NỖI LÒNG CỦA NGUYỄN DU QUA BÀI THƠ "QUỲNH HẢI NGUYÊN TIÊU"
瓊海元宵
元夜空庭月滿天
依依不改舊嬋娟
一天春興誰家落
萬里瓊州此夜圓
鴻嶺無家兄弟散
白頭多恨歲時遷
窮途憐汝遙相見
海角天涯三十年。
(阮攸)
Phiên
âm Hán Việt:
Quỳnh Hải nguyên tiêu
Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên,
Y y bất cải cựu thuyền quyên.
Nhất thiên xuân hứng, thuỳ gia lạc,
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên.
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến,
Hải giác thiên nhai tam thập niên.
Y y bất cải cựu thuyền quyên.
Nhất thiên xuân hứng, thuỳ gia lạc,
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên.
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến,
Hải giác thiên nhai tam thập niên.
(Nguyễn Du)
Sơ
lược tiểu sử Nguyễn Du:
Nguyễn
Du (阮攸, 1765-1820) sinh ra trong
một danh gia vọng tộc, phú quý bậc nhất cuối đời Vua Lê chúa Trịnh. Dinh cơ nhà
họ Nguyễn thật đồ sộ, người ăn kẻ ở, ngựa xe, võng lọng vào ra suốt ngày. Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thôi chức tể tướng, về trí sĩ ở quê
nhà, Nguyễn Du theo cha về quê. Tại bến Giang Đình, ông được chứng kiến cảnh
vinh hoa của gia đình mình (sau này ông có nhắc lại trong bài thơ Giang
Đình hữu cảm). Năm Bính Thân (1776) Nguyễn Nghiễm mất, lúc đó Nguyễn Du mới lên
11 tuổi. Trong hơn 10 năm ấy, Nguyễn Du sống bên cạnh cha không nhiều. Năm
1778, bà Trần Thị Tần lâm bệnh rồi mất. Nguyễn Du mồ côi cha mẹ lúc ông mưòi ba tuổi. Cuộc
sống sum hợp tưởng bền lâu nào ngờ tai ương biến cố đổ ập xuống khiến gia đình
họ Nguyễn tan nát.
Sau khi Nguyễn
Nghiễm mất, gia cảnh không còn phong lưu như trước. Đời sống cùng việc học hành
của Nguyễn Du không được như khi còn cha mẹ. Lúc nầy ông buộc lòng phải
ra đi sống nương nhờ nhà người anh cả cùng cha khác mẹ là Quận Công Nguyễn
Khản, lớn hơn ông 30 tuổi. Tuy vậy với địa vị và
danh tiếng của gia tộc, Nguyễn Du vẫn là cậu Chiêu được mọi người ngưỡng mộ.
Quãng thời gian này, ngoài việc học hành, những khi rỗi rãi, lễ tết, Nguyễn Du
thường cùng với bạn trai phường hát Tiên Điền vượt truông vào Trường Lưu
hát ví và xướng họa thơ phú. Qua những lần đi hát, Nguyễn Du thực sự có cảm
tình với o Uy, o Sạ. Đã có lần do mối thâm tình này mà gây ra bất hòa với trai
Trường Lưu. Những năm sau này (sau 1786), khi từ Thái Bình về sống tại quê nhà,
trở lại Trường Lưu gặp lại người xưa, cảm xúc thời trai trẻ dâng lên ngập tràn,
Nguyễn Du đã viết bài Văn tế Trường Lưu Nhị Nữ nổi tiếng.
Về sau do ảnh hưởng việc riêng trong gia
đình cộng với vận nước điêu linh đã xô đẩy đời ông vào cảnh phong ba bão táp khiến
ông phải lang bạt giang hồ rày đây mai đó trong cảnh nghèo khổ một thời gian
dài, ông gọi là "Mười năm gió bụi" (1786-1796). Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn
thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị
giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn
Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học. Được mấy năm thì trong
nước có loạn, chúa Trịnh Sâm âm mưu định bỏ trưởng lâp thứ làm sinh ra loạn kiêu
binh khiến triều đình bất ổn, dân sinh ta thán. Quân Tam Phủ ỷ có công trong
việc giúp người con trưởng là Trịnh Khải giành lại được ngôi chúa (1782) nên
đâm ra lộng hành quấy phá, giết hại công thần, cướp của nhà dân, gây biết bao
đau khổ. Sau sự kiện Kiêu binh nổi loạn (1782), dinh thự
Nguyễn Khản tại phường Bích Câu bị đốt cháy, bản thân Nguyễn Khản cũng
phải bỏ chạy về Sơn Tây lánh nạn, còn Nguyễn Du thì về nguyên quán ỏ Hà Tĩnh.
