Những Tháng Năm Cuồng Nộ
(Trích đoạn nói về việc xếp hạng giai cấp)
Từ khi bị đuổi
khỏi hội Phụ nữ, cô Sáu thành người lêu bêu không đoàn thể. Nhưng như thế lại
được tự do. Chẳng phải họp hành phê bình kiểm điểm, chẳng phải đi làm những
chuyện không công để được tiếng thi đua. Cô không còn đi mót nữa vì chẳng ai bỏ
sót một hạt lúa nào ở ruộng. Cũng không ai kêu cô đánh tranh giũ rạ. Người ta
thà chịu dột còn hơn làm mồi cho lửa. Những nhà lá mái còn dỡ cả tranh cho bò
ăn, chỉ để cái mái đất bên trong, trông xa cứ như những ụ gò mối.
Chẳng có việc gì làm, nhưng chẳng lẽ ngồi không chịu chết đói. Cô tôi gom chút ít tiền tín phiếu dành dụm mở một ngôi hàng nước ở đầu cầu. Nói là hàng quán cho oai chứ thực ra chỉ một om nước chè vối, vài ba tán đường, năm bảy cây mía. Một đôi khi có thêm trái mít. Khi bán hết cô lại gom những hạt mít luộc chín xỏ năm hạt vào một que. Lũ trẻ con rất khoái những que hạt mít ấy. Chúng đứng nhìn say sưa. Có đứa bạo dạn chụp vèo một xâu chạy mất.
Nhưng cái quán lèo tèo ế ẩm quá. Mía để lâu khô xốp, đường chảy nước, mít bán xong thì hột đã mọc mầm!
Rất may là từ ngày dựng hai câu khẩu hiệu khổng lồ, cái ngã ba Trung Lương bỗng trở nên tấp nập. Xe bò chở tre cọc cạch, xe ngựa leng keng chở người, xe đạp của cán bộ tỉnh huyện qua cầu chuông reo kính coong. Người ta kéo đến trầm trồ chỉ trỏ.
Ai cũng thấy mình trở nên cao lớn như những con chữ vĩ đại đang ưỡn ngực trong gió. Người ta nói, mình vẫn hơn thằng Mỹ chớ bộ. Nó làm gì có cái câu khẩu hiệu to như mình ! Nói đă, người ta lại uống, lại ăn. Mà mía rẽ nhất, một cây đến mấy người cùng ăn. Cô tôi có ngày bán đến cả chục bó. Thế là cô cháu bàn nhau phải đi mua tận gốc ở các vùng trồng mía.
Hai cô cháu thức dậy lúc sao Cày vừa mới mọc. Trời đêm mát lạnh. Khi đi ngang qua gò Na, tôi nắm chặt tay cô còn cô như cũng đang run. Tôi sợ ma, cô sợ cướp. Cái bụi tre nơi các sĩ tử năm xưa bị bêu đầu và thầy giáo Hiên bị bắn như đang lặng lẽ theo cô cháu tôi. Chúng tôi đi nhanh nó theo nhanh và khi chúng tôi nhắm mắt mà chạy, nó cũng chạy theo.
Bên tai tôi không ngớt vang lên tiếng khua lốc cốc của những cái sọ người. Cô tôi, mặc dù đã cột chặt những cục bạc tín phiếu dấu kín trong người, nhưng vẫn sợ không biết bè đảng của Năm Quầng Sáu Quẳng trốn núp ở đâu! Nếu từ trong những bụi cây quỷ quái ấy nhảy ra, thì chắc là cô cháu tôi phải giao hết cái cơ nghiệp bé nhỏ cho chúng.
Khi chúng tôi đên được chợ mía thì mặt trời đã lên khỏi ngọn tre. Chợ họp ngay trên bến sông, bán chỉ độc một mặt hàng là mía cây. Mía cột thành bó, mười hai cây là một chục. Cô Sáu tôi mua đến 50 bó, thuê một chiếc sõng theo sông Cái về nhà.
Về bằng đường sông rất thích. Nước sông mát, mặt sông êm, chiêc sõng nhẹ nhàng trôi. Người chủ chỉ thỉnh thoảng chống sào đẩy mạnh một cái là chiêc sõng lao tới như một chiếc tàu bay giấy. Gần trưa, cô tôi đem cơm vắt ra ăn. Lần này cơm không độn, xắt từng lát ăn với muối rang, nhai thật kỹ nghe ngòn ngọt. Cơm xong, tôi nghiêng đầu xuống sông uống nước, rồi nằm trên những bó mía ngửa mặt lên trời ngắm những đám mây đủ hình thù đang thong thả bay đi.
