*** Một Chiều Hủ Hóa ***
Ngày ấy, khi mà tất cả mọi sinh hoạt của người dân đều nơm nớp lo âu
bởi các anh du kích xã, các anh chỉ điểm đi lùng sục khắp mọi ngóc ngách trong
nhà người dân, thấy cái gì “khác thường” cũng đều báo cáo cho “cấp trên xử lý”
những người dân “ngụy” có tư tưởng, lối sống “tha hóa” của một “tàn dư chế độ
Mỹ Ngụy”. Họ vào tận buồng ngủ dò xét xem người ta ngủ thế nào, vào tận bếp,
nhìn vào tận nồi nấu ăn để xem người ta ăn gì. Chỉ một miếng thịt, một chén cơm
gạo trắng, một đôi giày mõm ngóe mang đi lễ sáng Chúa Nhật hay một bộ chemise
ca rô với quần tây gabardin còn giữ lại từ trước năm 1975 được diện vào trong
một dịp gì đấy cũng bị báo cáo. Và đó là một nỗi sợ hãi trong nhiều nỗi lo âu
sợ hãi của những người dân tỉnh lỵ hiền lành chân chất. Từ lúc nào, cái không
khí nghi kỵ, dò xét nhau, sẵn sàng kiểm điểm, tố nhau, phang nhau cật lực trong
những buổi “học tập chính trị” được tổ chức thường xuyên ở một nơi được gọi là
“hội trường của thôn”... Một con gà làm thịt ăn cũng phải dấu diếm. Một con vịt
làm thịt ăn, ráng giữ lại bộ lông để bán ve chai cũng thu thu dấu dấu thật thê
thảm. Vì hở ra là bị “hàng xóm” tố cáo! Đó là chuyện ở tỉnh lỵ hiền hòa ấy, nơi
tôi ở sau 1975.
Người dân tỉnh lỵ chúng tôi vô cùng sợ hãi anh VM. Anh vốn là học sinh lớp đệ tam. Sau 1975, anh học tiếp thêm đến lớp 11 rồi nghỉ học, làm công tác đoàn thanh niên và rồi nổi lên như một người “giác ngộ cách mạng” cao. Ở anh hừng hực cái tinh thần, cái khí thế tiến công cách mạng của một người cộng sản chân chính dốc hết sức lực của bản thân để đấu tranh và xây dựng một xã hội thiên đường của nhân loại. Anh gầm gừ, anh đe nẹt, anh chửi bới lũ thanh niên “ăn hại xã hội” vì vẫn còn chất chứa tư tưởng của một xã hội miền Nam nô lệ! Với vốn liếng học vấn lớp 11, anh thuộc lòng những câu trích dẫn trong sách vở, của những “Pa-ven”, của những “Ruồi trâu”, và những câu khẩu hiệu đanh thép, và anh cứ phun, cứ nhổ toèn toẹt vào mặt tất cả mọi người già trẻ lớn bé trong cái tỉnh lỵ hiền lành ấy. Tất cả, tất cả đều là kẻ thù giai cấp, là kẻ thù của anh. Người ta nói lén sau lưng anh là “dân ba-mươi-tháng-tư”, là những kẻ cơ hội nổi lên sau năm 1975, nhưng người ta sợ hãi anh, người ta co rúm lại trước cái thân hình vạm vỡ nhưng cà thọt của anh, được đính kèm cái bóng khổng lồ là người giác ngộ cách mạng anh khoác vào người mỗi khi anh xuất hiện cùng với một đám “thanh niên tiên tiến” theo sau. Có người thì bị cưỡng bức tham gia, có người thì hồ hởi vui sướng vì được lớn lên, được trưởng thành trong “mùa-cách-mạng”. Ngay cả chuyện cà thọt, anh cũng nói là do tội ác Mỹ-Ngụy gây ra! Có người ngơ ngác vì anh bị dị tật do gia đình không đi chích ngừa nên bị sốt bại liệt từ bé, liên quan gì đến “tội ác Mỹ-Ngụy” ở đây?
Người ta còn nhớ chuyện “Ông-Lá-Mơ” bị đi học tập cải tạo tư tưởng suốt 3 ngày ở hội trường thôn. Gia đình “Ông-Lá-Mơ” là dân Bắc di cư 54. Ông vào lập nghiệp ở tỉnh lỵ nhỏ bé ấy với nghề nghiệp chính là làm thịt chó bán. Bà vợ thì bán tạp hóa. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy quán tạp hóa nào hơn nổi cái quán nhà ông. Đúng là “tạp hóa”! Mọi thứ người ta cần tìm đều có thể kiếm được ở cái hàng tạp hóa của bà vợ “Ông-Lá-Mơ”. Người đàn bà Bắc kỳ nhỏ bé, nói không ra hơi phải hết sức gân cổ thều thào, những sợi gân nổi lên to tướng như những con giun ngoằn nghèo trên cổ của bà. Hàm răng vẩu lúc nào cũng chìa ra làm nét mặt của bà lúc nào cũng như cười. Mà bà cũng hiền lành phúc hậu thật. Cả một đời chỉ lo cho chồng con, tất bật làm mọi chuyện, người thì quắt queo như con tép. Một nách 15 đứa con với một ông chồng mang đầy đủ đặc điểm của một ông Bắc kỳ di cư, Thiên Chúa giáo và gia trưởng. Tuy vậy, “Ông-Lá-Mơ” cũng là người hiền lành vô hại, có trách nhiệm với gia đình và thương vợ con theo kiểu của ông. Ngoài giờ làm chó và bán, ông có thú vui đánh cờ tướng và tổ tôm. Sau 1975, đố ai dám tụ tập đánh tổ tôm nên ông chỉ còn đánh cờ tướng. Đối thủ và là bạn cờ thường xuyên của ông là tôi. Những ngày đầu ông chấp tôi xe-pháo-mã mà tôi cứ thua liểng xiểng. Từ từ rồi chấp bớt đi. Cho đến ngày đánh đồng không chấp. Đến khi tôi đánh cờ thạo hơn, đề nghị “chấp” chú Lá-Mơ một xe thì ông không chịu đánh cờ với tôi nữa.
Trở lại chuyện “Ông-Lá-Mơ” bị đi cải tạo 3 ngày ở hội trường thôn. Số là một trưa nọ, anh VM dẫn theo một đám thanh niên tiên tiến tổ chức biểu tình tuần hành khắp tỉnh lỵ, họ mang cờ quạt và miệng hô vang những câu khẩu hiệu mà ai ai cũng thuộc lòng vào giai đoạn đó. Anh VM cà thọt, bước chấm bước phết dẫn đầu đoàn, mồ hôi nhễ nhại, gân cổ rống lên khẩu hiệu, cả đoàn đàng sau nhịp theo chệch choạc vì cuộc biểu tình “mini” đã kéo dài quá lâu. Có anh mấp máy môi chả còn hơi sức rống theo. Có anh vác cờ trên vai chứ không giương thẳng nổi nữa. Lại có anh hiếu sự đi ngang tiện chân đá con chó đứng ven đường làm con chó cong lưng bỏ chạy ra xa rồi đứng sủa liên hồi kỳ trận. Cả đoàn diễu qua nhà “Ông-Lá-Mơ”, ổng đứng trong nhà nhìn ra thấy hình ảnh nhếch nhác ấy chợt phì cười và hô to “Chú dzẹo muôn năm”. Tai họa cho gia đình “Ông-Lá-Mơ” bắt đầu từ ngày ấy. Anh VM rẽ ngay vào nhà “Ông-Lá-Mơ” hoạch họe, đe dọa và chụp cho ổng cái tội “phản động ngóc đầu dậy, cấu kết với tàn dư Mỹ-Ngụy”, “Nói xấu cán bộ” và ngay lập tức bắt “Ông-Lá-Mơ” đi cải tạo 3 ngày. Sau đó là 15 năm khốn khổ cho gia đình ông : họ đòi tịch thu nhà cửa, bắt gia đình đi “kinh tế mới”, cắt nhu yếu phẩm, gạo mắm các thứ. Cả một sự khốn đốn ập xuống gia đình tội nghiệp ấy suốt 15 năm trời. Cho đến khi “Ông-Lá-Mơ” chết, “Bà-Lá-Mơ” cũng chết, những đứa con tha phương cầu thực khắp nơi, cả anh VM cũng thôi chức về làm ruộng, bị mọi người khinh như chó thì mới hết tai họa cho cái gia đình hiền lương và tội nghiệp ấy. Mãi rất lâu về sau, có người con về dựng lại nhà của bố mẹ, tôi muốn ứa nước mắt. Những đứa con mang tên có vần, có lớp lang, rất Bắc kỳ : Hùng-Cường-Đại-Nghĩa-Việt-Nam v.v...
