Một
nén nhang lòng
Ban Biên Tập chân thành cám ơn
Người lính làm thơ Trạch Gầm đã cho phép BBT đăng tải bài văn “ Một nén nhang
lòng” trích trong tác phẩm “ Chôn Lầm Nguyệt Nhớ” được phát hành đầu năm 2019.
Trân trọng giới thiệu tác phẩm nầy đến quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu.
Đúng ra thì bất cứ một
trang nhật ký hành quân nào, khi ghi, cũng không thể thiếu nhóm ngày giờ đứng
trước sự kiện xãy ra.
Ghi lại một phần
ký ức của tháng ngày cầm súng, nếu người ghi không quên và không
thêm bớt thì… sự kiện đã xảy ra sẽ có độ chính xác cao. Nhưng nếu đòi hỏi ở
người ghi phải đính kèm cái mốc thời gian để nâng cao mức độ chính xác cho sự
kiện, tôi nghĩ…có lẽ không mấy ai làm nổi.
Chuyện của tôi cũng là chuyện
kể…Chuyện kể, mà khoảng thời gian nằm trong một phần đời lính của tôi, từ sau
đợt 2 tết Mậu Thân (tháng 5/ 68) đến ngày 23 tháng 2 năm 1971. Thời gian nầy
cũng là thời gian Trung Tướng Đỗ Cao Trí đảm nhận chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn
III.
Thật tình tôi không làm sao
nhớ được ngày nào, tháng nào Trung Tướng Đỗ Cao Trí về Biên Hòa thay thế cho
Tướng Lê Nguyên Khang, đảm nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Điều tôi có thể
nhớ là Trung Tướng Đỗ Cao Trí về Quân Đoàn III sau đợt 2 tổng tấn công của bọn
cộng sản trong dịp tết Mậu thân (đợt hai trong lãnh thổ Quân Khủ 3, chỉ kéo dài
trong hai tháng 5và 6 năm 1968 )
Năm 1966, tôi tốt nghiệp chuẩn
úy, rời trường Bộ Binh Thủ Đức về trường Quân Báo Cây Mai, theo học khóa tình
báo tác chiến. Mản khóa Cây Mai, tôi được bổ nhiêm về Biệt đội Quân Báo
Quân Đoàn III…Dựa trên huấn thị điều hành căn bản, Biệt đội Quân Báo là một đơn
vị biệt lập, đặt cạnh P2, có nhiệm vụ yểm trợ tin tức cho phòng nầy.
Về Biệt Đội Quân Báo, tôi lại
được chỉ định phục vụ tại Trung tâm Khai thác mục tiêu, đây là một đơn vị do P2
/ Quân đoàn 3 thành lập, ngoài bảng cấp số, Trung tâm nầy bao gồm một Đại Đội
Thám Kích Xâm Nhập và một ban khai thác. Đa phần ‘lính’ trong đơn vị chúng tôi
là những hồi chánh viên, tù hàng binh vc do chúng tôi thanh lọc xữ dụng.
Đơn vị là một đơn vị nhỏ, các hoạt động lại âm
thầm. Đi và về của chúng tôi, ngoài ông Trưởng P2 Quân Đoàn đương nhiên biết
còn người thứ hai biết và ‘Thuận’ cho thực hiện đó là Vị Tư Lịnh Quân Đoàn.
Tôi có một dấu ngoặc nhỏ ở đây,
sở dỉ mọi công tác mà chúng tôi thực hiện, việc chuẩn thuận của Vị Tư Lịnh là
điều kiện thiết yếu. Không có việc chuẩn thuận nầy chúng sẽ hủy công tác. Nêu
một vài trở ngại xãy ra, nếu tự tiện, chúng tôi không gánh vác nổi hậu quả.
-Đợt 2 Tết Mậu Thân, chúng tôi bắt được
tên Lê văn Ngọt bí danh Ba Sinh, cấp bậc Đại Tá Tư Lệnh phân khu 5 của vc tại
Linh Xuân Thôn, Thủ Đức. (sự việc nầy tôi có đề cập trong Bên Lề cuộc chiến).
Theo đúng nguyên tắc, sau khi bắt Ba Sinh, chúng
tôi lục và bắt vợ chồng chủ cái villa, tại Linh Xuân Thôn, nơi Ba Sinh từ Mã Đà
(một địa danh nằm trong quận Tân Uyên, Biên Hòa) chuyễn đến ân trú và cũng là
nơi sẽ đặt bộ chỉ huy tiền phương Phân khu 5 (vc), chuẩn bị cho trận chiến.
Công việc đang thuận lời có nghĩa là khai thác hai vợ chồng chủ nhân của villa
nầy, chúng tôi sẽ phá vở một số cơ sở hạ tầng cũng như một số đường dây hợp
pháp xâm nhập vào thành phố. Việc bế tắc, bởi
chúng tôi nhận được lịnh của Tướng Tư lệnh Vùng lúc bấy giờ, thả hai vợ chồng
nầy. Thả mà phải đưa về tận nhà, nhà ở đường Phan Đình Phùng Sài Gòn…Sở dỉ có
chuyện thả là vì Ông tướng vùng của chúng tôi nhận được một thơ can thiệp của
Ông Nguyễn Cao Kỳ do một thiếu tá không quân mang đến. ( tôi hy vọng vị
Thiếu Tá không quân, khi tình cờ đọc chuyện kể nầy của tôi, biết là tôi không
nói sai)
Với chúng tôi, chuyện không ngừng lại ở đây, sau
đó, tệ hại là chúng tôi bị ANQĐ ( An Ninh Quân Đội) sờ gáy vì công tác vượt
giới hạn, bắt người trái phép. Trường hợp nầy nếu chúng tôi không có phiếu
trình mình chứng, chuyện đến với chúng tôi không phải là nhỏ.
-Đợt Tết Kỹ Dậu (1969) Chúng tôi chận bắt hai chiếc
xe hàng chở đồ tiếp tế cho vc, gồm thực phẩm, thuốc men và chất nổ, chạy từ đồi
Mẹ Bồng con (Long Khánh) về vùng Bàu Cá (Biên Hòa). Hai chiếc xe nầy vc lại
mướn của một tay nữ lưu, có tên tuổi ở Tân Vạn (Biên Hòa)
Mới bắt có một ngày, công việc khai thác còn đang
diễn tiến, thì đơn vị tôi nhận được một
cú điện thoại của một vị Tướng, không hoạt động trong vùng 3, yêu cầu chúng tôi
trả lại hai chiếc xe cho chủ nhân. Chúng tôi cũng được biết, vị Tướng trên
và chủ nhân của hai chiếc xe có sự quan hệ tình cảm.
Sự việc được chúng tôi trình lên Tướng Đỗ Cao Trí.
Vị Thầy tôi, Đại Tá Lê Đạt Công về thuật lại biết Ông Tướng mình nói
chuyện cùng vị Tướng kia sao không? “ nếu
anh ký giấy bảo lãnh số hàng hóa cho vc, thì tôi sẽ chỉ thị cho mấy thằng em
của tôi trả lại xe”
Thái độ cứng
rắn của Ông Tướng Vùng giúp chúng tôi khai thác thêm được một vài cơ sở của
đoàn 82 hậu cần ( vc ) hoạt động giữa ranh hai tỉnh Biên Hòa, Long Khánh.
-Sau hiệp định Ba lê, một hồi chánh viên cộng tác
với chúng tôi, cấp bậc tiểu đoàn phó đăc công vc, đề nghị cùng chúng tôi đánh
chất độc vào một giếng nước của bộ chỉ huy CT 5 (sư đoàn) vc tại khu vực rừng
Bổ Túc Tây Ninh.
Công việc không thực hiện được chỉ vì vị Tư Lịnh
Quân Đoàn lúc bấy giờ phê vào phiếu trình của chúng tôi “Làm vầy có vi phạm
hiệp định không?”
Ba sự kiện, tôi nêu
trên, tôi chỉ muốn nói lên một điều, Tướng nào Đi, Tướng nào Đến, một đơn vị mà
cấp số nhỏ nhoi như chúng tôi, có gì phải lo lắng. thiệt thòi.. Thiết
thực là…nếu chúng tôi được vị Tướng đang tại chức để mắt đến, đúng hơn là quan
tâm đến thì kết quả mà chúng tôi đạt được lại không phải là nhỏ.
