đồng xem hai phim và lại chiếu thường trực, muốn vô xem lúc nào cũng được. Đôi khi cả đám dúi cho người gác cửa một gói bự, bên ngoài ló thấy tiền, còn bên trong độn toàn giấy báo. Khi nhân viên gác cửa nhận được, họ bỏ vào túi thật nhanh vì sợ chủ thấy, đến khi về nhà coi lại mới biết bị lủ ma quỷ học trò xí gạt.
Nếu hôm nào không có tiền thì xem các nghệ sĩ tập tuồng hát bộ ở đình Phú Hoà, đình Nghĩa Hoà, chùa Cô Hồn và đình Sơn Trà, hay cùng kéo nhau đi chèo ghe, tắm sông, hái me, bình bát, bần và trứng cá trong hãng Nông Cơ, nằm cuối đường Trần Nhật Duật.
Một quán cà phê nằm trên đường Trần Quang Khải được xếp vào gia phả của cà phê Sàgòn trước năm 1975 mỗi khi nhắc đến là cà phê Văn Hoa, vì nằm sát bên rạp hát Văn Hoa – Đa Kao, do hai chị em xinh xắn như Búp Bê là TBD và TBH đều là nữ sinh trường Huỳnh Thị Ngà đứng ra quán xuyến. Quán có chỗ ngồi tiện nghi, lịch sự. Cà phê pha ngon, dàn âm thanh tối tân. Đặc biệt, nhạc ngoại quốc chọn lọc, đổi mới thường xuyên. Thêm vào đó vị trí thuận lợi và giá cả cũng không mắc lắm! Nên các nam thanh, nữ tú từ các nơi thường ghé đến, để vừa nhâm nhi cà phê, vừa nghe nhạc và ngắm hai cô chủ lúc nào cũng nở nụ cười duyên dáng, dễ thuơng. Thỉnh thoảng có thời giờ thì hai cô đến bên bàn hỏi thăm “ sức khoẻ”, làm cho các chàng hôm đó thưởng thức cà phê thấy ngon hơn. Hình như có một anh ca sĩ kích động nhạc lọt vào mắt xanh của cô em, nhưng mối tình học trò thời đó chỉ là một thoáng mây bay.
Nếu thích tâm sự thêm, thì chui vào rạp hát Văn Hoa có máy lạnh, xem xi nê ma ếch cốp với màn ảnh rộng. Hiện gia đìnhTBD định cư ở Montréal và gia đìnhTBH đang ở Pleasanton , California.
Môt quán cà phê và điểm tâm thứ hai cũng do hai chị em đứng trông coi và cũng là học sinh HTN. Đó là tiệm Ngọc Dung số 77 Trần Quang Khải. Tên tiệm ấy tên hai chị em ghép lại. Giá cả ở đây rất bình dân. Nổi tiếng nhất là món bánh mì Ốp La và bánh mì bì trét mỡ hành. Gia đình này hiện đang định cư ở San Diego.
Học sinh trường HTN hiếm khi gây lộn đánh nhau. Họ sợ nhất vài thanh niên xóm chợ không chịu học hành mà chỉ thích phì phà điếu thuốc. Trong số đó có N.. chợ và hai anh em ruột A..và X. trong hẻm ông Sáu Hộ chuyện trị bong gân, trật tay, trật chân bằng cách bó ngải, trước hẻm là tiệm bán dụng cụ học sinh Kim Thạch. Thỉnh thoảng cả ba hợp tác làm ăn chung chặn đường các học sinh đi học sớm để lục túi lấy tiền hay tịch thu viết mực Pilot bắt chuộc. Bà Hiệu Trưởng phải nhờ cảnh sát cuộc Tân Định đến tận nhà các thanh niên này cảnh cáo, nếu còn tiếp tục sẽ có biện pháp mạnh, nên từ đó không còn tái diễn trò trấn lột học sinh giữa ban ngày.
Xe nước mía này hấp dẫn nhiều nam sinh đến, nhờ có cô em xinh xắn là nữ sinh Lê Văn Duyệt, thường phụ giúp chị sau khi tan trường về. Nhắc đến cô phải kể về mối tình “Anh Tiền Tuyến. Em Hậu Phương.” giữa cô và một chàng trai Võ Bị của một binh chủng tác chiến. Cả hai tình cờ gặp nhau trong một lần cô và các bạn cùng lớp đi ủy lạo, trao vòng hoa cho chíến sĩ sau Tết Mậu Thân ở bên kia Xóm Cù Lao, nằm cuối đường Trần Khắc Chân ,Xóm Cầu Mới,Tân Định. Phải đi qua một chiếc cầu bằng ván đóng đinh. Nhân dịp đơn vị chàng được về đây nghỉ dưỡng quân. Tuy nhiên, chuyện tình thơ mộng không đi đến được đoạn kết, vì Ba Má cô lo sợ con gái mình đang ở tuổi hồn nhiên có thể sớm trở thành “Quả Phụ Thơ Ngây.” Do đó, đã quyết liệt cấm cản đến cùng. Cả hai đành phải chia tay và cùng hát bài ca“Ngăn Cách Mãi.” Nghe đâu bây giờ gia đình nàng định cư ở Canada? Còn gia đình chàng đang ở Mỹ, sau khi đã “Dùi Mài Kinh Sử” một khoá hậu Đại Học hơn mười năm, trước khi được đi định cư theo diện tị nạn. Thôi đành chờ kiếp sau vậy!
Đối diện bên kia đường, góc Bà Lê Chân là quán cơm tấm bì, chả, sườn nướng, hột gà ốp la, cà phê pha vợt tên Ngọc Long của vợ chồng con trai nghệ sĩ lão thành Bảy Nhiêu. Kế bên có xe mì của người Hoa nằm dưới tàn cây Đa lâu năm toả rộng.
Giải trí thì có đá banh bàn của bà Sáu, bà bán thêm trà Huế, bánh kẹp và chuối già. Còn “cúp cua” đi xi nê thì có các rạp Kinh Thành, Modern, Văn Hoa, Casino Đa Kao, Văn Cầm, Cẩm Vân, Huỳnh Long, Cao Đồng Hưng và Asam. Các nơi này cũng tương đối gần trường với giá vé vào cửa rất bình dân. Chỉ năm đồng xem hai phim và lại chiếu thường trực, muốn vô xem lúc nào cũng được. Đôi khi cả đám dúi cho người gác cửa một gói bự, bên ngoài ló thấy tiền, còn bên trong độn toàn giấy báo. Khi nhân viên gác cửa nhận được, họ bỏ vào túi thật nhanh vì sợ chủ thấy, đến khi về nhà coi lại mới biết bị lủ ma quỷ học trò xí gạt.
Nếu hôm nào không có tiền thì xem các nghệ sĩ tập tuồng hát bộ ở đình Phú Hoà, đình Nghĩa Hoà, chùa Cô Hồn và đình Sơn Trà, hay cùng kéo nhau đi chèo ghe, tắm sông, hái me, bình bát, bần và trứng cá trong hãng Nông Cơ, nằm cuối đường Trần Nhật Duật.
Một quán cà phê nằm trên đường Trần Quang Khải được xếp vào gia phả của cà phê Sàgòn trước năm 1975 mỗi khi nhắc đến là cà phê Văn Hoa, vì nằm sát bên rạp hát Văn Hoa – Đa Kao, do hai chị em xinh xắn như Búp Bê là TBD và TBH đều là nữ sinh trường Huỳnh Thị Ngà đứng ra quán xuyến. Quán có chỗ ngồi tiện nghi, lịch sự. Cà phê pha ngon, dàn âm thanh tối tân. Đặc biệt, nhạc ngoại quốc chọn lọc, đổi mới thường xuyên. Thêm vào đó vị trí thuận lợi và giá cả cũng không mắc lắm! Nên các nam thanh, nữ tú từ các nơi thường ghé đến, để vừa nhâm nhi cà phê, vừa nghe nhạc và ngắm hai cô chủ lúc nào cũng nở nụ cười duyên dáng, dễ thuơng. Thỉnh thoảng có thời giờ thì hai cô đến bên bàn hỏi thăm “ sức khoẻ”, làm cho các chàng hôm đó thưởng thức cà phê thấy ngon hơn. Hình như có một anh ca sĩ kích động nhạc lọt vào mắt xanh của cô em, nhưng mối tình học trò thời đó chỉ là một thoáng mây bay.
Nếu thích tâm sự thêm, thì chui vào rạp hát Văn Hoa có máy lạnh, xem xi nê ma ếch cốp với màn ảnh rộng. Hiện gia đìnhTBD định cư ở Montréal và gia đìnhTBH đang ở Pleasanton , California.
Môt quán cà phê và điểm tâm thứ hai cũng do hai chị em đứng trông coi và cũng là học sinh HTN. Đó là tiệm Ngọc Dung số 77 Trần Quang Khải. Tên tiệm ấy tên hai chị em ghép lại. Giá cả ở đây rất bình dân. Nổi tiếng nhất là món bánh mì Ốp La và bánh mì bì trét mỡ hành. Gia đình này hiện đang định cư ở San Diego.
