Mỹ Tho Qua Mấy Vần Ca
Dao
Vài nét về Mỹ Tho
Mỹ Tho là
một thành phố nằm bên trái của sông Tiền, ngày nay thuộc tỉnh Tiền Giang. Tỉnh
Tiền Giang có diện tích là 2,367 km2 và dân số khoảng 1,635,700
người. Những địa danh của tỉnh Tiền Giang bao gồm:
– Quận
Châu thành Mỹ Tho.
– Cái
Bè,
– Cai
Lậy,
– Chợ
Gạo,
– Gò
Công Ðông,
– Gò
Công Tây,
– Tân
Phú Ðông,
– Tân Phước.
Với chương
trình AusAid của Chính Phủ Úc, chiếc cầu dây căng Mỹ Thuận được bắt đầu xây
dựng vào năm 1997 và hoàn tất vào năm 2000. Cầu Mỹ Thuận nối liền hai
tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm cách Thành Phố Sài
Gòn 125 cây số về hướng Tây Nam, trên Quốc Lộ 1A, là trục giao
thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Giống như
chiếc cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu cũng là một cây cầu dây
căng nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre với nhau
được khởi công vào năm 2002 và hoàn thành vào năm 2009. Bờ bắc của cầu này
là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bờ nam là huyện Châu Thành
của tỉnh Bến Tre, cách thành phố Bến Tre khoảng 14 cây số. Nhờ hai
chiếc cầu này mà việc giao thông giữa Vĩnh Long và Mỹ Tho và giữa Mỹ Tho và Bến
Tre thuận tiện hơn nhiều. Dân Miền Tây không phải chờ đợi phà để sang bờ bên
kia
Ngày xưa, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, thành phố Mỹ
Tho thuộc tỉnh Mỹ Tho. Theo sử ký thì địa danh Mỹ Tho bắt nguồn từ tiếng Khmer Mi
Sâr có nghĩa là xứ có những cô gái có làn da trắng đẹp, âm Mi Sâr được
biến âm thành Mỹ Tho theo ngôn ngữ của người Việt. Vùng Mỹ Tho ngày xưa thuộc
đất của người Khmer, còn có tên là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng), người
mình bỏ đi chữ Srock và chỉ gọi Mỳ Xó mà thôi.
Qua những chặng đường lịch sử, Mỹ Tho, từ những
vùng đất hoang vu có nhiều thú dữ, bằng mồ hôi và nước mắt của những người từ
phương xa đến khai khẩn và lập nghiệp, đã dần dần trở thành một thành phố trù
phú, dân cư đông đúc. Hơn hai trăm năm trước, thời Chúa Nguyễn, vùng đất của Mỹ
Tho ngày nay là một phần của Gia Định Thành, chỉ có đồn quân vì nơi đây chỉ là
rừng hoang và nhiều hổ, báo làm hang ổ…
Vào thế kỷ XVII, quân Mãn Châu vượt Vạn Lý Trường
Thành, đánh chiếm Trung Hoa và lật đổ Nhà Minh. Bầy tôi của nhà Minh là Long
Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến cùng Cao Lôi Liêm tổng
binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình bất phục, đem hơn
3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung (cửa Tư Hiền)
và Đà Nẵng xin đầu Chúa Nguyễn (năm 1679). Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần liền
đưa họ về vùng đất mới, lúc bấy giờ còn hoang vu, để khẩn hoang.
–
Tổng Binh Dương Ngạn Ðịch và tùy tùng được cho về vùng Mỹ Tho để lập
nghiệp
–
Tổng Binh Trần Thượng Xuyên cùng phó tướng lên vùng Cù Lao Phố và Biên Hòa. Sau
có một nhóm tách rời, chuyển đến vùng Chợ Lớn để lập nghiệp ở đó, tạo nên trung
tâm buôn bán sầm uất.