Thời gian trên 7 năm, phục vụ
dưới sự chỉ huy trực tiếp của vị trưởng P2, Đại Tá Lê Đạt Công. (1966, ông mang
cấp bực Thiếu Tá, tôi chuẩn úy, 1972, Ông Đại Tá, Tôi Đại Úy) Quân Đoàn III
thay đổi đến 5 vị tư lịnh. Duy chỉ, thời gian Trung Tướng Đỗ Cao Trí làm Tư
Lịnh, đơn vị chúng tôi mang về cho Quân Đoàn nhiều chiến công ‘âm thầm’ nhất.
Phong phanh nghe tin Trung
Tướng Đỗ Cao Trí về nắm Tư Lịnh Quân Đoàn, người vui nhất là vị Trưởng phòng 2
của chúng tôi. Trong những buổi chiều được rãnh, bên ông vài ly rượu, Ông tâm
sự “mai nầy việc làm của chúng ta sẽ hiệu quả hơn nhiều vì chúng được làm việc
dưới quyền của một vị Tướng lỗi lạc”
Cũng qua những lúc trò chuyện
nầy tôi được hiểu thêm một phần về cuộc đời binh nghiệp của Tướng Đỗ Cao Trí.
‘Ông xuất thân từ trường sĩ quan Nước Ngọt (Cap Saint Jacques)…là vị sĩ quan
đầu tiên nắm binh chủng Dù…Mang Thiếu Tướng năm 1963, đảm trách chức vụ Tư Lịnh
Quân Đoàn I…’
Phần tôi, tôi cũng được biết
qua báo chí lúc bấy giờ vài ‘phanh phui’ về đời tư của Tướng Đỗ Cao Trí được
đăng tải. Một trong những sự kiện đặc biệt mà Tướng Trí giải quyết là Ông thách
đấu súng với một tay Thượng Nghị Sĩ có những lời lẽ xúc phạm đến Ông. Chuyện
tôi cũng được biết nữa là, gia đình của Tướng Trí ở Biên Hòa là một Đại Gia
Tộc…Cụ thân sinh của Ông và người Anh cả của Ông từng là Dân Biểu trong thời Đệ
Nhất Cộng Hòa.Ngoài ra Ông cũng có ba người em phục vụ trong Quân Đội, một hy
sinh tại chiến trường, một giải ngũ vì thương tích, một đang đảm nhiệm chức vụ
Trưởng phòng tư Tiểu khu Biên Hòa.
Ông cũng có một người em gái là phu nhân của một vị
tướng đang tại chức.
Một vài cách xữ thế của
người xưa, qua sách vở còn lưu lại trong đầu tôi, các bậc Minh Quân thường
tránh việc bổ nhiệm các tướng quân về nơi sanh quán. Trong sự nông cạn của tôi,
tôi tạm hiểu, các vị Minh Quân đó muốn tránh cho các Lương thần của mình mang
tiếng bao che cho những kẻ thân thuộc, không thể nào tránh được trường hợp dựa
thế, cậy quyền.
Trung Tướng Đỗ Cao Trí
về đất nhà, nhân cách xữ thế của Ông, qua vài sự việc, liên quan đến đơn vị
tôi, lưu lại trong thâm tâm chúng tôi bao sự kính trọng nể vì.
-Một bộ phận của đơn vị tôi đóng tại Thành Kèn,
không một người dân nào sống trong thành phố Biên Hòa mà không biết đến Thành
Kèn.
Chúng tôi ‘làm việc’ trên lầu, tầng dưới là nhà kho
thuộc phòng tư / Tiểu khu Biên Hòa.
Tướng Tri về Quân Đoàn
chưa được một tháng thì… Tiểu khu Biên Hòa gởi đến chúng tôi một văn thư có nội
dung đòi lại tầng lầu chúng tôi đang trú đóng, đề nghị cấp cho chúng tôi một
căn cứ khác, ngoài thành phố.
Chuyện dễ hiểu, Tiểu
khu Biên Hòa dám ‘ đụng đến’ bọn tôi trong lúc nầy chỉ là vì…vị trưởng Phòng tư
Tiểu Khu đương nhiệm là em của Tướng Vùng. (Tôi dùng chử dám đụng ở đây, tôi
nghĩ cũng không có gì quá đáng, đơn vị chúng tôi, thuộc Quân Đoàn, lại là một
đơn vị tác chiến, không phải thứ văn phòng nhàn hạ)
Trước tình trạng trên,
chúng tôi thực hiện một phiếu trình, trình lên Tướng Trí. Nêu ra một vài bất
lợi nếu chúng tôi phải di chuyển.