Năm
1783 Nguyễn Du thi hương ở trường Sơn Nam và đậu Tam Trường (Tú Tài). Cùng năm
này, anh là Nguyễn Nễ (con bà Trần Thị Tần) em là Nguyễn Nhưng (con bà Hồ Thị
Ngạn), cháu là Nguyễn Thiện (con Nguyễn Điều) thi đậu Tứ Trường (Cử nhân) ở trường
Phụng Thiên, đồng thời Nguyễn Du cưới bà Đoàn Thị Huệ con gái Đoàn Nguyễn Thục,
đỗ Tiến sĩ năm Nhâm Thân (1752) đang giữ chức Ngự Sử tại triều, người xã An Hải,
huyện Quỳnh Côi, Trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình). Năm Đinh Mùi (1787), Tây
Sơn tiến quân ra Bắc lấy Bắc Hà. Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, Nguyễn Du
chạy theo vua song không kịp, phải chạy về trốn ở quê vợ tại Thái Bình (ở nhờ
nhà anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn). Ông tập hợp hào mục để tính chuyện phục quốc
nhưng chí không thành. Mười năm lưu lạc ăn nhờ ở đậu quê vợ là những năm tháng
cô đơn cùng cực của Nguyễn Du, đói không cơm ăn, rét không áo mặc. Ông gọi
quãng thời gian này là “Mười năm gió bụi” (Thập tải phong trần). Thường ngày
ông làm thơ than thở cho cảnh ngộ của mình, chưa làm nên danh vọng mà lâm vào cảnh
cùng khổ. Điều này khiến ông suy nghĩ nhiều về cuộc đời và thảm cảnh mà gia
đình ông phải gánh chịu. Cho nên mới 30 tuổi mà tóc đã bạc trắng, ông đã
giải bày nỗi niềm của mình trong bài U cư:
Mười năm trọn quê người nấn ná
Nương quê người tóc đã điểm sương
Bài
thơ được sáng tác trong trường hợp nào?
Bài thơ
Quỳnh Hải Nguyên Tiêu được sáng tác trong năm cuối của "Mười năm gió
bụị". Cuộc sống đói khổ, bịnh hoạn kéo dài ba năm mà không tiền mua
thuốc làm ông suy sụp tinh thần, "tam sinh tích bệnh bần vô dược".
Đối với ông mùa xuân theo lẽ từ trên Trời rơi xuống phải chan đều khắp mọi nhà
nhưng sao lại rơi lạc phương trời nào? Ngày 15 Tết, nhiều nhà vui đón xuân ,
riêng ông chỉ biết thở dài nhìn xuân từ từ đi qua một cách lặng lẽ, có chăng là
ánh trăng mờ tỏ của ngày xưa thơ ấu mà thôi. Ông ngắm vầng trăng mà lòng xót
thương cho dân nghèo bị cường hào ác bá quấy nhiễu, hành hạ, còn triều đình thì
rối ren, ngoại xâm dòm ngó, đồng thời xót thưong cho thân phận của mình, đã ba
mươi tuổi đời mà vẫn còn phiêu bạt đó đây, ăn nhờ ở đậu bên vợ. Ngày Tết tác
giả nhớ nhà, nhớ cha mẹ amh em, tâm trạng thật buồn, chỉ còn vầng trăng sáng là
bạn đến thăm mà thôi. "Trăng" là một biện pháp tu từ hoán dụ thay thế
cho người, bạn. Trăng là giống hữu tình, chủ động tìm đến thăm ông trong lúc
ông cô đơn. Càm xúc dâng trào nên ông viết lên những vần thơ trác tuyệt.
