Ngày Đốn Cây Vú Sữa
Bên kia bờ sông của quận lỵ là một xóm nhỏ, những
căn nhà thưa rải rác trên những khoảng đất trống không đều, có khoảng đất được
canh tác, có khoảng bỏ cỏ hoang, những cây ăn trái và ít gốc dừa nước rải rác
theo với mép sông nước ròng, có mấy con kinh nhỏ đưa nước vào sâu trong xóm.
Trong khu xóm có một ngôi nhà ngói cũ, ba gian, một sân gạch nay đã hư nát,
ngôi nhà ở phía ngoài đường liên tỉnh để tới đầu cầu đưa vào thị trấn. Trong
khoảng vườn rộng của ngôi nhà có trồng một cây hoàng lan lớn. Ngôi nhà có một
khoảng mái bị đạn nay được vá lại bằng một tấm tôn sáng bóng. Cách với ngôi nhà
không xa, bám vào con đường liên tỉnh có một ngôi trường học nay bỏ hoang với
mái ngói sụp đổ và là nơi những toán quân ngang qua vẫn coi chừng bằng cách nổ
những loạt đạn bâng quơ vào trong những tường gạch đã cũ vì mưa nắng và um tùm
những cỏ dại.
Một
người đàn ông đứng tuổi đạp chiếc xe đạp cũ vào thẳng trong sân ngôi nhà, trời
đã chiều, toán dân vệ từ đồn nơi đầu cầu đi hàng một dọc theo con đường khởi
đầu chuyến kích đêm ngoài vòng đai bảo vệ huyện lỵ. Người đàn ông chậm chạp
ngừng xe lại trước cửa nhà, nhẹ nhàng bước xuống rồi nhấc chiếc xe lên hiên,
đẩy cửa bằng bánh xe trước vào trong căn nhà đầy bóng tối. Tiếng người đàn bà:
Tiếng
bước chân nặng nhọc từ trong nhà vọng ra. Người đàn ông lúi húi mở dây chiếc
bao đèo phía sau chiếc xe. Người đàn bà già yếu, da xanh đứng tựa nơi cửa vào
nhà trong:
-
Thằng hai nó gửi cho bà ký bôm, thằng nhỏ mới sinh thật ngộ, nó đen khoẻ như
cha nó vậy, đôi mắt tròn quay dễ thương hết sức, thằng hai nói sẽ đón bà lên ở
với bọn nó, nó la tôi quá trời, bọn nó đâu có hiểu gì...
Người
đàn bà lặng lẽ đón lấy những trái bôm tím ngon lành, hơi thở mệt nhọc, người
đàn ông bật hộp quẹt châm lửa vào ngọn đèn huê kỳ nhỏ để trên bàn thờ, ánh sáng
vàng úa lan ra căn nhà trống:
- Bà
ăn gì chưa.
- Ừa,
ăn cơm sớm, thằng hai còn bận vào trại, tội nghiệp con vợ, người làm không có,
trông vào con gái lớn một chút, cái hôm nó sinh may nhờ có hàng xóm người ta
giúp cho không thì đẻ ra nhà, rồi ngày ngày thằng hai phải về mà bới cơm cho
vợ, bọn nhỏ thì không có ai coi hết, mình mà ở trên đó được thì đỡ cho bọn nhỏ,
thật cực hết sức...
- Tội
nghiệp...
Người
đàn bà nói buông thõng, người đàn ông cầm chiếc mũ vải đập đập trên tay rồi móc
lên chiếc đinh đóng nơi tường mé gần chiếc bàn lớn dài bằng gỗ đã cũ. Người đàn
bà đi ra ngồi xuống ghế:
- Ông
có nói chuyện hồi hôm cho thằng hai nó biết không?
- Có...
- Nó
nói sao?
- Nó
nói mình lên trên đó ở với bọn nó.
- Thì
tôi cũng nói vậy, nhưng nó nói nhà cửa mà làm gì, còn người còn của, chuyện
thằng tư thì... coi như nó chết rồi.
- Chết
rồi, nó rủa em nó như vậy được sao, đằng nào thì cũng là em nó, tôi thương
nó...
Giọng
nói chùng thấp nhợt nhạt, tiếng thở dài của người đàn ông. Thấp thoáng ngoài
cửa bóng ngọn dừa lay động mơ hồ.
