Friday, June 10, 2016

Cây Trứng Cá Kỷ Niệm - Không đề tên tác giả



Cây Trứng cá kỷ niệm
 

 

    Cây trứng cá là một loại cây có tán rộng hầu như đã mất tích không còn ai nhắc nhở tới nữa. Hôm nay tình cờ nghe anh Mậu Thân và chi Tigon nhắc đến khiến tôi cảm thấy bồi hồi xôn xao.

Vì sao? Vì có người nhắc tới kỷ niệm ngọt ngào thu
xưa cuả tôi. Và cây trứng cá là người bạn thân thương vô cùng trong thời thơ ấu.

Vườn sau nhà tôi có trồng nhiều loại cây như cây ổi, cây tầm giuộc...và đặc biết nhất là cây trứng cá. Cây rất lớn, tán rộng che kín cả một khu vườn. Dưới đất vô số những trái nhỏ màu đỏ, màu cam màu vàng rụng đầy lối đi. Chim chóc thường bay tới ăn, làm tổ và gọi nhau mỗi ngày.

Những ngày Hè trời nóng bức tôi thường leo lên cây học bài. Trên cây có nhiều chạng ba lớn có thể ngồi hay nằm ngủ. Tôi thường mang bài lên đó học bài, xem truyện tuổi hoa và nghe tiếng chim hót. Với cơn gió mát hiu hiu thường làm tôi buồn ngủ. Với cuốn sách úp lên mặt và tôi nhẹ nhàng bay bổng thăng thiên lúc nào không hay.

Cho đến một ngày đẹp trời kia. Tôi leo lên cây đọc tạp chí Tuổi Hoa rồi chìm vào trong giấc ngủ êm đềm với những tiếng chim hót, tiếng gió thổi. Trong giấc chiêm bao tôi nghe thấy tiếng c..rack.. c.r..ack...Tôi còn mơ màng như người trong mộng, thì đã rớt ngay xuống đất. Tôi ngã bổ ngửa xuống đất trong tư thế ngồi đau tê điếng, cả bàn toạ ê ẩm mà mấy phút sau tôi mới đứng dậy được. Cây trứng cá là cây lớn nhưng những cành rất dòn, dễ gãy.

Cây trứng cá cứ mỗi ngày mỗi lớn. Nguời bạn chân tình với tôi trong suốt thời gian tiểu học. Cho đến một ngày kia, môt cơn mưa lớn, gió bão trắng xoá bầu trời đã bẻ gãy bao nhiêu cây lớn ngoài đường, kể cả cây trứng cá yêu quý cuả tôi. Tôi ngẩn ngơ và tiếc nuối như đánh mất cái gì quý hiếm nhất trong đời mình. Và cũng kể từ đó tôi chưa hề gặp lại cây trứng cá nào khác, có lẽ vì quá ít và hiếm hoi chăng..

Mà bạn thấy không đâu có ai bán trái trứng cá này ? người ta bán trái trầm ruột, trái cóc, trái ổi và ngay cả trái keo nữa, nhưng trái trứng này chả bao giờ được bầy lên mẹt, hay ngâm cam thảo . Sao thế nhỉ, có lẽ vì nó ngọt sẵn hay vì chỉ có trẻ con ăn thôi?

Cây trứng cá dễ trồng và mọc nhanh nên một thời những khu xóm bình dân hay cư xá trung cấp cũng trồng . Nhưng hình dáng nó không đẹp nên bị chặt bỏ? nhất là khi Mỹ qua thì nó bị biến dần theo với chỉnh trang đô thị .

Mà cái tên của nó cũng rất "nhi đồng" , ai mà hẹn đào dưới hàng cây trứng cá ? nó cũng khó mà gợi cảm để làm thơ, vì không yểu điệu như Tường Vi, không hè về như Phượng Vĩ, không kiêu sa nhu Ngọc Lan, lại càng không nghiêm chỉnh như hoa sứ , còn lẳng lơ thì nó chẳng thể so với hoa lài .