Bài thơ
chữ Hán Quỳnh Hải Nguyên Tiêu mở đầu cho tập thơ Thanh Hiên Tiền Hậu Tập của
tiên sinh. Bài thơ nầy không phải sáng tác trứơc mà sau các bài: Sơn Trung Mạn
Hứng, Tự Thán, Khất Thực, trong tập sách kể trên.
Các nhà
nghiên cứu văn học Việt Nam có nhận xét: Truyện Kiều là một kiệt tác của văn
học Việt Nam, đựợc viết bằng chữ Nôm nhưng xét cho cùng thì vẫn cón thua thơ
chữ Hán của ông. Ngoài tập thơ đó ra ông còn sáng tác các tập thơ khác bằng chữ
Hán như: Nam Trung Tạp Ngâm, Thanh Hiên Thi Tập, Bắc Hành Tạp Lục. So với các
nhà thơ đời Thịnh Đường bên Trung Quốc,ông đâu có thua gì các bậc thi bá kia!
Để kết luận về giá trị nghệ thuật của bài thơ nầy cũng như tài năng của Nguyễn
Du, tôi xin trích lời nhận xét của nhà thơ Thảo Nguyên về bài thơ Quỳnh Hải
nguyên tiêu:"Bài thơ toàn bích, có bố cục chặt chẽ, đẹp như một viên ngọc.
Vớí những ý tưởng hoàn toàn mới lạ, khác hẳn với những bài thơ Đường xưa cũ, có
thể nói đây là một trong những bài "thơ trăng" đẹp, lạ nhất của văn
học Việt Nam".
Chú
thích từ ngữ:
Quỳnh Hải(瓊海) tức Quỳnh Châu thuộc trấn Sơn Nam xưa,
nay là huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, quê vợ của Nguyễn Du. Năm 1786, sau khi
Nguyễn Khản thất lộc, Nguyễn Du lánh nạn về Quỳnh Côi ở nhà anh vợ là Đoàn
Nguyễn Tuấn ở xã Hải An (lúc này Lê Chiêu Thống chưa chạy sang Trung Quốc).
Không
đình(空庭): sân
vắng
Nguyên tiêu(元宵): rằm tháng giêng âm lịch, nguòi Tàu làm lễ
cúng kiếng rộn rịp.
Mãn:(滿): ngập,
tràn, đầy
Thuyền
quyên(嬋娟): chỉ
dáng đẹp đẻ dễ thương. Nói chung chỉ người lẫn vật nhưng quen dùng chỉ người
phụ nữ . Ở đây chỉ mặt trăng.
Hồng
Lĩnh(鴻嶺): Núi ở
Nghệ An. Nguyễn Du có chính quán ở Hà Tỉnh.
Ở một đề
tài khác ta có nghĩa tương tự:
Nghĩ
thương cho nhẽ kiếp thuyền quyên
Mượn bút
nhân đề nhất bách thiên.
(Cung
oán thi /Nguyễn Huy Lượng)
Vô gia(無家): không nhà.
Chỉ sự
kiện tháng mười năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du
là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở
Tiên Điền, Hà Tĩnh, bị Tây Sơn phá huỷ hoàn toàn.
Thử (此): ấy, như, bên, đối lại
chữ bỉ. Thử đức hữu thử nhân: có đức ấy( bên) có người.
viên(圓): tròn(tt), trọn vẹn, đầy
đủ; làm cho tròn, hoàn thành, làm cho hoàn
chỉnh(đt).
Thử dạ
viên(此夜圓): một
đêm (trăng) tuyệt vời đẹp như thế nầy.
tán(散): tan,bể ra, chỉ sự chia
ly, phân cách, chia lìa.
thiên(遷): dời(dời nhà đi chỗ
khác), đổi quan, biến đổi.
đồ(途): đường. Cùng đồ(窮途): đường cùng, trong bài ám
chỉ cuộc đời trước mắt bị tắt nghẽn)
Dịch
nghĩa:
Quỳnh Hải đêm rằm tháng
giêng
Đêm rằm tháng giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời.
Vầng trăng vẫn đẹp như xưa, không hề thay đổi.
Cả một bầu trờì xuân rơi xuống nơi cửa ngõ nhà ai?
Vầng trăng vẫn đẹp như xưa, không hề thay đổi.
Cả một bầu trờì xuân rơi xuống nơi cửa ngõ nhà ai?
Chỉ thấy
trăng sáng vằng vặc như thế đang tỏa khắp nẻo
Quỳnh Châu xa xôi ngoài nghìn dặm này.
Nơi quê hương Hồng Lĩnh, chẳng còn nhà cửa, anh em ly tán .
Đầu đã bạc, càng giận cho ngày tháng cứ trôi mau.
Cảm động biết bao, giữa lúc cùng đường, từ xa xăm ngàn dặm, bạn(trăng) vẫn tới thăm .
Nơi quê hương Hồng Lĩnh, chẳng còn nhà cửa, anh em ly tán .
Đầu đã bạc, càng giận cho ngày tháng cứ trôi mau.
Cảm động biết bao, giữa lúc cùng đường, từ xa xăm ngàn dặm, bạn(trăng) vẫn tới thăm .
Đã ba mươi tuổi mà vẫn còn lưu lạc nơi chân trời góc biển.
Phân
tích và những lời bình:
Hai câu
đầu:
元夜空庭月滿天
依依不改舊嬋娟
Nguyên
dạ không đình nguyệt mãn thiên,
Y y bất
cải cựu thuyền quyên.
(Đêm rằm
tháng giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời
Vầng
trăng vẫn đẹp như xưa, không hề thay đổi).
Bài thơ
nổi tiếng lấy khung cảnh rằm tháng giêng ( nguyên tiêu) Nguyễn Du muốn gởi gấm
nỗi lòng của mình trong nhũng ngày loạn ly, sống nương nhờ nơi quê vợ.
Hình ảnh
trăng mờ trăng khuyết trăng treo lơ lửng được thi nhân Việt Nam cũng như Trung
Quốc ( điển hình là Đỗ Phủ) lấy làm đề tài để nói lên tâm sự của mình, một đề
tài được các thi nhân ưa chuộng khai thác triệt để. Ở Việt Nam thì có Hàn Mặc
Tử.
Với Hàn
Mặc Tử thì trăng có khi chỉ là một nét lãng mạn trong khung cảnh trời Đà Lạt
mộng mơ, như bóng dáng người con gái đắm đuối ẩn hiện trong sương mờ:
"Đây
phút thiêng liêng đã khởi đầu,
Trời mơ
trong cảnh thật huyền mơ.
Trăng
sao đắm đuối trong sương nhạt,
Như đón
từ xa một ý thơ".
( Đà Lạt
trăng mờ/Hàn Mặc Tử)
Nói
chung "trăng" trong thơ ông khó hiểu, một vài bài lãng mạn, rõ hồn rõ
nét còn số còn lại thì thực sự rất khó hiểu và kinh dị:
"Ai
mua trăng tôi bán trăng cho
Không
bán đoàn viên, ước hẹn hò…
Bao giờ
đậu trạng vinh quy đã
Anh lại
đây tôi thối chữ thơ".
(Trăng
vàng trăng ngọc/ Hàn Mặc Tử)
Ở Nguyễn
Du trăng được nhân cách hóa như một người bạn, người tình, khác với các thi
nhân kể trên. Đêm trăng rằm tháng giêng ông ngồi trước sân vắng lặng ngắm vầng
trăng sáng vằng vặc đầy trời mà lòng khắc khoải. Trăng đẹp mông lung êm dịu.
Cảnh đẹp của trăng hôm nay không khác gì trăng ngày xưa. Hai chữ "ngày xưa"
gợi nhớ những ngày thơ ấu sống yên vui bên cha mẹ anh em. Vầng trăng không đổi
nhưng cảnh và con người đã đổi cả rồi! Bây giờ cảnh ấy không còn nữa, còn chăng
là kỷ niệm mà thôi.
Sự liên
tưởng giữa trăng và cảnh cũ ngày xưa dẫn tới những biến đổi tâm lý nhân vật bằng
hai câu tiếp theo trong đó nỗi lòng của tác giả được bộc lộ một cách tế nhị,
kin đáo, tài tình:
Hai câu
thực ( 3&4):
一天春興誰家落
萬里瓊州此夜圓
Nhất
thiên xuân hứng, thuỳ gia lạc,
Vạn lý
Quỳnh Châu thử dạ viên.
