Vịnh Hang Thánh Hóa -
chùa Thầy*
Khen thay con tạo khéo khôn phàm
Một đố giương ra biết mấy ngoàm.Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp,
Lạch khe nước rỉ mó lam nham.
Một sư đầu trọc ngồi khua mõ,
Hai tiểu lưng tròn đứng giữa am.
Đến mới biết là hang Thánh Hoá,
Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham!
Hồ Xuân Hương
Cũng như bài Hang Cắc Cớ, bài thơ Hang Thánh Hóa của Hồ Xuân Hương,thể hiện nét trào phúng, nghịch ngợm thật khéo léo bằng ngôn ngữ thanh, tục rất Hồ Xuân Hương, bà Chúa thơ Nôm!
Phàm nhân : người thường không cói tài năng gì hết.
Đố: thanh gỗ to hoặc ống tre nằm xen ở bức vách để tăng độ cứng
ngoàm (ngàm): chỗ đầu nối những thanh ngang vào đố. Thành ngữ “ngàm nào đố ấy”.
lườn: Hai bên cạnh sườn, hai bên mạn thuyền, hai bên cạnh của hòn đá.
Mó: dùng tay sờ , đụng vật gì.
Lạch : dòng nước nhỏ chảy ra sông, rạch.
Khe : dòng nước chảy từ trong hang núi ra.
Lam nham: xù xì không phẳng.
Bài họa:
THĂM HANG THÁNH HÓA
Tạo hóa sinh chi cảnh tuyệt phàm
Đố tre một mảnh lắp đầy ngoàm
Quanh khe cỏ rậm, lan mù mịt
Dưới suối rêu mờ, mó nhám nham
Sư cụ ê a ngồi gõ mõ
Sãi con gà gật đứng canh am
Tới đây mới biết chùa Thầy trụ
Mỏi gối bò lên vẫn cứ ham !
No comments:
Post a Comment