Giới
thiệu 2 bài thơ của thi hữu : Trần Quốc Bảo và Hương Lệ Oanh
Bài 1:
TRÀ THIỀN
Trà rót đầy ly, ngồi tịnh thiền, (a)
Nhìn làn hơi khói nhẹ bay lên
Khơi tâm hàn sĩ, nhân duyên quán (b)
Trí huệ phiêu bồng, tới cõi tiên!
Thấm giọng, mùi thơm tỏa vấn vương
Thơm tự tâm trà, (nơi chẳng thấy!) (c)
Muôn loài, hữu xạ tự nhiên hương.
Ngẫm như trời đất dưỡng sinh ta.
Uống trà, mong có người tri kỷ,
Như Tử Kỳ xưa gặp Bá Nha.
Mỵ Nương nhìn thấy bóng Trương Chi
Phút giây chợt quán điều Chân Mỹ
Nhưng hận... vì Duyên đã lỡ thì!
Ô kìa!... hình bóng thật tinh vi
Bao la vũ trụ, nằm trong đó!
Tận đáy lòng người, nào khác chi!
Vun bồi thiện đức, diệt tư tà
An nhiên tự tại, lòng thanh thản,
Mở rộng vòng tay, sống vị tha.
Richmond, Virginia
(a) Trà Thiền 茶 蟬 : dùng cách uống trà để hành thiền.
(b) Nhân duyên quán: xét nhân duyên, biết chân tướng của vạn
vật.
(c) Không nhìn thấy Tâm:
“ Tâm nhi bất kiến” 心而 不 見.
Trà châm thanh tịnh đắm say thiền,
Đối cảnh vô tâm khói tỏa lên.
Hàn sĩ * động tâm lòng trắc ẩn,
Lạc vào cõi mộng giấc mơ tiên.
*
Thắm
giọng trà ngon thật
khó lường,Lòng trần thoát tục vị thơm vương.
Tâm trần lưu luyến còn cô đọng,
Theo cảnh quên tâm đắm sắc hương.
*
Hợp tan
tứ đại một ly trà, Ơn nghĩa sinh thành mới có ta.
Đối ẩm hàn huyên cùng bạn hữu,
Hiểu nhau tri ngộ tích Kỳ - Nha. **
*
Chén sành
thanh đạm ngữ không
suy, Tiếng sáo chàng Trương - Mỵ khóc Chi! ***
Từ đó tương tư ôm mộng tưởng,
Tiếc thay mộng vỡ lúc xuân thì!
*
Chung trà đối diện chẳng phân ly,
Nhìn
thẳng tâm như núi Thiết Vi. ****Chung trà đối diện chẳng phân ly,
Sắc tức thị không, không tức sắc, *****
Thức hành thọ tưởng bất sanh chi.
*
Tâm vô quái
ngại, chỉ cho ta, ******Bát - nhã - ba - la mật , diệt tà.
Thưởng thức trà ngon tâm tĩnh thức,
Cảnh trần nhân quả chẳng buông tha.
Chú thích:
** Bá Nha và Tử Kỳ là đôi bạn tri âm thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bá Nha làm quan, Tử Kỳ là tiều phu. Do đó, nơi bao lơn Tòa Thánh có đắp bức tranh Bá Nha – Tử Kỳ để tượng trưng TIỀU, một trong Tứ Dân Tứ Thú.
***
chuyện tình Trương Chi Mỵ nương,
**** - Núi
Thiết Vi bao quanh cảnh giới địa ngục trong pháp thế gian là vì tục đế mà nói: Chúng sanh trong 3 cõi (dục giới, sắc giới và
vô sắc giới) do tham sân si mà chiêu cảm các quả : địa ngục, ngạ quỹ, súc sinh,
trời, người, atula. - Pháp xuất thế gian (chân đế, đệ nhất nghĩa đế,
vô vi) không có những thứ trên. Ai vượt qua tam giới (dục giới, sắc giới và vô
sắc giới) là gần đến cõi Phật rồi. Cõi đó bất khả tư nghì, bất khả thuyết...
Bát Nhã
Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) là một trong các
kinh căn bản và phổ thông của Phật Giáo Đại
Thừa. Bài kinh nầy là một trong các bài kinh của
bộ Bát Nhã kết tập tại Ấn Độqua bảy thế kỷ, từ năm 100
T.C.N. đến 600 C.N. Khi được truyền sang Trung Hoa, Tâm Kinh đã được
nhiều vị cao tăng chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán: ngài
Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng năm 402-412 C.N., ngài Huyền
Trang dịch năm 649 C.N., ngài Nghĩa Huyền (700 C.N.),
ngài Pháp Nguyệt(732 C.N.), ngài Bát Nhã và Lợi
Ngôn (790 C.N.), ngài Trí Tuệ Luận (850 C.N.), ngài Pháp
Thành (856 C.N.) và ngài Thi Hộ (980 C.N.). Trong các bản dịch
nầy, bản dịch của ngài Huyền Trang là phổ thôngnhất.
Riêng
tại Việt Nam, bản dịch của ngài Huyền Trang được chuyển sang chữ
quốc ngữ Hán Việt và thường dùng để trì tụng hằng ngày. Quý
vị cao tăng cũng có phát hành nhiều sách để giải thích nghĩa
kinh, trong đó các sách của quý Hòa thượng Thích Thiện Hoa,
Thích Thanh Từ, và Thích Nhất Hạnh là phổ thông nhất.
******
tâm vô quái ngại
Trong
“bát nhã tâm kinh”
No comments:
Post a Comment