Thưởng
thức bài thơ hay bằng chữ Hán"Tại Ngục Vịnh Thiền" của Lạc Tân Vương (640-684)
(Nguyễn Cang giới thiệu và trình bày)
Xin
giới thiệu bài thơ có tựa đề “Tại Ngục Vịnh Thiền, một bài thơ mang nét ẩn dụ đặc biệt bằng cách tả “con ve sầu” để nói lên tâm sự mình của nhà thơ Lạc Tân Vương.
在獄詠蟬
(Tác giả: Lạc
Tân Vưong 駱賓王)
Phiên âm: Tại
ngục vịnh
thiền ( tác giả: Lạc Tân Vương)
1. 西陸蟬聲唱,
Tây lục thiền
thanh xướng
2. 南冠客思深
Nam Quan khách tứ thâm
3. 不堪玄鬢影
Bất kham huyền mấn ảnh
4. 來對白頭吟
Lai đối bạch
đầu ngâm
5. 露重飛難進
Lộ trùng phi nan tiến
6.
風多 響易沉 Phong
đa hưởng dị
trầm.
7. 無人信高潔,
Vô nhân tính cao khiết,
8. 誰為表予心
Thuỳ vị
biểu dư
tâm.
Xuất xứ: Năm 678 sau Công Nguyên, Lạc Tân Vương đang làm Thị Ngự Sử
Tràng An ( một chức
quan nhỏ trong triều). Nhiều lần
vì câu chuyện văn chương mà sanh hiểu lầm
đáng tiếc đối
với Võ tắc Thiên nên ông bị
tống giam.
Bài thơ được
làm trong lúc ông nằm trong ngục. Đêm đêm nghe nhiều
âm thanh trong đó có tiếng ve sầu
buồn thảm,
gây cảm xúc u hoài và ông đã mượn tiếng ve để
nói lên nỗi lòng oan ức của mình.
Giới thiệu tác giả: Lạc
Tân Vương ở
Nghĩa Ô thuộc U Châu tỉnh
Chiết Giang,Ông từng giữ chức
vụ nhỏ ở Tràng An. Sau vì bất
mãn với triều
đình nên ông theo phò Từ Kinh Nghiệp chống lại
Võ Tắc Thiên. Cuộc binh biến thất
bại ông bị
tù. Ra tù ông đi lang thang, không rõ tin tức
, có người bảo
ông đi tu...
Chú thích từ ngữ:
vịnh: dùng thơ ca để
miêu tả.
thiền: con ve
tây lục: chỉ mùa thu
Nam quan: chỉ miền Nam ( ở đây là nước Sở)
bất kham: bất chấp
huyền mấn : cánh mỏng con ve
lai: đến
bạch đầu: đầu
bạc, tuổi
già .
Ý câu 4/ Ve đang
gọi tôi, mà tôi bị giam thì làm gi bây giờ
? tác giả không sao cầm lòng cho được.
Câu 5/ Sương móc khá đậm làm ướt
cánh ve nên ve không cất cánh bay lên được.
Câu 6/ gió lớn quá khiến tác giả không nghe được âm thanh bên ngoài cũng không còn nghe được tiếng ve ngâm; chẳng khác nào nỗi khổ
đau, oan ức của
tác giả phải
chịu bấy
lâu nay.
cao khiết:cao thượng và thanh khiết.
ý câu 7/ tác giả và ve đều có tính cao thượng và thanh khiết của
người quân tử mà không ai hiểu cho.
biểu: bộc lộ,
bày tỏ.
ý câu 8/ ai là ngươi bộc bach dùm nổi oan của ta nhỉ?
Dịch nghĩa:
Trong
Ngục Ca Ngợi Tiếng Ve
1/ Trong tù, ngày thu, nghe tiếng
ve kêu,
2/ khiến tù nhân thêm nhớ nhà
3/ Bất chấp
cánh mỏng, ve vẫn đến gọi
4/ ta buồn vì đầu
bạc (lại
đang ở trong tù)
5/ sương nặng,
cánh ướt,ve cất
cánh không nổi
6/gió mạnh ,tiếng
chìm mất khiến
người tù không còn nghe được.
