Sunday, October 1, 2017

Chiều Ngang Qua Văn Khoa - Con Gà Què & Bài Cảm Tác Của Nguyễn Cang


Giới thiệu bài thơ "Chiều ngang qua Văn Khoa" của Con Gà Què
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 




CHIỀU NGANG QUA VĂN KHOA

 Chiều ngang qua Văn Khoa,
Bay bay làn tóc xõa,
Tung rối mù tương lai,
Bỗng dưng mắt nhạt nhòa !

Giảng đường im lặng tiếng,
Xót xa hồn chết điếng,
Sách hóa thành bụi tro,
Lửa cháy sáng ưu phiền !

Vì sao bước qua đây?
Rã rời từng ngón tay,
Hai bàn chân mộng du,
Đạp trũng thêm đọa đày !

Những dáng xưa nơi đâu?
Lạc khắp nẻo địa cầu?
Chết giữa đời đang sống?
Hay vùi thây biển sâu?!

Chiều ngang qua Văn Khoa
Ngỡ như ngàn cánh hoa
Đang tả tơi theo gió
Đời bất chợt vỡ òa !


Con Gà Què (SG 9/1975)

 Lời bình của Nguyễn Cang:

      Tác giả Con Gà Què là bút hiệu của một thi hữu, rất quen thuộc ở Vườn thơ Trung học Trịnh hoài Đức. Bài thơ ghi dấu một giai đoạn lịch sử sau biến cố năm 1975, lúc CGQ đang học tại trường đại học Văn Khoa Sài gòn, và đã tốt nghiệp spsg k.9. Đây là một bài thơ hay  5 chữ , nói lên nỗi thất vọng vô cùng to lớn của tác giả nhân khi bước ngang qua trường  cũ Văn Khoa của mình. Lấy bối cảnh một buổi chiều gió lộng, thổi tung làn tóc xõa làm rối mù như rối cả tương lai trước biến cố trọng đại bất ngờ của đất nước. Phép so sánh được sử dụng thật tài tình làm nổi bật sự thất vọng , lúng túng, tấn thối lưỡng nan trước một tương lai mờ mịt không biết đi về đâu. Tác giả tỏ ra bất lực rồi bật khóc một cách tức tửi như một đứa trẻ , thật tội nghiệp cho tác giả mả cũng tội nghiệp cho  chính mình! Bước ngang trường cũ mà như đi vào một nơi xa lạ , không còn thấy bóng dáng thầy cô, bạn bè cũ. Họ đi đâu mất cả rôi? Tác giả nghe lòng bâng khuâng trống vắng ,  nghe xa lạ ngay trên chính ngôi trường thân yêu của mình ! Không kềm được cảm xúc tác giả  khóc , mắt đẵm lệ nhạt nhòa.  Một cảm xúc rất thật, rất tự nhiên mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu nổi và thông cảm cho người em gái Văn Khoa! mà người "ở noài" không thể nào hiểu nổi.  Ai đã từng theo học Văn Khoa trước 75 sẽ thấm thía với  nỗi đau nầy:

Chiều ngang qua Văn Khoa,
Bay bay làn tóc xõa,
Tung rối mù tương lai,
Bỗng dưng mắt nhạt nhòa !

Tác giả rón rén bước vào bên trong khuôn viên nhà trường, đến giảng đường, nhìn thấy phòng vắng ngắt , lòng xót xa chết điếng , mới ngày nào sân trường còn rộn tiếng cười đùa của sinh viên, trong giảng đường còn nghe rõ âm thanh lời giảng của thầy . Sinh viên ngồi chật ních, tràn ra ngoài lan can, mà nay sao im vắng  như mồ hoang huyệt lạnh. Sách vở "đồi trụy" ở các nơi cũng như ở đại học bị gom lại đốt cháy thành tro bụi ở một góc phố bên kia đường tạo thành ấn tượng  sâu  sắc in  vào tâm trí tác giả: ngọn lữa cháy rực làm sáng thêm nỗi ưu phiền đang đè nặng trong tim. Từ ngữ "chết điếng" có nghĩa là đau đớn cùng cực đến nổi mất cảm giác không còn biết gì nữa. Tác giả dùng chữ rất đắc vị,  có sức truyền cảm thật mạnh,  xoáy sâu  vào lòng người:

Giảng đường im lặng tiếng,
Xót xa hồn chết điếng,

Sách hóa thành bụi tro,
Lửa cháy sáng ưu phiền !
    