(Cả một
bầu trờì xuân hứng không biết rơi xuống cửa ngõ nhà ai?
Chỉ thấy
trăng sáng vằng vặc như thế đang tỏa khắp nẻo Quỳnh Châu xa xôi ngoài nghìn dặm
này).
Ta như
nghe được tiếng thở dài não nuột của ông, vì trăng tròn đêm rằm chiếu xuống
muôn nơi nhưng không biết rơi vào nhà ai? Ai sẽ được hưởng mùa trăng đẹp nầy vì
ánh trăng sẽ đem lại niềm vui và hạnh
phúc cho gia đình nào đó nhưng chắc chắn không phải cho gia đình ông. Theo tập
quán người Việt Nam thì ngày 15 tháng giêng cũng còn là ngày tết, mọi người
đoàn tựu bên nhau để hưởng cái không khí ấm cúng gia đình bên anh em cha mẹ; ai
không về thăm nhà hay vì cuộc sống bôn ba, không về được là một điều bất hạnh
vô cùng. Ở đây tác giả thuộc vào trừng hợp thứ hai. Biện pháp tu từ "Thùy" gia lạc, thật tuyệt vời, đắc
vị ( Rơi vào nhà ai? Là một câu hỏi tu từ ). Chỉ thấy trăng sáng vằng vặc đang
tỏa khắp nẻo Quỳnh Châu xa xôi ngoài nghìn dặm.
Hai câu
luận(5&6):
鴻嶺無家兄弟散
白頭多恨歲時遷
Hồng
Lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu
đa hận tuế thời thiên.
(Nơi quê
hương Hồng Lĩnh, chẳng còn nhà cửa, anh em ly tán .
Đầu đã
bạc, càng giận cho ngày tháng cứ trôi mau).
Sau sự
kiện Kiêu binh nổi loạn (1782), dinh thự Nguyễn Khản tại phường Bích Câu bị đốt
cháy, bản thân Nguyễn Khản cũng phải bỏ chạy về Sơn Tây lánh nạn, còn Nguyễn Du
thì về nguyên quán ỏ Hà Tĩnh.
Những năm này, gia cảnh nhà vợ chẳng có gì khá
giả. Đoàn Nguyễn Thục đã mất, con trai lớn cũng mất, mất chỗ nương tựa, Nguyễn
Du đành cõng người con trai còn lại là Nguyễn Tứ về quê cha đất tổ ở Tiên Điền.
Trở lại quê, nhà cửa tan hoang, anh em ly tán khắp nơi, ông đã phải thốt lên:
“Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán” (trở về Hồng Lĩnh gia đình không còn, anh em
lưu lạc khắp nơi)...Thật vô cùng thê thảm cho cuộc đời tang thương của tác giả.
Không nhà không cửa không cơm ăn áo mặc , còn cảnh nào bi đát hơn?
Đọc thơ
Nguyễn Công Trứ ( 阮公著) bài Hàn Nho Phong Vịnh
Phú, thuở hàn vi, ta thấy ông tả cảnh nghèo thật ấn tượng nghe mà mủi lòng :
Bốn vách
tường mo ,
Ba gian
nhà cỏ.
Đầu kèo
mọt tạc vẽ sao ,
Trước
cửa nhện giăng màn gió .
Phên
trúc ngăn nửa bếp nửa buồng,
Ống nứa
đựng đầu kê đầu đổ.
Đầu
giường tre, mối dũi quanh co,
Góc
tường đất, trùn lên lố nhố.
Bóng
nắng giọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô.
Cảnh
nghèo của Nguyễn Du chắc cũng đến thế là cùng!
Trong
lúc bế tắc tác giả cố vùng vẫy để thoát khỏi cảnh lầm than nhưng đành bất lực,
khi tưổi già tới mau và thời gian cứ trôi nhanh mà không cách nào ngăn cản
được. Ông giận cho mình và cho thời cuộc. Hình ảnh người trai
hiên ngang muốn vượt qua nghịch cảnh nhưng không thực hiện được thì tuổi già đã
kéo tới cũng được Đặng Dung bộc lộ qua bài thơ Cảm Hoài đầy khí khái mặc dù
hoàn cảnh khác nhau, Nguyễn Du bất lực trước cuộc sống, còn Đặng Dung bất lực
trước thù nhà chưa kịp trả :
"Quốc
thù vị báo đầu tiên bạch"(Thù nước chưa báo được, mà đầu thì đã bạc rồi)
Hai câu
kết(7&8):
窮途憐汝遙相見
海角天涯三十年。
Cùng đồ
liên nhữ dao tương kiến,
Hải giác
thiên nhai tam thập niên.
(Cảm
động biết bao, giữa lúc cùng đường, từ xa xăm ngàn dặm, bạn(trăng) vẫn tới
thăm.
Đã ba
mươi tuổi đầu mà vẫn còn lưu lạc nơi góc biển chân trời).
May mắn
thay trong lúc cùng đường vẫn còn một người bạn duy nhất đến thăm an ủi, người
bạn nầy chính là mặt trăng! Tác giả nhân cách hóa mặt trăng như một người bạn,
một người tình, biết cảm thông hoàn cảnh của tác giả nên đến chia sẻ nỗi buồn
khiến ông cảm động vô cùng!
Sau cùng
tác giả than thân: Ba mươi tuổi đầu mà vẫn còn lang thang nơi góc bể chân trời,
mà lẽ ra giờ nầy cuộc sống của ông phải ổn dịnh, sum vầy bên vợ con trong ngôi
nhà hạnh phúc.
Trong
"mười năm gió bụi", Nguyễn Du sống nghèo khổ lay lất, xa nhà, anh em
ly tán. Tâm trạng xa nhà, cô đơn nầy không khác gì tâm trạng nhớ nhà của Trần
Nguyên Đán (1325-1390) khi ông tuân lệnh vua đi tuần tra qua các địa phương xa
kinh thành để giữ gìn an ninh:
三春啼血鵑聲斷 Tam xuân đề huyết quyên thanh đoạn,
萬里歸心桂影孤 Vạn lý qui tâm quế ảnh cô.
(Quân trung tác/ Trần Nguyên Đán)
Tiếng
chim quyên kêu ai oán suốt ba xuân nay đã dứt. Tác giả lo lắng bồn chồn vì mình
vẫn còn xa nhà, xa kinh đô, không biết bao giờ trở lại. Một mùa mới bắt đầu, mà
ta vẫn còn đây, đời ta sẽ ra sao? Muôn dặm lòng muốn về, nhìn trên trời cao chỉ
thây vầng trăng quạnh quẽ. Trăng lẻ loi chỉ sự cô đơn cùng cực , biết ai tâm
sự, còn ai chung đường về? Tâm tư u hoài, bứt rứt khôn nguôi.
Câu:"Vạn
lý quy tâm quế ảnh cô" là một biện pháp tu từ ẩn dụ thật đặc sắc. Tác giả
mượn hình ảnh ánh trăng treo lơ lửng để nói lên nỗi cô đơn của mình.Bút pháp
nầy được các nhà thơ Trung Quốc cũng như Việt Nam sử dụng thường xuyên trong
văn chương cổ điển cũng như văn chương hiện đại, một cách tài tình. Tới đây ta
thử xem một nhà thơ lớn của Trung Quốc là Đỗ Phủ, bày tỏ nỗi nhớ nhà của mình
như thế nảo khi bị kẹt ở Trường Anh không kịp về nhà.
(Nhà thơ
Đỗ Phủ 杜甫 (712-770) làm quan thời
Thịnh Đường (756-759), lúc bị kẹt ở Trường An ( một địa danh kinh đô Đường,khi
đó An Lộc Sơn làm chủ tình hình nơi nầy), ông nhìn trăng thương nhớ về Phu Châu
nơi vợ con, cha già đang mòn mỏi đợi chờ:
Kim dạ
Phu Châu nguyệt
Khuê
trung chỉ độc khan
Dao liên
tiểu nhi nữ
Vị giải
ức Trường An.
(Nguyệt
dạ/ Đỗ Phủ)
(Tạm
dịch:
Đêm nay
trăng sáng tại Phu Châu
Người
trong phòng the chỉ một mình ngắm trăng
Xa xôi
thương đúa con gái nhỏ
Có biết
đâu nỗi nhớ từ Trường An vọng về gia đinh....