7/ta và ve vốn tính cao thượng và thanh khiết mà chẳng
ai tin.
8/ ai là ngươi bộc
bạch hộ
ta nhỉ?
Lời bình:
Lạc
Tân Vương là người thích văn chương thơ
phú, ông bắt đầu
làm thơ ngay từ lúc còn nhỏ. Sở
thích nầy luôn đeo đuổi ông suốt cuộc
đời. Khi lãnh chức vụ nhỏ
tại Tràng An, sự nghiệp thơ
văn của ông càng phát triển mạnh mẻ,
tạo điều
kiện cho ông kết bạn với
nhiều người
trong chốn
văn chương. Nhưng
tiếc thay ông quên mất một điều
là mặc dầu
"văn chương vô mệnh"
nhưng cũng có thể gây "hệ luỵ"
đau buồn về
sau. Ông thường đưa
ra những ý kiến
phê bình về tình trạng bất công xã hội, ông muốn đất
nước hùng mạnh người dân được
ấm
no hạnh phúc. Những đề nghị
của ông không được Võ Hậu chấp
thuận trái lại còn bị ghép vào tội khác, tống giam vào ngục. Trong thời gian theo phò Từ Kính Nghiệp, Lạc
Tân Vương có làm thay cho chủ tướng mình một bài hịch rất
nổi tiếng
tựa là "Vị Từ Kính Nghiệp
thảo Vũ Chiếu hịch", trong đó ông tố cáo sự tàn ác và thối nát của triều
đại Vũ- Hậu,
rồi nói đến
sự cần
thiết của
một cuộc
khởi binh. Nhân danh việc làm đại nghĩa để chiêu dụ, đồng
thời lấy
thưởng phạt
công minh để khích lệ. Văn phong thật hùng hồn mỹ lệ
lại đanh thép, hừng hực khí thế đấu tranh làm nức lòng quân sĩ.
Theo nhận xét của
thầy Trần
Trọng San thì "Bài nầy được coi là một kiệt tác của
thể văn hịch.
Cuối đời
Đông Hán, Trần Lâm làm bài hịch vạch tội
Tào Tháo rất nổi
tiếng, nhưng
xét ra thì không bằng bài nầy."
Trong thơ văn Việt
Nam, thi hào Nguyễn Du cũng đã có lần luận bàn về
“hệ luỵ
của văn chương” khi ông đọc phần
còn lại của
quyển "Độc Tiểu Thanh Ký" (讀小青記).
Ông không cầm được
xúc động khi biết được câu chuyện tình đầy thương
đau của nàng Tiểu Thanh ở Tây Hồ,
Hàn Châu, TrungQuốc. Tiểu
Thanh là một người
con gái tài sắc, tư
chất thông minh, học hành giỏi giang. Ngay từ nhỏ nàng đã thông hiểu đầy đủ
các môn nghệ thuật:
cầm kỳ thi hoạ. Năm 16 tuổi, nàng được gã làm vợ lẽ
cho Phùng Sinh, một công tử con nhà gia thế. Tiểu
Thanh rất thích văn chương thơ phú, Tiếc rằng nàng làm vợ lẻ, bị
vợ cả đánh ghen, hành hạ khi khám phá ra tài thơ văn của nàng. Những câu thơ bằng lời yêu đương nồng
cháy đối với
chồng làm bà vợ cả ghen
tức. Chính Tây Hồ là nơi bà vợ
cả đày Tiểu
Thanh sống trong cô đơn quạnh quẻ
cho tới chết.
Trong cuốn "Độc Tiểu Thanh ký" còn sót lại hơn một
chục bài khi tập thơ bị
vợ cả
đem đốt. Nguyễn Du xem sách mà chạnh
lòng, thương cảm
cho thân phận của
nàng Tiểu
Thanh, ông liên tưởng đến
chuyện đời
300 năm về sau, biết còn có ai khóc cho ông như
ông đã khóc cho nàng Tiểu Thanh hôm nay không? (Bất tri tam bách dư niên hậu/
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?)
[ Nguyên văn chữ Hán:
讀小青記
西湖花苑盡成墟
獨吊窗前一紙書
脂粉有神憐死後
文章無命累焚餘
古今恨事天難問
風韻奇冤我自居
不知三百餘年後
天下何人泣素如
. Phiên âm
Hán – Việt : Độc Tiểu
Thanh kí:
Tây
hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc
điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi
phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn
chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ
kim hận sự thiên nan vấn,
Phong
vận kì oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.]
Qua phân tích ta thấy hai người:
Lạc Tân Vương và Tiểu Thanh củng yêu thích văn chương,
nhưng cách thể hiện tài năng nhằm mục đích khác nhau và "hệ luỵ" sau cùng của hai người
lại giống nhau, một chết một bị tù.
Trở lại bài thơ "Tại Ngục Vịnh Thiền" của Lạc Tân Vương.
Đây là bài thơ
ngũ ngôn bát cú Đường luật,
luật trắc, vần trắc, gồm 8 câu, mỗi câu
5 chữ đã gói trọn tâm tư tình cảm của tác giả. Vần được gieo ở cuối các
câu 2,4,6,8 (thâm, ngâm, trầm, tâm).
*Đề (câu 1&2 )
1. 西陸蟬聲唱
Tây lục thiền
thanh xướng
2. 南冠客思深
Nam Quan khách tứ thâm
Mở bài tác giả giới
thiệu một một nhân vật đặc biệt: người tù.
Bối cảnh: thời gian mùa Thu cho ta biết cảnh vật u buồn, lá vàng rụng bên song
cửa, sao mà hiu hắt! Bên ngoài có tiếng ve ngâm tha thiết, nức nở như cứa miết
vào không gian làm tăng thêm nỗi sầu của người tù bất hạnh.
Nỗi nhớ nhà sao mà
nhức nhối : nào vợ nào con , nào bạn bè thân thiết không biết bây giờ ra sao?
Cảm giác mất mát nầy không ai hiểu nổi bằng chính người tù.
*Thực ( câu 3&4):
3. 不堪玄鬢影
Bất kham huyền mấn ảnh
4. 來對白頭吟
Lai đối bạch
đầu ngâm
Trong một phút bất chợt, người tù cảm nhận được tiếng kêu nghe lớn
hẳn và ve kia đang bay lại gần để chuyện trò, tâm sự với người tù. Tâm trạng lạ
lùng nầy chứng tỏ người tù còn nuôi một chút hy vọng, cái hy vọng tuy mong manh
lại có giá trị như một an ủi vô biên. Ở đây tác giả đã dùng phép nhân cách hoá
để ve sầu biết suy nghĩ, nói năng, tâm sự với người tù. Âm thanh bên
ngoài, tiếng ve kêu hay bất cứ tiếng động nào cũng được người tù chú ý để biết
chuyện gì đang xảy ra, biết một thế giới thực mà người tù cần có như một
sinh vật cần không khí để thở. Nguồn sống nhỏ nhoi đó lại là một nguồn kích
thích cho sự tồn tại
của con người ở thế gian nầy.
* Luận (câu
5&6) :
5. 露重飛難進
Lộ trùng phi nan tiến
6. 風多響易沉
Phong đa hưởng dị trầm.
Nhưng hỡi ôi! Người tù
tưởng được nói chuyện với chú ve kia nào ngờ giờ đây tuổi già sức yếu biết còn
sống được bao lâu? Nguồn hy vọng chợt tắt khi ngoài trời sương lạnh xuống thấp,
tuyết phủ đầy trên cành cây ngọn cỏ, khiến cho ve bị ướt cánh không bay lên
được, còn người tù thì vì gió quá to nên không nghe được âm
thanh bên ngoài cũng như tiếng nói của chính mình. Đêm càng khuya
sương lạnh càng xuống nhiều, chú ve sầu mệt mỏi, cánh ướt nặng trịch, nó bám
chặt vào nhánh cây sồi trơ lá, cất lên tiếng kêu rè rè như tắt
nghẽn , như đứt hơi. Người ta có cảm tưởng như đó là tiếng dế, tiếng côn
trùng chớ không phải là tiếng ngâm râm ran, tha thiết, ảo não của con ve
sầu vào những buổi trưa hè thanh vắng. Đó cũng chính là hình ảnh của tác giả
mượn xác ve để nói lên nỗi bất hạnh và sự bất lực của mình.