Đang miên man trong nỗi đau chất ngất, tác giả chợt tỉnh cơn mê , tự hỏi: Sao mình  lại đi ngang qua đây? Chính tác giải cũng không biết vì sao lại bước chân đến chốn nầy, nơi có nhiều phiền lụy, nó quyện vào lòng làm đau nhói con tim, rã rời từng ngón tay, chân bước đi mà như bước vào chốn mộng du hoang tưởng , khoét sâu vết thương  đang xơ cứng tận cùng!

Vì sao bước qua đây?
Rã rời từng ngón tay,
Hai bàn chân mộng du,
Đạp trũng thêm đọa đày !


Đoạn nầy có vài từ ngữ mi được  xử dụng  đúng chỗ  chính xác, như "trũng" là lõm xuống, khóet sâu thêm. "Đọa đày" là bắt phải sống trong cảnh khổ cực tối tăm.( Ắt là có bữa kiến ong đọa đày/ Phạm Công Cúc Hoa). Hoặc trong Đon Tường Tân Thanh cũng có câu:

Giá  đành trong nguyệt trên mây

Hoa sao hoa khéo đọa đày bấy hoa!

 (Kiều / Nguyễn Du)

Những từ ngữ trên khéo sử dụng làm nổi bật sự chán chường và sự khổ đau vô tận.

Khi nỗi đau lên đến tận đỉnh tác giả bật lên tiếng than: Thầy bạn tôi đâu rồi? Đang lưu lạc khắp nơi trên quả địa cầu hay vùi thây ở biển sâu? Họ như đàn ong vỡ tổ bay khắp bốn phương trời tìm đất sống . Cuộc hành trình nầy phải trả bằng máu và nước mắt. Người đi thì biền biệt không còn nghe tin tức , nhưng kẻ ở lại thì sao? Một câu câu hỏi tu từ làm  nhức nhối  tim chúng ta: "Chết giữa đời đang sống?" Tại sao lại chết giưã đời đang sống? Đó là câu hỏi nhưng ngầm chứa một sự khẳng định: có người đang  chết giữa đời đang sống!  Dẫu biết rằng đời là bể khổ, là chốn tạm dung nhưng sống là tranh đấu nên ta vẫn lạc quan yêu đời tìm nguồn vui trong công việc, hướng tới tương lai. Ở đây tác giả đặt ngươc vấn đề: có người đang chết giữa đời đang sống, khiến ta phải suy nghĩ tìm câu trả lời. Quả thật tác giả có lý khi nói như thế, vì sau 75 trong giai đoạn đầu của "cách mạng",  đất nước bị cô lập, dân nghèo đói nên có người chết vì thiếu ăn,  bịnh hoạn v.v... Và quan trọng nhất là họ mất niềm tin,  không còn nhìn thấy tương lai nhất là thành phần có "nợ máu với nhân dân" nên sống mà như đã chết giũa cuộc đời nầy. Thêm một ý   rất hay chứa trong câu : Hay vùi thây biển sâu?! Đây cũng là một câu hỏi tu từ bằng dấu chấm hỏi cuối câu nhưng lại ngầm  chứa một sự khẳng định có người chết ở biển sâu trong những cuộc vượt biên bằng đường biển, để rồi tác giả than cho số phận nghiệt ngã của những kẻ bất hạnh bằng dấu chấm than tiếp theo, thật ý nghĩa và đặc sắc:

Những dáng xưa nơi đâu?
Lạc khắp nẻo địa cầu?
Chết giữa đời đang sống?
Hay vùi thây biển sâu?!