Gia đình của những cựu thần, binh lính Nhà Minh
chạy đến Việt Nam lập nghiệp rồi từ đó sinh con đẻ cháu và lập nên khu vực
riêng gọi là làng Minh Hương. Người Việt ví von cách hành xử của người trong
làng Minh Hương như sau:
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
Ðố ai lịch sự bằng làng Minh
Hương
Chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang Việt
Nam (Nguồn: Internet Photo)
Đến thời Nhà Nguyễn, Mỹ Tho là một phần của tỉnh
Định Tường. Lúc đó, Định Tường gồm cả Mỹ Tho, Gò Công và một phần của tỉnh Bến
Tre. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì Mỹ Tho có nhiều phố lớn, chợ Mỹ Tho thuộc
Kiến Hưng là nơi buôn bán tấp nập, thuyền bè tới lui như dệt cửi. Dưới thời vua
Minh Mạng, vua lập ra cửa ải để thu thuế. Đến đời vua Thiệu Trị năm thứ ba thì
mới bãi bỏ. Mỹ Tho cũng có nhiều đình, chùa, nhà cửa được xây dựng khang
trang. Ngôi chùa xinh đẹp được xây cách đây 200 năm vẫn còn lưu đến
ngày nay là chùa Vĩnh Tràng theo phái Cổ Sơn Môn, một lối kiến trúc đặc biệt
khác hẳn với các ngôi chùa theo truyền thống Phật Giáo. Món ăn ngon nhứt là hủ
tiếu Mỹ Tho của những hàng quán nằm theo bờ sông hay hủ tiếu tôm ở Trung Lương
mà đến nay vẫn còn nổi tiếng.
Sử gia người Pháp trong cuốn “Lịch sử cuộc viễn
chinh Nam Kỳ” (Histoire de la conquête de la Cochinchine) viết về Mỹ Tho như
sau:
“Sài Gòn là trung tâm quân sự, Mỹ
Tho là trung tâm thương mãi. Các ghe tuyền của người Nhật người Tàu, người An
Nam, nười Xiêm có đáy cạn dễ di chuyển trên sông gần nơi sản xuất gạo, thêm vào
truyền thống người dân địa phương từ bao thế kỷ, khiến cho Mỹ Tho trở thành
trung tâm buôn bán lớn nhất của Nam kỳ, trước khi người Âu đến.
… Mỹ Tho là một vùng có nhà cửa
rộng lớn, lợp bằng lá dừa nước theo theo tập quán. Nhưng dọc theo bờ kinh Bưu
Điện (Arroyo de la Poste hay kinh Bảo Định) nhà cửa thanh nhã hơn nhiều, mái
lợp ngói giữa những vườn dừa vườn cau, tất cả có vẻ trang nhã, phong lưu, đôi
khi giàu có. Có thể so sánh với cảnh phồn hoa đô hội của Chợ Quán và kinh người
Tàu ở Sài Gòn…”
Sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp mở đường xe
lửa nối Mỹ Tho và Sài Gòn để chở hàng hóa từ các tỉnh ở sông Tiền qua Mỹ Tho về
Sài Gòn và ngược lại. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
thì ga xe lửa Mỹ Tho được trưng dụng làm căn cứ Hải Quân, rồi sau năm 1975 nó
cũng bị dẹp luôn và các quán hủ tiếu bên sông cũng bị cùng chung số phận.
Nét đặc sắc của Mỹ Tho là hàng phượng vĩ từ ngả ba
Trung Lương vào thành phố, như chào đón khách viễn phương và những vườn hoa
nghỉ mát. Vào mùa hè, hàng phượng vĩ đỏ thắm tươi làm tăng thêm vẻ mỹ miều,
duyên dáng, yêu kiều cho thành phố này.
Ngoài những trung tâm du lịch trang nhã, Mỹ Tho có
nhiều cây trái ngon ngọt, nổi tiếng nhiều vườn cây trái tươi xanh:
–
mận hồng đào Trung Lương
–
vú sữa Sầm Giang căng mộng, da vàng mỏng vỏ
–
ổi xá lị thơm ngon An Hữu
–
xoài cát Mỹ Thuận
–
vú sữa Cái Bè
Ngoài ra, còn có rất nhiều loại đặc sản khác, nào
là dừa, chuối, long nhãn… Nó cũng cung cấp thổ sản và hải sản như nghêu, sò,
hào, cá, tôm…
Mỹ Tho qua mấy vần ca dao
Sự hy sinh của nàng để cho chàng
ăn học
Nói tới ca dao Mỹ Tho thì không ai quên được câu
nhắc nhở của người con gái miệt vườn, sợ người thương của mình lên học ở Sài
Gòn, bị đời sống vật chất ở Sài Gòn quyến rũ mà quên đi đời sống bình dị ở quê
nhà, nàng khuyên chàng cố tu tâm dưỡng tánh, tập trung vào việc học hành chóng
thành tài cho dù nàng phải chờ đợi chín tháng hoặc mười năm:
Ðèn Sài gòn ngọn xanh ngọn
đỏ
Ðèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu.
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em cũng đợi, mười thu
em cũng chờ.
Nàng cũng khuyên chàng hãy trở lại quê nhà, chớ nên
đắm mê sắc đẹp, hoặc lao vào những cuộc chơi vì cuộc đời bạc bẽo và cuộc chơi
nào cũng sẽ tàn, khi còn tiền thì lắm người theo, khi hết tiền thì chẳng ai ngó
ngàng tới:
Anh ơi thôi ở lại nhà
Thôi đừng vui thú nguyệt hoa chơi
bời
Còn tiền kẻ rước người mời
Hết tiền chẳng thấy một người nào
ưa.
Về quê ở với nàng, nàng sẽ chăm sóc từng miếng ăn,
giấc ngủ để cho chàng học sớm thành tài để cha mẹ nở mặt, nở mày với người ta:
Anh mau thức dậy học bài
Mong cho anh sớm thành tài
Trước làm đẹp mặt nở mày mẹ cha
Sau là không phụ lòng ta bao
ngày?
hay:
Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp
khêu.
Khi chàng con trai tỏ tình
Khi chàng trai muốn tỏ tình với một nàng con gái,
khác với những chàng trai thời nay, chàng không dám nói thẳng mà nói “vòng
vo tam quốc”:
Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc
thủy
Chợ Sài Gòn xa chợ Mỹ cũng xa
Anh viết thơ thăm hết nội nhà,
Trước là thăm phụ mẫu sau đà thăm
em.
(Nếu anh chàng khờ khạo này mà gặp các đối thủ
từ Tây, Úc, Mỹ trở về, vòng vo tam quốc kiểu này thì thua là cái chắc vì mấy
anh này giỏi nịnh người đẹp nào là: darling, my love, mon amour…cộng thêm
nhánh hoa hường và vài món quà nho nhỏ…)
Đối với người nghệ sĩ, khi gặp người con gái, mến
nàng thì hình ảnh và tình yêu của chàng với người trong mộng không bao giờ nhạt
phai, cố gắng tìm kiếm hy vọng sẽ gặp lại nàng:
Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng.
Ai về Mỹ Thuận Tiền Giang
Có thương nhớ gã đánh đàn năm
xưa?
Bước xuống Bắc Mỹ Tho thấy
sóng nhô nước chảy,
Bước lên bờ Rạch Miễu thấy nước
chảy cây xanh.
Anh biết chắc là đất Châu thành,
Sao tìm hoài không thấy trong đám
bộ hành có
em.
Tình yêu trai, gái sao mà lắm chông gai, vì hẹn hò
với chàng mà mà nàng bị cha mẹ đánh đòn:
Vì chàng em mới bị đòn oan
Không tin giở áo ra xem dấu lằn
Còn phần chàng khi đã thương ai thì dù cha, mẹ đánh
đập bắt từ bỏ người mình thương, chàng cũng nhất định cũng không từ:
Cha mẹ anh có đánh quần, đánh
quại
Bắt anh ra treo tại cành dương
Biểu anh từ anh từ đặng
Chớ biểu anh từ người thương, anh
không từ!
Cũng có chàng, không biết lý do gì đó, không dám
liều lĩnh để tiến tới lấy người mình thương, bây giờ ngồi than thở, phải chi ta
cưới nàng, thì bây giờ đã thành vợ thành chồng rồi cùng “sức chồng công vợ”
mà làm ăn:
Phượng hoàng đậu nhánh vông nem,
Phải dè năm ngoái cưới em cho rồi
Ngã tư Chợ Gạo nuớc hồi
Tui chồng mình vợ còn chờ đợi ai.
Cuộc sống trên sông nước, thấy cô gái quê có duyên,
ngực nở xinh đẹp chèo thuyền trên sông, đấng mày râu nổi máu “dê xồm”:
Nước láng linh chảy ra Vàm
cú,
Thấy dạng em chèo cặp vú muốn hun
Tệ hơn nữa, mấy ông còn dám “dê” luôn cả cô em vợ,
thiệt là bạo phổi!
Giữa trưa đói bụng thèm cơm,
Thấy đùi em vợ như tôm kho tàu.
Tâm tình
Mỹ Tho lá xứ miệt vườn, đâu cũng có vườn với nhiều
cây ăn trái, cô gái miệt vườn lại duyên dáng, dễ thương. Gặp nàng, chàng không
ngần ngại thả lời ong bướm:
Ðồng Nai, Châu Ðốc, Ðịnh Tường
Lòng anh sở mộ gái vườn mà thôi.
Chuồn chuồn bay thấp
Mưa ngập ruộng vườn
Nghe lời em nói lại càng thương
Thương em anh muốn lập vườn, cưới
em
Cô gái miệt vườn Mỹ Tho nhà ta
cũng không vừa, nếu chàng đã dám thì nàng cũng sẵn sàng:
Khi nào anh thấy nhớ ai
Xin về chơi Mỹ đường dài dễ đi
Vườn xoài, vương ổi xum xê
Mặc tình anh…hái, anh…đòi em cho…
Nhưng mấy anh đừng tưởng thế mà lầm, muốn tiến tới
thì mấy anh phải làm theo những điều kiện của nàng:
Sài Gòn xa chợ Mỹ không xa
Anh đi phải ghé qua nhà
Nghe em, em chịu, làm gà đãi anh!
Khi đã bắt đầu quen và bạo dạn hơn, chàng liền tỏ
tình nhưng lần này có vẻ thực tình, không bỡn cợt:
Bấy lâu anh đợi anh trông,
Thấy ai anh thấy mà không thấy
nàng.
Nàng cũng nhẹ nhàng trả lời, lần này không thách
thức với lời chọc ghẹo mà biểu lộ tình cảm của mình với chàng:
Ngọc còn ẩn đá chờ vàng,
Em còn ẩn cội huệ tàn đợi anh.
Hay gắn bó hơn:
Trời mưa vần vũ tình cũ xa xôi,
Biết ai nương tựa lần hồi tấm
thân.
Con nhà nề nếp
Nàng là con nhà nề nếp, đạo đức, lấy công, dung,
ngôn, hạnh làm đầu, nên thấy nàng lạnh lùng, chàng trai không biết ý tứ của
nàng thế nào:
Ngó lên trời mây bay vần vũ,
Ngó xuống âm phủ đủ mặt bá quan.
Ngó lên Nam Vang thấy cây trăm
thước,
Nhìn sông trước sóng bủa lao xao.
Anh thương em ruột thắt gan bào,
Biết em có thương lại chút nào
hay không?
Khi người con gái phải lòng người con trai, nàng
khuyên chàng đưa mai mối tới để cưới nàng:
Ðắng khổ qua, chua là chanh giấy,
Ngọt thế mấy cũng tiếng cam sành
Thương em đừng dỗ đừng dành
Cậy mai dong tới, cha mẹ đành em
ưng.
và sẵn sàng chờ đợi, chung thủy cùng chàng:
Ngó lên trời, trời trong lại
trắng
Ngó xuống nước, nước trắng lại
trong
Gái như em chắc dạ bền lòng
Lỡ duyên thì em chịu, đóng cửa
loan phòng đợi anh.
Như bao phụ nữ Việt Nam, nàng là nơi nương tựa khi
chồng hoặc người thương thất thế sa cơ:
Em là con cá hóa long,
Chín từng mây phủ da trời
Anh là quân tử lỡ thời
Nằm trong da trời úp cá hóa long
Còn chàng để chứng tỏ mình là con người đàng hoàng,
không vì danh lợi mà trái đạo làm người:
Anh tỉ phận anh
Thà ở lều tranh
Như thầy Tăng, thầy Lộ
Chớ không ham mộ
Của Vương Khải, Thạch Sùng
Ðạo người anh giữ vẹn, bần cùng
sá bao.