Sông vẫn trôi êm. Cô tôi ngồi tựa lưng vào mía như đang ngủ. Tôi nhìn những xóm làng hai bên sông. Những mái nhà thấp nhỏ chưa bị đốt lẫn trong hàng cây, những đứa bé chạy chơi trần truồng, những người đàn bà đang giặt … Tôi bỗng thấy đời sống trở nên êm dịu quá. Tôi đang được dòng sông nâng niu. Dù sao tôi cũng biết ơn mẹ tôi đã không thả tôi trên một dòng sông lạnh lẽo đầy sóng gió.
Khi sõng về tới chân cầu, cô tôi và người chủ sõng vác mía đem lên bờ. Tôi đứng bên cầu coi mía. Ông Khứ thấy cô tôi mua một sõng mía đầy nhíu mày hỏi: đầu cơ tích trử hả ? Cô tôi im lặng không trả lời.
Sau vài chuyến đầu, cô tôi gửi tiền cho bác chủ sõng đi mua giùm. Cô tôi trở thành một bà chủ quán tuy không giàu có gì nhưng cũng tạm đủ nuôi hai cô cháu. Tôi không còn bị đói đến mờ mắt nữa.
Nhờ có đồng ra đồng vào, cô may cho tôi một chiếc áo cổ vuông là kiểu áo mới nhất lúc bấy giờ. Khi thấy tôi xúng xính trong chiếc áo còn cứng vì hồ, cô nói: mẹ mày chắc đẹp, mày lớn lên trông cũng lịch sự trai đấy ! Tôi chẳng hiểu lịch sự trai là gì, nhưng tôi thấy mặt mình đã trỗ lang beng và có mấy cái mụn dễ ghét. Mẹ tôi đẹp, tôi nghĩ thầm, sao cha tôi lại bỏ mẹ tôi để bà phải đem tôi thả xuống sông ? Cha tôi là người như thế nào ? Chẳng lẽ như ông Khứ ? Trời ơi ! Tôi không muốn nghĩ tới nữa !
Lúc này, dân tản cư ở Tuy Phước đến che lều ở đồng cây Sanh ngày càng đông. Công cuộc bán buôn của cô tôi nhờ thế càng trở nên phát đạt. Cô tôi bán thêm kim chỉ mắm muối, lại có cả rượu lậu nữa. Cứ tưởng cuộc đời của cô cháu tôi khá lên, không ngờ một hôm ông Khứ cho dân quân đến tịch thu hết cả mía đem về trụ sở Uỷ ban vì tội đầu cơ ! Mấy lít rượu bị đem đổ xuống sông cho cá uống ! Cô tôi gần như trắng tay.
Mặc dù Pháp đổ bộ lên Qui Nhơn, nhưng người ta vẫn bảo là mình đang chiến thắng. Cả chục nghìn quân Pháp bị vây ở Điên Biên Phủ chỉ chờ ngày đầu hàng. Sắp tổng phản công rồi. Giờ chuyển sang cuộc chiến đấu mới. Đây là cuộc chiến mà ông Khứ và cô Thảnh bảo là gay go và khốc liệt hơn, cuộc chiến một mất một còn giữa giai cấp vô sản và giai cấp bóc lột.
Người ta chỉnh đốn lại hàng ngũ, rà soát lý lịch từng người một trong các đoàn thể ngay cả trong trường học. Người ta truy tận gốc từ đời ông đời cha, từ bên nội đến bên ngoại. Vì vậy trong lớp học xảy ra những cảnh tố lẫn nhau. Không còn chơi đùa phá phách như trước nữa mà bắt đầu xoi mói, bươi móc như những mụ hàng xóm nhỏ nhen. Những đứa con nhà phú nông địa chủ không dám đi học nữa.
Chị Thảo cũng phải ở nhà vì cha chị là người Qui Nhơn lại làm nghề bán thuốc Bắc tức là thuộc thành phần tiểu tư sản. Mà tiểu tư sản và địa chủ là con đẻ của thực dân phong kiến. Tôi thì nghèo kiết xác nhưng không phải vô sản vì nào ai biết gốc gác của cha mẹ tôi là người thế nào. Tôi vẫn còn đi học vật vờ vì nếu cho rằng nguồn gốc của tôi là do chó đẻ ra như người ta vẫn thường gọi thì quả thật cũng chẳng biễt xếp chó vào loại giai cấp nào !