Sau cùng nỗi đau như lắng xuống rồi đọng lại trong tim. Tác giả nhìn lại mái trường Văn Khoa mà tâm tư như thấy ngàn cánh hoa đang bay tơi tả trong cơn bão cuộc đời, để rồi tác giả ngất đi trong tiếng khóc vỡ òa! nước mắt từ trong tim tràn ra đôi mắt. Từ ngữ "cánh hoa" diễn tả rất sinh động tứ thơ bằng phép ẩn dụ thật điêu luyện, làm ta bùi ngùi xúc động thương cho người và cũng thương cho mình trong cuộc bể dâu . "Cánh hoa" ám chỉ những người sinh viên và cả giáo sư ở trường là những tấm thân mềm yếu, ẻo lả giữa chốn bụi trần trong cơn bão loạn đã bay tơi tả theo cơn gió mà không làm sao cưỡng lại được khiến tác gi bt cht thy đi mình b v tan tng mãnh, bt lên tiếng khóc đau thương:

Chiều ngang qua Văn Khoa
Ngỡ như ngàn cánh hoa
Đang tả tơi theo gió
Đời bất chợt vỡ òa !

Con Gà Què (SG 9/1975)

        Bài thơ khép lại nhưng còn đọng trong tôi hình ảnh của ngôi trừơng, của người em  gái Văn Khoa được mô tả thật khéo léo gây nhiều xúc động trong lòng người đọc. Bài thơ có chất lượng về ý và lời, giọng thơ tuy bình dị mà lại sâu sắc , chứa đựng hơi thơ và chất thơ rõ nét. Trong thơ còn có hình ảnh nhịp điệu âm thanh: tiếng nức nỡ trong lòng, lệ nhòa trên mi mắt, và cả hinh ảnh của người em gái VK đang bước đi trong nắng chiều hiu hắt ! Thời gian dầu đã đi qua nhưng những hình ảnh của biến cố  năm 1975, và nói riêng trong trường  Đại Học Văn Khoa SG  trong những ngày đầu    "cách mạng" sẽ  mãi mãi không phai mờ trong ký ức.

 

Nguyễn Cang (27/9/2017)

Xin lưu ý ! bài thơ được sáng tác vào tháng 9/1975, để cảm nhận sâu sắc tâm sự của tác giả (ghi chú của NC).

 Cảm tác bài thơ "Chiều ngang qua Văn Khoa" của Con Gà Què.

 
NGANG QUA TRƯỜNG VĂN KHOA*  

 
Chiều phai nắng, bước ngang Văn Khoa
Gió thổi từng cơn lướt thướt qua
Ái ngại dừng chân ngoài cửa lớp
Nghe lòng hoang vắng, giọt mưa sa!

 
Nầy đây phòng học cũ năm xưa
Quạnh quẽ im lìm buổi xế trưa
Phấn trắng bảng đen mờ cát bụi
Ngậm ngùi cay đắng nói sao vừa!

 
Bàn đầu còn đó chỗ tôi ngồi
Còn những chỗ kia bạn của tôi
Ghế trống người đi xa cách mãi
Giã từ chưa kịp nói chia phôi

 
Thầy Diêu, San, Lãng tìm đâu thấy?
Bạn hữu Linh, Hằng, còn đó không?
Hai mốt năm xa, giờ trở lại
Ai còn ai mất, nghẹn trong lòng.

 
Về đây, tôi bước qua trường cũ
Trường vẫn còn nhưng thầy bạn đâu?
Quanh quẩn tìm ai hồn lạc lõng
Nghe tim thổn thức chạnh niềm đau!

 
Chiều phai nắng bước ngang Văn Khoa
Mấy bóng hồng như những nụ hoa
Nũng nịu kiêu sa tà áo trắng
Chạnh lòng thương quá nhớ Văn Khoa!!!

 
Nguyễn Cang

*Chú thích: Tên gọi trường "Đại Học Văn Khoa Sài Gòn" trước 1975, tọa lạc gần Thảo cầm viên SG.

 


 

     

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

No comments: