Sunday, July 29, 2018

Thà Rằng ... Thôi Thì - vkp Phượng ngày xưa


THÀ RẰNG... THÔI THÌ
 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* 55 năm trước:
Thà rằng... ngày ấy cứ làm ngơ
Chỉ tại ngu si nên lững lờ
Ngoảnh mặt nhìn xa khi đến lớp
Cớ sao gặp lại vẫn ươm mơ?

* 5 năm trước:
Thà rằng...suối lệ mặn bờ môi
Đừng để tình xưa phải chia phôi
Đắp xây mộng ảo bằng tình muộn
Yêu đương chan chứa...tựa xuân hồi!

* 3 năm trước:
Thà rằng... cứ để tay buông lơi
Xiết chặt chi thêm dạ rối bời?
Trí dặn lòng  nhưng tim không muốn
Nên tìm cỏi lảng để rong chơi!

* Bây giờ:
Thà rằng... chẳng biết chốn thiên thai
Đào tiên ngon ngọt đã lỡ nhai
Nếu phải quay về nơi trần thế?
Ai nhận ra bóng dáng hình hài?

* Mai sau:
Thôi thì...vẫn mãi...nắm chặt tay!!!

 
Saigon 23/7/2018
vkp phượng ngày xưa

 

 

Lê Xuyên: Kẻ Sĩ Đáng Kính - Vũ Uyên Giang


LÊ XUYÊN: KẺ SĨ ĐÁNG KÍNH

 

 

Tôi quen anh Lê Xuyên Lê Bình Tăng qua một sự rất tình cờ, dù cùng trong làng báo, nhưng vào năm 1965-1966, tôi chỉ là một anh phóng viên trẻ, mới tập tễnh nhảy vào làng báo, nên dù truyện của anh, tôi đã được đọc nhiều, hoặc đọc trên báo anh viết feuilleton hàng ngày, hoặc đọc sách anh gửi đến toà soạn báo tôi làm để tặng cho ông chủ nhiệm; nhưng tôi chưa bao giờ gặp anh, chưa bao giờ được quen với anh dù toà soạn báo của anh và tôi không cách xa nhau là mấy. Anh làm bên tờ Thời Thế của ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng số 77 đường Lê Lai; còn tôi làm bên Hoà Bình ở 235 Phạm Ngũ Lão. Cách nhau có hai bức tường của Sở Hoả Xa Sàigòn. 

 

Một hôm tôi sang tờ Thời Thế vào khoảng 1 giờ 30 trưa để tìm Anh Nhật, Thư ký phụ trách trang trong của Thời Thế để rủ đi uống cà phê. Lúc đó đang giờ nghỉ trưa nên toà soạn vắng. Cánh cửa sắt phía trước mở hờ đủ một người đi qua, cô nhân viên trị sự thường ngồi phía trước không có mặt; tôi liền đi thẳng vào phòng bên trong, nơi sắp chữ với các hộc khuôn chữ để thợ sắp chữ làm việc. Tôi gặp một người đàn ông ngoài 30 tuổi, hơi gầy, da ngăm, mặc một chiếc áo thung đã ngả màu và quần đùi đang ngồi hí hoáy viết. Nhìn anh ta, tôi nghĩ chắc đây là một ông thợ sắp chữ hoặc là người chef typo không chừng. Anh ta không nhìn lên, coi như không thấy tôi bước vào, vẫn hí hoáy chăm chú viết. Tôi hỏi:

 

- Anh Nhật có ở đây không anh?

Anh ta vẫn không nhìn lên, cũng không trả lời mà lấy tay phải đang cầm bút giơ lên trên, ngầm ra hiệu Anh Nhật ở phiá trên lầu. Tôi cảm ơn anh và đi lên cầu thang. Lên trên lầu, tôi cũng chẳng thấy ai; vừa lúc đó ông Hồ Anh từ trong phòng chủ nhiệm bước ra, hỏi tôi:

- Anh kiếm ai?

