CÁCH HƯỞNG NHÀN CỦA THI NHÂN NGÀY
XƯA QUA BÀI THƠ "GIANG HỒ TỰ THÍCH" CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Các thi nhân ngày xưa
hưởng nhàn bằng nhiều cách khác nhau. Họ hầu hết là vua hay quan lại triều đình
, sau khi từ quan hoặc về hưu vì già , thường dùng những năm tháng còn lại của
cuộc đời để ngao du sơn thủy hoặc đi thăm bạn bè cùng làm quan chung thuở
trước để hàn huyên tâm sự. Để tìm hiểu cách hưởng nhàn của họ , người ta thường
dựa vào tài liệu thơ văn để lại, có khi là những giai thoại nữa. Riêng nhà thơ
Tuệ Trung Thượng Sĩ có một nhân thân khá đặc biệt : ông vừa là nhà thơ vừa là
một quan chức lớn trong triều đình, lại là anh rể vừa là anh họ vua Trần Thánh
Tông.
Sau đây ta tìm hiểu về thú hưởng nhàn của ông qua bài thơ Giang Hồ Tự
Thích( Kỳ 2). Tựa bài trên ,kỳ 1, không có gì đặc biệt(4 câu thất ngôn tứ
tuyệt) coi như giới thiệu mở bài cho kỳ 2 nên tôi bỏ qua.
Bản chữ Hán: Phiên âm:
江湖自適 (其二) Giang hồ tự thích (kỳ II) 湖海初心未始磨 Hồ hải sơ tâm vị thuỷ ma, 光陰如箭又如梭 Quang âm như tiễn hựu như thoa. 清風明月生涯足 Thanh phong minh nguyệt sinh nhai túc, 綠水青山活計多 Lục thuỷ thanh sơn hoạt kế đa. 曉掛孤帆淩汗漫 Hiểu quải cô phàm lăng hãn mạn, 晚橫短笛弄煙波 Vãn hoành đoản địch lộng yên ba. 謝三今已無消息 Tạ Tam kim dĩ vô tiêu tức,
Bản chữ Hán: Phiên âm:
江湖自適 (其二) Giang hồ tự thích (kỳ II) 湖海初心未始磨 Hồ hải sơ tâm vị thuỷ ma, 光陰如箭又如梭 Quang âm như tiễn hựu như thoa. 清風明月生涯足 Thanh phong minh nguyệt sinh nhai túc, 綠水青山活計多 Lục thuỷ thanh sơn hoạt kế đa. 曉掛孤帆淩汗漫 Hiểu quải cô phàm lăng hãn mạn, 晚橫短笛弄煙波 Vãn hoành đoản địch lộng yên ba. 謝三今已無消息 Tạ Tam kim dĩ vô tiêu tức,
(慧中上士) (Tuệ Trung Thượng Sĩ)
Chú thích từ ngữ :
thích(適): ham, muốn , sở thích. hồ(湖): ao( mcó bộ thủy, là nước) sơ(初): lúc sơ khởi, ban đầu. thủy(始): mới , trước. Một âm nữa là thí. Vị thí : chưa từng. ma(磨): mài quang âm(光陰): thời gian tiễn(箭): mũi tên thoa(梭): con thoi sinh nhai(生涯): kiếm sống, sinh kế. túc(足): đầy đủ hoạt(活): năng động. hiểu(曉): sớm mai, buổi sáng (có bộ nhật đứng trước chỉ ban ngày, mặt trời). quái(掛): treo lên , cũng đọc là quải. lăng(淩): trải qua, vượt qua. Lăng sơn : vượt qua núi. hãn(汗): mồ hôi,tan lở, cái gì đã ra không trở lại được nữa. mạn(漫): nước tràn đầy , không bó buộc. lăng hãn mạn(淩汗漫): đã nhiều khi đi lang bang. vãn(晚): buổi chiều. địch(笛): ống sáo( bộ trúc trên đầu, chỉ cây tre, trúc). Tạ Tam (謝三): tên người, không rõ là ai. tiêu tức(消息,): tin tức không(空): trống rỗng. thiển(淺): mỏng
Chú thích từ ngữ :