-
Thằng hai nói, chuyện ở trong quận người ta hỏi mình, làm rộn mình một chút là
chuyện không thể tránh được, mình ở ngay chẳng hơi đâu mà sợ, nhưng tôi nói,
tôi lo cho thằng tư, hồi này đã lâu rồi không thấy nó về, chắc là khó khăn, bà
thấy đó, tối đến lính họ nằm ngoài đường lộ, tối không còn nghe thấy chó sủa,
không biết hồi này nó thế nào, tôi lo nó chết bờ chết bụi mất xác...
- Thời
buổi loạn lạc...
Người
đàn bà đi vào nhà trong, người đàn ông ngồi im một lúc rồi lấy ra hộp thuốc vấn
hút, ngụm khói đục trắng lờ lững không muốn tan. Nghe từ xa, ngoài sân có tiếng
gà gọi nhau lên chuồng. Đêm đang xuống...
Người
đàn bà lấy chiếc tô lớn múc cháo từ trong chiếc soong nhôm ra, màu gạo đỏ lờ,
ngọn đèn nhỏ leo lét trên mặt chiếc bàn cũ đã đen lại, gian nhà rộng mênh mông
mịt mù trong ánh sáng nhờ nhờ đau yếu... Người đàn ông cài cửa nhà ngoài trở
vào nằm trên bộ ngựa lớn nơi góc phòng. Tiếng nhai của người đàn bà chậm chạp
rời rã.
- Thế
bà có tính lên trên đó với thằng hai không?
Không
khí im lặng kéo dài, tiếng con muỗi bay quấn vào gần vành tai khó chịu. Người
đàn bà ngừng lại, nhìn vào ngọn đèn. Chiếc bóng thủy tinh có những bọt không
đều nhau, phía trên khói đã bám đen thành một vòng đều. Người đàn ông bắt tay
phải lên trán che hết ánh sáng trên đôi mắt vẫn còn mở lớn không động đậy:
- Tùy
bà, tôi sao cũng được, thật tôi cũng không còn ruột gan nào mà nghĩ, bà tính
coi...
Người
đàn bà theo dõi mấy con muỗi cỏ đang bay quanh ngọn đèn, có lúc chúng đạp vào
bóng đèn nóng loạng quạng một lúc rồi lại tiếp tục bay vòng quanh...
Người đàn ông kéo chiếc ghế dài lùi xa
chiếc bàn một chút, rồi ngồi xuống, người thanh niên bận quần màu lục sẫm cắm
cúi đọc tờ giấy bỏ trên bàn lúc lâu mới ngửng lên người đàn ông trước mặt, tóc
cắt cao không chải, có những ngọn tóc dựng đứng, hai bên tóc mai những sợi bạc,
nước da xám, những vết nhăn, đôi mắt kèm nhèm, chiếc áo bà ba đen đã cũ, chiếc
khăn ca rô vắt trên vai nhàu nhượi, hai bàn tay khẳng khiu bỏ trên mặt bàn và
cái nhìn lơ đãng:
- Anh
ấy đi hồi nào vậy?
- Có
hơn hai năm, hồi quận chưa có.
- Lâu
nay có về nhà không?
- Dạ
không.
- Bác
cứ nói thật đi, không sao đâu, tôi muốn bác nói anh ấy nên về chiêu hồi đi, về
làm ăn không sao cả...
- Dạ
lúc trước nó về tôi có nói, nhưng không được, vợ chồng tôi coi nó cũng như chết
rồi...
- Sao
bà con lối xóm nói mới đây anh ấy có về thu thuế mà, tôi hỏi thật bác, nếu anh
áy có trốn ở trong nhà thì bác không nên giấu chúng tôi...
-
Chết, đâu có, lúc trước cũng có đôi lần nó về, về ban đêm chốc lát rồi đi, khổ lắm,
nó về thì chỉ thấy xin tiền bạc mà vợ chồng tôi thì có gì nữa, ruộng vườn bỏ
cả, vợ chồng tôi cũng tính lên hẳn trên quận ở với thằng hai trên đó, nó làm
việc trên quận, chắc ông biết...
- Dạ,
chúng tôi có biết bác có người con cả làm việc ở trên.