Hủ hóa, là cụm chữ sau năm 1975 người ta được nghe thấy. Tất cả mọi chuyện trai gái “xấu xa”, chuyện tình yêu nam nữ hẹn hò các thứ thì được gọi là “hủ hóa”. Người ta được dạy yêu phải là “Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ. Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều. Phần cho thơ và phần để em yêu...” thì thế mới là tình yêu trong sáng trong thời cách mạng. Còn lại là chuyện hủ hóa, sa đọa và nhơ bẩn hết. Đám thanh niên choai choai chúng tôi không dám yêu, không dám nhìn, không dám tơ tưởng đến chuyện tự nhiên của đất trời là chuyện giai gái yêu nhau bình thường.
Quán cà phê “chui” lại ở chễm chệ ngay mặt tiền con đường tỉnh lỵ.
Trong không khí nặng nề ngày ấy, vẫn mọc lên 1 quán cà phê chui duy nhất của tỉnh lỵ. Người ta vẫn thèm cà phê. Thuở ấy, chỉ có cà phê bắp rang hoặc cơm cháy đắng ngét. Nhưng những anh thanh niên vẫn len lén vào quán cà phê “chui” ấy để uống, để đắm chìm vào dòng nhạc “vàng vọt, ủy mị” của một “chế độ thối nát nô dịch miền Nam”. Cái máy “Akai-M10” và cặp loa “Sansui-3000” mà anh V. chủ quán đã mua năm 1974 với đúng 10 cây vàng được mở khe khẽ những giai điệu và những giọng hát tuyệt vời... Những thanh niên tỉnh lỵ ngồi uống cà phê bắp, nghe nhạc tình và nói chuyện nhỏ nhỏ với nhau về Freud, về Jean Paul Sartre, về Phạm Công Thiện, về Elia Kazan, về The Beatles, về nhạc Jazz, nhạc Pop, về Phạm Duy, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên... về những câu chuyện mà bây giờ tôi không hề nghe đám thanh niên hiện tại nói đến. Đặc biệt, tôi không thấy họ nói đến Trịnh Công Sơn. Thi thoảng có vài người nói đến thì họ im lặng không bàn cãi. Họ là dân tỉnh lỵ, nhưng họ được học dưới nền giáo dục miền Nam cũ, nền giáo dục của một thời “nô dịch và sa đọa”.
Anh V. là tổ trưởng đường dây của nhà máy đèn, có “quen biết” cho nên dù nhà ngay mặt tiền, cũng được “họ” làm lơ, cho mở quán cà phê “chui”. Ngày ấy, chỉ có điện trong vòng 2 tiếng đồng hồ, từ 6 giờ chiều đến 8g tối. Sau đó cả tỉnh lỵ chìm vào bóng tối được soi sáng leo lét bằng những ngọn đèn dầu “hột vịt”. Cả dầu hỏa, cũng được bán hạn chế và rất hiếm. Xăng để chạy xe máy thì tuyệt nhiên không có. Người ta đi bộ và đi xe đạp. Nhưng, những bộ quần áo được xếp và bỏ dưới chiếu qua một đêm để cho thẳng thì vẫn được dùng. Người ta ủi đồ bằng bàn ủi than. Đến khi than bị cấm bán, tiền điện thì quá mắc, và sau nhà nước cũng cắt hẳn điện 24/24 thì họ ủi đồ bằng cách đó. Những người thanh niên ấy, buổi chiều tối đi uống cà phê họ vẫn mang giày, áo chemise bỏ trong quần tây và gặp gỡ, nói năng vẫn ý nhị, lịch sự dù ban ngày đi cuốc đất sặc máu và ăn toàn khoai sắn.