Tôi cho ông biết tôi làm bên Hoà Bình, muốn gặp Anh Nhật. Ông nói hôm nay Anh Nhật xin nghỉ có việc, ngày mai sẽ trở lại làm. Tôi cảm ơn ông và quay lưng đi xuống lầu. Ông hỏi với theo:

- Khi vào anh có gặp anh Lê Xuyên ở dưới đó không?

- Dạ! Tôi không biết anh Lê Xuyên, chỉ gặp ông chef typo đang ngồi viết gì đó. Tôi nói.

Ông Hồ Anh cười, nói: 

- Anh Lê Xuyên đấy. Nhờ anh nói với Lê Xuyên tôi cần bàn chút việc nhé.

- Vâng! Tôi sẽ nói.

Xuống dưới lầu, khi đến chỗ Lê Xuyên, tôi nói:

- Anh Lê Xuyên! Anh Hồ Anh nói muốn bàn với anh chút việc.

Lúc đó anh mới ngừng viết, ngước lên nhìn tôi:

- Vậy hả? Cám ơn anh nghe. Xin lỗi anh là...

- Tôi là Vũ Uyên Giang bên nhật báo Hoà Bình.

- Ồ! Giang. Anh còn ký là Anh Giang, Vũ Giang phải không?

- Vâng!

- Tôi có đọc mấy truyện ngắn của anh trong Mỗi Ngày Một Truyện. Viết được lắm, nhưng anh phải cái tội "tham lam" quá. Viết nhiều nhưng không tập trung vào một thể loại, nên dễ bị hư ngòi bút đi.

 

Tôi thật thán phục anh Lê Xuyên, chỉ có một câu ngắn đã nói trúng tim đen của tôi. Nói ra thật xấu hổ, vì cần tiền để cà phê thuốc lá và nhậu nhẹt với bạn bè, bồ bịch, tôi đã phóng bút viết loạn cào cào đủ loại truyện đàng hoàng có, sến có, phóng tác có... cho các tờ Thời Thế, Ngày Nay, Chọn Lọc, Tiểu Thuyết Thứ Năm v.v... Vậy mà anh cũng nhìn ra, thế mới đúng là một người Tổng Thư Ký toà soạn một nhật báo.

Tôi cảm ơn anh về nhận xét tinh tế ấy và hứa sẽ sửa; rồi từ giã ra về. 

 

Sau lần gặp đó, tôi trở thành bạn của anh. Mỗi lần tôi có dịp sang Thời Thế, anh đều ngồi nói chuyện với tôi và sửa đổi cho tôi những chỗ sơ hở trong truyện tôi viết. Anh có tặng cho tôi mấy quyển sách anh đã xuất bản như: Chú Tư Cầu, Vợ Thầy Hương và Rặng Trâm Bầu; nhưng tôi không dám đem về nhà vì thuở đó gia phụ rất nghiêm; ông chỉ muốn tôi chăm chỉ học hành đỗ đạt và nối nghiệp con đường công chức của ông. Nhưng lúc đó tôi là một thanh niên mới vừa tuổi trưởng thành, tâm hồn còn muốn "nổi loạn" nên đã đi ngược lại ý muốn của ông: nhảy vào con đường văn nghệ văn gừng chông gai. Sách của anh tặng, tôi phải đem gửi ở nhà một người bạn. Tuy trong các truyện anh viết rất "bạo" nhưng ngoài đời anh là một con người hiền lành; ngay cả những chỗ ăn chơi trác táng của cánh đàn ông, anh cũng không biết ở đâu. Anh rất nhút nhát mỗi khi phải đi đến những chỗ tụ tập đông đảo...

