CÂU CHUYỆN THƠ VĂN: BÌNH THƠ
THI HỮU
Kính gởi Thầy Linh và
xin chào anh bạn Nguyễn Đình Lữu,
(Em định chuyển bài qua email của Thầy nhưng địa chỉ cũ không còn xài được nên đăng bài trên FB).
(Em định chuyển bài qua email của Thầy nhưng địa chỉ cũ không còn xài được nên đăng bài trên FB).
Tôi nhận được email
của Thầy Linh đính kèm mấy bài thơ của bạn Lữu với lời ghi chú "Cho biết ý
kiến về những bài thơ đó". Tôi đắn đo suy nghĩ không biết phải trả lời với
Thầy và bạn Lữu như thế nào? Nếu đọc bài thơ mà chỉ nói chung chung như
một phép xả giao hoặc giả nói một cách hời hợt thì thà đừng nói. Điều tôi e ngại
là khi phê bình thẳng thắn thì không biết có làm phật lòng bạn mình không?
Thôi thì cứ thử xem
sao?
Bài thứ nhất:
Hương xưa
Em ngồi chải tóc hiên sau,
Giật mình...Anh nhớ...thu nào xa xưa
Hương Bù Kết. Gió nhẹ đưa,
Trong vườn hoa bưởi, lưa thưa nắng chiều
(1992)
Bài thứ nhì:
Rừng Cúc Phương
Thương ông Từ Thức đi xa,
Khi về - Làng cũ, người xưa… mất rồi !
Lang thang…vô núi ngủ vùi,
Rừng hoang vượn hú, ngỡ ngừơi ngày xưa.
(Tháng 7 - 1999)
Nguyễn Đình Lữu
Tôi đọc trước 2 bài thơ ngắn , thấy quả
thật đó là những bài thơ hay ! nhất là bài thứ nhất( Hương xưa) , nó mang hơi
thơ rõ nét nghĩa là thơ có hồn, truyền cảm xúc cho người đọc nghe như có tiếng
ngậm ngùi thương nhớ xa xôi. Lời thơ nhẹ nhàng thoang thoảng hương xưa, nhớ ơi
là nhớ . Ngày ấy , huơng bồ kết hay hương tóc em như đang bay trong gió.
Tác giả khéo diễn tả cái tinh cảm lâng lâng tưởng như gió nhẹ làm lay động lòng
ngưòi. Câu chót "Trắng màu hoa bưởi lưa thưa năng chiếu" thật
tuyệt! nó vừa gợi cảm vừa gợi màu sắc. Màu hoa bưởi trắng tinh tượng trưng
người con gái đẹp dịu hiền, ngây thơ trong trắng của tuổi mười lăm mười bảy !
Bài thứ nhì
"Rừng cúc phương" cũng hay như thế. Riêng câu chót tôi thấy lấn cấn :"Rừng hoang vượn hú ngỡ
người ngày xưa". Đêm khuya thanh vắng nghe tiếng vượn hú ắt phải rùng minh
sợ ma sợ quỉ chứ sao lại tưởng như có người xưa trở về? hoặc tưởng tượng
tiếng hú của khỉ rừng kia là tiếng hát của người yêu xưa? Câu nầy có vẻ gượng
ép ! ( Tham khảo : Rừng hoang chim hót ngỡ ngưòi năm xưa , hoặc: rừng hoang
vượn hú , cơn mưa giật mình ! hoặc: Hoa thơm thoang thoảng nhớ ngưòi năm
xưa. Tôi dùng chữ năm xưa mà không dùng ngày xưa mặc dù 2 chữ có nghĩa như nhau
,nhưng chữ "năm" thích hợp hơn).
Còn bài thứ ba: "Duyên
và nghiệp" , thuộc loại thơ 7 chữ giồng nhu bài thất ngôn trường thiên ,
nhưng không phải vậy mà đó là thơ thất ngôn biến thể nên không còn giữ đúng
luật bằng trắc của thơ Dường luật. Điều nầy không quan trọng cái quan trọng là
thơ có hồn hay không, có truyền cảm không? Cuộc "đổi đời" sau 75 phải
nói đó là thời kỳ nhiễu nhương : ông xuống làm thằng thằng lại lên ông . Ngoài
phố, người người đi buôn bán "linh tinh" , mua đầu trên bán đầu dưới.
Tác giả đang làm thầy bỗng dưng bị mất việc nên phải đi lên rừng cuốc đất trồng
khoai ! Thật đau xót và tội nhiệp biết chừng nào !May mắn sau nầy ra nước ngoài
tác giả còn có cái duyên với nghiệp cũ nên vẫn làm teacher aide(phụ giáo) hay
giáo viên tiểu học, trung học, đại học, dạy tiếng Anh cho hs. Mỹ đúng như
cái tựa Duyên và nghiệp ở trên.