(Đêm
Trăng/ Đỗ Phủ)
Bài
Quỳnh Hải Nguyên Tiêu về mặt nghệ thuật đã đạt tới một trình độ cao. Thơ thật
truyền cảm đọc lên nghe có hồn đầy xúc động. Trong bài tình và cảnh đựoc kết
hợp chặt chẽ tạo thành một viên ngọc toàn bích, có bố cục khúc chiết không dư
thừa lỏng lẻo không hời hợt qua loa. Từ ngữ chọn lọc, gợi hình gợi cảm, nhịp thơ
4/3 tiêu biểu thể loại thất ngôn bát cú truyền thống. Phép đối sử dụng một cách
điêu luyện đúng luật (thanh, ý, từ) trong thơ Đường, tá đối sử dụng khéo léo khiến câu thơ trở nên sinh
động, mới mẻ, gây hứng thú, thuyết phục người đọc. Xét cặp đối 3&4:
Nhất
thiên xuân hứng/ thuỳ gia lạc, (4/3)
Vạn lý
Quỳnh Châu / thử dạ viên. (4/3)
Từ ngữ
"Nhất thiên" đối với "Vạn lý"( trong đó "vạn" đối
với "nhất", "thiên" đối với "lý").
"Thùy
gia lạc" đối với "Thử dạ viên"( trong đó "thùy" đối
với "thử, "gia" đối với "dạ", và "lạc" đối
với "viên").
Trong
cặp luận 5&6:
Hồng
Lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu
đa hận tuế thời thiên.
Tá đối:
"Hồng Lĩnh" đối với "Bạch đầu". Hồng Lĩnh là địa danh trên
nguyên tắc không đối được với Bạch đầu, nhưng ở đây mượn âm "Hồng (
"chim hồng") cho đối với "bạch đầu" là hợp lý !
Tá đối
là đối tiếng bằng cách mượn âm của một tiếng khác:
Hai mái
trống tung đành chịu dột
Tám giờ
chuông điểm phải nằm co.
(Trần Tế Xương)
Chúng ta
thấy ý của từ Trống và Chuông trong câu không hề đối nhau. Nhưng nếu tách ra
xét tự loại, lại đối ( "trống", mượn âm trống của cái trống).
Chẳng
long lay đến lòng son sắt
Há hổ
ngươi vì miếng bạc đen.
Phan Sào Nam
Thật là
khéo khi ông mượn âm "long"( rồng) đối với hổ(cọp) nên hai
câu trên đối rất chỉnh...
Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều thăng trầm
khắc nghiệt từ lúc ấu thơ cho tới trưởng thành. Mặc dù sinh ra trong một gia
đình quyền quý: cha làm quan, anh em cũng làm quan cho triều đình nhà Lê nhưng
khi lớn lên gặp lúc vận nước suy tàn cha mẹ mất lúc ông vừa 13 tuổi khiến ông
phải nương tựa nơi người anh cả. Sau nhiều biến đổi đau thương do binh loạn mà
ông phải trôi giạt về quê vợ sống đời nghèo khổ cùng cực. Ông thường làm thơ
viết văn để tỏ nỗi thất vọng mặc dầu ông đã thi đỗ tam trường nhưng không có
đất dụng võ. Bài Quỳnh Hải Nguyên Tiêu là một tuyệt tác trong thơ văn cổ điển
Việt Nam . Ý thơ hàm xúc, lời thơ bình dị mà sâu sắc được nhiều nhà nghiên cứu
khen ngợi. Qua bài thơ nầy ta thấy bày ra một khía cạnh khác của đời ông. Lúc
giao thời, chính trị đất nước bị rối loạn do ba thế lực: Lê
mạt, chúa Trịnh và sự nổi dậy của nhà Tây Sơn, khiến đất nước rơi vào cảnh loạn
ly. Người anh cả là Nguyễn Khản bị khép tội phản loạn trong vụ án năm Canh Tý
1780, nên bị bãi chúc và bị bắt giam, từ đó Nguyễn Du mất chỗ dựa, may nhờ bạn
của cha là Đoản Nguyễn Tuấn đem về nuôi cho ăn học. Năm 1786 thì anh cả Nguyễn
Khản bị bịnh rồi mất. Năm 1789 Đoàn Nguyễn Tuấn về hợp tác với Tây Sơn, lúc nầy
Nguyễn Du về quê vợ ở Quỳnh Côi, Thái
Bình. Chính thời gian nầy ông sáng tác bài thơ trên. Một tài liệu khác cho rằng
sở dĩ ông về quê vợ là vì trước đó, khi Tây Sơn tấn công Bắc Hà, chiếm Thăng
Long, ông chạy theo vua Lê Chiêu Thống sang Tàu nhung không kịp bèn quay lại
trốn về quê vợ lánh nạn. Sống trong cảnh nghèo ông bị nội tâm dằn vặt, đau đớn gần như tuyệt vọng trong một thời gian dài do hai vấn đề đối lập nhau hiện diện cùng một lúc trong con người của ông: hạnh
phúc/khổ đau, đoàn tựu/ly tán, đựơc/mất...