 

Đêm Giao Thừa Mậu Thân 1968, nhà tôi ở Đình Cầu Sơn, phía trong Ngã Ba Hàng Xanh; nửa đêm VC từ nhiều hướng xâm nhập vào thành phố Sàigòn, tấn công ở một số nơi và chiếm đóng ngay Ngã Ba Hàng Xanh. Tôi phải lội con kinh Cầu Sơn để trốn ra ngoài xa lộ. Tất cả giấy tờ tùy thân gồm có thẻ căn cước, Thẻ Báo Chí của Toà báo và 1 Thẻ Báo Chí của Phòng Báo Chí Bộ Quốc Phòng do Ông Nguyễn Đình Tuyến, Giám đốc Báo chí Bộ Quốc Phòng cấp, tôi gói trong nhiều lớp bao nylon và giấu trong quần. Mờ sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, tôi lóp ngóp bò lên Xa Lộ Biên Hoà và bị 1 đơn vị Thủy Quân Lục Chiến bắt giữ. Tôi nhìn thấy huy hiệu con Trâu trên cánh tay những người lính thì biết đó là Tiểu đoàn 2 Trâu Điên TQLC, một đơn vị thiện chiến của QLVNCH. Tôi xin được nói chuyện với cấp chỉ huy và một viên Trung úy tên Quang, Đại đội trưởng đến gặp tôi. Tôi nói cho anh biết tôi là ký giả báo chí bị kẹt trong khu Cầu Sơn khi VC chiếm Ngã Ba Hàng Xanh, không còn lối ra nên tôi phải lội ruộng để trốn đi. Tôi có giấy tờ giấu trong quần. Anh cho tôi lấy giấy tờ xuất trình cho anh. Sau khi xem, anh gọi máy trình cho cấp trên và có lệnh thả cho tôi đi. Anh còn cho tôi 1 bộ quân phục TQLC và cho xe chở tôi về toà soạn Hoà Bình. Tôi và anh Hoàng Sơn, cùng Đạm Phong đã cấp tốc phát hành tờ báo có 2 trang tường thuật về chiến cuộc Mậu Thân ở Sàigòn. Lúc đó ở Sài gòn chỉ có 2 tờ báo phát hành kịp báo tường thuật trận Tết Mậu Thân là tờ Trắng Đen của ông Việt Định Phương, toà soạn trên đường Lê Thánh Tôn do anh Thái Châu phụ trách ra được 4 trang và Hoà Bình được 2 trang. Các báo khác vì nghỉ Tết hoặc các anh chị em ký gỉa bị kẹt trong các vùng chiến sự nên không ra báo kịp.

 

Mấy ngày sau, khi tình hình đã tạm ổn định, các báo đã trở lại hoạt động bình thường, anh Lê Xuyên gọi điện thoại cho tôi nói: "Anh làm khá lắm. Đúng tác phong và tiêu chuẩn con nhà báo". Phải nói vai trò của tôi lúc đó trong tờ báo chẳng ra làm sao cả. Tổng thư ký toà soạn trước năm 1967 là Mặc Giao Phạm Hữu Giáo; khi Mặc Giao đắc cử Dân biểu Hạ Nghị Viện thì Viên Linh về thay thế vào ghế Tổng Thư ký Toà soạn. Tôi từ Thư ký trang trong được đưa lên làm phụ tá cho Viên Linh. Trước Tết Nguyên Đán Mậu Thân Viên Linh đã tự nghỉ việc vì cãi nhau với Trần Hữu Quỳnh, Quản lý Toà soạn về vấn đề tiền nong. Ghế TTK toà soạn còn trống chẳng có ai. Sau Tết vài tháng, chính tôi cũng có xích mích với Trần Hữu Quỳnh khi trong báo Xuân Hoà Bình, tôi có viết một bài phóng sự về việc làm pháo lậu và chạy pháo lậu qua nhân vật Cả Quỷnh; không ngờ nhân vật này lại trùng hợp nhiều chi tiết với đời tư của Trần Hữu Quỳnh như cũng làm y tá dạo không có bằng chích đít con nít làm liệt 1 đứa trẻ trong Xóm Mới và chết 1 đưá khác nên phải xoay qua làm pháo lậu. Quỳnh nói nhân vật Cả Quỷnh chính là tôi nói ông ta (dù tôi không hề biết gì về đời tư ông ta) nên cãi nhau với tôi một trận kịch liệt. Tôi cũng nghỉ làm và gia nhập vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức từ đó tôi giã từ báo chí. 

