Phố Mưa Hạ
Wednesday, May 29, 2024
Một Ngày Nào Tôi Về - Thuyên Huy
Một Ngày Nào Tôi Về
Một
ngày nào tôi về lại chốn cũ
Bến
xưa chắc không còn nữa con đò
Con
đò em qua sông chiều hạ đó
Sông
nước ngậm ngùi bến vắng buồn so
Tôi
sẽ đến quán xưa ngồi mà nhớ
Nhớ
tường vôi lớp học với sân trường
Nơi
những chiều tan trường chờ nhau đó
Em
đi rồi mà hồn cứ vấn vương
Tôi
sẽ đến chờ mưa nơi góc phố
Chỗ
chuyến xe ngựa muộn đưa em về
Đếm
tiếng mưa rơi trên cành phượng úa
Nghe
chiều tàn buồn se thắt lê thê
Tôi
sẽ qua lối mòn dốc sim tím
Tìm
nhặt những cánh hoa muộn cuối mùa
Gom
thời yêu áo xưa màu kỷ niệm
Thả
từng cánh bay theo gió hạ đưa
Tôi
sẽ đứng như bao lần đã đứng
Nơi
bến đò nhìn dòng nước về xuôi
Những
sáng chờ em qua hồn ngơ ngẩn
Dù
ngày về nơi đó chỉ có tôi
Thuyên
Huy
Nhà Mới - Mai Thảo
Những ngày đầu tiên vừa đặt chân
xuống Sài Gòn, Hóa ở tạm một gian “phố” gần khu Chợ Quán. Căn nhà là một tầng
bé nhỏ, cuối một ngõ hẻm. Đằng sau nhà là bãi hoang.
Căn nhà này là của người bạn Hóa
vừa đi vắng vì công vụ. Anh ta về Hà Nội. Hôm gặp Hóa, chân ướt chân ráo, giữa
phi trường Tân Sơn Nhất, anh bạn đã bắt tay Hóa rồi rút ở túi áo ra một cái
chìa kHóa. Anh chìa cho Hóa:
“Cho anh mượn tạm cái nhà. Chắc
chưa có ai ở. Nhân tiện, coi nhà hộ. Độ nửa tháng nửa, tôi sẽ vào. Chúng mình
nói chuyện sau vậy”.
Thế là người bạn về Bắc, Hóa đã
đến mở cửa cái gian nhà bé nhỏ này. Buổi trưa hôm anh đến, mưa to. Anh xuống
xe, đi bộ qua một ngõ đất, vừa hẹp, vừa lầy lội. Dăm ba đứa trẻ con đầu trần
mặc áo hoa, đứng dưới mưa nhìn anh. Anh nhìn chúng, mỉm cười xã giao, khi anh
nghĩ đến những giấc ngủ trưa của anh, bọn chúng dễ đến phá phách loạn xạ lắm
đấy.
Sau đó, Hóa đi nhanh về cuối
ngõ. Căn nhà nhỏ bé cửa sơn xanh khép đóng im ỉm sau một hàng rào gỗ lưa thưa.
Dăm bụi cỏ dại mọc ngổn ngang trên lối đi.
Nhà mới có hai tầng và một gian
gác lửng bằng gỗ. Một cặp vợ chồng và hai ba đứa con thì ăn ở rộng rãi. Ở cho
đủ, có thể chứa được ba chục con người. Hóa chợt nghĩ đến cái nơi ở thứ hai
này. Trong một tHóang, Hóa nghĩ đến cái gác trọ của anh ở Hà Nội. Một số lẻ
giữa phố Cầu Gỗ. Anh tính nhẩm: Dễ cũng đến ba chục người. Hóa mỉm cười, nhớ
đến những ngày nắng tháng Năm, tháng Sáu ở Hà Nội, gian gác xép Cầu Gỗ rung lên
trong những tiếng quạt, tiếng thở, và ngột ngạt một thứ không khí nồng cháy.
Bọn Hóa ăn ở cái lối “hấp cách thuỷ”, như thế trong suốt một vụ hè 54. Vậy mà
chẳng ai kêu ca, chẳng ai ốm đau, và cũng không một ai bỏ đi. Thì ra cái khu
vực tối thiểu cho một đời sống, nhiều khi đi xuống mức của những phân, những
ly. Người ta nằm nghiêng mà ngủ, đi lên đi xuống cũng phải có tổ chức để tránh
va chạm. Gian gác biến thành những con đường một chiều.
Mưa to hơn, Hóa mỉm cười một
mình nhìn chung quanh gian buồng bỏ không. Từ ngoài mặt đường, nước chảy vào
buồng ngoài, vào buồng trong và đọng lại trước cửa bếp. Vũng nước đục ngầu
ngầu. Hóa nghĩ thầm: Không quét dọn sạch sẽ chỗ này không ở được. Đoạn, anh lần
xuống bếp. Người bạn vừa đi khỏi mà cái bếp tro lạnh như không có ai thổi nấu
đã nhiều ngày. Hóa nghĩ đến những nếp sống phóng túng ở đây. Bữa ăn người ta
kéo cả ra tiệm. Anh không ngạc nhiên nữa.
Anh đi lên gian gác xếp. Trên đó
tối thẳm. Một mùi ẩm mốc bốc lên từ những góc tối. Hóa đánh diêm soi thấy một
gian gác trống trơ trọi. Trên sàn ngổn ngang mấy tấm gỗ mộc. Anh đi xuống.
Mưa đã tạnh hẳn. Hóa mở cửa ra
ngồi trên bực cửa nhìn ra đường. Từ đầu ngõ, gió thổi tới, mát lạnh qua những
vũng nước. Lá rụng xanh mặt đường. Bọn trẻ con ban nãy, thấp tHóang từ những
căn nhà bên cạnh, lại ùa đến. Chúng cũng có vẻ nghịch ngợm như những lũ trẻ của
phố sá Hà Nội, nhưng trông tươi tắn và ngây ngô hơn. Chúng nắm tay nhau nhìn
Hóa rồi nhìn nhau, cười ầm lên. Hóa cũng cười. Anh hút một điếu thuốc lá. Bọn
trẻ thấy Hóa yên lặng, càng cười dữ. Đoạn một đứa sán đến hỏi anh:
“Thầy mới vô hả?”
Hóa bảo:
“Phải rồi mới vô”. Tiếng Bắc anh
dùng, làm lũ trẻ con cười to hơn.
Một lát sau, chúng đã biết tên
anh, và anh đã mượn được lũ trẻ vô số là đồ dùng. Búa, chổi sể và mấy cái gầu
con để múc nước.
Chúng để cả trên thềm cửa rồi bỏ
đi.
Đêm xuống. Một đêm Sài Gòn rộng
thóang sau một chiều nhạt nắng. Hóa ngồi ngoài thềm cửa, nhìn từ đầu ngõ đến
cuối ngõ. Anh nhìn vu vơ. Một nửa ngày đặt chân thủ đô tự do, Hóa chưa kịp quen
ai. Anh hút một điếu thuốc lá nữa. Thuốc cháy, khói chảy xanh về cuối ngõ, như
vào một lối đi quen thuộc cũ. Lòng Hóa phân vân nhiều. Anh nghĩ đến Sài Gòn.
Anh nghĩ đến Hà Nội. Nghĩ miên man. Một số bạn hữu cũ, anh sẽ không gặp họ ở
đây. Có lẽ không bao giờ nữa. Họ đã ở lại.
Giữa một buổi đêm Sài Gòn vừa
lên đèn. Hóa nghĩ về Hà Nội qua những ý nghĩ đầy mến thương. Anh nghĩ đến những
gian nhà ngoài ấy, cửa ngõ khép đóng trong một tâm sự đau khổ thầm kín, khi
những người lên đường đã vội vã bỏ đi. Một miếng đất. Một khoảng sân. Một chỗ
ngồi xem một cuốn sách dưới mái hiên. Rất nhiều tình người gắn bó gửi cho một
mái nhà ấm.
Vậy mà Hóa đã lìa bỏ tất cả, để
mà ngồi một mình trong cái ngõ tối hẹp này. Ngày mai dành cho anh những gì?
Trong thời gian và không gian miền Nam, ngày tới, rồi Hóa còn mất nhiều ngày
xây dựng một cơ sở mới, để cho một đoạn đời lại có thể lên hương và một cuộc
sống lại có thể bắt nguồn. Anh nhìn lâu lâu xuống lòng đất ngõ trước mặt. Tối
xuống hẳn. Hóa không nhìn thấy gì nữa. Nhưng anh đoán thấy đất ở đây cũng như ở
bất cứ nơi nào cũng mát lắm, và cũng chứa đầy những sự bất ngờ cho một bàn tay
của người.
Ngày mai, ngày kia, anh sẽ gây
lại như từ xưa, những ngọn lửa, những sợi dây nối kết với chung quanh. Anh nghĩ
đến bọn trẻ ban nãy. Những tấm áo hoa sặc sỡ của chúng. Tiếng chúng cười vang
vang. Những con mắt chúng đen láy nhìn cái “ông ngoài Bắc” vừa đến ở cùng ngõ.