Ở trong làng, ngày trước mặc dù có chiếu trên chiếu dưới, có kẻ địa chủ phú hào, có người cùng đinh mạt hạng, nhưng nếu không tranh nhau một miếng thịt ở đình thì chẳng việc gì phải sợ ai cả. Bây giờ, cái cách xếp hạng mới này lại chia ra nhiều tầng nấc một cách hết sức chi li.
Không có lấy một cục đất ném chó ỉa như thằng thủ ngữ Đực là cố nông. Có một rẻo vườn và một cái nhà nát là bần nông. Có thêm năm ba sào ruộng là trung nông. Mà trung nông lại chia ra bậc trên và bậc dưới, tức là cái anh tạm đủ ăn và cái anh chưa đủ ăn. Có chừng vài mẫu ruộng và đôi trâu là phú nông. Có ruộng mà phát canh thu tô tức là không làm mà vẫn dư ăn dư để là địa chủ.
Nếu đă từng giữ một chức dịch nào đó như chánh tổng, lý trưởng là địa chủ ác ôn. Nhưng có công với cách mạng như ông Chánh nhạc là địa chủ tiến bộ. Tuy không niêm yết danh sách từng người một nhưng cứ theo cái khung ấy mà tự xếp mình vào. Nếu anh muốn hạ thành phần xuống một bậc thì lập tức người ta cũng lôi anh lên như một con vật đã bị đóng dấu.
Những đêm học tập mãi tận sáng, cán bộ ra sức mổ xẻ nhồi nhét chỉ để cho cả làng dòm ngó lẫn nhau cái thành phần. Ngày trước người ta tranh nhau từng chức nhỏ như câu, biện để khỏi bị gọi bằng thằng. Bây giờ người ta cố lột bỏ những gì mà xã hội cũ vì tiền hay vì nịnh nọt đã được ban cho. Nếu ai trơ khất như thằng thủ ngữ Đực thì được trịnh trọng gọi là đồng chí bần cố nông.
Ngược lại ruộng sâu trâu nái chức tước một thời như cụ cử Vân, ông tổng Bá thì bị gọi là thằng quan, thằng địa chủ. Ngoài hai cái thành phần cực cao và cực thấp không dễ ai muốn chui vào hay thoát ra, thì cái đám đông nhất, là trung nông lại kèn cựa không lúc nào yên như một đàn dê quá đông trong một cái chuồng quá hẹp.
Người ta xỉa xói, nhà đó mà trung nông thôi à ? Có ruộng có bò mà không dư ăn à ? Phải đưa lên bậc trên chứ. Chỉ cần cái đàn bò ấy đẻ thêm vài lứa là có thua gì địa chủ. Các bà đi chợ thì dòm lom lom vào thúng rổ của nhau. Họ nói, cái con mẹ đó mà bần nông à ? Chính mắt tôi trông thấy nó mua cả ký thịt. Ai cũng cố tìm cách hạ cái thành phần của mình xuống và đẩy thành phần của người khác lên.
Tuy nhiên chẳng ai dám kình cãi chửi bới, nhất là những người thành phần trên lúc nào cũng nhín nhịn những người thành phần dưới. Đám địa chủ phú nông thì ngồi im hơi lặng tiếng để mặc cho người ta mổ xẻ cái thành phần của mình ra như bị cưa xương róc thịt ở nhà thương.
Nếu Cách mạng là thay cũ đổi mới thì cái việc xác định thành phần là một cuộc cách mạng thật sự. Nó lay chuyển tận gốc rễ cả nền móng xã hội. Lúc này không ai vênh váo sung sướng hơn thằng thủ ngữ Đực vì nó là cố nông đến mấy đời. Người ta nói nó đã trơ khất tận từ đời ông cố nội. Không ai nhớ lúc nào nó sinh ra, chỉ thấy nó lê lết từ nhà này sang nhà nọ, bạ cái gì cũng bỏ vào miệng nhai.