 

Bẵng đi một thời gian dài, tôi ít khi gặp giới văn nghệ và báo chí Sàigòn vì chức năng của tôi trong ngành Quân Báo, cấp chỉ huy của tôi không cho phép tôi tiếp xúc với báo chí sợ bị lộ các tin tức bí mật. Tôi cũng không gặp anh Lê Xuyên lần nào nữa... cho đến sau 1975, khi nằm trong tù đầy của VC, tôi được nghe một anh em bạn tù mà tôi đã không còn nhớ được tên, nói là đã có lần gặp được tác gỉa Chú Tư Cầu tức nhà văn Lê Xuyên trong tù...

 

Thời gian trôi đi, tôi được định cư tại Hoa kỳ sau khi vượt biển trên một chiếc ghe loại chạy sông, đến Thái Lan. Năm 2000, khi ở thành phố Charlotte, North Carolina, tôi chủ trương Nguyệt san Đất Sống và chủ trương Qũy Tương Trợ Văn Nghệ Sĩ do Đất Sống thành lập bằng qũy riêng không quyên góp của bất cứ ai, một số văn nghệ sĩ viết bài cho Đất Sống khi nhận nhuận bút đã đóng góp tiền này như anh Phương Triều, Thanh Thương Hoàng, Hoàng Ngọc Liên, MH.Hoài Linh Phương, Sơn Tùng, Tạ Quang Khôi v.v... vào qũy để giúp anh em bên nhà qua anh Văn Quang. Anh Văn Quang cho tôi điạ chỉ của anh Lê Xuyên ở Sàigòn; anh cũng cho tôi biết hoàn cảnh chật vật của anh chị Lê Xuyên sau 75, sau khi bị tù đầy một thời gian, bây giờ già yếu, ngồi bán thuốc lá lẻ để kiếm từng đồng bạc lương thiện. Tôi đã liên lạc được với anh Lê Xuyên và gửi thẳng về cho anh 200 Mỹ kim coi như là chút quà để anh chi dụng trong cơn thiếu thốn. Sau đó hàng năm tôi đều gửi về cho anh 100 Mỹ kim làm chút quà xuân vào dịp gần Tết Nguyên Đán.

 

Có một lần anh chị Lê Xuyên Lê Bình Tăng gửi cho tôi một lá thư, trong đó anh có kèm 1 danh thiếp cũ đã vàng ố có ghi bút hiệu Lê Xuyên của anh và mấy hàng chữ nguệch ngoạc, run run thăm hỏi. Chị Lê Xuyên (nhũ danh là Đặng Thị Bạch) viết cho tôi 1 lá thư ngắn để cho biết là "...từ sau ngày 30/4/1975, anh Lê Xuyên đã hoàn toàn bỏ viết, nghĩa là anh hoàn toàn không cầm bút viết bất cứ một điều gì, lâu ngày tay đã thành cứng và viết rất khó khăn. Sau khi đi cải tạo về, dù phải sống chật vật, anh vẫn luôn nói với mọi người là "Lê Xuyên đã chết". Những hàng chữ này anh LX cố gắng viết cho anh có lẽ là những hàng chữ cuối cùng của anh ấy..."

Đọc thư của anh chị mà tôi cảm động và thương cho một kẻ sĩ giữ được tiết tháo của mình trong một xã hội gian manh, xảo quyệt của cộng sản.