- Hồi
trước nó xuýt chết vậy đó ông, trước đây nó về thăm tôi, vừa ra khỏi nhà thì
mấy ông du kích ập vào bắt nói nó làm mật thám cho đế quốc, mấy ông ấy cũng bắt
chúng tôi phải kêu nó về với nhân dân, với giải phóng... Vợ chồng tôi thì già,
sinh con ra lớn lên bọn nó làm gì thì làm chúng tôi nào có biết, ông nghĩ coi,
rồi sau đó tôi được biết giải phóng kết án tử hình nó, từ đó tôi đâu có dám cho
nó về, ông tính... (đó là những khuôn mặt dữ dằn, tiếng nói quen thuộc , quần
áo nhem nhuốc, bất chợt có mặt và mất đi thật nhanh trong đêm tối chỉ để lại
những tiếng chó sủa trong đêm thanh vắng, kẻ bị bắt được nói cho đi học tập,
hoặc được mang ra ngoài vườn sau và một mũi dao thích vào bụng hoặc một tràng
đạn nổ vào ngực, con ông Năm trong xóm được mời đi học tập, hai hôm sau thấy
xác nổi trôi táp vô bờ sông hai tay bị trói giật sau lưng...).
- Bác
nên khuyên anh ấy về, không thì e khó sống được nếu còn quanh quất ở đây, bác
biết tên xã ủy không, hắn bị hạ rồi, hôm đó bọn tôi nhanh thì con bác cũng bị
hạ, may thoát. Bác biết chúng tôi về đây để giữ cho làng ấp được yên, bác coi
hồi này đâu có bị phá rối, thu thuế, thu thóc như trước.
- Dạ,
cũng nhờ ơn mấy ông...
- Mong
bác ráng khuyên anh ấy, nếu không được khi nào anh ấy về bác mật báo cho chúng
tôi.
- Dạ,
nhưng tôi chắc nó cũng chết rồi.
-
Không đâu anh ấy còn sống, người ta còn nhận được mặt anh ấy mà, bác không nên
che chở cho đứa con hư ấy nữa. Và bác cũng đừng tiếp tế cho họ, nếu không bác
cũng liên lụy, chúng tôi biết bác là người làm ăn lương thiện, chúng tôi cũng
biết con lớn của bác mà.
- Dạ
cám ơn mấy ông hiểu dùm cho vợ chồng tôi.
Người
thanh niên mở xấp giấy lấy ra một bức hình đưa về phía người đàn ông:
- Bác
có nhận thấy mặt con trai bác không, đó, anh ta vác khẩu súng nơi vai, người
đứng giữa là tên xã ủy chúng tôi mới hạ được, còn tên này nữa, nó là bí thư xã,
nó đã bắn mấy người ở trong xã, chúng tôi đang tìm hắn, bác nhận mặt rõ chưa,
nếu gặp hắn thì bác báo ngay cho chúng tôi và đừng bao giờ chứa hắn, hắn đã
giết người.
Dạ...
(thằng tư mặc đồ bà ba đen, đầu trần, vai khoác khẩu súng ngắn gọn, nó đang
tươi cười bá vai tên bí thư, tên giết người, sao hình hồi nào mà trông nó khoẻ
và trẻ quá, sau nầy nó gầy đi nhiều mà có thấy nó mang súng như vậy bao giờ
đâu).
Người
đàn ông ra khỏi nhà hội đồng lúc mặt trời đã đứng bóng. Nhấc chiếc xe đạp quay
đầu ra ngoài rồi nhẹ nhàng leo lên và đạp ra con đường đất để ra con đường liên
tỉnh. Khi chiếc xe vào đến sân, ngừng lại dưới hiên để nhấc chiếc xe vào nhà,
người đàn ông nhận thấy hai chân hơi run và ù nơi hai mang tai, những giọt mồ
hôi chảy ròng xuống cổ. Buổi trưa im vắng và nồng...
Người cha ngồi hút những hơi thuốc đầy,
nhìn lơ đãng vào khoảng không. Người con ăn, nhai vội vã, bàn ăn chỉ còn một
mình người con với những bát chén ngổng ngang của những người đã xong bữa.
- Thôi
ba đừng nghĩ gì cả coi như không có thằng tư... Nào đâu mọi người không nghĩ
đến nó.
-
Nhưng đằng nào thì nó cũng là em mày...
- Vậy
bây giờ bảo con phải làm sao? Thời buổi mà anh em phải bịt mặt mà giết nhau.