Tối hôm đó, có 2 thanh niên bước vào quán cà phê “chui” của anh V. Hai anh có cử chỉ thô ráp vụng về, ăn nói oang oang và “ngọng níu ngọng no”. Hai anh ngồi uống hết cà phê bắp được pha trong cái bít tất rồi đứng dậy trả tiền đi về. Hai anh không phải người dân tỉnh lỵ.
Hôm sau, hai anh lại xuất hiện, kéo ghế đánh kít :
- Này anh chủ, hai ni đen nhiều đường vào tị nhé! Cho nhạc đi!
Giọng hai anh rổn rảng, chững chạc và đầy quyền uy!
Anh V. run run :
- Dạ... máy em hư rồi...
- Ấy! Đừng náo thế! Chúng tớ mới nghe hôm qua đây mà. Mở cái bài gì ấy... Bài gì mà “Một chiều hủ hóa” ấy. Mẹ, bài hay ghê ông nhỉ! Anh thanh niên quay sang nói với anh đi cùng.
Anh V. tái mặt làm bể cái ly cà phê :
- Dạ, em không hủ hóa!
Các anh thanh niên địa phương sợ hãi từ từ đứng dậy lén lén rời phòng...
- Ấy! Chúng tớ có nói đằng í hủ hóa đâu! Mở cái bài gì mà “một chiều hủ hóa” ấy... Ơ! Mẹ, làm gì mà mặt nghệt ra như mặt ngỗng thế? Mở đi nào! Khéo chối!
- Dạ... hủ hóa gì cơ? Em làm gì có băng hủ hóa... Dạ... mời anh nghe...
Anh V. mở băng lên. Anh thủ sẵn mấy băng nhạc cách mạng. Tràn ngập phòng khách nhà anh (tận dụng làm quán cà phê chui) là giọng ca sĩ Tô Lan Phương với “Cô gái vót chông”: “Ai nhanh tay vót bằng tay em. Chim hót không hay bằng tiếng hát em. Mỗi mũi chông nhọn sắc căm thù. Xiên thây quân cướp nào vô đây... á à... á à...”. Ca sĩ Tô Lan Phương giả giọng chim hót líu lo. Tiếng nhạc ngập tràn quán cà phê chui. Hai cái loa “Sansui-3000” mở hết cỡ...
- Ấy! Địt mẹ! Ông mở cái gì thế! Nhạc này mà nghe đéo gì! Mở cái bài hôm quá í. Cái bài “một chiều hủ hóa”. Mẹ! Nhạc sao mà hay thế nhẩy? Không hiểu à? Này nhá “Nà na ná na, na nà na na nà...” đấy. Bài đấy đấy. Mở đi nào! Mẹ..!
Anh V. run rẩy cả người. Anh nói nhỏ với con gái dặn dò con chuẩn bị áo quần và đồ ăn cho mình để sẽ bị bắt đi cải tạo. Rồi anh thất thần ra tìm cái băng “Một chiều hủ hóa”, mở lên... Giọng ca sĩ Anh Ngọc khe khẽ vang lên trong không khí ngột ngạt đầy sợ hãi...
“Một chiều ái ân, say hồn ta bao lần.
Một trời đắm duyên thơ cho đời bao phút ơ thờ...
..................................
Non nước u buồn...
Nào đâu bóng cố nhân lòng xót xa tình xưa...”
Hai anh thanh niên ngồi “lim rim” mắt, chân nhịp ầm ần theo tiếng nhạc, gật gù:
- Mẹ! Sao mà hay thế ông nhỉ... Gió ơi đưa hồn về “nàng” cũ nhắn thầm "nời" nguyện ước trong chiều xưa... Mẹ! Sao thằng Ngụy viết nhạc hay thế nhỉ! Nghe hoài không chán ông ạ...
