Một Số Bài Nhận Xét Về Đề Nghị Cải Tiến Tiếng Việt Mới Đây
Của Một Ông Được Gọi Là Tiến Sĩ CHXHCNVN
PGS.TS Bùi Hiền
(nguyên hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó viện trưởng Viện Nội
dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt
với "giáo dục" thành "záo zụk", "Tiếng Việt"
thành "Tiếq Việt".
Đề xuất này của PGS.TS Bùi Hiền được nêu trong bài Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế thuộc cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển, tập 1, dày 2.200 trang, do NXB Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại ĐH Quy Nhơn hồi tháng 9.
Ông Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay, chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư...
Những bất hợp lý PGS Bùi Hiền đưa ra gồm: Hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C - Q - K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr - Ch (tra, cha), S - X (sa, xa)… Bên cạnh đó, dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).
Từ đó, ông kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước.
Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z.
Đề xuất này của PGS.TS Bùi Hiền được nêu trong bài Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế thuộc cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển, tập 1, dày 2.200 trang, do NXB Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại ĐH Quy Nhơn hồi tháng 9.
Ông Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay, chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư...
Những bất hợp lý PGS Bùi Hiền đưa ra gồm: Hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C - Q - K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr - Ch (tra, cha), S - X (sa, xa)… Bên cạnh đó, dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).
Từ đó, ông kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước.
Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z.
Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có
trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q =
Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm "nhờ" (nh)
chưa có ký tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép n'
để biểu đạt.
- Tại sao ông có ý tưởng đề xuất cải cách chữ cái Tiếng Việt?
- Tên công trình khoa học của tôi là "Cải tiến chữ quốc ngữ", phải cải tiến vì Tiếng Việt hiện tại có một số bất cập. Tôi là nhà nghiên cứu về ngôn ngữ nhưng chưa tin hẳn mình viết đúng chính tả.
Khi làm việc, tôi thường dùng thêm một cuốn từ điển bên cạnh để tìm hiểu về việc dùng cá từ như "X - S", "Ch - Tr"…. Nếu dựa vào tiếng Hà Nội (tức tiếng thủ đô), không phân biệt "X -S", "Ch - Tr".
Tôi lấy vị dụ như khi phát âm từ "Xa gần" hay "Sa mạc" thì cũng phát âm như nhau cả. Hai ký tự biểu hiện một âm là thể hiện sự vô lý và thừa. Học sinh khi học cũng gặp khó khăn.
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp âm tiết khác như "Ch - Tr". Ví dụ, từ "Châu -Trâu", nếu tiếng Hà Nội thì khi nói đều chỉ gọi chung một âm tiết.
Chúng ta mất khá nhiều thời gian để học Tiếng Việt. Chẳng hạn, ngoài việc học chữ "G", chúng ta lại mất thêm thời gian học các chữ như "G, Gi, Gh" mới xong một âm. Khi ghép và viết lại tốn thêm một khoảng thời gian nữa.
Thời đại kỹ thuật số đòi hỏi mỗi ký tự phải tương ứng với một âm. Nếu có tới 3-4 ký tự biểu hiện cho một âm tiết thì rất tốn kém về mặt thời gian.
Chúng ta hãy làm phép thử so sánh học bảng chữ cái hiện hành với bảng chữ cái theo đề xuất của tôi thì sẽ thấy đề xuất giảm còn 31 chữ sẽ rất dễ nhớ, dễ học.
- Đề xuất của PGS nhận được ý kiến trái chiều của dư luận khi cho rằng chữ cải tiến giống "teen code". Khi đọc những ý kiến phản ứng với đề xuất này, ông nghĩ sao?
- Tôi đã nhen nhóm ý tưởng và đầu tư nghiên cứu công trình này trong gần 20 năm. Công trình nghiên cứu của tôi thực ra vẫn chưa hoàn thành và còn dang dở, mới báo cáo ở hội nghị khoa học của ngành ngôn ngữ.
Khi một số cơ quan truyền thông đọc được ở đó và nhận thấy đấy là vấn đề hay và đưa ra nhưng họ lại chưa tìm hiểu kỹ về cơ sở khoa học của nó, vì vậy khi đăng tải lên báo chí khiến vấn đề bị "ném đá".