Cảnh
và tình trong bài thơ hòa quyện nhau nhưng đối lập nhau, một bên là cảnh đẹp
thiên nhiên, trăng sáng vằng vặc tỏa khắp thôn trang, một bên là nỗi buồn cay đắng
vì xa nhà, nghèo đói, bệnh tật không thang thuốc, thì làm sao mà vui cho được
nên "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"!Nỗi đau như chồng chất vì
cha mẹ mất, anh em ly tán, nhà tan cửa nát không biết tỏ bày cùng ai, có chăng
là vầng trăng sáng cũng là bạn tri âm như ta thấy trong bài Quỳnh Hải Nguyên
Tiêu nầy!
Dịch
thơ:
Quỳnh Hải đêm rằm tháng giêng
Trăng
sáng nguyên tiêu vắng bóng người
Trăng
xưa không đổi nét xinh tươi
Một trời
trăng tỏ soi đầu ngõ
Muôn dặm
Quỳnh Châu dạ rối bời
Hồng
Lĩnh tan nhà huynh đệ tán
Bạc đầu
thêm hận tháng ngày trôi
Đường
cùng bạn đến vui mừng gặp
Góc bể
chân trời, đã mấy mươi!
Nguyễn
Cang
Trích
dẫn thêm bản dịch của các thi nhân:
Rằm tháng giêng trăng vàng lai láng,
Nghìn xưa không đổi dạng thuyền quyên.
Quỳnh Châu muôn dặm đoàn viên,
Một trời xuân hứng xuân riêng nhà nào?
Cảnh Hồng Lĩnh biết bao ly tán!
Bạc mái đầu ngày tháng đổi thay.
Đường cùng mừng thấy nhau đây,
Phương trời lận đận tuổi đầy ba mươi.
Nghìn xưa không đổi dạng thuyền quyên.
Quỳnh Châu muôn dặm đoàn viên,
Một trời xuân hứng xuân riêng nhà nào?
Cảnh Hồng Lĩnh biết bao ly tán!
Bạc mái đầu ngày tháng đổi thay.
Đường cùng mừng thấy nhau đây,
Phương trời lận đận tuổi đầy ba mươi.
Trăng
sáng đầu xuân toả ngập tràn,
Bao giờ trăng chẳng nhạt thuyền quyên.
Một trời xuân hứng nhà ai lạc,
Muôn dặm Quỳnh Châu nguyệt sáng ngần.
Hồng Lĩnh không nhà huynh đệ vắng,
Bạc đầu đa hận tháng ngày nhanh.
Đường cùng trăng vẫn còn soi đến,
Góc biển chân trời, ba chục năm.
Bao giờ trăng chẳng nhạt thuyền quyên.
Một trời xuân hứng nhà ai lạc,
Muôn dặm Quỳnh Châu nguyệt sáng ngần.
Hồng Lĩnh không nhà huynh đệ vắng,
Bạc đầu đa hận tháng ngày nhanh.
Đường cùng trăng vẫn còn soi đến,
Góc biển chân trời, ba chục năm.
Phạm
Trọng Chánh
-------------------
Nguyễn
Cang (7/12/16)
Ghi chú: Bài được chỉnh sửa và viết thêm phần
bình ngày 24/7/18.
No comments:
Post a Comment