Chỉ một ngày sau, dưới
bút phê của Tướng Trí, chẵng những chúng tôi không dọn đi, mà nếu cần,
chúng tôi sẽ được cấp luôn cho tầng dưới.
-Chuẩn úy Đỗ Cao Thông, người em út của Tướng Trí,
mản khóa Thủ Đức về phục vụ tại P2 Quân Đoàn.
Việc Chuẩn úy Thông về P2, tôi biết một cách chắc
chắn là Tướng Trí không xen vào việc nầy. Người mang chuẩn úy Thông về P2 là
Ông Chef của tôi. Chef tôi nhận được yêu cầu từ thân mẩu của chuẩn úy Thông “
Thằng Tư ( Trong gia đình Tướng Trí thứ Tư ) không quan tâm gì đến em nó”. (
Tôi được biết vị Trưởng P2 của tôi cũng là người gốc Biên Hòa, có giao tình rất
thân với Ông Bà Đỗ Cao Lụa là là Thân sinh của Tướng Đỗ Cao Trí )
Vừa về đến P2, Chuần úy Thông được Đại Đội Tổng
Hành Dinh lấy lòng, cấp ngay cho một chiếc xe Jeep, trên xe có gắn cả máy 46.
Chuyện gay mắt nầy đến tai Tướng Trí, Ông liền cho
ban hành một sắc lệnh, có nội dung “ Tất cả các sỹ quan mới ra trường về phục
vụ trong lãnh thổ Quân Khu 3, phải được bổ nhiệm ra các đơn vị tác chiến, ít
nhất một năm”
Thi hành lịnh của Tướng Vùng, trên hình thức, P2
Quân Đoàn chuyễn Chuẩn Úy Thông về đơn vị chúng tôi.
… Bất cứ một phiếu trình công tác nào, của bọn tôi,
trình lên Tư Lịnh Quân Đoàn xin chuẩn y đều ghi rõ bốn đề mục
-Mô tả mục tiêu
-phương cách giải quyết
- Nhân sự tham dự (phần nầy rất quan trọng đối với
chúng tôi. Trường hợp nếu có hồi chánh, tù binh bị hy sinh, chúng tôi có đủ dữ
kiện thông báo cùng chức năng liên hệ)
-Yêu cầu yễm trợ
Thông thường trên mỗi
phiếu trình chúng tôi trình lên, Tướng Trí chỉ phê vào có một chữ ‘Y’ rồi ký
tên. Có những lần trên các phiếu trình Ông lại ghi thêm hàng chữ “ Ông chuẩn úy
Thông, làm gì trong công tác nầy”
Với tôi, tôi trọng Chuẩn Úy Thông ở chổ, dù là em
Ông Tướng, nhưng Chuẩn Úy Thông không mang tính ỷ lại, gan dạ và có tinh thần
trách nhiệm cao. Thời gian hoạt động cùng chúng tôi, Chuấn Úy Thông đã không từ
chối bất cứ một nhiệm vụ nào.
Đơn vị chúng tôi là một đơn vị nhỏ, lại nữa tất cả
mục tiêu mà chúng tôi thanh toán đều do chúng tôi nghiên cứu và thực hiện. Hầu
như đa số các công tác, chúng tôi không nhận một chỉ thị nào của Quân Đoàn,
ngoài trừ trong thời gian Trung Tướng Đỗ Cao Trí làm Tư Lịnh. Trước khi mở cuộc
hành quân “Toàn Thắng” Tấn công địch trên đất Kampuchia, Tướng Trí đã xữ dụng
đơn vị chúng tôi vào công tác Thám sát địa hình, thám sát mục tiêu, phục kích
chận bắt và khai thác các kho tàng vũ khí và lương thực địch do đoàn 86 Hậu Cần
thực hiện dọc theo biên giới. Tây Ninh vùng Xa Mát, Cần Đăng. Hậu Nghĩa vùng Ba
Thu, Samrong .
Thời gian Trung Tướng Đỗ Cao Trí nắm Quân Đoàn III,
tất cả những trận đánh do Ông điều động, chỉ huy đều vang dội chiến thắng. Ông
không những viết nên những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng
Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh
đương thời trong khối Tự Do.
TRẠCH GẦM
Trích trong “Chôn Lầm Huyệt Nhớ”
Người chuyển bài – PHH Australia
No comments:
Post a Comment