Vài tháng sau, nhân khi có một anh bạn ở cùng thành phố Charlotte, North Carolina của tôi là Lê Văn Cường, cựu sĩ quan binh chủng Công Binh QLVNCH và cũng là một thành viên của Tạp chí Đất Sống của tôi có dịp về Việt Nam. Tôi đã gửi Cường cầm 100 Mỹ kim về ghé đưa cho anh ở 238/146 Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10 Sàigòn. Khi trở về Mỹ, Cường đã kể cho tôi nghe câu chuyện đi tìm gặp anh. Như sự mô tả của tôi, Cường cũng đến nơi, thấy một ông già gầy ốm như tôi nói đang ngồi bán thuốc lá lẻ thì nghĩ đúng là Lê Xuyên nên đến gần hỏi:

- Xin lỗi! Anh có phải là Lê Xuyên không?

Ông già không nhìn lên, đáp:

- Lê Xuyên chết rồi. Xong lơ đãng nhìn trời mây.

Cường liền cười nói:

- Tôi là bạn của Vũ Uyên Giang... Cường chưa dứt lời, Lê Xuyên đã hỏi:

- Sao? Vũ Uyên Giang làm sao? Giang có khoẻ không?

- Khoẻ! Vũ Uyên Giang dặn tôi đến tìm gặp anh để chuyển cho anh chút quà và gửi lời thăm anh chị.

 

Anh Lê Xuyên mừng rỡ hỏi han Cường về tôi. Anh cũng kể cho Cường nghe là có một số báo của VC cũng cho người đến gặp anh để xin anh viết cho họ, có nhà xuất bản của VC cũng xin anh cho tái bản những quyển sách cũ của anh; nhưng anh đều từ chối tất cả dù vẫn phải sống nghèo túng và anh cũng nói với họ rằng Lê Xuyên đã chết.

 

Khi nghe Cường kể về thái độ của anh, tôi vừa thương cảm, vừa qúy trọng và ngưỡng phục thái độ của một kẻ sĩ giữ được dũng khí, sự chính trực và tiết tháo của mình khi nước đã mất thà chấp nhận nghèo đói, khổ sở nhưng quyết không cộng tác với giặc. Thái độ đó chỉ thấy ở những kẻ sĩ thời xưa. Có lẽ anh là một trong những người rất hiếm hoi còn lại giữa thời buổi nhiễu nhương hỗn mang này. Anh đúng là một kẻ sĩ thời đại đáng kính. Tôi rất lấy làm tiếc là khi anh qua đời, tôi đã không về tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ sau cùng đề tỏ lòng ngưỡng mộ một người anh trong nghề báo, một kẻ sĩ mà tôi hằng kính phục. Xin mượn những giòng chữ này như những nén nhang thắp muộn để kính điếu hương hồn anh; mong hương linh anh được an bình nơi cõi vĩnh hằng.

 

Vũ Uyên Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

CSVN Và Mật Ước Thành Đô - Đại Dương



Một Số Chi Tiết Về Cái Mật Ước Thành Đô Mà Bọn CSVN Đã Ký Với Trung Cộng

 
(Chưa ai có thể xác định là mật ước này có thật hay không và nội dung của nó có đúng như đã ký hay không, trừ khi bọn CSVN chịu mở miệng, 304Đen đăng lại để quý anh chị đọc cho biết)

 

 

    Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 “viên chức” cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu “tối mật”, có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng: Giang Trạch  Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu… tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ “Trung Quốc”.

Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm “bỉnh bút” cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.

Thật ra, các cam kết “giao nước Việt Nam cho Trung Quốc”, đã được “ký” bằng “lời hứa danh dự ” của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai:“Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng  tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa….”

Ngày 14-09-1958, ông Hồ chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký “công hàm” giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông. Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc bằng 1 câu nói để đời trong lịc sử: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng “.

Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế họach cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ ràng hơn 1 chương trình “sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc” qua chiến thuật “Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến” với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.

 

GIAI ĐOẠN I:Ngày 15-07-2020: QUỐC GIA TỰ TRỊ.
GIAI ĐOẠN II:Ngày 05-07-2040:QUỐC GIA  THUỘC TRỊ.
GIAI ĐOẠN III: Ngày 05-07-2060 : Tỉnh lỵ Âu Lạc.