Đứng về mặt mỹ học, thẩm mỹ, nhìn chữ cải tiến so với chữ cũ thì dễ gây phản ứng khó chịu. Bản thân tôi nếu nhìn chữ cải tiến cũng thấy ngớ ngẩn.
Vấn đề được nêu lên báo chí chỉ là phần cuối của kết quả tôi nghiên cứu. Vì vậy, phản ứng của họ phản đối cũng là tất yếu khi thói quen của nhiều người vẫn chứa đựng tính bảo thủ, phản xạ phủ nhận.
- Ông dự định sẽ tiến hành hoàn thiện chữ cải tiến như thế nào?
- Dự kiến, vào hội nghị ngôn ngữ tháng 3/2018, tôi sẽ trình bày phần còn lại của công trình nghiên cứu về nguyên âm để có được hệ thống cấu thành nên chữ viết (gồm phụ âm và nguyên âm).
Dư luận có thể làm so sánh giữa 2 bảng chữ cũ và mới thì thấy chữ mới ngắn gọn đơn giản, dễ viết, dễ nhớ.
Theo thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định, Tiếng Việt và chữ viết ghi âm Tiếng Việt cũng có một lịch sử hình thành và phát triển với rất nhiều thay đổi.
Trong đó, chữ quốc ngữ với hệ thống chữ cái La-tinh được coi là ưu việt nhất vì dễ đọc dễ viết, phát âm như thế nào ghi lại như vậy. Điều đó thuận lợi cho phổ cập dân trí, in ấn và xuất bản và các hoạt động giáo dục và văn hóa khác.
Những đề xuất cải biến chữ viết ghi âm tiếng Việt hoàn toàn có tính khoa học nhưng chỉ là những nghiên cứu có tính chất lý thuyết khó có thể áp dụng thực tiễn.
Những đề xuất thay đổi là thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
- Tại sao ông có ý tưởng đề xuất cải cách chữ cái Tiếng Việt?
- Tên công trình khoa học của tôi là "Cải tiến chữ quốc ngữ", phải cải tiến vì Tiếng Việt hiện tại có một số bất cập. Tôi là nhà nghiên cứu về ngôn ngữ nhưng chưa tin hẳn mình viết đúng chính tả.
Khi làm việc, tôi thường dùng thêm một cuốn từ điển bên cạnh để tìm hiểu về việc dùng cá từ như "X - S", "Ch - Tr"…. Nếu dựa vào tiếng Hà Nội (tức tiếng thủ đô), không phân biệt "X -S", "Ch - Tr".
Tôi lấy vị dụ như khi phát âm từ "Xa gần" hay "Sa mạc" thì cũng phát âm như nhau cả. Hai ký tự biểu hiện một âm là thể hiện sự vô lý và thừa. Học sinh khi học cũng gặp khó khăn.
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp âm tiết khác như "Ch - Tr". Ví dụ, từ "Châu -Trâu", nếu tiếng Hà Nội thì khi nói đều chỉ gọi chung một âm tiết.
Chúng ta mất khá nhiều thời gian để học Tiếng Việt. Chẳng hạn, ngoài việc học chữ "G", chúng ta lại mất thêm thời gian học các chữ như "G, Gi, Gh" mới xong một âm. Khi ghép và viết lại tốn thêm một khoảng thời gian nữa.
Thời đại kỹ thuật số đòi hỏi mỗi ký tự phải tương ứng với một âm. Nếu có tới 3-4 ký tự biểu hiện cho một âm tiết thì rất tốn kém về mặt thời gian.
Chúng ta hãy làm phép thử so sánh học bảng chữ cái hiện hành với bảng chữ cái theo đề xuất của tôi thì sẽ thấy đề xuất giảm còn 31 chữ sẽ rất dễ nhớ, dễ học.
- Đề xuất của PGS nhận được ý kiến trái chiều của dư luận khi cho rằng chữ cải tiến giống "teen code". Khi đọc những ý kiến phản ứng với đề xuất này, ông nghĩ sao?
- Tôi đã nhen nhóm ý tưởng và đầu tư nghiên cứu công trình này trong gần 20 năm. Công trình nghiên cứu của tôi thực ra vẫn chưa hoàn thành và còn dang dở, mới báo cáo ở hội nghị khoa học của ngành ngôn ngữ.
Khi một số cơ quan truyền thông đọc được ở đó và nhận thấy đấy là vấn đề hay và đưa ra nhưng họ lại chưa tìm hiểu kỹ về cơ sở khoa học của nó, vì vậy khi đăng tải lên báo chí khiến vấn đề bị "ném đá".
Đứng về mặt mỹ học, thẩm mỹ, nhìn chữ cải tiến so với chữ cũ thì dễ gây phản ứng khó chịu. Bản thân tôi nếu nhìn chữ cải tiến cũng thấy ngớ ngẩn.
Vấn đề được nêu lên báo chí chỉ là phần cuối của kết quả tôi nghiên cứu. Vì vậy, phản ứng của họ phản đối cũng là tất yếu khi thói quen của nhiều người vẫn chứa đựng tính bảo thủ, phản xạ phủ nhận.
- Ông dự định sẽ tiến hành hoàn thiện chữ cải tiến như thế nào?
- Dự kiến, vào hội nghị ngôn ngữ tháng 3/2018, tôi sẽ trình bày phần còn lại của công trình nghiên cứu về nguyên âm để có được hệ thống cấu thành nên chữ viết (gồm phụ âm và nguyên âm).
Dư luận có thể làm so sánh giữa 2 bảng chữ cũ và mới thì thấy chữ mới ngắn gọn đơn giản, dễ viết, dễ nhớ.
Theo thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định, Tiếng Việt và chữ viết ghi âm Tiếng Việt cũng có một lịch sử hình thành và phát triển với rất nhiều thay đổi.
Trong đó, chữ quốc ngữ với hệ thống chữ cái La-tinh được coi là ưu việt nhất vì dễ đọc dễ viết, phát âm như thế nào ghi lại như vậy. Điều đó thuận lợi cho phổ cập dân trí, in ấn và xuất bản và các hoạt động giáo dục và văn hóa khác.
Những đề xuất cải biến chữ viết ghi âm tiếng Việt hoàn toàn có tính khoa học nhưng chỉ là những nghiên cứu có tính chất lý thuyết khó có thể áp dụng thực tiễn.
Những đề xuất thay đổi là thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
Không
đề tên người viết
Nhận Xét Của “Giới Có Học Làm Lớn Phe
Ta”
Nói về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, ông
Nguyễn Hữu Hoành, phó viện trưởng Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam, cho biết vấn đề
này đã được các nhà ngôn ngữ học trao đổi, đề cập rất nhiều trong những năm qua
chứ không riêng gì đề nghị của ông Bùi Hiền.
“Tuy nhiên, không thể thay đổi được và cũng không nên thay đổi, vì chữ viết liên quan đến văn hóa, lịch sử và rất nhiều vấn đề khác. Ngay cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến có nhiều chữ đọc và viết bất hợp lý mà cũng không ai nghĩ đến việc cải tiến. Đến nay, trải qua nhiều thế kỷ, tiếng Việt đã định hình và chữ quốc ngữ đã tồn tại cả thế kỷ với kho tư liệu đồ sộ từ lúc hình thành đến bây giờ,” ông Hoành nhìn nhận.
Còn ông Bùi Khánh Thế, phó chủ tịch Hội Đồng Khoa Học và Đào Tạo trường Đại Học Ngoại Ngữ-Tin Học Sài Gòn, cho rằng: “Có một số bất hợp lý, chẳng hạn ký tự q lại thay thế cho chữ ng, z thay gi, c thay tr, ch… Chưa kể làm vậy sẽ mất đi sự tinh tế trong cách viết, đọc và phát âm của tiếng Việt. Từ lúc hình thành cho đến nay, tiếng Việt có nhiều âm thay đổi nhưng chữ viết vẫn giữ nguyên. Đó chính là sự bền vững cần có, chỉ những gì bất hợp lý mới mất đi.”
Theo ông Thế, càng đổi mới thì càng bị rối. Đó là chưa kể, sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí để thay đổi. Vì thế, đối với chữ quốc ngữ, nên tìm cách chú ý khắc phục những cái khó, hơn là cải tiến. (Tr.N)
“Tuy nhiên, không thể thay đổi được và cũng không nên thay đổi, vì chữ viết liên quan đến văn hóa, lịch sử và rất nhiều vấn đề khác. Ngay cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến có nhiều chữ đọc và viết bất hợp lý mà cũng không ai nghĩ đến việc cải tiến. Đến nay, trải qua nhiều thế kỷ, tiếng Việt đã định hình và chữ quốc ngữ đã tồn tại cả thế kỷ với kho tư liệu đồ sộ từ lúc hình thành đến bây giờ,” ông Hoành nhìn nhận.
Còn ông Bùi Khánh Thế, phó chủ tịch Hội Đồng Khoa Học và Đào Tạo trường Đại Học Ngoại Ngữ-Tin Học Sài Gòn, cho rằng: “Có một số bất hợp lý, chẳng hạn ký tự q lại thay thế cho chữ ng, z thay gi, c thay tr, ch… Chưa kể làm vậy sẽ mất đi sự tinh tế trong cách viết, đọc và phát âm của tiếng Việt. Từ lúc hình thành cho đến nay, tiếng Việt có nhiều âm thay đổi nhưng chữ viết vẫn giữ nguyên. Đó chính là sự bền vững cần có, chỉ những gì bất hợp lý mới mất đi.”
Theo ông Thế, càng đổi mới thì càng bị rối. Đó là chưa kể, sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí để thay đổi. Vì thế, đối với chữ quốc ngữ, nên tìm cách chú ý khắc phục những cái khó, hơn là cải tiến. (Tr.N)
Chữ Việt của TS Bùi Hiển
Vừa rồi, đọc và nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết
được PGS TS Bùi Hiền, sau 20 năm nghiên cứu, đã đề xuất thay đổi ký tự tiếng
Việt bằng mẫu tự La – Tinh đã được các cố đạo Thiên Chúa Giáo sáng lập ra từ
thế kỷ XVII để việc truyền đạo ở nước ta dễ dàng và đã được các nhà ngôn ngữ học
chỉnh sửa dần dần những bất hợp lý từ đó đến nay (tính ra đã hơn 400 năm) mới
có một cách viết như bây giờ. Những chỉnh sửa trong quá trình lịch sử ấy diễn
ra êm ả, không gây một xáo trộn nào cho giáo dục, học thuật …
Còn sáng kiến của Tiến Sĩ Bùi Hiển sẽ gây nhiều xáo trộn trong đời sống
như các bậc thức giả đã nêu ý kiến trong mấy ngày qua - ở đây tôi không nhắc lại
làm chi!
Đã đành sống là phải đưa ra sáng kiến để giúp đời đẹp hơn, ổn định
hơn, nhưng đối với sáng kiến của Tiến Sĩ Bùi Hiển lợi thì chưa thấy mà hại đã
rành rành trước mắt.
Nếu như sáng kiến ấy lỡ được chấp nhận, mọi người Việt phải bỏ ra một
thời gian để học lại, để làm quen với chữ Việt; và những người cao tuổi (như
tôi) – quỹ thời gian trên đời không nhiều - phải chấp nhận “mù chữ” thôi. Ôi Trời
ơi! Nghĩ đến đó, tôi rùng mình!
Đây là một đoạn vừa có chữ Việt truyền thống vừa có chữ Việt của Bùi
Hiền đã được chụp và đưa lên Internet.
Mời các bạn đọc thử đoạn chữ Việt của Bùi Hiền để thấy tôi than phiền
có đúng không nhé?
27/11/2017 (10/10/Đinh Dậu)
Do Hoàng Đằng viết
Cuộc cách mạng văn hóa tâm thần
Hôm rồi báo Thanh Niên có đưa tin, Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền
(Nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội
dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) vừa giới thiệu cuốn sách Ngôn
ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển (tập 1) dày 2.200 trang, do nhà xuất bản
Dân Trí phát hành. Đặc biệt trong sách có bài “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc
tế” của ông Bùi Hiền với những đề xuất táo bạo cho những cải tiến chữ viết
tiếng Việt, vì theo nhận định của ông Bùi Hiền thì tiếng Việt hiện
tại có nhiều điều chưa hợp lý: “Từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương
ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp tiểu học, trải qua gần
một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải
tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư…”.
Dưới đây
là một đoạn văn trích dẫn đã được “đổi” sang cách viết tiếng Việt
của ông Bùi Hiền. Đồ tui đọc tới đọc lui cái đoạn văn ngắn ngủi chỉ
14 dòng của ông PGS-TS Bùi Hiền mà vã cả mồ hôi hột như hồi sau 75,
thầy trò trong trường bị đày đi đào kênh thủy lợi trên nông trường Lê
Minh Xuân, chỉ tiêu 3 mét khối mỗi ngày cũng chưa kinh hoàng bằng
những cải tiến kiểu “đi đầu xuống đất” của ông Bùi Hiền.
Theo biện luận của ông Bùi Hiền, cách tân ngôn ngữ kiểu này sẽ
giản tiện được bộ chữ cái từ 38 chữ cái chỉ còn 31 chữ cái mà thôi! Từ đó
một bài viết trước đây cần khoảng 100 trang thì nay có thể giảm bớt
thời gian đánh máy, nguyên vật liệu in ấn xuống 92 trang là đủ, tiết
kiệm được 8 %. Khoan nói chuyện kinh phí ở đây, chỉ cần mời độc giả
cùng nghiên cứu những cải tiến “rùng rợn” giữa cách viết cũ và
cách viết mới là thấy hết bịnh té giếng của ngài giáo sư liền:
- Chữ C sẽ thay thế cho Ch, Tr.
Ví dụ hai chữ “cha, tra” đều sẽ viết là "ca", hay tổ
chức = tổ cứk.
- D thay thế cho Đ/ Cái đèn = Kái dèn.
- G thay thế cho G, Gh/ Đánh ghen = Dán ̀ gen.
- F thay thế cho Ph/ Phúc đức = Fúk dứk
- K thay thế cho cả 3 chữ cái C, Q, K/ Con cái = kon kái, quốc
gia = kuốc za, dạy học = zạy họk
- Q thay thế cho Ng, Ngh/ Ngã nghiêng = qã qiêq
- X thay thế cho Kh/ Khập khiễng = xập xiễq
- W thay thế cho Th/ Thẳng thắng = wẳq wắq
- Z thay thế D, Gi, R/ Giáo dục = záo zụk
- Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên
tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt/ Cái nhà = Kái n ̀à, nhà nước= n
̀à nướk
- Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm
một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z.
Ai trong chúng ta cũng biết chữ quốc ngữ đã có từ cả 300-400
năm nay. Theo http://www.taberd75.com/linh%20tinh/ChuQuocNgu.htm vào đầu thế kỷ thứ 17 các
giáo sĩ Bồ Đào Nha đến Việt Nam với mục đích truyền đạo. Trong giới giáo
sĩ Dòng Tên có một nhân vật xuất sắc về ngôn ngữ, đó là giáo sĩ Francisco
de Pina. Năm 1617 ông Pina đến Đàng Trong truyền giáo và bắt tay vào dịch một
số văn bản của Ki Tô giáo ra tiếng Nôm (một thứ chữ Hán được bản địa hóa), thế
nhưng ông Pina nhận ra là vô cùng khó khăn khi học tiếng Nôm nên ông nghĩ
ra một cách đơn giản là thử lắng nghe người Việt phát âm ra sao rồi dùng mẫu
tự la tinh để diễn tả âm tiết theo cách mà tiếng Bồ Đào Nha thường làm. Nhờ
thế, năm 1622 chữ quốc ngữ đã được ra đời.