thích(適): ham, muốn , sở thích. hồ(湖): ao( mcó bộ thủy, là nước) sơ(初): lúc sơ khởi, ban đầu. thủy(始): mới , trước. Một âm nữa là thí. Vị thí : chưa từng. ma(磨): mài quang âm(光陰): thời gian tiễn(箭): mũi tên thoa(梭): con thoi sinh nhai(生涯): kiếm sống, sinh kế. túc(足): đầy đủ hoạt(活): năng động. hiểu(曉): sớm mai, buổi sáng (có bộ nhật đứng trước chỉ ban ngày, mặt trời). quái(掛): treo lên , cũng đọc là quải. lăng(淩): trải qua, vượt qua. Lăng sơn : vượt qua núi. hãn(汗): mồ hôi,tan lở, cái gì đã ra không trở lại được nữa. mạn(漫): nước tràn đầy , không bó buộc. lăng hãn mạn(淩汗漫): đã nhiều khi đi lang bang. vãn(晚): buổi chiều. địch(笛): ống sáo( bộ trúc trên đầu, chỉ cây tre, trúc). Tạ Tam (謝三): tên người, không rõ là ai. tiêu tức(消息,): tin tức không(空): trống rỗng. thiển(淺): mỏng
Đôi
dòng về tiểu sử tác giả:
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士; 1230 - 1291) tên thật
là Trần Tung (陳嵩, hay Trần Quốc Tung, là con trưởng An Sinh
Vương Trần Liễu, là một thành viên trong hoàng tộc nhà Trần với tước hiệu Hưng
Ninh Vương ( anh ruột Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và hoàng hậu Nguyên
Thánh Thiên Cảm, vợ vua Trần Thánh Tông), và là một thiền sư Việt Nam. Ông là
người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư
tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Ông là người Tức Mặc phủ Thiên Trường nay thuộc tỉnh Nam Định. Ông tham gia 3
cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên(1257,1285,1287).
Từ nhỏ chuộng cửa Khổng sân Trình,tham vấn thiền sư Tiêu dao. Sau lùi về ấp Tịnh Bang lập Dưỡng Chân Trang để tu tập Phật pháp.
Được vua Trần Thánh Tông mời vào bàn về đạo ,tôn làm sư huynh, hiệu Thượng Sĩ.Vua Trần Nhân Tông tôn ông làm thầy.
Từ nhỏ chuộng cửa Khổng sân Trình,tham vấn thiền sư Tiêu dao. Sau lùi về ấp Tịnh Bang lập Dưỡng Chân Trang để tu tập Phật pháp.
Được vua Trần Thánh Tông mời vào bàn về đạo ,tôn làm sư huynh, hiệu Thượng Sĩ.Vua Trần Nhân Tông tôn ông làm thầy.
Sáng tác được gom lại
trong sách Thượng Sĩ Ngữ Lục, gồm các bài giảng do sư Pháp Loa ghi lại và 47
bài thơ.
Dịch nghĩa:
Tấm lòng hồ hải trước đây
chưa từng bị tiêu mòn,
Thời gian vun vút như tên lại như thoi.
Gió mát trăng thanh, sinh nhai đủ,
Non xanh nước biếc, kế sống dồi dào.
Buổi sớm, kéo cánh buồm cô đơn băng mặt nước mênh mông,
Chiều hôm, cầm ngang chiếc sáo ngắn, đùa với khói sóng.
Tạ Tam nay đã không còn tăm hơi gì nữa,
Chỉ còn lưu lại chiếc thuyền trống không, ghếch đầu lên bãi cát.
Gió mát trăng thanh, sinh nhai đủ,
Non xanh nước biếc, kế sống dồi dào.
Buổi sớm, kéo cánh buồm cô đơn băng mặt nước mênh mông,
Chiều hôm, cầm ngang chiếc sáo ngắn, đùa với khói sóng.
Tạ Tam nay đã không còn tăm hơi gì nữa,
Chỉ còn lưu lại chiếc thuyền trống không, ghếch đầu lên bãi cát.
Phân tích và những
lời bình:
Đây là bài thơ thất ngôn
bát cú Đường luật, luật trắc vần bằng. Thời điểm sáng tác chưa xác định rõ
nhưng có thể biết được là sau năm 1287,khi Tuệ Trung Thượng Sĩ(TTTS) hoàn tất
trách nhiệm nam nhi là giúp vua nhà Trần đánh tan quân xăm lược Mông-Nguyên.
Tác giả và tác phẩm được xếp vào nền văn học thời thịnh Trần.
TTTS, như đã trình bày
trong phần tiểu sử , có một cuộc sống rất đầy đủ. Ông không phải lăn lóc vật
lộn với cuộc sống hằng ngày như một số thi nhân khác. Ông thăng quan tiến chức
một cách nhanh chóng do tài năng của mình , bên cạnh đó là gia tộc quyền quý,
tạo cho ông uy tín đựơc vua khen ngợi, coi trọng như thầy. Ông lại là người dấn
thân tham gia trực tiếp vào binh lữa, chống ngoại xăm, nên có nhiều suy nghĩ về
cuộc sống khác hẳn với quan lại trong triều. Ông sớm từ giã quan trường để lập
thiền viện Dưỡng Chân Trang tu Phật
pháp. Những khi nhà rỗi ông đi ngao du sơn thủy , mà thích nhất là đi bằng
thuyền. Đặc biệt ông đi một mình bằng thuyền độc mộc vượt qua sông suối ghềnh
thác mênh mông. Sở thích nầy ông mơ ước từ nhỏ, mãi về sau , khi làm xong bổn
phận nam nhi ông mới thực hiện mộng ước của mình, ông nhũ thầm thời gian sao
nhanh quá như tên bay như thoi đưa, mới đó mà ta đã già :
Hồ hải sơ tâm vị thuỷ ma,
Quang âm như tiễn hựu như
thoa.
(Tấm lòng hồ hải trước
đây chưa từng bị tiêu mòn,
Thời gian vun vút như tên lại như thoi).
TTTS đã nhận ra đựoc cuộc
đời ngắn ngủi của kiếp nhân sinh mà đời nầy là cõi tạm.
“ Ôi ! Nhân sinh là thế,
như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao…”
Và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì:
“ Ta nay ở trọ trần gian,
mai kia về chốn xa xôi cuối nguồn"
TTTS có một cuộc sống
sung túc nên khi đi du ngoạn đó đây ông không
bận tâm về hao tốn, thiếu thốn. Sự sung túc khiến ông phấn chấn tinh
thần nhất là những đêm trăng thanh gió mát ngồi uống rượu hoặc trà rồi ngâm thơ
thì tuyệt biết chừng nào! trái hẳn với cái nghèo của Nguyễn Công Trứ, thuở hàn vi, được miêu tả như sau:
"Bốn vách tường mo,
Ba gian nhà cỏ .
Đầu kèo mọt đục vẽ sao,
Trước cửa nhện giăng màn
gió .
Phên trúc ngăn nửa bếp
nửa buồng,
Ống nứa đựng đầu kê đầu
đỗ..."
(Hàn nho phong vị phú/
Nguyễn Công Trứ)
Còn đối với Cao Bá Quát , cảnh nghèo còn
thê thảm hơn nhiều nên chắc ông không có hứng thú để chèo thuyền du ngoạn ngắm
hang động:
"Lều nho nhỏ kéo tấm
tranh lướp tướp, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa;
Đèn cỏn con co chiếc
chiếu loi thoi, đêm tịch mịch soi chung vừng trăng tỏ ..."
(Tài tử đa cùng phú/Cao
bá Quát)
Cảnh non xanh nứơc biếc hữu tình gợi cho
TTTS tình cảm thiết tha yêu mến quê hương đất nước :
Thanh phong minh nguyệt
sinh nhai túc,
Lục thuỷ thanh sơn hoạt
kế đa.
(Gió mát trăng thanh,
sinh nhai đủ,
Non xanh nước biếc, kế
sống dồi dào).
Khắp nước Việt Nam nơi
nào cũng có nhiều danh lam thắng cảnh. Sáng sớm TTTS quải thuyền con ra bến
sông, đưa thuyền xuống nước, chèo lướt qua hang động, đâm ra cửa sông lớn, rộng
mênh mông mờ sương khói của buổi ban mai hay len lỏi qua ghềnh thác dưới màng
nước đổ. Ban chiều ngồi trên thuyền , cầm ngang chiếc sáo trúc thổi vi vu đùa
cùng khói sóng mù mịt trên sông:
Hiểu quải cô phàm lăng
hãn mạn,
Vãn hoành đoản địch lộng
yên ba.
(Buổi sớm, kéo cánh buồm
cô đơn băng mặt nước mênh mông,
Chiều hôm, cầm ngang
chiếc sáo ngắn, đùa với khói sóng).
Với quan Tư đồ Trần Nguyên Đán 陳元旦(1325-1390), ông thưởng thức thú vui bằng cách đi thăm núi
Chí Linh có đỉnh Phượng Hoàng miền Bắc Việt Nam :
雙鳳悠然望杳冥
鳳凰萬古愛芳名
(Song Phượng du nhiên vọng liểu minh,
Phượng Hoàng vạn cổ ái phương danh).
(Tạm dịch: Từ xa thấy
thấp thoáng đỉnh Song Phượng mịt mù
Núi Phượng Hoàng nổi
tiếng từ ngàn xưa).
Tác giả giới thiệu phong cảnh núi Chí
Linh, nhìn từ xa, trông thật hùng vĩ, có đỉnh Song Phượng sừng sửng giữa khung
trời bao la mây phủ mịt mù bao trùm cả đỉnh. Đứng trước cảnh hùng vĩ của đất
trời, con người trở nên nhỏ bé lạ thường. Núi Phựợng Hoàng là một danh lam
thắng cảnh của Việt Nam đã nổi tiếng tự ngàn xưa vì vẻ đẹp của nó.
Tiếp theo cũng trong bài
nầy, Trần Nguyên Đán tả cảnh hùng vĩ của ngọn tháp Lân Phong:
麟峰塔倒如虹影
鱉水泉鳴作雨聲
(Lân Phong tháp đảo như hồng ảnh,
Miết Thuỷ tuyền minh tác vũ thanh)
(Tạm dịch: Tháp trên núi
Lân Phong nghiêng xuống như bóng cầu vồng,
Suối Miết Thủy chảy róc
rách tựa tiếng mưa rơi).
Hai câu thơ thật xuất sắc khi tả ngọn tháp
Lân Phong cao vút trong cảnh trời chiều,
bóng nó nghiêng, đổ xuống như chiếc cầu vồng tuyệt đẹp của môt bức tranh thủy
mặc. Nhìn xuống thung lũng thấy suối Miết thủy chảy róc rách tựa tiếng mưa rơi.
Hai câu thơ vừa có hình ảnh vùa có âm hanh thật tuyệt vời. Nghệ thuật tả cảnh
thật điêu luyện khiến người đọc cảm thấy như mình đang đứng trước cảnh núi non
hùng vĩ, tai nghe tiếng suối reo chảy quanh đây.