 

Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu.

Thời gian này, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ, tiếng tàu là ngôn ngữ chính. Một chút lịch sử về ” Âu Lạc”: “Thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, ông Thục Phán, thủ lãnh của bộ tộc Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở về phía Bắc Văn Lang đã cùng Hùng Vương thứ 18 đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần, vua Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt vào một, lập nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương, Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính vào năm 206 trước Tây Lịch”. 

                      Dân Việt đòi đảng cộng sản trả lời về hành động bán nước

Tiến sĩ Kerby Anderson Nguyễn, một trong những bỉnh bút của Foreign Policy Magazine, cho biết hôm 08-04-2013 Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng đã được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington nạp đơn "xin tỵ nạn chính trị" sau hai tuần lễ vợ chồng thăm 3 đứa con đang du học ở đây. 

Bốn ngày sau, Châu đã trao cho Foreign Policy Magazine một băng ghi âm do Tổng cục Tình báo Quốc phòng thu cuộc thảo luận về các thỏa hiệp sáp nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc tại Thành Đô ngày 10-08-1987. 

Phía Việt Nam có Nguyễn Văn Linh (Tổng bí thư), Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và phía Trung Cộng có Giang Trạch Dân (Chủ tịch), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu.

Hai bên đồng ‎ý thực hiện chương trình sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc bằng chiến thuật “Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến” trong vòng 60 năm kể từ năm 2000 diễn ra qua 3 giai đoạn. Quốc gia Tự trị (2000-2020), Quốc gia Thuộc trị (2020-2040), Tỉnh Âu Lạc (2040-2060). 

Như thế, người Việt Nam và dư luận quốc tế nhìn nhận người Tàu không "cướp nước Việt" mà chính người Việt Nam tự nguyện "dâng nước" và tự ý đồng hóa vào dân tộc Trung Hoa.

Tại cuộc họp mật năm 1992, Tướng Lương Quang Liệt, Tổng cục trưởng Tình báo Trung Cộng chỉ đạo người đồng nhiệm Nguyễn Chí Vịnh “tại VN, đất nước do chúng tôi "ủy nhiệm" quý vị "quản lý" lại có luồng dư luận lên án chúng tôi "bá quyền, bành trướng”, tôi thấy thối lắm”. 

Việc sáp nhập này diễn ra khá dễ dàng vì đảng viên cộng sản Việt Nam mang ảo tưởng về thế giới đại đồng và tình nghĩa cộng sản quốc tế. 

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lê nên từ năm 1926 Hồ Chí Minh đã cam kết với Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông, sẽ “giao nước Việt Nam cho Trung Quốc”. Khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Hồ Chí Minh trình lên Thủ tướng Chu Ân Lai “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới, chúng tôi cũng làm”.

Súng đạn, tiền bạc của Liên Xô và Trung Cộng, máu xương của người Việt đã đưa đảng Cộng sản lên đài danh vọng khiến cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói khi nối lại bang giao với Trung Cộng “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng, mất nước còn hơn mất Đảng”. 

Khởi đầu từ việc công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa năm 1958 đến việc ký Hiệp định Phân định Biên giới năm 1999 và Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 mà Việt Nam chỉ mới thanh toán được 1/10 số nợ 880 tỉ USD đã vay của Trung Cộng từ năm 1927 đến năm 1975. 

Thói hám danh, hám lợi đã đẩy tập đoàn lãnh đạo Hà Nội rơi vào chiếc bẫy do Bắc Kinh giăng ra vì tự huyễn hoặc Trung Cộng sẽ trả lại Hoàng Sa sau khi Việt Nam thống nhất.

Kế hoạch thôn tính Việt Nam được sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ, đảng viên cộng sản trên nhiều lĩnh vực kinh tế, di dân, văn hóa, pháp luật. 

Thương mại Việt-Trung hai chiều trong năm 2013 lên tới gần 50 tỉ USD mà Việt Nam bị thâm hụt mậu dịch 17 tỉ USD. Từ 10 năm qua, mậu dịch song phương tăng kéo theo thâm hụt về phía Việt Nam tạo ra cán cân mất thăng bằng khi giao dịch. 

Bắc Kinh nhiều lần hứa tìm cách cân bằng mậu dịch. Oái oăm thay, Việt Nam luôn luôn bị thiệt thòi do chính sách sai lầm, cán bộ thiếu năng lực nên chỉ thích bán tài nguyên thô để thu lợi nhanh và nhận hối lộ mà nhắm mắt trước các vi phạm của giới đầu tư Trung Cộng. 

Hàng hoá chứa chất độc, xấu, lỗi, giả, nhái của Trung Cộng theo đường tiểu ngạch tràn vào Việt Nam như nước lũ mà Trung ương cho chí địa phương làm như chẳng hề biết hoặc không có biện pháp ngăn chặn. 

Phải chăng Cộng sản Việt Nam cố tình đẩy kinh tế lệ thuộc vào Trung Cộng để sẵn sàng hội nhập? 

Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài, FDI, của Trung Cộng chỉ chiếm 1.5% tổng số vốn FDI vào Việt Nam mà làm chủ 90% các Hợp đồng tổng thầu EPC (Engineering, Procurement, Construction contract) trong các lĩnh vực kinh tế, năng lượng, khai khoáng, xây dựng, quốc phòng. 

Với dự án trọn gói từ A đến Z, nhà thầu Trung Cộng đưa cả công nhân không nghề sang làm việc và xây tường bao vây khu thi công, cấm cả công an, nhà cầm quyền địa phương léo hánh. Họ làm gì, bao nhiêu công nhân cũng chẳng ai biết. 

Thêm nữa, dân Trung Cộng với chiếu khán du lịch rồi ở lại tìm việc làm, mở tiệm làm ăn, lập làng cứ y như đang ở quê nhà. 

Tại sao, Nhà nước khắc khe với dân về hộ khẩu, cư trú lại chẳng dám động tới "đám con trời" đang nghênh ngang trên đất Việt? 

Các công trình đồ sộ do nhà thầu Trung Cộng thực hiện đang xuống cấp hoặc trục trặc thường xuyên chỉ sau vài tháng hoặc năm bàn giao. Tổn thất này đánh một đòn chí tử vào ngân sách vốn èo uột của Việt Nam. 

Sau 30 năm hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, xuất cảng hàng tỉ mỹ kim quần áo mỗi năm mà phải nhập hơn 80% nguyên liệu từ Trung Cộng. 

Nghe tin, Việt Nam đàm phán gia nhập vào Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương để được hưởng mức thuế quan 0%, Tập đoàn Yulun của Trung Cộng được Nam Định cho phép xây nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộn trị giá 68 triệu USD. Nam Định đang trình Chính phủ một dự án khu công nghiệp dệt may. 

Tại sao Cộng sản Việt Nam chỉ cho phép Trung Cộng lập nhà máy sợi, dệt, nhuộm mà không gọi thầu quốc tế để chọn dự án tối ưu? 

Những phố Tàu nhan nhãn từ Bắc chí Nam, đặc biệt tại các thành phố và đô thị với bảng hiệu toàn chữ quan thoại, cờ xí Trung Cộng ngập trời. Người Tàu lại còn mở trường dạy tiếng quan thoại cho người Việt Nam để làm đầy tớ bây giờ và công dân Trung Cộng tương lai. 

Hàng ngàn năm sống bên cạnh người láng giềng hung tợn và thâm độc, dân tộc Việt Nam có lúc thịnh lúc suy mà vẫn giữ vững được giang sơn và nòi giống. 

Bị giặc Tàu đô hộ vẫn đứng lên giành lại chủ quyền, vì thế, dân tộc Việt Nam dành bản án nặng nhất cho bọn theo giặc ngoại xâm và lũ bán nước.