Hồi về nhà may mà con không bị bắt, nếu không thì ba tính... Bây giờ con muốn
ba lên ở luôn trên này với bọn con, thế là xong, nhà cửa thì nhờ bà con ở dưới
vậy...
-
Nhưng má con không muốn đi, bà ấy thương nó...
Người
con bỏ chén bát đứng lên khỏi bàn ăn. Người cha vẫn ngồì im nhìn lơ đãng trên
mặt bàn. Người con đi xuống nhà mang lên hai ly nước trà, một ly cầm nơi tay,
một ly để trước mặt người cha. (Khi đi làm trở về người nhà đưa cho một lá thư,
nét chữ quen của người em ruột: Mặt trận đã tuyên án xử anh, mong anh hồi tâm
trở về thì sẽ được khoan dung, nếu không thì em cũng không thể cứu được anh.
Cùng với phong thư có kèm theo một trái lựu đạn đã thối)...
- Con
nghĩ chắc thằng tư cũng không còn ở trong vùng nữa, bây giờ đâu có dễ gì mà lọt
được trở lại vùng bình định, ba má có ở lại cũng không giúp được gì cho nó đâu,
mà ba má thì già rồi, mình lên trên này khi nào yên hẳn thì về, nhà cửa ruộng
vườn còn đó chứ ai lấy đi được mà lo.
- Thôi
được rồi, để rồi ba thu xếp, nhhưng con có cách nào gọi nó về được không?
- Cách
nào, biết nó ở đâu mà tìm, mà gặp nó nói nó chịu về không, thì ba má cũng đã
nói với nó rồi. Nhà mình ba má được hai đứa, giá yên bình thì con cũng ở nhà
làm ăn chứ có sao, nào đâu phải con xung phong đi lính, lệnh đi thì đi, cũng
may là con chưa phải cầm súng mà đi kiếm nó, nó có số phần của nó... Con chỉ lo
nó quanh quẩn đâu đó...
- Thôi
mà, làm nũng gì đây nữa, lại chơi với nội đi, thôi mai theo nội về vườn mà ăn
trái cây, mùa này có vú sữa rồi đó.
Đứa
trẻ nằm im mở mắt nhìn nghiêng tới ông nội nó đang trầm ngâm hút thuốc. Người
con vuốt tay lên đầu đứa trẻ... Người đàn bà từ trong nhà đi ra:
- Ba
vào trong giường nghỉ trưa cho khoẻ.
- Thôi
ba nằm ngoài này cũng được, chút ba về rồi.
- Mai
ba lên?
- Ừa
để xem đã, còn nhà cửa ở dưới...
- Hay
để mai con xuống đón ba má luôn thể, mình kiếm một chuyến xe lam, còn đồ đạc
lếch thếch, má thì yếu...
- Con
khỏi lo, con đi về rồi ai coi bọn nhỏ, ba khoẻ mà lo chi.
Người
đàn bà bế đứa nhỏ dỗ nó đi ngủ, người đàn ông vuốt tay lên má nựng nó giọng
ngọt ngào. Đứa nhỏ bị nhột cười khích khích khi người đàn bà bế nó vào nhà
trong. Không khí căn nhà trở lại im vắng.
Buổi
chiều người đàn ông đạp chiếc xe chậm chạp vượt qua cây cầu, chiếc xe không
chạy thẳng, vòng xuống phía dưới, gần với bờ sông, chiếc xe chạy chậm chạp,
người đàn ông chú ý tới những băng vải viết chữ căng ngang, những tờ truyền đơn
rải bay trên đường đi, và những bích chương màu dán nơi những thân cây bờ tường
gần nơi hội đồng xã, nơi đó một vài người qua lại. Người đàn ông ghé lại nhà
một người quen, khoảng sân đất rộng, ngôi nhà tôn thấp. Một người đàn bà từ
trong nhà đi ra:
- Chú
lại chơi.
- Anh
có nhà không thím?
- Nhà
tôi xuống dưới xóm, người ta tìm thấy xác vợ ông hội đồng hồi trưa, thật tội
nghiệp...
- Ở
đâu vậy?
- Ở ấp
bên, nhà của ông gì đó, trong vườn, dưới một cái hố, trời ơi, nhà tôi nói trông
mà phát khiếp vậy đó chú, họ cho ngồi xuống rồi đập đầu cho vỡ và đậy lên trên
mấy miếng gạch xi măng, sao chết đã lâu mà chưa gì hết, còn chân thì xơ ra và
quần thì bị rách lên tận thắt lưng, thật là tội...