Dăm ba ngày, rồi Hóa quen thuộc với lũ trẻ hơn, chúng sẽ thay thế cho một lũ
cháu Hóa ở ngoài Bắc với bố mẹ chúng nó.
Trong phút giây suy nghĩ đến một
cuộc chiến tranh đau khổ lâu dài chỉ chấm dứt để nối kết những con người trên
xứ sở xấu số này vào một niềm đau chia sẻ thù oán, Hóa nghĩ nhiều đến những đứa
nhỏ. Tương lai của những mái đầu trẻ thơ ấy sẽ ra sao nếu hôm nay, những lứa
tuổi măng non ấy đều lớn lên trong một thế hệ chia cắt đứt đoạn? Những sợi dây
nối kết đứt rồi, từng đoạn một, ngày lại ngày. Trong Hóa ớn lạnh một cảm giác
núi rừng. Hình ảnh một chân trời mịt mùng. Cách sông. Cách núi. Hóa để lại tất
cả ngoài ấy. Tất cả.
Chiều nay, ngồi một mình trong
ngõ hẹp, Hóa nhìn xuống một ngọn lửa lấp lánh đầu ngọn thuốc lá, và anh nghĩ
đến những con người mới anh sẽ tiếp xúc ở đây. Lũ trẻ nhỏ mặc áo hoa. Những gia
đình chung ngõ. Cùng là đời sống phường phố lớn rộng của Sài Gòn. Những sợi dây
liên kết vừa rụng xuống thì những đường tơ mới đã rung lên. Vĩ tuyến không ngăn
chia được lòng người, cũng không đánh nhoà mất được những khía cạnh của một sự
sống đã được giác ngộ ý thức của tập thể. Đâu đâu, cũng là gắn bó, cũng là bám
hút, cũng là những sợi dây, những bàn tay đan lấy nhau.
Một ý nghĩ. Một ý nghĩa khác
nữa. Trong Hóa, những gánh nặng tâm sự buồn thảm với lần lần. Chúng như những
chuyến đi, ngược về bên kia một vĩ tuyến oan khiên nào, và ở lại đó trong cái
không khí tù đầy của một thế giới thiếu tình người.
Hóa dụi tắt thuốc lá, đứng lên.
Anh thong thả đi ra ngoài đầu ngõ. Hai bên, những cửa sổ mở rộng, ánh đèn lọt
ra ngoài. Con đường đất nhỏ sáng lên từng quãng một. Nước đọng vui dưới chân
anh. Nhìn vào bên trong anh thấy những gia đình Sài Gòn đầu tiên dưới ánh đèn:
Người bố, người mẹ, mấy đứa con.
Những đứa trẻ mặc áo hoa ban nãy. Hóa mỉm cười đoán thầm, chúng đã kể chuyện
cho bố mẹ về cái “ông ngoài Bắc” vừa đến. Khắp ngõ, tiếng rađiô tưng bừng một
bản nhạc lên đường. Nốt nhạc líu ríu, đổ mạnh. Tiếng hát ngân dài, vươn lên,
chứa đựng âm thanh đường trường. Buổi tối Sài Gòn cũng là buổi chiều Hà Nội
đang lắng tai trong một bản nhạc mỗi người cùng nghe dưới mái nhà của mình.
Hóa đứng ngoài nhìn vào. Bóng
anh đổ xuống mặt đường, xiêu đổ, lênh đênh. Anh nghĩ rằng trong những ngày gần
đây, cuộc sống của anh rồi cũng sẽ có những tiếng nói, nụ cười của một lớp
người sẽ đến, và sẽ nhận anh vào tập thể. Từ một sự xây dựng rất cá nhân, cuộc
sống khởi thuỳ rộng lớn thêm mãi, theo nhịp đi của những mạch máu nối kết đằm
thắm với chung quanh. Hình ảnh một bếp lửa bập bùng hắt sáng lên một đêm đầu
mùa trên mảnh đất mới, thổi mạnh một hương lửa thơm ngát vào Hóa, vào tận chỗ
sâu thẳm của nội tâm anh.
Những hình ảnh cũ nhoà dần: Một
chuyến đi. Những nét mặt. Những người bạn. Những bờ phố cũ. Một cuộc đời đã an
định.
Trong ký ức gần gụi, Hóa nhớ đến
một cuộc thử thách dữ dội nhất mà thời đại đã đặt ra cho những con người như
anh. Anh đã chọn lấy một con đường trên đó thổi lùa một thứ gió lùa và chan hoà
một thứ ánh sáng của miền tự do. Và Hóa đã đến đây chiều nay trong cái ngõ hẹp,
sau một trận mưa chiều đột ngột của thành phố nhiệt đới.
Những tiếng động xa xôi vọng về.
Nghe không rõ. Ầm ầm, ran ran. Những tiếng vội vã, như những bước chân đuổi
gấp, lại như những đoàn người đang xô chen nhau trên những ngã ba nào. Đèn lấp
lánh tứ phía. Cả một thành phố rộng lớn đang sống cái nhịp sống đương hoa,
không bến bờ. Một cuộc sống toàn diện. Hóa nghĩ đến cái tự do của một ngọn
triều đổ oà oà về cái nét xanh veo của trời xa. Sài Gòn ở đây, Chợ Lớn bên kia.
Những tiếng đổ gần như những bước chân xuống núi. Thành phố chứa đầy những
tiếng suối trong. Thành phố đựng đầy những ngả cỏ non.
Hóa quay trở lại. Lòng ngõ đã
tối hẳn. Một vài vũng nước óng ánh. Hai bên, những cánh cửa đã đóng hẳn. Tiếng
rađiô tắt lặng. Hóa đẩy cửa vào trong nhà. Anh bật đèn. Ánh sáng bừng lên khắp
hai gian buồng. Vẫn như cũ. Một vài vũng nước đục ngầu chưa khô hẳn, làm thành
những đường viền màu nâu tươi trên nền đá hoa.
Lòng Hóa thấy ấm lắm. Anh vui vẻ
lấy chổi quét sạch một góc nhà, vừa đủ cho một chỗ đặt mình. Có tiếng muỗi vo
ve nổi lên. Hóa chợt nhớ đến lũ trẻ mặc áo hoa. Ngày mai chúng sẽ mang đến cho
anh mượn một hộp thuốc trừ muỗi. Đêm nay hãy tạm ngủ với mấy ông muỗi của đất
mới. Hóa có cảm giác chúng sẽ đốt đau lắm. Muỗi Sài Gòn mà. Nhưng cũng chẳng hề
gì. Giấc ngủ của Hóa sẽ ngon lành. Và ngày mai, một suối nắng sẽ chảy vào đây,
và Hóa sẽ lại lên đường.
Ngày lớn sẽ dựng.
Hóa nghĩ về Hà Nội. Những hình
ảnh mờ nhạt. Thấp thóang sương khói. Ngoài ấy đã vào dĩ vãng. Những chân trời
núi rừng. Hà Nội.
Mai Thảo ( Đêm Giã
Từ Hà Nội)
Thu Nhớ - Thuỳ Hương
THU NHỚ
Tí tách mưa thu lịm đáy hồn
Mây chiều đứng ngắm lửng lơ trôi
Thu này chẳng khác bao thu cũ
Cũng lá thu rơi, cũng sóng dồn
Sương trải lưng trời, sương đục quá
Trăng chưa bàng bạc đón mùa sang
Nào ai thương nhớ, ai thương nhớ
Khúc hát năm xưa đã lỡ làng
Vạn dặm người đi thương bến hẹn
Trăm năm kẻ ở nhớ câu thề
Sen tàn, cúc nở gương trong lại
Thu ẩn đâu đây cũng hiện về
Quà khứ vô tình nay trở lại
Mà nghe trong gió nhịp cung sầu
Đau như dao cắt, buồn như liễu
Lạnh buốt can trường thấm giọt ngâu
Cung đàn lỗi nhịp mờ mây nước
Giấc mộng mơ xưa nhạt bóng rồi
Đã mấy mươi năm mùa lá rụng
Nỗi niềm gợi lại mãi không thôi!
Anh đi thu chẳng mong chờ nữa
Bỏ lại người xưa lạc lối tìm
Anh đi dệt mộng thơ tình mới
Để người thương nhớ mãi không nguôi!