Vấn đề từ ngữ thi ca:
Trong câu 4/. bạn Lữu viết :Duyên phận xem ra cũng lạ kỳ. Từ ghép "duyên
phận" theo tôi bạn dùng không chính xác lắm . Nguyên thủy nó chỉ mối duyên
ràng buộc vợ chồng đã định từ trước( nghĩa thường dùng),nó đồng nghĩa với duyên
số. Nó cũng có nghĩa cơ duyên và số phận của một người( do sự ràng buộc trên).
Trong bài nầy tác giả không muốn nói ý ràng buộc vợ chồng mà muốn nói: do
duyên may mà định đoạt số phận sau nầy của tác giả (đi Mỹ , Úc, dạy học lại).
Vậy để rõ nghĩa đề nghị dùng chữ "duyên nghiệp"( cơ duyên đưa tới
nghề nghiệp dạy học sau nầy ). Tiếp theo là câu : Lúc mới vô trường chẳng mấy
khi (khổ 2/) Từ ngữ " mấy khi" dùng gượng ép , kết hợp với câu trên
và 2 câu dưới ta thấy nghĩa không rõ ! nên tôi tự chỉnh lại chữ
"mấy khi" thành "nghĩ suy".Ngoài ra còn một số từ ngữ khác
, tuy không phải sai nghĩa nhưng do lựa chọn không thích hợp lắm , tôi xin
chỉnh lại theo ý riêng để bạn đọc tham khảo.
Nói chung bài nầy giống như một bài tự sự ( tự thuật, hay kể chuyện) đệm chút khôi hài nên sự truyền cảm bị hạn chế so với 2 bài trước. Một bài thơ muốn gây được xúc đông trong lòng độc giả thì nhất định phải có sự gởi gấm vào đó những suy tư , ý nghĩ, tình cảm , và đôi khi có cả sự phê phán nũa ! Trong bài nầy tác giả đề cập rất ít tới những điều đó, chỉ có 2 khổ cuối là có nói tới : Đảnh theo số phận đẩy đưa thôi , và câu: Đã phải tay buông bỏ mặc đời !Trong tinh thần trao đổi học hỏi và cũng do yêu cầu của Thầy Linh, bảo hãy đưa ra nhận xét, tôi đã đưa ra vài nhận xét có tính chủ quan theo sự hiểu biết của mình nên không dám lạm bàn nhiều, xin tác giả và Thầy bỏ qua nếu có điều chi sai sót.
Kính thư ,
Nói chung bài nầy giống như một bài tự sự ( tự thuật, hay kể chuyện) đệm chút khôi hài nên sự truyền cảm bị hạn chế so với 2 bài trước. Một bài thơ muốn gây được xúc đông trong lòng độc giả thì nhất định phải có sự gởi gấm vào đó những suy tư , ý nghĩ, tình cảm , và đôi khi có cả sự phê phán nũa ! Trong bài nầy tác giả đề cập rất ít tới những điều đó, chỉ có 2 khổ cuối là có nói tới : Đảnh theo số phận đẩy đưa thôi , và câu: Đã phải tay buông bỏ mặc đời !Trong tinh thần trao đổi học hỏi và cũng do yêu cầu của Thầy Linh, bảo hãy đưa ra nhận xét, tôi đã đưa ra vài nhận xét có tính chủ quan theo sự hiểu biết của mình nên không dám lạm bàn nhiều, xin tác giả và Thầy bỏ qua nếu có điều chi sai sót.
Kính thư ,
Nguyễn Cang (25/3/2018)
Bài chỉnh tham khảo :
DUYÊN VÀ NGHIỆP
«Gia đình Sư Phạm» ai
đặt tên ?
Nghe thân thương như chuyện thần tiên .
Một mẹ trăm con thời thượng cổ,
Xuống biển, lên non khắp mọi miền .
Một mẹ trăm con thời thượng cổ,
Xuống biển, lên non khắp mọi miền .
Duyên nghiệp xem ra cũng lạ kỳ,
Lúc mới vô trường
chẳng nghĩ suy
Tự nhủ một đời yêu phấn bảng
Ai ngờ "gãy gánh"phải phân ly .
Ai ngờ "gãy gánh"phải phân ly .
Dòng đời vẫn cứ trôi
đi mãi,
Giáo tỉnh, Giáo làng
có khác chi .
«Một thầy một cô một chó cái» (*)
Ba cọc ba đồng số đã ghi .
«Một thầy một cô một chó cái» (*)
Ba cọc ba đồng số đã ghi .
Bỗng nhiên thời thế
chợt đổi thay,
Bảng đen, phấn trắng
đành chia tay .
Góc chợ, lề đừơng mua
lại bán,
«Xẩy nhà ra thất nghiệp» là đây .
«Xẩy nhà ra thất nghiệp» là đây .
Thôi thì làm lại từ
đầu vậy,
Bỏ phố lên rừng cũng
chẳng sao .
Quần cộc, nón mê ra cuốc đất,
Quần cộc, nón mê ra cuốc đất,
Trồng cây, lảy bắp nghĩ mà đau!!!