Đã yêu nhau thì không có gì ngăn trở, dù khó khăn
cách mấy, chàng cũng cố gắng vợt qua để gặp được nàng cho dù phải ngăn sông Mỹ
Tho để qua gặp nàng:
Chẻ tre, bện sáo cho dày,
Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp
nhau
Nhưng khi bị người thương phụ bạc, chàng trách móc
thở than:
Trách lòng con nhện lăng loàn,
Chỉ bao nhiêu sợi, mỗi đàng mỗi
giăng.
Người con trai Việt cũng ghen tức như bao chàng
trai bản xứ khắp nơi trên thế giới khi thấy con gái xứ mình lấy người ngoại
quốc. Tuy vùng Chợ Lớn tuy đông đảo người Tàu, nhưng trong việc giao tiếp hàng ngày,
cũng có Tàu-Việt phải lòng nhau, thương yêu nhau rồi se duyên với nhau. Thấy cô
gái Việt lấy chàng trai người Tàu, chàng bực tức kêu lên:
Bốn mùa bông cúc nở sai,
Ðể coi trời khiến duyên này về
ai.
Bông lài trộn lộn bông ngâu,
Tiếc hường nhan bậu làm dâu bên
Tàu.
(Tửng có xu có lúi giàu em ưng?)
hoặc:
Anh đứng làm trai, nam nhi
chi khí
Em đứng làm gái, em chẳng biết
suy,
Lấy Tây, lấy Chệt làm gì
So bề nhơn ngải sao bì An-Nam?
Gò Công qua mấy vần ca dao
Đã nói đến Mỹ Tho thì không thể không nói đến Gò
Công. Gò Công và Mỹ Tho và một phần của tỉnh Bến Tre thuộc tỉnh Định Tường ngày
xưa, do đó người Mỹ Tho và Gò Công cũng ít nhiều có cùng chung một sự suy nghĩ,
cùng phong tục tập quán địa phương.
Xưa nay Gò Công luôn nổi tiếng là xứ có nhiều thiếu
nữ xinh đẹp, hiền thục, thanh tú, tài sắc vẹn toàn. Dưới Triều Nguyễn,
nhiều phụ nữ Gò Công đã trở thành hoàng hậu, phi tần, mệnh phụ phu nhân của của
vua chúa nước ta như:
–
Bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa (1791-1807), hoàng hậu của vua Minh Mạng,
mẹ ruột của vua Thiệu Trị. Bà Hồ Thị Hoa là một người hiếu đức hiền thục.
–
Bà Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Phạm Thị Hoàng, chánh thất quý phi của Vua Thiệu
Trị. Bà Phạm Thị Hoàng là người phụ nữ nhân từ phúc hậu, được mệnh danh là Từ
Dũ
– Nam
Phương Hoàng Hậu Nguyễn Thị Lan, hoàng hậu của Vua Bảo Đại. Bà Nguyễn Thi Lan
sinh ra từ một gia đình giàu có, có học thức, vừa đẹp người lại vừa duyên dáng.
Các cô gái Gò Công không chỉ đẹp mặt đẹp mày mà bàn
tay cũng đẹp, vì thế hầu hết các vương tôn, công tử điều hướng về Miền Nam
để tìm bạn trăm năm:
Tay bậu vừa trắng vừa tròn
Qua về nằm ngủ mỏi mòn đợi trông
Bậu về ở xứ Gò Công
Qua về Thành Nội nhớ trông tháng
ngày.
Có chàng vì mơ tưởng đến người đẹp xứ Gò Công đến
nỗi phải tương tư, có chăng ai biết nỗi lòng của chàng:
Anh đau tương tư nằm trên bộ vạc
Hồn anh thất lạc, thác xuống Diêm
đình,
Diêm Vương ổng hỏi sự tình
Tui lụy vì tình, mới thác oan.