Hai anh, ra là bộ đội đóng quân ở trại lính trong tỉnh lỵ. Hai anh trốn trại đi ra quán cà phê chui để nghe... “Một chiều hủ hóa” của “thằng ngụy viết”. Về sau này, một anh thì chết ở Campuchia năm 1979. Anh mà đòi nghe bằng được “một chiều hủ hóa” thì lấy vợ địa phương, bỏ ngũ, mở quán bán tạp hóa, bia rượu các loại. Và mãi về sau này tôi gặp lại, vẫn thấy anh lim dim mắt bên ly cà phê nghe nhiều bài nhạc bất hủ của “thằng ngụy” viết. Nhưng ca khúc anh tâm đắc nhất vẫn là... “Một chiều hủ hóa”. Ca khúc lừng danh “Bóng Chiều Xưa” của nhạc sư Dương Thiệu Tước đã làm say mê bao trái tim con người biết yêu cái đẹp...
Hự!
Người dân tỉnh lỵ chúng tôi vô cùng sợ hãi anh VM. Anh vốn là học sinh lớp đệ tam. Sau 1975, anh học tiếp thêm đến lớp 11 rồi nghỉ học, làm công tác đoàn thanh niên và rồi nổi lên như một người “giác ngộ cách mạng” cao. Ở anh hừng hực cái tinh thần, cái khí thế tiến công cách mạng của một người cộng sản chân chính dốc hết sức lực của bản thân để đấu tranh và xây dựng một xã hội thiên đường của nhân loại. Anh gầm gừ, anh đe nẹt, anh chửi bới lũ thanh niên “ăn hại xã hội” vì vẫn còn chất chứa tư tưởng của một xã hội miền Nam nô lệ! Với vốn liếng học vấn lớp 11, anh thuộc lòng những câu trích dẫn trong sách vở, của những “Pa-ven”, của những “Ruồi trâu”, và những câu khẩu hiệu đanh thép, và anh cứ phun, cứ nhổ toèn toẹt vào mặt tất cả mọi người già trẻ lớn bé trong cái tỉnh lỵ hiền lành ấy. Tất cả, tất cả đều là kẻ thù giai cấp, là kẻ thù của anh. Người ta nói lén sau lưng anh là “dân ba-mươi-tháng-tư”, là những kẻ cơ hội nổi lên sau năm 1975, nhưng người ta sợ hãi anh, người ta co rúm lại trước cái thân hình vạm vỡ nhưng cà thọt của anh, được đính kèm cái bóng khổng lồ là người giác ngộ cách mạng anh khoác vào người mỗi khi anh xuất hiện cùng với một đám “thanh niên tiên tiến” theo sau. Có người thì bị cưỡng bức tham gia, có người thì hồ hởi vui sướng vì được lớn lên, được trưởng thành trong “mùa-cách-mạng”. Ngay cả chuyện cà thọt, anh cũng nói là do tội ác Mỹ-Ngụy gây ra! Có người ngơ ngác vì anh bị dị tật do gia đình không đi chích ngừa nên bị sốt bại liệt từ bé, liên quan gì đến “tội ác Mỹ-Ngụy” ở đây?
Người ta còn nhớ chuyện “Ông-Lá-Mơ” bị đi học tập cải tạo tư tưởng suốt 3 ngày ở hội trường thôn. Gia đình “Ông-Lá-Mơ” là dân Bắc di cư 54. Ông vào lập nghiệp ở tỉnh lỵ nhỏ bé ấy với nghề nghiệp chính là làm thịt chó bán. Bà vợ thì bán tạp hóa. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy quán tạp hóa nào hơn nổi cái quán nhà ông. Đúng là “tạp hóa”! Mọi thứ người ta cần tìm đều có thể kiếm được ở cái hàng tạp hóa của bà vợ “Ông-Lá-Mơ”. Người đàn bà Bắc kỳ nhỏ bé, nói không ra hơi phải hết sức gân cổ thều thào, những sợi gân nổi lên to tướng như những con giun ngoằn nghèo trên cổ của bà. Hàm răng vẩu lúc nào cũng chìa ra làm nét mặt của bà lúc nào cũng như cười. Mà bà cũng hiền lành phúc hậu thật. Cả một đời chỉ lo cho chồng con, tất bật làm mọi chuyện, người thì quắt queo như con tép. Một nách 15 đứa con với một ông chồng mang đầy đủ đặc điểm của một ông Bắc kỳ di cư, Thiên Chúa giáo và gia trưởng. Tuy vậy, “Ông-Lá-Mơ” cũng là người hiền lành vô hại, có trách nhiệm với gia đình và thương vợ con theo kiểu của ông. Ngoài giờ làm chó và bán, ông có thú vui đánh cờ tướng và tổ tôm. Sau 1975, đố ai dám tụ tập đánh tổ tôm nên ông chỉ còn đánh cờ tướng. Đối thủ và là bạn cờ thường xuyên của ông là tôi. Những ngày đầu ông chấp tôi xe-pháo-mã mà tôi cứ thua liểng xiểng. Từ từ rồi chấp bớt đi. Cho đến ngày đánh đồng không chấp. Đến khi tôi đánh cờ thạo hơn, đề nghị “chấp” chú Lá-Mơ một xe thì ông không chịu đánh cờ với tôi nữa.
Trở lại chuyện “Ông-Lá-Mơ” bị đi cải tạo 3 ngày ở hội trường thôn. Số là một trưa nọ, anh VM dẫn theo một đám thanh niên tiên tiến tổ chức biểu tình tuần hành khắp tỉnh lỵ, họ mang cờ quạt và miệng hô vang những câu khẩu hiệu mà ai ai cũng thuộc lòng vào giai đoạn đó. Anh VM cà thọt, bước chấm bước phết dẫn đầu đoàn, mồ hôi nhễ nhại, gân cổ rống lên khẩu hiệu, cả đoàn đàng sau nhịp theo chệch choạc vì cuộc biểu tình “mini” đã kéo dài quá lâu. Có anh mấp máy môi chả còn hơi sức rống theo. Có anh vác cờ trên vai chứ không giương thẳng nổi nữa. Lại có anh hiếu sự đi ngang tiện chân đá con chó đứng ven đường làm con chó cong lưng bỏ chạy ra xa rồi đứng sủa liên hồi kỳ trận. Cả đoàn diễu qua nhà “Ông-Lá-Mơ”, ổng đứng trong nhà nhìn ra thấy hình ảnh nhếch nhác ấy chợt phì cười và hô to “Chú dzẹo muôn năm”. Tai họa cho gia đình “Ông-Lá-Mơ” bắt đầu từ ngày ấy. Anh VM rẽ ngay vào nhà “Ông-Lá-Mơ” hoạch họe, đe dọa và chụp cho ổng cái tội “phản động ngóc đầu dậy, cấu kết với tàn dư Mỹ-Ngụy”, “Nói xấu cán bộ” và ngay lập tức bắt “Ông-Lá-Mơ” đi cải tạo 3 ngày. Sau đó là 15 năm khốn khổ cho gia đình ông : họ đòi tịch thu nhà cửa, bắt gia đình đi “kinh tế mới”, cắt nhu yếu phẩm, gạo mắm các thứ. Cả một sự khốn đốn ập xuống gia đình tội nghiệp ấy suốt 15 năm trời. Cho đến khi “Ông-Lá-Mơ” chết, “Bà-Lá-Mơ” cũng chết, những đứa con tha phương cầu thực khắp nơi, cả anh VM cũng thôi chức về làm ruộng, bị mọi người khinh như chó thì mới hết tai họa cho cái gia đình hiền lương và tội nghiệp ấy. Mãi rất lâu về sau, có người con về dựng lại nhà của bố mẹ, tôi muốn ứa nước mắt. Những đứa con mang tên có vần, có lớp lang, rất Bắc kỳ : Hùng-Cường-Đại-Nghĩa-Việt-Nam v.v...
Hủ hóa, là cụm chữ sau năm 1975 người ta được nghe thấy. Tất cả mọi chuyện trai gái “xấu xa”, chuyện tình yêu nam nữ hẹn hò các thứ thì được gọi là “hủ hóa”. Người ta được dạy yêu phải là “Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ. Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều. Phần cho thơ và phần để em yêu...” thì thế mới là tình yêu trong sáng trong thời cách mạng. Còn lại là chuyện hủ hóa, sa đọa và nhơ bẩn hết. Đám thanh niên choai choai chúng tôi không dám yêu, không dám nhìn, không dám tơ tưởng đến chuyện tự nhiên của đất trời là chuyện giai gái yêu nhau bình thường.
Quán cà phê “chui” lại ở chễm chệ ngay mặt tiền con đường tỉnh lỵ.
Trong không khí nặng nề ngày ấy, vẫn mọc lên 1 quán cà phê chui duy nhất của tỉnh lỵ. Người ta vẫn thèm cà phê. Thuở ấy, chỉ có cà phê bắp rang hoặc cơm cháy đắng ngét. Nhưng những anh thanh niên vẫn len lén vào quán cà phê “chui” ấy để uống, để đắm chìm vào dòng nhạc “vàng vọt, ủy mị” của một “chế độ thối nát nô dịch miền Nam”. Cái máy “Akai-M10” và cặp loa “Sansui-3000” mà anh V. chủ quán đã mua năm 1974 với đúng 10 cây vàng được mở khe khẽ những giai điệu và những giọng hát tuyệt vời... Những thanh niên tỉnh lỵ ngồi uống cà phê bắp, nghe nhạc tình và nói chuyện nhỏ nhỏ với nhau về Freud, về Jean Paul Sartre, về Phạm Công Thiện, về Elia Kazan, về The Beatles, về nhạc Jazz, nhạc Pop, về Phạm Duy, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên... về những câu chuyện mà bây giờ tôi không hề nghe đám thanh niên hiện tại nói đến. Đặc biệt, tôi không thấy họ nói đến Trịnh Công Sơn. Thi thoảng có vài người nói đến thì họ im lặng không bàn cãi. Họ là dân tỉnh lỵ, nhưng họ được học dưới nền giáo dục miền Nam cũ, nền giáo dục của một thời “nô dịch và sa đọa”.
Anh V. là tổ trưởng đường dây của nhà máy đèn, có “quen biết” cho nên dù nhà ngay mặt tiền, cũng được “họ” làm lơ, cho mở quán cà phê “chui”. Ngày ấy, chỉ có điện trong vòng 2 tiếng đồng hồ, từ 6 giờ chiều đến 8g tối. Sau đó cả tỉnh lỵ chìm vào bóng tối được soi sáng leo lét bằng những ngọn đèn dầu “hột vịt”. Cả dầu hỏa, cũng được bán hạn chế và rất hiếm. Xăng để chạy xe máy thì tuyệt nhiên không có. Người ta đi bộ và đi xe đạp. Nhưng, những bộ quần áo được xếp và bỏ dưới chiếu qua một đêm để cho thẳng thì vẫn được dùng. Người ta ủi đồ bằng bàn ủi than. Đến khi than bị cấm bán, tiền điện thì quá mắc, và sau nhà nước cũng cắt hẳn điện 24/24 thì họ ủi đồ bằng cách đó. Những người thanh niên ấy, buổi chiều tối đi uống cà phê họ vẫn mang giày, áo chemise bỏ trong quần tây và gặp gỡ, nói năng vẫn ý nhị, lịch sự dù ban ngày đi cuốc đất sặc máu và ăn toàn khoai sắn.
Tối hôm đó, có 2 thanh niên bước vào quán cà phê “chui” của anh V. Hai anh có cử chỉ thô ráp vụng về, ăn nói oang oang và “ngọng níu ngọng no”. Hai anh ngồi uống hết cà phê bắp được pha trong cái bít tất rồi đứng dậy trả tiền đi về. Hai anh không phải người dân tỉnh lỵ.
Hôm sau, hai anh lại xuất hiện, kéo ghế đánh kít :
- Này anh chủ, hai ni đen nhiều đường vào tị nhé! Cho nhạc đi!
Giọng hai anh rổn rảng, chững chạc và đầy quyền uy!
Anh V. run run :
- Dạ... máy em hư rồi...