Về mặt nghệ thuật, tác giả sử dụng
phép ẩn dụ kết hợp với nhân cách hoá con ve như một người có ý thức
biết đối thoại và thông cảm nỗi đau của tha nhân. Tác giả tự cho mình và ve có
những đức tính cao thượng, thanh khiết của người quân tử mong người đời thấu
hiểu, và cũng mong bà Võ Hậu tha tội để ông về sống bình lặng với gia đình.
Nhưng thương thay! Lời nói của ông như nước chảy qua cầu để rồi sau cùng ông kêu lên trong tuyệt vọng:
Ai người bộc bạch cho ta bây giờ?
Kết (câu 7&8):
7. 無人信高潔,
Vô nhân /tính cao khiết,
(2/3)
8. 誰為表予心
Thuỳ vị/ biểu
dư
tâm.
(2/3)
Tiếng "Thuỳ" đặt ở đầu câu, đóng vai trò một nghi vấn đại danh
từ. Ai? Người nào? Tác giả khéo dùng để diễn tả một tiếng kêu khẩn thiết, âm
thanh như đứt đoạn làm chạnh lòng trắc ẩn, xót thương cho kẻ bị hàm oan. Thơ
ngắt nhịp điều đặn 2/3, diễn tả nỗi thất vọng, sầu thảm kéo dài, đồng thời cũng
nói lên khát vọng tư do của người tù, mong mỏi thiết tha được giải oan để sớm
trở về xum họp với gia đình và người thân. Người đọc cảm nhận một cách sâu sắc
những bất hạnh của tác giả và sẵn sàng chia xẻ niềm đau.
Bài thơ khép lại
nhưng nỗi buồn còn đọng trong tim. Tác giả diễn đạt thật mạch lạc, xúc tích,
hàm chứa nỗi oan khiên bất tận, biết đến bao giờ mới được giải toả? Bài
thơ theo bút pháp truyền thống của lối thơ cổ điển Trung Quốc thời Sơ Đường
nhưng ngôn ngữ được sử dung một cách khéo léo để mô tả tình huống và tâm trạng
có thật của người tù, gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.
Dịch bằng thơ:
Trong ngục vịnh ve
sầu
( người dịch: Nguyễn
Khuê)
Thu đến ve
vang tiếng,
Người tù ý thiết
tha.
Cánh đen* kham
chẳng nỗi,
Đầu bạc tới ngâm
nga.
Sương nặng bay xa
khó;
Gió nhiều tiếng
thoảng qua.
Ai tin chuyên cao
khiết,
Mà lòng tỏ hộ ta.
Chú thích: Từ "huyền mấn" thầy Nguyễn Khuê dịch là "cánh
đen", theo suy nghĩ của tôi thì thầy dịch theo nghĩa đen, dựa vào phép đối
trong câu 3 và 4 của bài thơ ngũ ngôn bát cú Đường luật,
"huyền" đối với "bạch"( tức "đen" đối với
"trắng") rất chỉnh, nhưng khi dịch ra âm tiếng Việt thì nghĩa không
hay. Theo thiển ý của tôi có lẽ nên dịch theo nghĩa bóng "cánh
mỏng" như nhiều tác giả khác thì nghĩa rõ hơn.
Tham khảo: "huyền mấn": mũ cánh mỏng. Theo Yên Hoa ký: Cung nhân nước
Nguỵ chế mũ cánh mỏng như cánh ve sầu.
Nguyễn Cang
No comments:
Post a Comment