Năm 1624 Francisco de Pina mở trường dạy tiếng Việt cho các nhà truyền
giáo khác. Trong số người đến học với ông Pina có hai vị quan trọng, một người
là António de Fontes, còn vị kia chính là Alexandre de Rhodes. Sau khi ông
Pina bị tai nạn qua đời, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục hoàn
thiện chữ quốc ngữ, và những nhân vật có công nhất chính là Gaspar de Amaral
và Antonio Barbosa. Riêng Alexandre de Rhodes khi trở về La Mã vào năm 1651,
ông đã cho xuất bản quyển Tự điển Việt-Bồ Đào Nha-La Tinh.
Tóm lại, tiếng Việt được hình thành và lưu truyền một cách
vững vàn đến hôm nay chính là một công trình hợp soạn của rất nhiều
nhà truyền giáo Bồ Đào Nha chứ không riêng gì Alexandre de Rhodes. Về
sau, khi người Pháp đến VN, nhận thấy chữ quốc ngữ quá sức là thuận
tiện trong việc mua bán giao dịch nên họ cho áp dụng chính thống chữ
quốc ngữ trong hành chánh cũng như giáo dục. Từ năm 1924 chữ quốc ngữ
trở thành chữ viết chính thức tại VN.
Không biết hôm nay, PGS-TS Bùi Hiền có bị... động mồ động mả
hay không mà lên tiếng đòi thay đổi lại cách sử dụng của 11 chữ cái
so với truyền thống đã ăn sâu vào bao thế hệ từ mấy trăm năm qua. Học
theo lối mới này thì xem như cả nước ta 95 triệu người đều trở
thành... mù chữ vì mọi quy tắc từ trước đến nay đều bị đảo lộn,
vì không dựa trên một cơ sở lý luận hợp lý nào cả. Nếu theo cách
sửa đổi của ông Bùi Hiền thì sách giáo khoa, sách văn học, tài
liệu, thư viện, thư khố, bảng tên đường, giấy tờ tùy thân... phải bỏ
đi để làm mới lại tất cả. Phải gọi đây là Cuộc cách mạng văn
hóa tâm thần trong lịch sử VN. Không hiểu khi đưa ra mớ lý thuyết
hầm bà lằng xắng cấu đó, chính bản thân ông Bùi Hiển có hiểu những
gì ông muốn đề đạt hay không nữa.
Đồ tui đơn cử một phản biện nho nhỏ, ông Bùi Hiền dùng chữ X
thay cho chữ KH, và bản thân chữ X vẫn là X, thế thì khi viết chữ
XUÂN thì nên hiểu đây là mùa “xuân” hay “khuân” vác, tương tự, thấy chữ
XÁK thì phải hiểu là cái “xác” hay cái “khác”? Ông Bùi Hiền muốn
thay thế mẫu tự La Tinh vào như chữ W cho chữ TH, chữ Z thay cho chữ R,
trong khi quốc tế người ta phát âm cả hai hoàn toàn khác biệt, thế
thì làm sao mà gọi là hội nhập đây, thưa ngài PGS-TS?
Thường thì muốn đem cái mới thay thế cái cũ, cái mới phải
đáp ứng các tiêu chí như về ngôn ngữ đơn giản, lược bỏ những rườm
rà để dễ học hơn, về hình thức thì họa tiết hài hòa đẹp mắt hơn,
được công chúng đánh giá cao chứ thay đổi theo như kiến nghị của
PGS-TS Bùi Hiền thì chỉ thấy rối reng, trúc trắc, vô lý, đã vậy còn
tốn kém hàng ngàn tỷ đồng công quỹ. Không làm cho tiếng Việt trong
sáng mà còn u tệ hơn nhiều lần, thành ra thay vì “viết tiếng Việt”
thì ông Bùi Hiền lại đi “giết tiếng Việt” ngay giữa ban ngày ban mặt.
Và Đồ tui bảo đảm người phản đối mạnh mẽ đề nghị cải tiến
này chính là thủ tướng Ma-dzê in VN, vì tên của thủ tướng sẽ trở
thành đề tài tiếu lâm muôn thưở trong cũng như ngoài nước:
“Nguyễn xuân Phúc = Quyễn xuân Fúk”
28/11/2017
304Đen - Llttm - DLB
No comments:
Post a Comment