Sức quyến rũ của các cô gái Gò Công, được ví von
như ngọn gió “độc” làm cho các ông mê mệt, bủn rủn tay chân, vì thế mấy bà hãy
coi chừng mà giữ mấy ông kẻo hối hận thì không còn kịp:
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Gió nào độc bằng gió Gò Công,
Một ngọn đông phong lạc vợ
xa chồng
Đêm nằm nhớ lại, nước mắt
hồng tuôn rơi
Bày tỏ lòng quyến luyến, ca ngợi tình yêu trai gái
là chuyện thời bình, còn khi đất nước lâm nguy, dân Gò Công thì không tiếc lời
ca ngợi người anh hùng:
Gò Công anh dũng tuyệt vời,
Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây
Kháng Chiến
Tỉnh Ðịnh Tường hay Tiền Giang ngày nay, là nơi có
nhiều cuộc kháng chiến nổi lên chống Tây, nhứt là vùng Cai Lậy, gần Ðồng Tháp
Mười, nơi có nhiều vị trí thuận lợi cho chiến tranh du kích. Lính Tây dẹp hoài
không xong nên phải cho Hùm Xám Nguyễn Văn Tâm về quận Cái Bè để dẹp nghĩa
quân.
Những kẻ sĩ cầm quân ở đây như Trần Công Thuận,
Nguyễn Thành Long, Ngô Tấn Ðược và Trương Văn Rộng rất tài ba về chiến lược lẫn
chiến thuật, họ thường dùng phương châm “Tịnh di dân, động di binh” để
bảo vệ dân và hành binh hữu hiệu, tránh tổn thất. Những nhà ái quốc này sau này
gia nhập lực lượng chống Pháp của Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều ở Ðồng Tháp.
Phụ nữ Mỹ Tho, tuy bề ngoài trông có vẻ xinh đẹp,
da dẻ trắng trẻo, tay chân mền mại dễ thương, nhưng hãy coi chừng, họ anh hùng
không kém đấng mày râu, luôn luôn tỏ ra rất xứng đáng là con cháu của hai Bà
Trưng, Bà Triệu:
Gái Mỹ Tho mày tằm, mắt phượng,
Giặc tới nhà chẳng vụng quơ đao.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha, Mỹ
Tho và Gò Công đã đào tạo nhiều anh tài cho Việt Nam. Dưới thời Chúa Nguyễn
Phúc Ánh có Võ Tánh phò Chúa chống lại Nhà Tây Sơn; thời Pháp thuộc có Nguyễn
Hữu Huân (1830-1975) đứng lên khởi nghĩa chống Pháp; đặc biệt gần đây có nhạc
sĩ Việt Khang nổi tiếng với hai bản nhạc “Việt Nam tôi đâu” và
“Anh là ai”. Trong hai bản nhạc này, người nhạc sĩ yêu nước này nói lên
nỗi ưu tư của mình trước viễn ảnh bị Bắc Thuộc một lần nữa. Thật mỉa mai, chính
quyền cộng sản, chẳng những không ủng hộ tinh thần yêu nước của ông mà lại bắt
bỏ tù ông hơn 4 năm trời.
BS Phan Giang Sang
Tháng 2 năm 2016
Sách tham khảo
1.
Du Yên: Ca dao Việt Nam
2.
Hồng Khanh: Ca dao Tục ngữ Việt Nam Ba Miền
3.
Hồng Khanh-Kỳ Anh: Tục ngữ ca dao Việt Nam
4.
Hồng Vũ Lan Nhi 1&2 Phong Thùy HKH: Văn Học dân gian Ðồng Bằng Sông Củu
Long, Khoa Ngữ Văn, Đại Học Cần Thơ, NXB Giáo Dục1997
5.
Kiều Văn; Ca dao dân ca Việt Nam
6.
Thạc Sĩ Lê Diệu Hà: Nét riêng của yếu tố địa phương trong ca dao
7.
Lê Công Lý: Mỹ Tho qua ca dao
8.
Mã Giang Lân: Tục ngữ ca dao Việt Nam
9.
Phan Tấn Tài: Ca dao Miền Nam
Phan Giang Sang
No comments:
Post a Comment