Nó cứ tồng ngồng mà đi khắp nơi cho đến khi bà phó lý thấy mắc cỡ giùm. Bà thương tình ném cho nó một cái quần cũ của cậu Phú rồi bảo nó ra sông tắm rửa mà mặc vào. Nó được ông tổng Bá đem về chăn trâu nhưng chỉ được mấy hôm thì bị đuổi vì để trâu đi lạc mất. Từ đó nó chỉ còn một cách để sống là bẻ bí trộm gà. Cái việc ấy thì nó giỏi hơn chồn cáo. Ai mất của cũng nghi cho nó nhưng chưa ai bắt được nó bao giờ.
Chẳng có việc gì làm, nhưng chẳng lẽ ngồi không chịu chết đói. Cô tôi gom chút ít tiền tín phiếu dành dụm mở một ngôi hàng nước ở đầu cầu. Nói là hàng quán cho oai chứ thực ra chỉ một om nước chè vối, vài ba tán đường, năm bảy cây mía. Một đôi khi có thêm trái mít. Khi bán hết cô lại gom những hạt mít luộc chín xỏ năm hạt vào một que. Lũ trẻ con rất khoái những que hạt mít ấy. Chúng đứng nhìn say sưa. Có đứa bạo dạn chụp vèo một xâu chạy mất.
Nhưng cái quán lèo tèo ế ẩm quá. Mía để lâu khô xốp, đường chảy nước, mít bán xong thì hột đã mọc mầm!
Rất may là từ ngày dựng hai câu khẩu hiệu khổng lồ, cái ngã ba Trung Lương bỗng trở nên tấp nập. Xe bò chở tre cọc cạch, xe ngựa leng keng chở người, xe đạp của cán bộ tỉnh huyện qua cầu chuông reo kính coong. Người ta kéo đến trầm trồ chỉ trỏ.
Ai cũng thấy mình trở nên cao lớn như những con chữ vĩ đại đang ưỡn ngực trong gió. Người ta nói, mình vẫn hơn thằng Mỹ chớ bộ. Nó làm gì có cái câu khẩu hiệu to như mình ! Nói đă, người ta lại uống, lại ăn. Mà mía rẽ nhất, một cây đến mấy người cùng ăn. Cô tôi có ngày bán đến cả chục bó. Thế là cô cháu bàn nhau phải đi mua tận gốc ở các vùng trồng mía.
Hai cô cháu thức dậy lúc sao Cày vừa mới mọc. Trời đêm mát lạnh. Khi đi ngang qua gò Na, tôi nắm chặt tay cô còn cô như cũng đang run. Tôi sợ ma, cô sợ cướp. Cái bụi tre nơi các sĩ tử năm xưa bị bêu đầu và thầy giáo Hiên bị bắn như đang lặng lẽ theo cô cháu tôi. Chúng tôi đi nhanh nó theo nhanh và khi chúng tôi nhắm mắt mà chạy, nó cũng chạy theo.
Bên tai tôi không ngớt vang lên tiếng khua lốc cốc của những cái sọ người. Cô tôi, mặc dù đã cột chặt những cục bạc tín phiếu dấu kín trong người, nhưng vẫn sợ không biết bè đảng của Năm Quầng Sáu Quẳng trốn núp ở đâu! Nếu từ trong những bụi cây quỷ quái ấy nhảy ra, thì chắc là cô cháu tôi phải giao hết cái cơ nghiệp bé nhỏ cho chúng.
Khi chúng tôi đên được chợ mía thì mặt trời đã lên khỏi ngọn tre. Chợ họp ngay trên bến sông, bán chỉ độc một mặt hàng là mía cây. Mía cột thành bó, mười hai cây là một chục. Cô Sáu tôi mua đến 50 bó, thuê một chiếc sõng theo sông Cái về nhà.
Về bằng đường sông rất thích. Nước sông mát, mặt sông êm, chiêc sõng nhẹ nhàng trôi. Người chủ chỉ thỉnh thoảng chống sào đẩy mạnh một cái là chiêc sõng lao tới như một chiếc tàu bay giấy. Gần trưa, cô tôi đem cơm vắt ra ăn. Lần này cơm không độn, xắt từng lát ăn với muối rang, nhai thật kỹ nghe ngòn ngọt. Cơm xong, tôi nghiêng đầu xuống sông uống nước, rồi nằm trên những bó mía ngửa mặt lên trời ngắm những đám mây đủ hình thù đang thong thả bay đi.