Học sinh trường HTN hiếm khi gây lộn đánh nhau. Họ sợ nhất vài thanh niên xóm chợ không chịu học hành mà chỉ thích phì phà điếu thuốc. Trong số đó có N.. chợ và hai anh em ruột A..và X. trong hẻm ông Sáu Hộ chuyện trị bong gân, trật tay, trật chân bằng cách bó ngải, trước hẻm là tiệm bán dụng cụ học sinh Kim Thạch. Thỉnh thoảng cả ba hợp tác làm ăn chung chặn đường các học sinh đi học sớm để lục túi lấy tiền hay tịch thu viết mực Pilot bắt chuộc. Bà Hiệu Trưởng phải nhờ cảnh sát cuộc Tân Định đến tận nhà các thanh niên này cảnh cáo, nếu còn tiếp tục sẽ có biện pháp mạnh, nên từ đó không còn tái diễn trò trấn lột học sinh giữa ban ngày.
Thật thiệt thòi
khi ngôi trường này không được nhắc đến trong âm nhạc hoặc thơ ca, có lẽ những
chàng thi sĩ, nhạc sĩ chỉ thích tụ tập ở SàiGòn mà bỏ quên một ngôi trường nữ
làm đẹp và trắng khung trời Gia Định. Từ Sài Gòn, xuôi theo đường ĐinhTiên
Hoàng, quẹo tay mặt, qua cầu Bông một đoạn, nhìn sang tay trái là một ngôi trường
kiến trúc kiểu hiện đại hơn trường Gia Long và Trưng Vương.
Chuyện cũng dễ hiểu vì năm 1960, tòa tỉnh trưởng Gia Định đã dùng một khu đất trước kia là ao rau muống để xây dựng trường trên đường Lê Văn, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa (tỉnh Gia Định). Trước kia trường mang tên Trương Tấn Bửu, thành lập năm 1957, có hai lớp đệ thất một nam và một nữ, học nhờ tại trường nam tỉnh lỵ . Năm 1959, lớp nam sinh chuyển về Trường Hồ Ngọc Cẩn.
Khi xây dựng xong, trường được đặt tên là Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt và chương trình học bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhị. Học sinh nào đậu tú tài I sẽ chuyển sang học Trường Trưng Vương. Khoảng năm 1965-1966 trường mới có lớp đệ nhất. So với hai trường nữ đàn chị thì nữ sinh Lê Văn Duyệt nào có kém cạnh chi, cũng làm những chàng trai thốt lên: “Ơi em, bắt hồn tôi về đâu?”… Có những chàng trai lãng mạn thì cũng có những chàng trai rất thực tế. Hiệp mập, thằng bạn của tôi, phát biểu: “Tao không lấy vợ là “ghệ” Gia Long, yểu điệu thục nữ quá cỡ, tao chỉ muốn vợ tao là nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh”. Tôi sửng sốt vì Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh mới vừa thành lập năm 1971.
Sau Mậu Thân 1968, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi. Vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, phía bắc của chung cư, ngay góc đường Hòa Hảo, Minh Mạng, Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh cùng được xây dựng. Không phải thằng Hiệp mập không có lý của nó, vì nữ sinh trường này được học một chương trình giáo dục hoàn toàn mới.
Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp theo mô hình của các nước tiên tiến thời ấy. Song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường còn dạy thêm kinh tế gia đình (tức nữ công gia chánh, may vá nấu ăn), môn doanh thương (tức kế toán đánh máy), âm nhạc (đàn tranh, piano), hội họa, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn võ aikido, vovinam.
Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh đã được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp khi mà học sinh công lập các trường khác chỉ được học một sinh ngữ. Trường được trang bị một phòng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư ngoại quốc, một phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ. Với lối giáo dục mới mẻ này, sau bảy năm trung học, nữ sinh trường có cơ hội thành một thiếu nữ VN văn võ song toàn. Còn theo thằng bạn tôi, giúp ích xã hội được hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là một bà xã biết dạy chồng bằng võ vovinam và tài nội trợ.
Sài Gòn, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng còn trắng trời áo dài với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức … đã nhốt hồn những chàng trai mặt bắt đầu nổi mụn trứng cá và vỡ giọng với những thổn thức “áo ai trắng quá nhìn không ra”…
Những cô nữ sinh với những ngôi trường ấy đã là một phần hồn của chúng tôi, một phần hồn của Sài Gòn đã đào tạo những nữ lưu anh kiệt về các mặt chính trị, văn hóa, khoa học, và tiếp tục những nữ lưu anh kiệt lại là những anh kiệt nữ lưu khác. Cảm ơn Sài Gòn đã có những ngôi trường ấy cho tôi nhớ. Cảm ơn Sài Gòn có những ngôi trường thiên đàng tuổi nhỏ dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay … vờn bay !