Thế thì nó dùng để làm gỉ ? chỉ là chỗ cho trẻ con tụ tập nhẩy dây, đánh bi hoặc tạt hình . Tiếng ồn ào nhặng xị từ đám trẻ gây gổ khiến ba má ra lôi về, tiện tay bẻ luôn một cành trứng cá mà quất cho vài cái nên thân .
 




Cây trứng ở Sài gòn không thơ mộng là vì vậy, nhưng một thời nó gắn liền với thời thơ ấu của bạn và tôi, của Sài Gòn chúng mình . Khi tuần báo Tuổi Hoa ra đời thì tôi sắp rời trung học, nhưng vẫn dành coi với "con em" của mình .

Nói đến tờ Tuổi Hoa thì cũng phải nói đến Tuổi Ngọc mà tôi cho rằng nó "hách" hơn Tuổi Hoa vì tranh vẽ của nó đẹp hơn (?) và nội dung súc tích hơn, nhất là hơi hướng đất Bắc nhiều hơn , nhưng cả hai tờ tuần báo này một thời là nơi trú ẩn của tuổi thơ và tuổi chanh cốm của Sài Gòn .

Tôi mến Duyên Anh từ truyện "Nhà Tôi" và các tập Tuổi Ngọc , nên khi lên Đại Học trong lúc làm show truyền "SV Trước Hiện Tình Đât Nước" với ý định mời Duyên Anh đến tham dự trong thuyết trình đoàn tôi đã gọi điện thoại để xin phỏng vấn .

Lúc đó D.A . đã thành danh và thành công lớn rồi . Dĩ nhiên là ông có "xế hộp" và c
phòng làm việc vói máy lạnh trong trường trung học Nguyễn bá Tòng, câu chuyện xoay quanh tình hình hiện tại với áp lực của cộng quân rồi DA quay qua đặt vấn đề về "hành trang tư tưởng của miền Nam có gì để chống lại miền Bắc?" .

D.A. đã cho rằng tư tưởng chỉ đạo chiến tranh và triết thuyết chính trị của miền Nam chẳng có gì so với miền Bắc . Tôi hơi ngạc nhiên vì nghĩ rằng ông là người không ưa VC như c
ách' viết trong truyện "Thằng Côn" (truyện này có đoạn mô tả cách dẫn giắt và cướp quyền lãnh đạo ra sao trong lúc biểu tình ở Thái Bình) trước đó, nhưng lúc này ông lại có ý dè bỉu cái học thuật và triết lý của miền Nam.

Tuổi thơ miền Nam cả là một môi trường bỏ trống về tư tưởng lãnh đạo như DA nhận định . Nắm lấy vai trò xây dựng tuổi thơ ông đã thành công về tinh thần và vật chất . Dưới trướng của DA còn có Từ Kế Tường, Cung Tích Biền , những thần tượng của tuổi thơ .

Những tác phẩm của DA rất hiền hoà không sắt máu, không cổ võ cho CS, nhưng chỉ xây dựng nên những trại cừu bên vườn cỏ xanh tươi, và chẳng chuẩn bị gì cho lớp thiếu niên trước ngưỡng cửa cuộc đời, nhất là chẳng có gì sẵn sàng để đưa vai gánh tiếp đàn anh cho cái gánh nặng quốc phòng, cái điều mà dân Pháp gọi là "thuế máu ".

Giờ đây DA đã nằm xuống vì đòn thù, Từ kế Tường thì lộ ra một kẻ nằm vùng, chúng ta tự hỏi cái hạt giống đỏ TKT đã lưu lại gì cho tuổi thơ và tuổi thiếu niên thời đó .
Loại cây trứng cá mộc mạc như tuổi ngọc miền Nam cũng nổi trôi theo vận nước . Ngày nay người ta lo trồng cỏ mở công-viên-xanh để khỏi bị chê là quê mùa, và cây trứng cá ngô nghê kia đâu còn đất sống, nó biến đi không còn là bóng mát của tuổi thơ vì "cả nước đang dong thuyền ra biển lớn"*.

* ytá Dũng ngôn như vậy ( Nguyễn tấn Dũng, cựu Thủ tướng VC)

Không đề tên tác giả

304Đen - Llttm

 

No comments: