Truyện ngắn Nguyễn
Văn Phong
Nguyễn Văn Phong tự giới thiệu là một
người làm ruộng và lao động phổ thông, sinh năm 1985, sống ở thôn Đường Cát –
Hà Ninh – Hà Trung – Thanh Hóa.
Truyện
ngắn của anh vừa giống một loạt hình vu vơ, vừa như một clip không lời chỉ quay
duy nhứt đôi mắt đang dõi theo những đường mây.
Những
đường mây ấy bắc từ cuộc sống đầy gieo neo ủ dột này sang một cõi vô thanh vô
ảnh vô nhân dáng nhưng lại mang tới những dao động lạ kỳ trong tim ta, như
những âm thanh mơ hồ của chuông gió trên cao…
Văn Việt
Tôi muốn biết người già sống như thế nào.
Và hầu như không thấy họ đi xe đạp, áo nâu thường lẻ loi, bước dè dặt trên con
đường côi cút. Những ước mơ hầu như không còn.
Người chú họ hàng xa có cuộc sống nghèo
khó, là con trai của bà. Bà là nông thôn yên ả với thanh nhàn, sự nhàu nhĩ của
cuộc đời là một thứ không có giá trị. Nhưng bà có cả một quá khứ những tháng
năm.
Một vài sự kiện được nhắc lại trong trách
móc nhiều hơn là thanh thản. Người đàn ông của cuộc đời bà chỉ còn là những dữ
liệu ít ỏi trong tâm trí. Có lẽ ông đã mất trong oan ức khi bị nghi ngờ trộm
của công, trong ngục tù.
Tuổi thanh xuân là nụ hoa khoe sắc, những
cuộc gặp ngắn ngủi sẽ kể lại câu chuyện cũ cùng nhau. Nhưng ngay cả kỷ niệm
cũng không làm trái tim bà ấm áp mà chỉ lướt qua một làn êm đềm mong manh, mọi
cố gắng níu giữ đều tan biến theo gió sương.
Tôi có muốn mang lại niềm vui cho bà không?
Khi tôi đến gặp chú – người con trai của bà – mọi người đều vui vẻ. Tôi ăn cơm
cùng bà. Tôi theo bà đi mua rau, theo bà sang chơi nhà hàng xóm. Và tôi là một
người con trai bình thường, một người cháu bình thường của bà.
Bà có đứa cháu gái ruột kém tuổi tôi, và
những đứa khác kém tôi nhiều tuổi. Tôi ngượng ngùng khi nói chuyện với bọn
chúng. Nhưng dường như tình cảm của bà bảo lãnh để chúng thân thiện với tôi.
Ở nơi hoang vu, tôi không mua được cho
chúng những cái kẹo, điều này cũng không quá đáng. Tôi nhớ mình có ăn cơm cùng
đứa lớn và theo dõi động tác của cô bé khi phụ giúp việc nhà, khiêng nước, chặt
mía… Và những lúc như vậy, tôi không tài nào nhớ được bà đang ở đâu khi đó,
đang làm gì và hiện hữu ra sao…
Bà rất tự hào về nó, gọi chúng bằng những
cái tên thân thương và biệt dị. Đứa con của chú mới học lớp sáu đến trường cùng
với người chị em sinh đôi. Nó chăn bò những buổi không đến trường, bà đi chăn
buổi còn lại.
Vợ chú ở huyện miền xuôi, chua ngoa đanh
đá, cùng làng với người đàn bà ở ngay đầu ngõ (cũng có đứa con gái cùng lứa với
hai đứa nhỏ).
Bà to tiếng với con dâu khiến làng xóm lời
ra tiếng vào, họ nói bà không phải là vừa, bà soi mói nghiêm khắc với cô con
dâu.
Chú với thím cũng thường xuyên to tiếng.
Chú bị nghi ngờ lấy tiền bài bạc quán xá. Nhưng chú quát mắng vì thím quá đáng
vô cớ. Rồi họ xô xát, con dâu bà phải bỏ trốn biệt tăm mang theo hai đứa nhỏ.
Tôi thấy con đường đất thân quen vắng bóng
những đôi mắt nhìn mình qua kẽ lá. Như thể những bông hoa dại sẽ không còn nở
nữa trong tôi, và trên con đường đá nhỏ.
Tôi không đi đâu nữa trong lần ghé thăm bà,
bởi gian nhà đã vắng bóng người đàn bà, cũng bởi không ai chờ tôi nữa.
Bà nhắc tới chúng, khen chúng, và chúng đã
tung cánh khi mới chỉ là những chú chim yếu ớt.
Hàng xóm cũng hỏi han tình hình hai đứa
nhỏ, dường như bà ân hận vì cách đối xử với con dâu.
Thì đó, cô ta là người thiệt nhất, ra đi
trong tàn tạ, không một đồng dính túi với gánh nặng là hai đứa con dại.
Cô ta giật khỏi tay bà những niềm vui sưởi
ấm mùa đông.
Nhìn căn nhà vắng hoe, không một bóng
người, không tiếng nói cười… đè nặng lên ưu phiền trong con mắt vô vọng.
Người mang than củi ra thành phố
Bây giờ là buổi trưa, cảm giác khi đang
ngồi phơi nắng nhẹ còn sót hơi lạnh mùa đông làm tôi liên tưởng đến nắng hạ
luôn mạnh mẽ khi từng có những buổi trưa vắng.
Trưa vắng, bờ rào chơ vơ xơ xác. Trưa nắng,
mọi thứ nhợt nhạt như sợ nắng làm ta gục ngã. Và sức sống mà tôi có được khi
lang thang giữa trưa vắng có lẽ được thừa hưởng từ một ngọn nguồn đặc ân của sự
sống để mang lại cảm giác yếu ớt, nhưng mạnh mẽ khi ngồi nhớ lại những ngày đã
qua.
Tôi rất đam mê Vật lý.
Sau nhà có một sân ga tránh tàu, nơi những
đoàn tàu chở nặng hàng hóa đứng lại để nhường đường cho tàu cao tốc.
Nếu có thời gian, tôi thật sự muốn khuyên
tất cả mọi người leo lên một chuyến tàu hàng như tôi từng làm. Đoàn tàu chầm
chậm chuyển bánh mà không biết rằng nó đã mang theo một cặp mắt nhìn theo dọc
những chặng đường bến tạm.
Tôi nhớ nhất là một ga lạ tấp tôi vào quán
nhỏ giữa nhá nhem tối. Một thanh niên đưa tôi điếu thuốc. Cậu ta nhờ tôi chuyển
những bịch than nhỏ lên toa trống.
Người ta phải đắp một chiếc hầm nhỏ để nung
củi thành than trên một cánh rừng nguyên sơ. Sau khi đốn hạ hết cây, dựng lều
ăn ngủ bám rừng, cuối cùng mới cho ra loại sản phẩm là than củi.
Một người con gái cũng chuyển những bịch
than mà cậu ta gánh tới. Tôi chỉ đứng trên toa đưa than qua cửa sổ vào cho họ.
Khi xếp xong, cô gái và người mẹ đi theo chuyến hàng, tôi rít nốt điếu thuốc
một loại ngon.
Thực ra trong lúc tàu đứng, cô gái đã bỏ bộ
đồ lao động để khoác lên mình một chiếc áo giản dị nhưng đẹp, và có lẽ cô ta đã
tranh thủ ăn bữa tối nữa vì lúc này cơ thể cô bé đã khác.
Tôi đã ước mình là hiệp sĩ để mang em đi
cùng bộ đồ mới ấy, và em sẽ không phải khoác lên mình bộ quần áo lam lũ nữa.
Đó là hình ảnh một người con gái cặm cụi
chuyển than lo trễ giờ tàu, lo nhập hàng cho quán xá. Nhưng chúng ta đều mê ly
trước hình ảnh người con gái ấy diện áo mới, khuôn mặt nghỉ ngơi chờ đón chuyến
đi.
Dù không có cuộc chuyện trò nào giữa chúng
tôi, nhưng đó là một quãng thời gian tuyệt diệu như lúc chàng rể ra mắt bố mẹ
vợ, không muốn mất lòng họ, căng ra trong niềm hạnh phúc.
Chúng tôi chỉ xích lại gần nhau chốc lát
nơi cánh cửa dẫn vào nhà vệ sinh của khoang toa bẩn thỉu. Đến nỗi khi tàu cập
bến, trong bóng tối và không thấy em nữa, tôi như mất đi tất cả những phút giây
vừa qua.
Tôi hình dung em ngồi sau xe một chàng trai
thành phố, lạng lách quán đêm. Và quan trọng là không có gì xảy ra giữa chúng
tôi trong chuyến xe đêm. Mà tôi hoàn toàn ảo tưởng, còn cô ta hoàn toàn dửng dưng.
Nhưng thực tế đã mang đến một ấn tượng khác
hẳn. Ở một toa trống khác, tôi khó khăn lắm mới nhận ra hai nhân công đang đưa
than khỏi toa. Họ chuyển làm hai nấc, người lớn đưa ra cửa toa cho người trẻ
hơn xếp xuống hành lang.
Họ làm việc rất vất vả, và khi không còn
nhận ra chút hấp dẫn nào nữa ở người con gái vác than, tôi ngỡ ngàng nhận ra
nàng- người ở trong toa đêm qua, và cũng người mẹ ấy.
Chỉ còn một lát nữa thôi là trời chuyển
sáng. Khoảng thời gian ấy cũng vừa đủ để chúng tôi hiểu rằng chưa quen nhau.
Đúng như không có cuộc chuyện trò nào giữa tôi và em.
Chỉ lát nữa thôi, không có chàng hoàng tử
nào trước cuộc sống của người con gái ấy, bởi tôi lén đi trong hơi sương của
màn đêm hấp hối, giấu đi tất cả những mơ tưởng hoang đường để trở về với sự cũ
kỹ của một ngày mới…
Chỉ có buổi sáng là huyền diệu, vì nó hứa
hẹn những điều đẹp đẽ cho cuộc sống, và tôi đi tìm những thứ viễn vông mới vì
đã không còn gì của đêm qua.
304Đen – Llttm – Văn Việt
No comments:
Post a Comment