Chuyện cũng dễ hiểu vì năm 1960, tòa tỉnh trưởng Gia Định đã dùng một khu đất trước kia là ao rau muống để xây dựng trường trên đường Lê Văn, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa (tỉnh Gia Định). Trước kia trường mang tên Trương Tấn Bửu, thành lập năm 1957, có hai lớp đệ thất một nam và một nữ, học nhờ tại trường nam tỉnh lỵ . Năm 1959, lớp nam sinh chuyển về Trường Hồ Ngọc Cẩn.
Khi xây dựng xong, trường được đặt tên là Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt và chương trình học bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhị. Học sinh nào đậu tú tài I sẽ chuyển sang học Trường Trưng Vương. Khoảng năm 1965-1966 trường mới có lớp đệ nhất. So với hai trường nữ đàn chị thì nữ sinh Lê Văn Duyệt nào có kém cạnh chi, cũng làm những chàng trai thốt lên: “Ơi em, bắt hồn tôi về đâu?”… Có những chàng trai lãng mạn thì cũng có những chàng trai rất thực tế. Hiệp mập, thằng bạn của tôi, phát biểu: “Tao không lấy vợ là “ghệ” Gia Long, yểu điệu thục nữ quá cỡ, tao chỉ muốn vợ tao là nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh”. Tôi sửng sốt vì Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh mới vừa thành lập năm 1971.
Sau Mậu Thân 1968, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi. Vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, phía bắc của chung cư, ngay góc đường Hòa Hảo, Minh Mạng, Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh cùng được xây dựng. Không phải thằng Hiệp mập không có lý của nó, vì nữ sinh trường này được học một chương trình giáo dục hoàn toàn mới.
Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp theo mô hình của các nước tiên tiến thời ấy. Song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường còn dạy thêm kinh tế gia đình (tức nữ công gia chánh, may vá nấu ăn), môn doanh thương (tức kế toán đánh máy), âm nhạc (đàn tranh, piano), hội họa, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn võ aikido, vovinam.
Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh đã được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp khi mà học sinh công lập các trường khác chỉ được học một sinh ngữ. Trường được trang bị một phòng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư ngoại quốc, một phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ. Với lối giáo dục mới mẻ này, sau bảy năm trung học, nữ sinh trường có cơ hội thành một thiếu nữ VN văn võ song toàn. Còn theo thằng bạn tôi, giúp ích xã hội được hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là một bà xã biết dạy chồng bằng võ vovinam và tài nội trợ.
Sài Gòn, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng còn trắng trời áo dài với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức … đã nhốt hồn những chàng trai mặt bắt đầu nổi mụn trứng cá và vỡ giọng với những thổn thức “áo ai trắng quá nhìn không ra”…
Những cô nữ sinh với những ngôi trường ấy đã là một phần hồn của chúng tôi, một phần hồn của Sài Gòn đã đào tạo những nữ lưu anh kiệt về các mặt chính trị, văn hóa, khoa học, và tiếp tục những nữ lưu anh kiệt lại là những anh kiệt nữ lưu khác. Cảm ơn Sài Gòn đã có những ngôi trường ấy cho tôi nhớ. Cảm ơn Sài Gòn có những ngôi trường thiên đàng tuổi nhỏ dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay … vờn bay !
TRẦN ĐÌNH PHƯỚC .
304Đen - Llttm
304Đen - Llttm
(1) Ngày xưa Hoàng Thị – thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy. Ngày ấy, trên
toàn miền Nam, đồng phục cho nữ học sinh là áo dài trắng, quần trắng (hoặc
đen), nam học sinh là quần xanh, áo trắng và đeo phù hiệu mang tên trường trên
áo. Không có đồng phục cho riêng từng trường như bây giờ. Lúc ấy chỉ có Trường
trung học công lập Mạc Đĩnh Chi nam sinh và nữ sinh học chung.
(2) Trưng Vương khung cửa mùa thu – nhạc và lời Nam Lộc. Trường Gia Long nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Trường Petrus Trương Vĩnh Ký nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Trường Lê Văn Duyệt nay là Trường THPT Võ Thị Sáu. Trường Sương Nguyệt Anh nay là Trường THPT Sương Nguyệt Anh.
(2) Trưng Vương khung cửa mùa thu – nhạc và lời Nam Lộc. Trường Gia Long nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Trường Petrus Trương Vĩnh Ký nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Trường Lê Văn Duyệt nay là Trường THPT Võ Thị Sáu. Trường Sương Nguyệt Anh nay là Trường THPT Sương Nguyệt Anh.
No comments:
Post a Comment