- Sao
mà tìm được vậy?
- Nghe
đâu có người hồi chánh ở đâu đó nghe chuyện biết được nên chỉ cho quận, quận
liền theo đó mà tìm. (Trong đêm tối một tốp người vào nhà gọi cửa bắt đi, bà ta
không chịu đi, họ bắt đi, hai người mỗi người giữ một tay kéo đi, mặc tiếng kêu
khóc vang lên cả ấp không ai dám mở cửa ra ngoài, rồi mất tích...).
- May
mà còn tìm được xác, ông bà ấy từ xưa tới nay ăn ở cũng đường hoàng, có gì đâu,
chẳng biết có thù oán gì với ai không? Ông bà ấy chỉ còn có một người con đâu ở
trên Sài gòn.
Người
đàn ông như nhớ ra mình vẫn còn đứng dưới sân với chiếc xe đạp, ông ta từ từ
đẩy chiếc xe vào gần nhà dựa vào tường rồi bước lên hiên:
- Tôi
tính sang nhờ anh chị coi giúp cho cái nhà, tôi đưa bà ấy lên trên với thằng
hai.
- Bao
giờ chú đi.
-
Thủng thẳng ít bữa, đồ đạc thì cũng không có gì, nhưng cái nhà thì phải ráng
giữ cho nay mai yên ổn thì về có chỗ mà ở, thằng hai nó nói quá chứ tôi không
muốn đi.
- Dạ.
Khu
vực ngoài thị trấn lúc trước, có một thời rất đông dân cư, đời sống khá sung
túc, vườn tược sau thời gian chiến tranh canh tác trở lại, những ruộng bỏ hoang
bắt đầu những vụ lúa mới, nhưng thời gian ấy kéo dài không lâu, chiến tranh trở
lại, có lúc khu vực như hoàn toàn chịu quyền kiểm soát của thế lực mới, dân
chúng không chịu được chiến tranh kéo sát bên mình một cách thường trực nên bỏ
đi làm ăn xa tùy theo phương tiện và hoàn cảnh cho phép, tuy nhiên có một số
người chỉ biết ruộng vườn thì buộc phải giữ lấy cuộc sống vẫn có, có người đã
dời gia đình ra ở nơi những căn nhà làm bằng đất ngoài đồng trống để tránh tai
hoạ. Chậm rải theo thời gian, số người sống mỗi lúc một hao mòn, số người đi xa
cũng nhiều thêm, những trẻ nhỏ tha thẩn ngoài ruộng bùn với những bàn tay chai
cứng, trong căn nhà tối chật hẹp chỉ còn những người già cả... Thôn xóm mang
theo khuôn mặt buồn hiu. Có lúc người ta dửng dưng không còn xúc động với những
cái chết. Những cuộc hành quân mở ra với từng đoàn xe nối nhau trên con đường
liên tỉnh thỉnh thoảng xáo trộn đời sống bình thường của dân chúng, những trẻ
nhỏ đứng ra dọc bên đường vẫy tay những ngườu lính lạ... Dần dần an ninh được
vãn hồi, dân chúng lại làm ăn, một đôi người ở xa trở về thăm lại nhà cũ, và đã
có một hai chuyến xe lam chạy nối khu vực với quận lỵ ở trong, và những phiên
chợ bắt đầu đông hơn xưa... Nhưng ban đêm tới vẫn là những đe doạ không chừng,
có những tiếng súng đánh thức người dân đang ngủ với nỗi lo âu bức rức thường
trực...
Người
chồng đi vào nhà mang ra cây rựa lớn và bắt đầu đốn cây vú sữa, thân cây cũng
không lấy gì làm lớn, người vợ từ trong nhà đi ra, ngồi xuống hiên mát nhìn người
chồng bổ từng lát chốc chốc ngừng lại nghỉ:
- Ông
còn đốn làm gì nữa, khô rồi, mặc sức, hơi đâu...
-
Trông cái cây khô tôi khó chịu, đốn nó đi cho những cây chung quanh nó lớn, thế
là nhà mình không còn cây vú sữa nào nữa, tôi còn tiếc cái cây năm trước bị
bão...