Sông vẫn trôi êm. Cô tôi ngồi tựa lưng vào mía như đang ngủ. Tôi nhìn những xóm làng hai bên sông. Những mái nhà thấp nhỏ chưa bị đốt lẫn trong hàng cây, những đứa bé chạy chơi trần truồng, những người đàn bà đang giặt … Tôi bỗng thấy đời sống trở nên êm dịu quá. Tôi đang được dòng sông nâng niu. Dù sao tôi cũng biết ơn mẹ tôi đã không thả tôi trên một dòng sông lạnh lẽo đầy sóng gió.
Khi sõng về tới chân cầu, cô tôi và người chủ sõng vác mía đem lên bờ. Tôi đứng bên cầu coi mía. Ông Khứ thấy cô tôi mua một sõng mía đầy nhíu mày hỏi: đầu cơ tích trử hả ? Cô tôi im lặng không trả lời.
Sau vài chuyến đầu, cô tôi gửi tiền cho bác chủ sõng đi mua giùm. Cô tôi trở thành một bà chủ quán tuy không giàu có gì nhưng cũng tạm đủ nuôi hai cô cháu. Tôi không còn bị đói đến mờ mắt nữa.
Nhờ có đồng ra đồng vào, cô may cho tôi một chiếc áo cổ vuông là kiểu áo mới nhất lúc bấy giờ. Khi thấy tôi xúng xính trong chiếc áo còn cứng vì hồ, cô nói: mẹ mày chắc đẹp, mày lớn lên trông cũng lịch sự trai đấy ! Tôi chẳng hiểu lịch sự trai là gì, nhưng tôi thấy mặt mình đã trỗ lang beng và có mấy cái mụn dễ ghét. Mẹ tôi đẹp, tôi nghĩ thầm, sao cha tôi lại bỏ mẹ tôi để bà phải đem tôi thả xuống sông ? Cha tôi là người như thế nào ? Chẳng lẽ như ông Khứ ? Trời ơi ! Tôi không muốn nghĩ tới nữa !
Lúc này, dân tản cư ở Tuy Phước đến che lều ở đồng cây Sanh ngày càng đông. Công cuộc bán buôn của cô tôi nhờ thế càng trở nên phát đạt. Cô tôi bán thêm kim chỉ mắm muối, lại có cả rượu lậu nữa. Cứ tưởng cuộc đời của cô cháu tôi khá lên, không ngờ một hôm ông Khứ cho dân quân đến tịch thu hết cả mía đem về trụ sở Uỷ ban vì tội đầu cơ ! Mấy lít rượu bị đem đổ xuống sông cho cá uống ! Cô tôi gần như trắng tay.
Mặc dù Pháp đổ bộ lên Qui Nhơn, nhưng người ta vẫn bảo là mình đang chiến thắng. Cả chục nghìn quân Pháp bị vây ở Điên Biên Phủ chỉ chờ ngày đầu hàng. Sắp tổng phản công rồi. Giờ chuyển sang cuộc chiến đấu mới. Đây là cuộc chiến mà ông Khứ và cô Thảnh bảo là gay go và khốc liệt hơn, cuộc chiến một mất một còn giữa giai cấp vô sản và giai cấp bóc lột.
Người ta chỉnh đốn lại hàng ngũ, rà soát lý lịch từng người một trong các đoàn thể ngay cả trong trường học. Người ta truy tận gốc từ đời ông đời cha, từ bên nội đến bên ngoại. Vì vậy trong lớp học xảy ra những cảnh tố lẫn nhau. Không còn chơi đùa phá phách như trước nữa mà bắt đầu xoi mói, bươi móc như những mụ hàng xóm nhỏ nhen. Những đứa con nhà phú nông địa chủ không dám đi học nữa.
Chị Thảo cũng phải ở nhà vì cha chị là người Qui Nhơn lại làm nghề bán thuốc Bắc tức là thuộc thành phần tiểu tư sản. Mà tiểu tư sản và địa chủ là con đẻ của thực dân phong kiến. Tôi thì nghèo kiết xác nhưng không phải vô sản vì nào ai biết gốc gác của cha mẹ tôi là người thế nào. Tôi vẫn còn đi học vật vờ vì nếu cho rằng nguồn gốc của tôi là do chó đẻ ra như người ta vẫn thường gọi thì quả thật cũng chẳng biễt xếp chó vào loại giai cấp nào !
Ở trong làng, ngày trước mặc dù có chiếu trên chiếu dưới, có kẻ địa chủ phú hào, có người cùng đinh mạt hạng, nhưng nếu không tranh nhau một miếng thịt ở đình thì chẳng việc gì phải sợ ai cả. Bây giờ, cái cách xếp hạng mới này lại chia ra nhiều tầng nấc một cách hết sức chi li.