Xứ người lưu lạc như
là mộng ,
Chữ nghĩa từ nay
đem đổ sông .
Cần mẫn tháng ngày lo
cơm áo,
Oái oăm con tạo vẫn…
chơi ngông !
Cái Duyên ngày ấy còn
hay hết ?
Cái Nghiệp trăm năm
đeo đẳng hoài .
Phấn trắng, bảng đen
chưa dứt nợ,
Đành theo số mệnh đẩy
đưa thôi .
Giờ thì hai chữ Duyên
và Nghiệp,
Đã phải tay buông… bỏ
mặc đời .
Ở tuổi xa trời gần với đất
Chỉ mong ngày tháng thảnh thơi trôi ?!
Ở tuổi xa trời gần với đất
Chỉ mong ngày tháng thảnh thơi trôi ?!
Nguyen dinh Luu
(thang 2/2018)
Nguyên tác bản chính:
Bài 1/:
Duyên và Nghiệp
«Gia đình Sư Phạm» ai
đặt tên ?
Nghe thân thương như
chuyện thần tiên .
Một mẹ trăm con thời
thượng cổ,
Xuống biển, lên non
khắp mọi miền .
Duyên phận xem ra
cũng lạ kỳ,
Lúc mới vô trường
chẳng mấy khi
Tự nhủ lòng mình yêu
phấn bảng
Tới ngày «cõi tạm»
phải phân ly .
Nhưng đời vẫn cứ trôi
đi mãi,
Giáo tỉnh, Giáo làng
có khác chi .
«Một thầy một cô một
chó cái» (*)
Ba cọc ba đồng số đã
ghi .
Bỗng nhiên thời thế chợt
đổi thay,
Bảng đen, phấn trắng
đành chia tay .
Góc chợ, lề đừơng mua
lại bán,
«Xẫy nhà ra thất
nghiệp» là đây .
Thôi thì làm lại từ
đầu vậy,
Bỏ phố lên rừng cũng
chẳng sao .
Quần cộc, nón mê ra
cuốc đất,
Trồng cây, lau bảng
khác gì nhau !!!
Xứ người lưu lạc như
là mộng ,
Chữ nghĩa từ nay
đem đổ sông .
Cần mẫn tháng ngày lo
cơm áo,
Oái oăm con tạo vẫn…
chơi ngông !
Cái Duyên ngày ấy còn
hay hết ?
Cái Nghiệp trăm năm
đeo đẳng hoài .
Phấn trắng, bảng đen
chưa dứt nợ,
Đành theo số mệnh đẩy
đưa thôi .
Giờ thì hai chữ Duyên
và Nghiệp,
Đã phải tay buông… bỏ
mặc đời .
Ở tuổi xa trời gần với đất
Chỉ mong ngày tháng thảnh thơi trôi ?!
Ở tuổi xa trời gần với đất
Chỉ mong ngày tháng thảnh thơi trôi ?!
Nguyen dinh Luu
(thang 2/2018)
Bài 2/:
Hương xưa
Em ngồi chải tóc hiên
sau,
Giật mình...Anh
nhớ...thu nào xa xưa
Hương Bù Kết. Gió nhẹ
đưa,
Trong vườn hoa bưởi,
lưa thưa nắng chiều
(1992)
Bài 3/:
Rừng Cúc Phương
Thương ông Từ Thức đi
xa,
Khi về - Làng cũ,
người xưa… mất rồi !
Lang thang…vô núi ngủ
vùi,
Rừng hoang vượn hú,
ngỡ ngừơi ngày xưa.
(Tháng 7 - 1999)
Nguyễn Đình Lữu
Nhân tiện xin giới thiệu bạn đọc 2 bài thơ của CGQ(SPSG- k.9)
mới sáng tác. Mời các bạn thưởng thức!
TIỄN NGƯỜI
Vùi chôn một đóa hoa cười trên môi.
Tiếc thương cũng chỉ thế thôi,
Nâng chung rượu tưởng, bồi hồi hồn say !
Đưa người rời cuộc chơi này,
Âm vang vụn vỡ đổ đầy trong tim.
Lịm trong bóng tối im lìm,
Lệ rơi từng giọt, lắng chìm cõi mơ.
Đưa người vào chốn xa mờ,
Tình phù du đã xác xơ rã rời.
Tiễn người ra khỏi cuộc đời,
Dư âm còn vọng tả tơi giữa hồn !!!…
Con Gà Què
CỎI BUỒN
Hồn rơi lặng lẽ chìm sâu cõi buồn.
Dập vùi trôi tới vô thường,
Rong rêu sỏi đá lẫn vương nặng lòng…
Đẩy hồn về chốn long đong,
Ảo mờ một chút viễn vông soi đường,
Lạc vào trăm nỗi đoạn trường,
Nở ra một đóa nhớ thương ngậm ngùi !
Con Gà Què
No comments:
Post a Comment