Tuesday, June 28, 2016

Đã Quen Cùng Bóng Đêm - Nguyễn Cang (Thơ Phỏng Dịch)


ĐÃ QUEN CÙNG BÓNG ĐÊM

 










Tôi là kẻ đã quen cùng bóng đêm
Lủi thủi đi và về trong những cơn mưa
Từng qua khỏi thành phố đèn xa nhất lối

 
Tôi đã nhìn xuống con phố nhỏ buồn thảm nhất
Vượt qua nhịp bước người gác đêm
Và không muốn giải bày sao trĩu nặng trên mắt

 
Tôi đã đứng lặng yên, ngừng tiếng bước chân
Khi từ xa vang tiếng khóc nghẹn ngào,
Từ những ngôi nhà nơi con đường khác vọng sang

 
Nhưng không có tiếng gọi tôi trở lại cũng chẳng có lời từ biệt
Xa xa, sừng sững trên cao, thật lạ lùng,
Một đồng hồ dạ quang đội trời, tỏa ánh sáng chói lọi.

 
Đã khẳng định thời gian chẳng đúng sai
Vì tôi là người đã quen cùng bóng đêm dài!

 
Nguyễn Cang (19/6/2016)

Phỏng dịch

(Bài đã được tác giả chỉnh sửa – 28.06.16)

 












ROBERT FROST - Nhà thơ Mỹ

 Acquainted with the night

I have been one acquainted with the night.
I have walked out in rain—and back in rain.
I have outwalked the furthest city light.

I have looked down the saddest city lane.
I have passed by the watchman on his beat
And dropped my eyes, unwilling to explain.

I have stood still and stopped the sound of feet
When far away an interrupted cry
Came over houses from another street,

But not to call me back or say good-bye;
And further still at an unearthly height
One luminary clock against the sky

 Proclaimed the time was neither wrong nor right.
I have been one acquainted with the night

Robert Frost

Lời bàn:

    Tôi thấy có cảm hứng khi đọc và dịch bài thơ của thi hào Robert Frost. Lần đầu tiên tiếp cận với một bài thơ có nhiều khổ mà mỗi khổ gồm 3 câu và khổ cuối chỉ 2 câu. Điều nầy khác với thể thơ   Việt Nam là mỗi khổ thường có 4 câu. Vần gieo ở cuối câu 1-3.

Nội dung giản dị nhưng chứa đựng một cảm xúc sâu xa. Tác giả tả tâm trạng một người đi giữa đêm khuya trong nỗi cô đơn hiu hắt giữa phố thị lên đèn. Ra đi trong mưa mà trở về cũng trong mưa! Hai câu cuối hơi khó hiểu, thành thử rât khó dịch . Tôi cố gắng giữ nguyên nội dung chính của bài mong lột được ý nghĩa bài thơ để cùng bạn đọc thưởng thức những vần thơ hay của nhà thơ danh tiếng Hoa Kỳ, nhưng cảm thấy mình không đủ khả năng.

Tại sao nói thời gian thì không sai cũng không đúng? Đem áp dụng vào trường hợp của tác giả bài thơ, do quen với bóng đêm rồi nên ngày và đêm đâu còn gì khác biệt? Vũ trụ tuần hoàn hết ngày rồi tới đêm, hoặc bên nầy là ngày nhưng bên kia là đêm tùy theo nơi chốn. Vậy thời gian chỉ đúng ở bên nầy mà sai ở bên kia. Ý nầy nói lên sự cô đơn và vất vả của nhân vật trong bài, phản ảnh phần nào cuộc sống khó khăn của chình Frost trong đời sống thực của ông, lấy đêm làm ngày. Vài ý kiến thô thiển xin chia sẻ cùng bạn đọc.NC

 

Sơ lược tiểu sử nhà thơ Robert Frost (26/3/1874-29/2/1963):
THI CA CẬN ĐẠI HOA KỲ




ROBERT FROST

    Ông sinh tại San Francisco(Mỹ)năm 1874. Cha mất khi ông còn nhỏ. Ông học Tiểu học ở Lawrence. Học Đại học Harvard (1897-1899), nhưng rời trường trước khi tốt nghiệp.

Năm 1912 cả gia đình chuyển sang nước Anh sinh sống. Thời gian nầy ông cho in tập thơ đầu tiên A Boy's Will( Ước muốn của chàng trai, 1913). Sau đó in tiếp tập thơ thứ hai North of Boston(Phía Bắc Boston)được độc giả và giới phê bình đánh giá cao.