 

Đại-Dương

 

Sài Gòn Ra Đường - Duyên Anh


Sàigòn Ra Đường
 
 

 
 
 
 
 
 
 
Sài gòn ra đường không áo dài
Em sợ đang mùa gió chướng bay
Gió bay cuốn hút mùi hương cũ
Chỉ để riêng mình ta ngất ngây

Sài gòn ra đường không phấn son
Em sợ rừng sâu gỗ giận hờn
Chinh phu gió cát nghìn phương lạnh
Chinh phụ nào ham chuyện lược gương

Sài gòn ra đường không thích cười
Em sợ đèo cao lệ đá rơi
Nên đã mùa đông về tạm trú
Đã về sương tuyết phủ niềm vui

Sài gòn ra đường không líu lo
Em sợ âm vang động cõi hờ
Hãy nghe hơi thở còn xao xuyến
Trong đáy hồn nhau gọi ước mơ

Sài gòn ra đường không giống ai
Tóc mây lớp lớp khói u hoài
Mắt chim khuyên đã diều hâu hết
Cúi xuống nhìn lên vẫn ngậm ngùi.

Duyên Anh

 

 

Tuesday, July 24, 2018

Quán Cà Phê Nơi Góc Phố Buồn - Dư Thị Diễm Buồn


QUÁN CÀ-PHÊ NƠI GÓC PHỐ BUỒN
 



 









Em vẫn nhớ cơn mưa chiều thứ bảy
Góc phố buồn anh hẹn quán cà-phê
Con đường quen qua lại lối đi về
Chiếc bàn gỗ thuở nào ta ngồi đợi

 
Có những lần hẹn rồi anh không tới
Để sầu dâng và quay quắc chờ mong
Lệ hoen mi, hờn dỗi ngập cõi lòng
Như từng giọt cà-phê, rơi từng giọt!

 
Cà-phê đắng có đường thêm vị ngọt
Hương vân vê tỏa bát ngát nồng nàn
Hè qua mau lá úa đón thu sang
Xếp bút nghiên, tạ từ vào quân ngũ

 
Anh đi rồi ít về thăm xóm cũ!
Để Ba Mươi, Tháng Tư... sau đổi đời
Quán cà-phê góc phố... chủ thay rồi!
Anh ở đâu, biết ai mà thăm hỏi...?

 
Gia đình em rơi vào cơn lốc xoáy
Cha cải tạo... mẹ buôn gánh bán bưng...
Đã bao phen bão tố đến không ngừng
Em nghỉ học, vỉa hè ngồi bán thuốc...

 
Năm tháng dài theo dòng đời xuôi ngược
Chiều cuối tuần thưa vắng... quán cà-phê
Hồi ức xưa... héo hắt vụt quay về
Trong tiềm thức cõi lòng xao xác nhớ!

 
Diện H.O, gia đình rời cố thổ
Thuở ấy, bây giờ ngăn cách xa xâm
Hình bóng người xưa vẫn biền biệt mù tâm
Quán cà-phê góc phố buồn còn đó!

 
Nắng viễn phương ui ui gợi niềm nhớ
Con đường xưa, và chốn cũ hẹn hò
Vì tình yêu không phải dễ xóa nhòa                                
Bởi mối gút đầu đời lưu luyến mãi...

 
Gió Ca-Li trái mùa mưa phai phái
Quán nhỏ buồn, góc phố đợi chờ ai!
Tách cà-phê đậm đặc tỏa hương bay
Kiếp nhân sinh, thế gian nhiều oan trái!

 
Căn gác trọ ở phương trời hải ngoại
Sáng chiều về trống vắng nỗi cô đơn!
Nhớ quán cà-phê nơi góc phố buồn...
Dù không hẹn, vẫn mong lần tái ngộ!

 
California, xuân vũ phong phong
Tệ xá Diễm Diễm Khánh An

 
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Email: dtdbuon@hotmail.com