Thuỳ Hương
Thursday, May 23, 2024
Mùa Đông Thứ Mười Bảy - Nguyễn Thị Hoàng
MÙA ĐÔNG THỨ MƯỜI BẨY
Cơn bão nào thổi bay rừng ta đi
để bầy chim
mất hướng tìm về
giọt lệ nào
rơi tan vào trong ly
cho lòng đau
uống hết lời thề
cuộc đời nào
buông trôi giòng sông mê
nên tình
thiêng đằm thắm phải chia lìa
Chiều một mình đi qua thành phố xưa
thương bàn
chân dốc đá rêu mờ
chiều một
mình đi qua đồi núi xưa
yêu vầng mây
tóc trắng bơ phờ
chiều một
mình đi thăm người đã xa
thấy mình
quen như chiếc bóng quê nhà
chiều rồi
chiều ta đi tìm bóng ta
môi hoàng hôn
im khói thuốc bao giờ
Có một người đi rất xa từ đây
qua đời ta
tầng địa ngục lưu đày
có một người
còn về đâu quanh đây
trong hồn ta
ấp ủ dáng hao gầy
Có một người mãi mãi là men say
trong lòng ta
từng giọt rượu chiều nay.
Nguyễn Thị Hoàng
Mưa Trong Lòng - Nguyễn Cang
MƯA TRONG LÒNG
Gió mưa bến Bắc lạnh lùng
Lại thêm bão rớt não nùng lòng ta
Nửa đời cát bụi phù hoa
Tiêu tan ước vọng cho qua dại khờ
Sông quê nước chảy lững lờ
Đôi bờ ngăn cách dật dờ con tim
Hoa trôi bèo dạt khó tìm
Lục bình chìm nổi tím lìm bãi sông
Thuyền đưa chở nặng nỗi lòng
Khách qua đò lỡ, mênh mông bến bờ
Chiều tàn cất giọng hò lơ
Chợt nghe tiếng quốc thẩn thờ lòng ta
Trời làm giông tố phong ba
Héo hon ngày cũ tuyết pha mái đầu
Tà huy bóng ngã bên cầu
Phất phơ tà áo đỏ au môi hồng
Nắng vàng trải lụa bờ sông
Trăng treo nửa mảnh đêm đông gọi thầm
Ta ngồi đối bóng lạnh căm
Đèn khuya bấc lụn trăm năm đợi chờ
Bể dâu đánh mất tình hờ
Con đò lỡ chuyến bài thơ lạc vần
Cuộc đời một kiếp phù vân
Ta người xa xứ bâng khuâng dặm trường
Mười năm trở lại cố hương
Gặp nhau chi để vấn vương trong lòng?!!
Nguyễn Cang ( May. 18, 2024)
Hoàng Hôn Tím & Bước Chung Đường - Nguyễn Thị Châu
HOÀNG HÔN TÍM
Hoàng hôn sợi nắng
treo ngoài ngõ
Chiếc bóng bên thềm
nhớ xa xăm
Vàng thêu mây tim,
tranh tuyệt sắc
Lãng đãng chiều buông
gió thì thầm
Hoàng hôn tắt dần
trên ngọn trúc
Màng đêm bao phủ kể từ
đây
Lưa thưa mây trắng từ
đâu đến
Trời cao, canh vắng,mấy
canh dài?
Một người, chợt nhớ một
người đi
Một kiếp phong sương
có được gì?
Nước mắt ai rơi ngoài
sương gió
Thương người ở lại, lệ
sầu bi!
Lại những hoàng hôn,
buổi chiều tà
Lòng buồn tha thiết,
hởi người xa
Kết mối tơ vàng len lỏi
nắng
Để buồn, để nhớ những
ngày qua
Hoàng hôn chiều tím vẫn
còn đây
Mà bóng người xưa
theo gió mây
Lang thang đâu đó,
tìm không thấy
Nhìn bóng mây bay, nước
mắt đầy….!!!
22-5-2024
Nguyễn thị Châu
BƯỚC CHUNG ĐƯỜNG
Bây giờ xa cách nhớ
người thương
Nhớ bao kỷ niệm cùng
chia sẻ
Nhớ mãi cùng ai?
Chung mái trường
Nụ hôn nồng ấm chiều
hôm ấy
Ta đến với nhau cả một
đời
Đói no gian khổ đời
dâu bể
Thời gian trôi mãi
cũng đầy vơi
Hai mái đầu xanh nay
đã già
Tóc giờ đã trắng, tuyết
sương pha
Trong ngôi nhà nhỏ,
cùng chung sống
Bà hởi! Ông ơi! Vang
cả nhà
Nay đã xa rồi không
còn nửa
Bước đường chung lối,
chỉ mình tôi
Trong nhà thanh vắng,
còn một bóng
Người về cát bụi hết
một đời
Nhắp ngụm cà phê
không có đường
Nhớ về hương vị của
người thương
Giọt cà phê đắng,
lòng thêm đắng
Nhớ mãi người ơi!
Chung bước đường…!!!
22-5-2024
Nguyễn thị Châu