Năm 1915 Frost quay trở về Mỹ tạo dựng trang trại ở Franconia nhưng cuộc sống cũng không khá, ông phải đi dạy thêm ở các trường đại học, đọc thơ ở các câu lạc bộ v.v.

Ông được xếp hạng vào loại nhà thơ danh tiếng nhất Hoa Kỳ của thập niên 1920 và dược quốc hội Hoa Kỳ trao tặng huy chương vàng , công nhận thơ phú của ông đã làm giàu nền văn hóa Hoa Kỳ và nền triết học Thế giới.

Ông mất năm 1963.

 

 

 

Bất Chợt Thu Về Đầu Hạ (Chương Cuối) - Thuyên Huy


Bất Chợt Thu Về Đầu Hạ (Chương Cuối)

 


Chương Hai Mươi Lăm

 
    Giữa hè, Chiêu nghỉ dạy, xuống Sài Gòn ở chơi với bà chị, cách nhà tôi mướn ở cuối đường Trần Quý Cáp, góc Cao Thắng không bao xa, cơm chiều cơm sáng, bà chị đãi rất thường, chuyện cũ vẫn còn đó, chiều tan sở ra, Chiêu lái xe Honda đến đón tôi, ra cửa hàng bà chị, ăn cơm tay cầm, đi lòng vòng quanh khu phố, nhìn người qua kẻ lại, giữa cái nắng chiều, lúc nào cũng tàn muộn, hai đứa có lại chút vui nhưng sầu chưa bỏ đi thì buồn cứ níu ghì đâu đó, kỷ niệm dường như mất dần dù đường phố Sài Gòn ngày nào vẫn vậy. Hôm Chiêu trở lên Tây Ninh, sửa soạn vài bữa nữa tựu trường trở lại, bà chị Chiêu, hình như hai bên gia đình nhắc nhở chi đó, hỏi chuyện hai đứa ra sao, có gì lấn cấn không mà không thấy rục rịch gì hết trọi. Cũng không còn gì để giấu diếm, như đã đồng ý với nhau, Chiêu nói thật câu chuyện chúng tôi, trong đó có đoạn Tường yêu Chiêu và những lá thư mà hắn gởi từ ngày vào quân trường, bà chị lặng thinh, nhìn mông lung ra đường, trước sân rạp chiếu bóng Rex, lưa thưa vài giọt nắng tím, lắc lư trên áo trên vai người, đứng chờ nhau, hỏi nhau trước cửa, nói nhỏ “thôi thì tùy hai đứa, tính sao cho ba mẹ hai bên vui là được rồi”. Tôi nhận được thư báo, chấp thuận học bổng du học ở Hòa Lan và chiếu khán nhập cảnh từ tòa đại sứ nước này vài hôm, sau ngày Chiêu về đi dạy lại, qua nhà báo tin cho bà chị của Chiêu trước, chị ra chiều lo âu “chuyện gì nữa đây”, tôi trấn an chị là “em đi rồi em sẽ về mà”, tuy nghe vậy nhưng thấy chị cũng chưa chịu cười trọn cái cười như chị muốn, tôi cũng như chị, từ ngày Tường mất, hai đứa tôi có được nụ cười nào trọn vẹn đâu. Nghe tin tôi đi du học hai năm, và có lẽ cả nhà hai bên đã biết chuyện hai đứa tôi rồi, không vui không buồn “thôi hai con tính sao thì tính”, nhưng tại sao thì chỉ có riêng mình chúng tôi hiểu.

    Một mình tôi lên nghĩa trang Biên Hòa thăm mộ Tường lần nữa, vì tôi sẽ lên đường trước ngày giỗ năm đầu của hắn, cũng bó hoa Huệ trắng, cũng mấy nén nhang thơm, cuối cùng, tôi nói cho Tường nghe, chuyện tình mình mà trong suốt một khoảng thời gian dài, hắn là kẻ đến sau, nhưng tất cả, sau hay trước gì thì cũng đã qua rồi, tôi thì thầm xin trời đất cho Tường được một đời an bình yên nghĩ, cho Chiêu và tôi, còn có được một chút hạnh phúc bình thường, nhỏ nhoi của kiếp người phải tiếp tục sống trong quảng đời còn lại, trên chuyến xe đò chiều về lại Sài Gòn, chút nước mắt cay xé, đổi màu nắng thưa mờ dần, bóng nghĩa trang khuất lần phía sau, tôi biết mình đang cố ngăn tiếng khóc.
 
 
 

   Tiếng gọi lần cuối, trong phòng chờ đợi, mời hành khách của chuyến bay Air France đi Ba Lê lên máy bay, thúc giục đâu đó, tôi và Tùng bắt tay chúc bình an, may mắn cho cả người đi và người ở lại, buổi sáng trời chưa thức hẳn, cả phi trường Tân Sơn Nhất mù mờ sương lạnh lùng, vàng vỏ, Chiêu đòi nghỉ dạy, xuống tiễn tôi đi nhưng tôi cản nên thôi, chiều hôm qua, đến ăn cơm tối trước khi lên đường ở nhà bà chị của Chiêu, chị tặng thêm cái khăn choàng cổ đan bằng len, Chiêu cũng đã đưa cho một cái trước đó, dặn tới dặn lui, nhớ mang vào vì nghe nói bên trời Âu, mùa đông lạnh lắm, ra về hai chị em ôm nhau từ giã “hẹn gặp lại hai năm sau”, tôi bỏ đi khỏi nhà chị khá xa, dưới ánh đèn đường hắt vào mái hiên vừa đủ sáng, chị vẫn đó đứng nhìn theo. Quàng túi xách lên vai, tôi lững thững đi về hướng cửa ra, theo nhóm người cùng chuyến bay, Tùng theo sau, chào hắn một lần nữa, đi gần tới chân cầu thang lên máy bay rồi mà Tùng cũng còn ở đó. Trên máy bay nhìn xuống, Sài Gòn lặng thinh bên dưới, trời buổi sáng chập chững thay màu nắng, tôi bỏ Sài Gòn đi và bỏ một chút buồn cho nhiều người ở lại.

    Vào học không bao lâu, tôi được thư Chiêu từ Sài Gòn gởi qua, lâu lắm rồi, tôi mới có lại cái cảm giác lâng lâng, xao xuyến trong hồn của đêm ngồi đọc lá thư đầu mà Chiêu viết trả lời cho tôi, khi ngồi học bài thi trong phòng học ở khu ký túc xá, Chiêu báo tin, Thảo Ly đã chuyển về dạy dưới trường nữ trung học Lê Văn Duyệt, gần đầu ngã tư Bảy Hiền cho gần với Tùng, Xưa đã lập gia đình với một anh sĩ quan hải quân VNCH, có gia đình quen với phía bên bác gái. Thảo Ly đi rồi, ngày hai buổi đi về một mình, tôi thì ở quá xa, hai năm chứ không phải một hai ngày, cảnh cũ, kỷ niệm xưa, con đường, góc phố, tiếng chuông, hàng cây, sân trường, tất cả cứ làm Chiêu ray rứt, xót xa, muốn cố mà quên cũng không quên được gì, nên Chiêu quyết định bỏ Tây Ninh đi, đổi xuống Cần Thơ, đường dài sông nước, cũng như đám bạn bè quen đã bỏ Tây Ninh từ lâu lắm.
 
 
 

    Cầm lá thơ trên tay, đứng bên khung cửa sổ nhìn xuống cuối sân cỏ,  giữa khu sinh viên ngoại quốc nội trú, giờ này, cuối chiều, lác đác hai ba người đi lên đi xuống, bây giờ là những ngày đầu mùa hạ nhưng hàng cây  chạy ven con đường băng qua mấy cái giảng đường cao, tường gạch nâu cũ kỹ, tơi tả rơi vàng một màu lá úa, khô và lẻ bạn, thì ra, ở đây, một phía trời,  xa quê nhà tôi dịu vợi, có một nơi mà mùa thu cũng bất chợ về đầu hạ.

 
Thuyên Huy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đâu Cần Biết Tối Sáng - vkp Phượng tím


 
ĐÂU CẦN BIẾT TỐI SÁNG

Cảm đề bài thơ phỏng dịch Quen Rồi Bóng Đêm Của Nguyễn Cang

 













Anh... kẻ độc hành vẫn quen bóng tối
Xa quê hương vào giữa mùa mưa
Tìm về đất mẹ khi gió giao mùa
Bỏ hết sau lưng thành đô tráng lệ!

*
Ai đó gọi... bảo anh  quay trở lại
Anh chối từ vì nợ chưa trả xong
Nghĩa nước tình nhà  chất chứa trong lòng
Nên đêm vắng lặng anh buồn quay quắt!

*
Con phố ngày xưa giờ buồn hiu hắt
Hai mùa mưa nắng dẫm đạp lên nhau
Đang cơn nóng bức bất chợt mưa ào
Anh ướt đẫm... quên đường qua lối cũ...

*
Cây phượng tím bên trường sao ủ rũ?
Cành lá xác xơ hoa héo nhụy tàn
Thời gian in dấu, bình vỡ gương tan
Bởi nửa trăm năm cách ngăn sông núi!

*

Biển sóng reo vui không còn hờn tủi
Trăng sáng mây xanh mừng hội sao đêm
Suối tương tư  róc rách chảy êm đềm
Đâu cần biết đêm ngày hay tối sáng!

           
Saigon 23/6/2016

Vkp phượng tím

Tống Biệt Hành - Thâm Tâm



TỐNG BIỆT HÀNH..
 
 


 
 
 
 
 
Đưa người ; ta không đưa qua sông
sao có tiếng sóng ở trong lòng
bóng chiều không thẳm.. không vàng vọt,
sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?

Đưa người..; ta chỉ đưa người ấy..
Một gã gia đình.. một dửng dưng !
Ly khách ! Ly khách.. con đường nhỏ
chí lớn chưa về.. bàn tay không...
.. thì không bao giờ nói trở lại..
ba năm Mẹ già cũng đừng mong !

Ta biết, người buồn chiều hôm trước
bây giờ.. mùa hạ, sen nở nốt
một chị.. hai chị.. cũng như sen..
khuyên nốt em trai giòng lệ sót..

Ta biết ngươi buồn sáng hôm nay,
trời chưa mùa Thu... tươi lắm thay..
em nhỏ ngây thơ... đôi mắt biếc..
... gói tròn thương tiếc... chiếc khăn tay !

Người đi ?? ... ừ nhỉ người đi thực !
Mẹ thà coi như chiếc lá bay..
chị thà coi như là.. hạt bụi...
Em thà coi như;.. hơi rượu cay..!

Thâm Tâm 1940

Anh Em Trong Bài Ngậm Ngùi - Phạm Đức Nhì


Anh Em Trong bài Ngậm Ngùi

 
 
 


Tôi xin bổ túc vài điểm liên quan tới bài "Ngậm Ngùi" Thơ Huy Cận, Phạm Duy phổ nhạc.

Đây là một vài chi tiết do Cù Huy Cận và Cù Huy Chử (em ruột Huy Cận) kể cho tôi nghe. 

Huy Cận có một căn nhà ở đường Mạc thị Bưởi (lâu quá không nhớ chính xác) hay đường Đinh Công Tráng (cũ) gần Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Lâu lâu vào trong Nam công tác ông ta mới vào đây ở. 

Cù Huy Chử ở 1 biệt thự (đường Đoàn Kết) trong làng Đại Học Thủ Đức. Sau trường Trung Học NguyễnHữu Huân (TH Thủ Đức xưa). Nhà này trước đây của ông bà Tiến Sĩ Mai Trần Ngọc Tiếng. (2 vợ chồng đều là Tiến Sĩ. Không con. Có 1 con gái nuôi. Bà Mai Trần Ngọc Tiếng là người phụ nữ VN đầu tiên đứng ra tổ chức hội nghị Giáo Dục Á Châu ở Trường Kỹ Thuật Việt Đức năm 1973. Hàng xóm với bà Bùi thị Lạng: nữ Tiến Sĩ Sinh vật học đầu tiên của VN tốt nghiệp ở Mỹ dạy ĐH Khoa Học).

Quê Huy Cận ở Nghệ An. Ông bố xuất thân là 1 thầy đồ nho hết thời. Tất cả trông nhờ vào sự tần tảo, lam lũ của bà mẹ. Ông Bố là thầy đồ nên suốt đời chẳng làm ăn gì cả. Ăn ở không suốt ngày ngồi gặm cái cán quạt buồm đến nỗi nó vẹt gần như mất cả cán. Nhà lại đông con (hình như là 7 anh chị em).

Huy Cận rất thương cô em gái út. Vì nhà nghèo lại đông con nên ông ta phải ra Huế giúp việc cho một người bà con để được nuôi ăn học. Huy Cận rất thương cô em gái út này.

Ở nhà cô út chỉ quanh quẩn bên cha mẹ. Ngày xưa liên lạc đâu phải dễ dàng. Cô út (khoảng 9,10 tuổi) thì bị đậu mùa rồi qua đời. Nghỉ hè H. Cận về nhà mới biết em út đã mất. 

Ông ra thăm mộ em ở cuối vườn. Nơi đó có trồng mấy cây thông reo. Mắc cở lẫn cỏ dại mọc trùm cả ngôi mộ. 

Chính Huy Cận nói với tôi (khoảng 1991) Còn Cù Huy Chử thì kể chuyện này (khoảng 1990) trước đó.

Bài thơ Ngậm Ngùi chính là bài thơ anh khóc em chứ không phải là bài thơ tình. Xin đừng hiểu lầm.      

 

Anh Em Trong Ngậm Ngùi

Ngậm Ngùi do Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Huy Cận rất được dân miền nam và sau này, ở hải ngoại, ưa thích. Cả nhạc sĩ lẫn người thưởng ngoạn đều tưởng rằng đó là bài thơ, bản nhạc tình; hai kẻ yêu nhau, khi bóng đã xế tà, đang tình tự trong một khu vườn hoang vắng. Khi hát, nam ca sĩ thì hát đúng lời của bài thơ, bản nhạc, còn nữ ca sĩ thì tự động hoán chuyển “anh” thành “em” và ngược lại.

Đến năm 2006 “trong chương trình âm nhạc cuối tuần của Đài RFA cũng như chương trình văn học nghệ thuật của Đài RFI, anh Hà Vũ (Cù Huy) khẳng định lại, bài thơ Ngậm Ngùi được viết cho người em gái ruột của nhà thơ mất khi còn nhỏ, độ tuổi trăng rằm, khi nhà thơ đến thăm mộ.” (1)

Và tôi đã viết lời bình cho đoạn cuối bài thơ:

Cây dài bóng xế ngẩn ngơ 

Hồn anh đã chin mấy mùa thương đau

Thế rồi bóng cây đã dài, trời đã sắp tối, nỗi đau thương trong hồn đã chín, trái sầu đã trĩu nặng, thi sĩ vẫn nán lại để cùng cô em gái “sống” một giấc mơ, một kỷ niệm sau cùng trước khi từ giã. Cảnh và tình kết hợp, quyện lẫn với nhau thành một bức tranh thơ rất buồn, rất đẹp.

Tay anh em hãy tựa đầu

Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi

Và chàng mơ thấy em tựa đầu lên tay mình như ngày xưa còn bé, mắt nhắm, giấc ngủ bình yên. Ôi! Đúng lúc ấy trái sầu trĩu nặng trong hồn chàng bấy lâu bỗng đứt cuống rụng rơi, biến mất. Người chàng nhẹ nhàng bay bổng; hạnh phúc ập đến choáng ngợp tâm hồn. (1)

Em ở đây không phải người yêu mà là “ hồn ma bóng quế ” của đứa em gái trong tâm tưởng của nhà thơ. Cho nên khi nữ ca sĩ hát mà tự động hoán chuyển giới tính, thay “anh” bằng “em” thì … trật lất. Thế mà thỉnh thoảng xem TV các cô ca sĩ vẫn cứ ung dung “ Tay em anh hãy tựa đầu ”, chẳng cần biết “ trời trăng mây nước ” gì hết thì quả là đáng … sợ thật.

 

Phạm Đức Nhì 

Người chuyển bài - HV

 

 

 

 

 

Sunday, June 26, 2016

Mối Tình Đầu Của Nguyễn Khuyến - Không đề tên tác giả


Mối tình đầu của Nguyễn Khuyến
 
 

Người con gái đầu tiên anh Khóa Thắng (tên thật Nguyễn Khuyến) để ý tới và đem lòng yêu mến là cô Nguyễn Thị Thục, con cụ Bá già, xóm Đông, làng Vị Hạ. Cô cũng vào loại hương sắc, có chữ nghĩa, nhà lại giàu sang nhất vùng. Chắc cô cũng không nỡ phụ lòng anh Khóa nghèo và không khỏi có lúc mơ tưởng tới cảnh “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Anh đã gửi cho cô những bức “tình thơ” mà không hiểu sao sau đó được nhiều người biết:
Đôi ta giao ước với tơ hồng
Vàng đá đinh ninh đã quyết lòng
Chén dặn trên soi thời nhật nguyệt
Lời nguyền dưới xét có non sông
Liễu đông đào cựu lai như nhất
Mai trúc xuân tân nối chữ đồng
Một bức tơ này lòng gắn bó
Gìn vàng giữ ngọc để cam công

Kể cũng đã “vàng đá đến điều”, tưởng sắp thành duyên lứa. Nào ngờ khi cụ Mền cậy mai mối sang hỏi cô Thục cho con thì cụ Bá già có ý chê anh Khóa nhà nghèo, chưa có danh phận, nên không chịu gả. Thế là mối tình đầu lỡ dở. Để có người đỡ đần mẹ già hôm mai và sớm có con nối dõi tông đường – Nguyễn Khuyến là con trai một – anh đành phải lấy cô con gái cụ lang Thông. Nhưng mối tình đầu thì vẫn thổn thức trong tim anh Khóa đa tình:
Nước nước biếc, non non xanh
Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa
Nhớ ai sớm đợi trưa chờ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai

Hơn mười năm sau, khi Nguyễn Khuyến đã ba mươi tuổi, đỗ thủ khoa hương thí, cụ Bá già mới gọi gả con cho, khi cô Thục đã luống tuổi. Dù con có phải chịu muộn màng, cụ Bá già háo danh cũng vớt vát được chút rể đỗ cao, con đường công danh thênh thang trước mặt. Nhưng cũng tủi phận cho cô con gái chung tình, mặc dù bà vợ chính vẫn tỏ ra hiền lành, độ lượng.
Tôi vẫn là dân làng Vị Hạ như trước
 
 

Tin Nguyễn Khuyến đỗ đầu thi Hội và thi Đình, được nhà vua ban cờ biển có chữ “Tam nguyên” để vinh quy, chẳng mấy chốc đã bay về làng, tiếp theo là sức của quan trên hỏa tốc truyền xuống cho huyện, xã, thôn, phải khẩn cấp chọn đất, dựng nhà, đắp đường, chuẩn bị cáng, lọng, trống, chiêng, chiếu hoa trải đường… để xuống tận tỉnh đường đón quan đình nguyên bái tổ vinh quy.
Rồi cái ngày cả làng xã mong đợi đã đến.
Từ sáng sớm, con đường dẫn về làng đã được trải chiếu hoa, các vị chức sắc cùng đông đảo dân làng đứng chực sẵn hai bên đường, ngóng về phía đường cái quan. Tiếng trống, tiếng chiêng từng đượt gióng lên rộn rã. Mãi đến gần trưa, đám rước quan tân khoa mới về đến nơi. Trong tiếng pháo mừng vang dội, tiếng trống, chiêng, đàn sáo gióng dả, nhịp nhàng theo bước đi, tiếp theo lá cờ vua ban, nổi bật hàng chữ vàng “Ân tứ vinh quy” do một người lính áo nẹp vàng, đội nón dấu trịnh trọng đi trước. Tiếp đó võng lọng quan tân khoa cùng các vị quan chức đầu tỉnh có lính bảo vệ. Còn cách đoàn người của dân làng đi đón một đoạn, chiếc võng điều đi trước bỗng dừng lại khiến cả đoàn phải dừng theo. Thấy lạ, quan Tổng đốc ngồi nhổm dậy hỏi tên lính lệ cắp tráp theo hầu:
- Chuyện gì vậy? Sao đang đi lại dừng? Người lính lệ chạy lên trước rồi nhanh nhẹn quay lại, thưa:
- Bẩm quan, quan đình nguyên lệnh cho dừng võng để người xuống đi bộ ạ!

Nghe vậy, không ai bảo ai, các quan đều xuống võng hết. Các vị chức sắc và dân làng đi đón cũng ngạc nhiên chưa biết có chuyện gì xảy ra thì đã thấy quan tân khoa Nguyễn Khuyến súng sinh trong bộ mũ áo vua ban từ trên võng bước xuống đi nhanh về phía dân làng. Tất cả mọi người đi đón vội quỳ xuống lạy chào. Nhưng Nguyễn Khuyến ân cần nâng họ dậy. Ông tiên chỉ cất giọng run run xúc động:
- Thưa quan lớn, dân chúng Vị Hạ vô cùng vui mừng được đón quan lớn vinh quy bái tổ. Nếu có điều gì khiếm khuyết, xin quan lớn đại xá và chỉ giáo cho. Nguyễn Khuyến cười, vẫn nụ cười đôn hậu, hiền lành của anh Khóa Thắng khi ở làng, rồi xua tay:
- Trước hết, tôi rất cảm động và biết ơn tấm thịnh tình của bà con cùng hương lý́. Tôi không ngờ việc vinh quy bái tổ của tôi lại khiến bà con dân làng phải tốn công, tốn của thế này. Xin mọi người hãy coi tôi là dân làng Vị Hạ như trước, đừng gọi tôi là quan mà nó xa cách di! Xin cuốn chiếu lại cho tôi được đi bộ về làng!

Vừa nói, ông vừa đưa mắt có ý tìm kiếm ai đó. Sau mới hay, khi quan tân khoa sắp về đến làng thì vợ ông đang còn mải đi cắt lúa mướn ở đồng Và, khi có người đi gọi, bà mới buôn liềm lội tắt cánh đồng để về nhà đón chồng vinh quy.
Nguyễn Khuyến lạy con

Những năm cuối đời, cáo quan về quê hương sống với bà con hàng xóm trong một cuộc sống thanh bần nhưng luôn chan chứa tình làng nghĩa xóm, Nguyễn Khuyến thấy cuộc đời mình tuy nhiều bước thăng trầm nhưng không có điều gì phải ân hận. Điều ông luôn lo lắng băn khoăn là Nguyễn Hoan, con cả của ông đỗ đạt, được bổ nhiệm làm quan huyện tuy có tài năng và không thuộc loại sâu mọt như nhiều hạng quan lại khác, nhưng thái độ ứng xử với dân và người dưới quyền có lúc làm ông không vui. Hễ có dịp như lễ Tết, ông thường làm thơ gửi cho Nguyễn Hoan, răn dạy đức làm quan, đạo làm người. Có một chuyện về Nguyễn Hoan được dân chúng đồn đại nhiều, khiến Nguyễn Khuyến rất buồn, giận. Đó là chuyện mới đây tri huyện Nguyễn Hoan về thăm bố vợ ở xã Vĩnh Trụ. Lý trưởng ở Vĩnh Trụ lại chính là ông chú họ của vợ Nguyễn Hoan. Lần ấy vì nhà lý trưởng có giỗ nên mặc dù được báo trước, lý́ trưởng quên khuấy việc ra đón quan trên. Mãi đến khi quan huyện về đến đầu làng, lý trưởng mới vội vàng chít khăn, mặc áo chạy ra. Thấy không được hương lý sở tại đón rước như thường lệ, Nguyễn Hoan nổi giận, quát mắng lý trưởng và sai lệ nọc ra đánh mấy roi, bất kể người đó là chú vợ mình. Nghe chuyện đó, Nguyễn Khuyến rất giận và quyết cho con một bài học.

Ít lâu sau, tri huyện Nguyễn Hoan nhân việc quan, có tạt về thăm nhà với đủ thứ hành ngơi, cờ trống như thường lệ. Về đến đầu làng khi còn chễm chẹ ngồi trên võng có lính che lọng, Nguyễn Hoan thấy các hương lý đã tề tựu đầy đủ, Nguyễn Khuyến khăn áo chỉnh tề, từ hàng đầu chống gậy bước ra, khúm núm tiến lại trước võng vái dài mấy cái:
- Bẩm quan lớn ạ!
Nhận ra bố mình, quan huyện sợ quá, vội nhảy từ võng xuống, sụp lạy:
- Con lạy thầy, thầy tha tội cho… Vẫn tảng lừ như không, Nguyễn Khuyến cung kính thưa:
- Nghe tin quan lớn về làng, dù già yếu tôi cũng phải gắng ra đón, kẻo quan lớn lại cho là vô lễ mà cho mấy roi như lý trưởng Vĩnh Trụ, thì tôi chịu sao nổi!

Từ đó về sau, quan huyện Nguyễn Hoan không dám hống hách, ăn ở phải chăng hơn.

304Đen - Llttm

Nghề Gánh Nước Mướn - Hợp Phố


Nghề Gánh Nước Mướn

 


    Bây gi người ta không còn thy nhng chiếc thùng thiếc có gn thêm cng dây km dài đ x vào cái đòn gánh na. Bi nhng dng c đó đã b b vào mt góc kí c ca min sâu thm vì cái ngh gánh nước mướn đã b lãng quên t lâu lm ri.
Gánh n
ước mướn chng phi là ngh cao sang, cũng không ai nghĩ làm ngh này đ giàu có, mà ch mong có đ hai ba cơm cho qua ngày. Đa phn nhng người làm ngh gánh nước mướn đu là nhng lao đng nghèo t x lang bt đến Sài Gòn tìm kế sinh nhai. H sng quây qun trong nhng xóm nghèo, h nhà nào cn nước thì ch đến. Vn liếng ca người gánh nước mướn cũng chng có gì ngoài sc lao đng.
Thu
y, Sài Gòn chưa có h thng nước kéo vào tn nhà. Đng h nước vào thi đim đó là mt th xa x. Nó ch có trong các tri quân đi, bnh vin, trường hc. Người dân mun xài nước thì ra các phông-tên được nước lp đt sn ti nhng nơi công cng. Ban đu còn ít nhà nên cũng tin cho nhng ai gn phông-tên dưới 100m. Song lâu dn, s người qun t đông đúc hơn, khong cách đã tăng lên và vic thiếu nước sinh hot đã thành vn đ nghiêm trng. Vy là ny sinh vic nhng nhà có tin mướn người gánh nước v cho mình, ngh gánh nước mướn bng dưng có mt ch đng trong xã hi.
Đ
làm được ngh này, người gánh nước phi có mt hoc nhiu đôi thùng thiếc (thường ly t nhng thùng đng du ho có khc ni hình con sò ca hãng Shell hay ch Esso trong vòng ô-van ca hãng Esso). Dùng hai khúc cây tròn hoc vuông đóng thành mt thanh ta, ni hai vách thùng vi nhau. Hai thanh km dài khong 1m (ging như lưới chng B40 vut thng ra), un cong li thành hình ch V, có hai móc đu và mt thanh tre già vót thành mt chiếc đòn gánh.
Ng
ười gánh nước mướn phi có sc khe, đa phn thi đó, người lao đng nghèo không có xe đp đ ch, nên ch biết dùng sc người như là mt phương tin chính đ mưu sinh. Có khi khong cách gánh nước đi dài hơn 300m hoc nhng nhà trong hm thì còn xa hơn na. Mi khi có ai gi, người gánh nước s xách đôi thùng li phông - tên đ hng nước ri gánh li nhà người đó. Giá trung bình khong 2 đng/đôi. Mi nhà xài trung bình 4 đôi nước cho 5 người.
C
đến Tết, ngh gánh nước mướn được trng vng hơn bao gi hết, vì đó là dp người ta xài nhiu gp đôi, gp ba nhng ngày thường. Ngoài ra, vì người dân Sài Gòn có tâm lý mun đu năm mi được no đ đ c năm may mn tt lành nên c vào chiu ba mươi Tết, ch nhà li đt hàng người gánh nước mướn đ các lu cha nước được đy ăm p. Đc bit, sau gi giao tha, nhng người gánh nước mướn còn hào phóng gánh tng cho ch nhà vài thùng xem như mt li cu chúc tt lành cho năm mi. Đáp li, ch nhà cũng vui v trao nhng bao lì xì đ tươi như là mt lc đu năm cho nhng người gánh nước tn ty này.
Trong s
nhng người làm ngh gánh nước mướn thi đó, người được xem là may mn và hnh phúc nht phi k đến hoa khôi chân đt Bùi Th Ba. Tuy vt v, cc nhc vi ngh gánh nước mướn nhưng v đp m miu toát lên t thân th ca cô hoa khôi đã hút hn chàng hc công t ni tiếng như cn min Nam thu đó. Ngày ngày, ngm nhìn nàng gánh tng thùng nước ngang nhà tâm hn chàng hc công t bng xn xang. Ông nht quyết đi tìm nhà ca cô gái gánh nước mướn, biết nàng là con ca mt ông già làm ngh sa xe đp, hc công t đã xin đi c căn nhà ch đ được ly cô làm v. Cuc đi cô gánh nước mướn nghèo kh bước sang mt trang mi. Cô sinh cho hc công t bn người con (hai trai, hai gái) là Hoàn, Toàn, Trinh, N và sng hnh phúc sut đi bên chàng. Đó là cô gái làm ngh gánh nước mướn may mn nht trong tt c nhng người làm ngh gánh nước thi đó.Vào do cui thp niên 1960, áp lc nước không đ đáp ng, chy ri r hàng gi lin vn không đy mt thùng nước khiến vic làm ngh tr nên khó khăn hn. Nhng dãy thùng xếp hàng ni nhau dài như quân domino khô khc không mt git nước khiến cuc sng ca dân gánh nước mướn lâm vào bế tc.
Đ
ến đu thp niên 1970, khi Công ty thy cc Sài Gòn cho lp đng h nước vào tng nhà dân thì ngh gánh nước mướn đã mt hn. T đó tr đi, không ai còn thy người gánh nước mướn nào Sài Gòn na.
Và m
t cái ngh t t trôi vào min quên lãng.
 
(Hp Ph) - T FB Minh Ho
304Đen – Đăng lại từ trang HNTN