Không có lấy một cục đất ném chó ỉa như thằng thủ ngữ Đực là cố nông. Có một rẻo vườn và một cái nhà nát là bần nông. Có thêm năm ba sào ruộng là trung nông. Mà trung nông lại chia ra bậc trên và bậc dưới, tức là cái anh tạm đủ ăn và cái anh chưa đủ ăn. Có chừng vài mẫu ruộng và đôi trâu là phú nông. Có ruộng mà phát canh thu tô tức là không làm mà vẫn dư ăn dư để là địa chủ.
Nếu đă từng giữ một chức dịch nào đó như chánh tổng, lý trưởng là địa chủ ác ôn. Nhưng có công với cách mạng như ông Chánh nhạc là địa chủ tiến bộ. Tuy không niêm yết danh sách từng người một nhưng cứ theo cái khung ấy mà tự xếp mình vào. Nếu anh muốn hạ thành phần xuống một bậc thì lập tức người ta cũng lôi anh lên như một con vật đã bị đóng dấu.
Những đêm học tập mãi tận sáng, cán bộ ra sức mổ xẻ nhồi nhét chỉ để cho cả làng dòm ngó lẫn nhau cái thành phần. Ngày trước người ta tranh nhau từng chức nhỏ như câu, biện để khỏi bị gọi bằng thằng. Bây giờ người ta cố lột bỏ những gì mà xã hội cũ vì tiền hay vì nịnh nọt đã được ban cho. Nếu ai trơ khất như thằng thủ ngữ Đực thì được trịnh trọng gọi là đồng chí bần cố nông.
Ngược lại ruộng sâu trâu nái chức tước một thời như cụ cử Vân, ông tổng Bá thì bị gọi là thằng quan, thằng địa chủ. Ngoài hai cái thành phần cực cao và cực thấp không dễ ai muốn chui vào hay thoát ra, thì cái đám đông nhất, là trung nông lại kèn cựa không lúc nào yên như một đàn dê quá đông trong một cái chuồng quá hẹp.
Người ta xỉa xói, nhà đó mà trung nông thôi à ? Có ruộng có bò mà không dư ăn à ? Phải đưa lên bậc trên chứ. Chỉ cần cái đàn bò ấy đẻ thêm vài lứa là có thua gì địa chủ. Các bà đi chợ thì dòm lom lom vào thúng rổ của nhau. Họ nói, cái con mẹ đó mà bần nông à ? Chính mắt tôi trông thấy nó mua cả ký thịt. Ai cũng cố tìm cách hạ cái thành phần của mình xuống và đẩy thành phần của người khác lên.
Tuy nhiên chẳng ai dám kình cãi chửi bới, nhất là những người thành phần trên lúc nào cũng nhín nhịn những người thành phần dưới. Đám địa chủ phú nông thì ngồi im hơi lặng tiếng để mặc cho người ta mổ xẻ cái thành phần của mình ra như bị cưa xương róc thịt ở nhà thương.
Nếu Cách mạng là thay cũ đổi mới thì cái việc xác định thành phần là một cuộc cách mạng thật sự. Nó lay chuyển tận gốc rễ cả nền móng xã hội. Lúc này không ai vênh váo sung sướng hơn thằng thủ ngữ Đực vì nó là cố nông đến mấy đời. Người ta nói nó đã trơ khất tận từ đời ông cố nội. Không ai nhớ lúc nào nó sinh ra, chỉ thấy nó lê lết từ nhà này sang nhà nọ, bạ cái gì cũng bỏ vào miệng nhai.
Nó cứ tồng ngồng mà đi khắp nơi cho đến khi bà phó lý thấy mắc cỡ giùm. Bà thương tình ném cho nó một cái quần cũ của cậu Phú rồi bảo nó ra sông tắm rửa mà mặc vào. Nó được ông tổng Bá đem về chăn trâu nhưng chỉ được mấy hôm thì bị đuổi vì để trâu đi lạc mất. Từ đó nó chỉ còn một cách để sống là bẻ bí trộm gà. Cái việc ấy thì nó giỏi hơn chồn cáo. Ai mất của cũng nghi cho nó nhưng chưa ai bắt được nó bao giờ.
Khuất Đẩu
304Đen -
Llttm
No comments:
Post a Comment