Tới đây xin được nói qua
về thú hưởng nhàn của nhà thơ Vương Duy 王維
(699-759) thời Thịnh Đường bên Trung Quốc khi ông từ quan về sống ẩn dật nơi
quê nhà, vì cuộc đời ông nầy có nhiều điểm giống Trần Nguyên Đán. Trong một lần
ngao du sơn thủy, Vương
Duy dùng thuyền băng qua sông Hoàng Hoa (giống cách tiêu khiển của TTTS) để
tiến vào vùng suối nước Thanh Khê. Ngồi trên phiến đá phẳng lì, ông ngắm dòng
suối trong vắt cạnh rừng thông vắng lặng, sâu hun hút trong màn sương rồi buông
cần câu chờ thời vận, cũng để quên hết sự đời.
Trở lại bài thơ của TTTS, hai câu kết:
Tạ Tam kim dĩ vô tiêu
tức,
Lưu đắc không thuyền các
thiển sa.
(Tạ Tam nay đã không còn
tăm hơi gì nữa,
Chỉ còn lưu lại chiếc
thuyền trống không, ghếch mình lên bãi cát).
Chiều tàn rên bãi vắng ,
TTTS chợt nhớ tới Tạ Tam , không biết bây giờ ra sao? Người còn đó hay đã về
với cát bụi? Lâu rồi không còn nghe tin tức !
Còn lại nơi đây chỉ là
chiếc buồm trống không rách nát ghếch đầu trên bãi cát buồn thiu !
Khi tuổi về chiều tác giả
nhìn về quá khứ thấy mình đã hưởng đủ mọi thứ vui vật chất cũng như ngao du đó
đây nên cảm thấy không còn gì luyến tiếc hay ước mơ nữa. Tất cả đã đi qua như
một giấc mộng, tác giả cảm thấy lòng se thắt ngậm ngùi. Nỗi buồn hiu hắt còn
đọng lại trong 2 câu thơ cuối:
"Tạ Tam giờ tìm đâu
thấy
Chỉ thấy thuyền không gác
bãi nông".
Dịch thơ:
1/ Vui thú sông hồ
Mộng hải hồ lòng vẫn ước
mong
Tháng ngày vun vút lướt
qua song
Trăng thanh gió mát sinh
nhai đủ
Nước biếc non xanh lạc
thú cùng
Sáng kéo buồm côi băng
sóng cả
Chiều nâng sáo ngắn đuổi
mây lồng
Tạ Tam nay đã tăm hơi
biệt
Thuyền trống nằm trơ
ghếch bãi nông.
(Nguyễn Cang)
2/ Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng:
Ước mơ hồ hải nặng bên lòng,
Ngày tháng thoi đưa những uổng công.
Gió mát trăng trong sinh kế đủ
Non xanh nước biếc thú vui cùng.
Sớm tếch buồm côi sông nước rộng
Chiều nâng sáo nhỏ khói mây lồng.
Tạ Tam nay đã tăm hơi bặt
Thuyền rạn nằm trơ gối bãi nông.
2/ Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng:
Ước mơ hồ hải nặng bên lòng,
Ngày tháng thoi đưa những uổng công.
Gió mát trăng trong sinh kế đủ
Non xanh nước biếc thú vui cùng.
Sớm tếch buồm côi sông nước rộng
Chiều nâng sáo nhỏ khói mây lồng.
Tạ Tam nay đã tăm hơi bặt
Thuyền rạn nằm trơ gối bãi nông.
3/ Phỏng dịch:
Tuổi xanh trăng hồ hải
Bây giờ tóc muối tiêu
Còn có chi mơ nữa?
Tương cà chỉ bấy nhiêu!
Sáng lênh đênh thuyền
liễu
Chiều nổi sáo trong sương
Tìm Tạ Tam đâu thấy
Chỉ thấy thuyền không gác
bãi nương.
(V. Ng)
Nguyễn Cang
(25/10/2017)
No comments:
Post a Comment