Tra cứu hai chữ “giải phóng” nhân dịp kỷ niệm 45
“giải phóng” Nha Trang – Khánh Hòa
Ngày 2 tháng 4 vừa qua, do đại dịch COVID-
19, nên đảng bộ và chính quyền tỉnh Khánh Hòa không tổ chức rình rang, nhưng
biểu ngữ: “Chào mừng 45 năm ngày giải phóng Khánh Hòa 2/4/1975-2/4/2020”
được treo khắp nơi.
Tôi có một anh bạn là dân chuyên nghiên cứu
lịch sử bảo rằng: Ngày 2/4/1975 không phải là ngày “giải phóng” Nha Trang –
Khánh Hòa, mà là ngày những người cộng sản vào “tiếp thu” Nha Trang – Khánh
Hòa, như vậy mới đúng với sự thật lịch sử. Anh ta khuyên nhiều người vào Google
để hiểu rõ hai chữ “giải phóng”, sử dụng đúng từ ngữ khi nói về sự kiện
2/4/1975 ở Khánh Hòa.
Vào Google gõ: “Từ điển: Giải phóng là gì?”
và thấy trang Wiktionary giải thích:
– Làm cho được tự do, cho thoát khỏi tình
trạng nô dịch, chiếm đóng. Ví dụ: giải phóng thủ đô; Đất nước hoàn toàn được
giải phóng.
– Làm cho được tự do, cho thoát khỏi địa vị
nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc. Ví dụ: giải phóng nô lệ;
giải phóng phụ nữ; giải phóng sức lao động.
– Làm cho thoát khỏi tình trạng bị vướng mắc,
cản trở. Ví dụ: giải phóng mặt bằng; thu dọn để giải phóng lối đi.
– Làm cho thoát ra một chất hay một dạng năng
lượng nào đó. Ví dụ: nguyên tử giải phóng năng lượng (đồng nghĩa: phóng thích).
– Từ điển Hán- Nôm giải thích hai chữ giải
phóng: Cởi ra, mở ra/ Thả ra, phóng thích/ Làm tiêu tan/ Giải trừ câu thúc, đem
lại tự do.
– Tự điển Việt Nam của Ban Tu thư Khai Trí
giải thích từ giải phóng: Cởi mở sự bó buộc tù hãm, một sự đô hộ. Ví dụ: Phong
trào giải phóng dân tộc; Cuộc giải phóng.
Người dân
miền Nam bỏ chạy khi được những người CS vào “giải phóng”. Ảnh: Getty Images
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân viết: “Giải
phóng có nghĩa là cổi thả. Nói cổi thả thì biết rằng, trước khi chưa được cổi thả
có bị trói và nhốt. Nếu không có sự trói và nhốt thì đâu có sự cổi thả, thì đâu
có dùng 2 chữ giải phóng làm chi?” (1)
Quân đội và chính quyền các cấp của chính thể
Việt Nam Cộng Hòa ở Nha Trang – Khánh Hòa vào sáng ngày 2/4/1975 tự động tan rã
và lũ lượt kéo nhau vào hướng Cam Ranh. Nhà tù được mở toang, chợ Đầm bị cướp
bóc, hôi của và bị đốt cháy, thanh niên choai choai thì lượm súng bị bỏ rơi bắn
đì đùng khắp nơi, khiến người dân nơm nớp sợ đạn lạc.
Từ sáng đến chiều tối ngày 2/4/1975, Nha
Trang – Khánh Hòa sống trong tình trạng vô chính phủ, vô pháp luật. Những người
cộng sản thì thập thò ở bìa rừng hoặc đâu đó, chưa dám vào chiếm Nha Trang.
Chiều tối chạng vạng ở Diên Khánh có anh Trần Hiệp (ở nhà tên là Trần Trớ, con
ông Trần Phát và bà Huỳnh Thị Thiệu quê thôn Đại Điền Nam, xã Diên Sơn) thoát
ly lên núi, vai mang cờ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Na,m cùng hai
cán binh cộng sản từ trên chiến khu về, đi ngang phía dưới nhà thờ Cây Vông
(thôn Đại Điền Tây- xã Diên Sơn) băng qua sông Cái Nha Trang để cắm cờ ở quận
đường Diên Khánh.
Còn ở Nha Trang, với tình trạng hỗn loạn vô
chủ nên chiều ngày 2/4/1975, bác sĩ Thạch (thân phụ ông Nguyễn Thế Phiệt) mới
lái xe ra hướng Ninh Hòa, báo với quân đội cộng sản là chính quyền Việt Nam
Cộng Hòa đã tan rã, bỏ chạy từ ban sáng và sớm vào tái lập trật tự xã hội. Khi
ấy quân đội cộng sản mới dám tiến vào “giải phóng” Nha Trang – Khánh Hòa!!!
Những người cộng sản thích sử dụng hai chữ
“giải phóng”. Cách nay hơn 70 năm, cụ Trần Trọng Kim trong tác phẩm “Một cơn
gió bụi” viết: “Người cộng sản, khi đã hành động, hay dùng đến chữ giải
phóng. Theo việc làm của họ, tôi vẫn chưa hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy. Có phải
trước kia có cái cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh
rồi bảo người ta chạy sang cái cũi mới ấy, thế gọi là giải phóng không? Nếu cái
nghĩa giải phóng là thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi, chứ có gì
hơn”.
“Cứ như ý
tôi, thì giải phóng, thì phải theo đúng cái lẽ công bằng, làm cho người ta được
ung dung thư thái, được hành động trong một cái khuôn khổ rộng rãi, ai nấy biết
trọng quyền lợi của mọi người theo pháp luật đã định, không bị đàn áp và lừa
dối, không bị bắt bớ và giết hại một cách ám muội, oan ức…” (2)
Do vậy, theo như những giải thích trên thì
vào ngày 2/4/1975 Nha Trang – Khánh Hòa được những người cộng sản vào “tiếp
thu” chứ không phải vào “giải phóng”. Và cho dù “tiếp thu” hay “giải phóng”,
chính quyền cứ thực hiện đúng những điều ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế nhân
quyền để tất cả mọi công dân đều sống đúng phẩm giá con người, thì tất cả mọi
công dân sẽ ủng hộ chính quyền.
Nguyễn Văn Nghệ, Diên Khánh – Khánh Hòa
Chú
thích:
1- lainguyenan.free.fr/pk1932/VanDePhuNu.html
2 – Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió
bụi (Kiến Văn tiểu lục), Việt Book- 2010, trang 117.
304Đen – llttm -TD
No comments:
Post a Comment