- Ấy! Đừng náo thế! Chúng tớ mới nghe hôm qua đây mà. Mở cái bài gì ấy... Bài gì mà “Một chiều hủ hóa” ấy. Mẹ, bài hay ghê ông nhỉ! Anh thanh niên quay sang nói với anh đi cùng.
Anh V. tái mặt làm bể cái ly cà phê :
- Dạ, em không hủ hóa!
Các anh thanh niên địa phương sợ hãi từ từ đứng dậy lén lén rời phòng...
- Ấy! Chúng tớ có nói đằng í hủ hóa đâu! Mở cái bài gì mà “một chiều hủ hóa” ấy... Ơ! Mẹ, làm gì mà mặt nghệt ra như mặt ngỗng thế? Mở đi nào! Khéo chối!
- Dạ... hủ hóa gì cơ? Em làm gì có băng hủ hóa... Dạ... mời anh nghe...
Anh V. mở băng lên. Anh thủ sẵn mấy băng nhạc cách mạng. Tràn ngập phòng khách nhà anh (tận dụng làm quán cà phê chui) là giọng ca sĩ Tô Lan Phương với “Cô gái vót chông”: “Ai nhanh tay vót bằng tay em. Chim hót không hay bằng tiếng hát em. Mỗi mũi chông nhọn sắc căm thù. Xiên thây quân cướp nào vô đây... á à... á à...”. Ca sĩ Tô Lan Phương giả giọng chim hót líu lo. Tiếng nhạc ngập tràn quán cà phê chui. Hai cái loa “Sansui-3000” mở hết cỡ...
- Ấy! Địt mẹ! Ông mở cái gì thế! Nhạc này mà nghe đéo gì! Mở cái bài hôm quá í. Cái bài “một chiều hủ hóa”. Mẹ! Nhạc sao mà hay thế nhẩy? Không hiểu à? Này nhá “Nà na ná na, na nà na na nà...” đấy. Bài đấy đấy. Mở đi nào! Mẹ..!
Anh V. run rẩy cả người. Anh nói nhỏ với con gái dặn dò con chuẩn bị áo quần và đồ ăn cho mình để sẽ bị bắt đi cải tạo. Rồi anh thất thần ra tìm cái băng “Một chiều hủ hóa”, mở lên... Giọng ca sĩ Anh Ngọc khe khẽ vang lên trong không khí ngột ngạt đầy sợ hãi...
“Một chiều ái ân, say hồn ta bao lần.
Một trời đắm duyên thơ cho đời bao phút ơ thờ...
..................................
Non nước u buồn...
Nào đâu bóng cố nhân lòng xót xa tình xưa...”
Hai anh thanh niên ngồi “lim rim” mắt, chân nhịp ầm ần theo tiếng nhạc, gật gù:
- Mẹ! Sao mà hay thế ông nhỉ... Gió ơi đưa hồn về “nàng” cũ nhắn thầm "nời" nguyện ước trong chiều xưa... Mẹ! Sao thằng Ngụy viết nhạc hay thế nhỉ! Nghe hoài không chán ông ạ...
Hai anh, ra là bộ đội đóng quân ở trại lính trong tỉnh lỵ. Hai anh trốn trại đi ra quán cà phê chui để nghe... “Một chiều hủ hóa” của “thằng ngụy viết”. Về sau này, một anh thì chết ở Campuchia năm 1979. Anh mà đòi nghe bằng được “một chiều hủ hóa” thì lấy vợ địa phương, bỏ ngũ, mở quán bán tạp hóa, bia rượu các loại. Và mãi về sau này tôi gặp lại, vẫn thấy anh lim dim mắt bên ly cà phê nghe nhiều bài nhạc bất hủ của “thằng ngụy” viết. Nhưng ca khúc anh tâm đắc nhất vẫn là... “Một chiều hủ hóa”. Ca khúc lừng danh “Bóng Chiều Xưa” của nhạc sư Dương Thiệu Tước đã làm say mê bao trái tim con người biết yêu cái đẹp...
Hự!
Nghẽo Già
Người chuyển
bài – HHM- USA
No comments:
Post a Comment