- Để
mình trồng mấy cây khác, thứ này không chịu được thuốc khai quang, chỉ một chút
cũng khó sống... Nhưng trồng rồi có được ăn trái không?
- Mình
không ăn thì con cháu nó hưởng, bà thì thật...
- Thế
ông tính bao giờ mình lên với thằng hai...
- Bây
giờ bà giục tôi, thì để vài bữa nữa, sao tôi cứ thấy bứt rứt không yên...
Người
đàn ông tiếp tục đốn cây vú sữa, mỗi lần chiếc rựa ăn vào thân cây, cây vú sữa
khô lại rung lên, một vài cành nhỏ mục rụng xuống lần đất ẩm... Người đàn bà
cầm chổi quét khoảng hiên nhỏ hẹp, con gà mái quanh quẩn dưới chân chạy theo
sau người đàn bà vẻ quấn quýt. Nắng còn bỏ lại khoảng mát lớn trên chiếc sân
vuông vức. Liên tiếp những nhát rựa chặt vào thân cây, cho tới khi đã mệt người
đàn ông nhận thấy chỉ mới được nửa thân cây. Ông ta dùng hai tay cố sức rung
nhưng thấy vẫn còn chắc, ông ta bỏ vào lấy nước uống và ngồi nơi hiên vấn thuốc
hút. Người vợ đứng ngoài sân:
- Ông
viết thư cho thằng tư ra sao?
- Tôi
gửi cho nó một ít tiền, nói nó về, tôi cũng gửi cho nó một giấy thông hành nữa,
tôi đã hỏi kỹ người ta rồi, có một thằng bạn nó cũng mới bỏ ngoài ấy về trình
diện đây...
-
Chết, rồi nếu người đưa thư ấy không kín...
-
Người tôi gửi tin cẩn lắm, bà khỏi lo, nhưng thật tôi không hy vọng, nó là
thằng cứng đầu...
- Tôi
lo cho nó...
Người
đàn bà quay mặt đi, không khí rời rã, người đàn ông nghỉ ngơi một lúc rồi ra
dốn tiếp cây vú sữa, lúc cây khô ngã xuống thì bóng mát trên sân cũng đã thu
hẹp lại. Một người đàn bà từ ngoài hớt hải đi vào, nhìn người đàn ông:
- Bác
ơi, bác đi theo cháu coi...
Người
đàn ông ngó lên, nhăn mày:
- Gì
vậy cháu?
- Bác
đi theo cháu coi xem có phải thật không, người ta vớt được một xác chết, có
người nói trông như anh tư nhà bác...
Người đàn ông đứng bật dậy, người đàn bà từ
trong nhà đi ra. Người đàn bà đứng dưới sân nói:
- Có
lẽ người ta nhìn lầm...
-
Thằng tư...
Người
đàn ông vội vã đi xuống sân ra phía cổng; người đàn bà đi theo, người đàn ông
quay trở vào lấy chiếc xe đạp ra hiên, nhưng lại dựa chiếc xe vào tường rồi vội
vã đi:
- Bà ở
nhà, tôi ra coi, thằng tư...
Người
đàn bà ngồi xuống hiên nhà ôm mặt khóc. Người đàn ông vừa đi vừa chạy, người
đàn bà theo sau tức tưởi. Đám đông tụ lại nơi bờ sông, gần nơi nhà hội đồng,
toán nghĩa quân lố nhố ở bên, người đàn ông rẽ đám đông vào trong, một xác chết
ướt sũng nằm trên bờ cỏ, tờ giấy báo phủ lên mặt, bộ quần áo đen ướt nhẹp, bàn
chân cứng chỉ lên trời đã chương. Người đàn ông cầm tờ báo bỏ ra. Đầu tóc bù
xù, miệng há lớn phơi ra hàm răng trắng hếu, dấu đạn khoan thủng một miếng nơi
bả vai bên trái gần với cổ. Người đàn ông đậy vội tờ báo lại. Người đàn bà đứng
sau, đám người im lặng, người đàn bà nói nhỏ:
- Phải
anh tư không?
-
Thằng tư nhà tôi...
- Trời
ơi, tội nghiệp...
Người
đàn ông không nói, mặt bình thản chậm chạp quay ra đi trở lại con đường về
nhà.../.
1969
Dương Nghiễm
Mậu
No comments:
Post a Comment