Thiên thu
sao thiên thu không
là xa nhau?
nên mưa xưa còn giăng ngang hồn sầu
tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
và một con đưỜng cúp điện rất lâu
sao thiên thu không là chôn sâu?
nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu
tôi đứng như xe tang ngừng ngập
và một họ hàng khăn trắng buồn đau
sao thiên thu không là đường chim?
nên mây năm xưa còn trên tay phiền
tôi đứng như tường vôi luống tuổi
và những tàng xanh chùm gởi quê hèn!
sao thiên thu không là lãng quên?
nên tình xưa còn cháy âm thầm
tôi đứng như căn nhà nám lửa
và những người thân trốn chạy vội vàng!
sao thiên thu không là sương tan?
nên mặt trời xưa còn gượng huy hoàng
tôi đứng như dòng sông im lặng
và những cánh buồm kiệt sức lang thang!
sao thiên thu không là thiên thu?
nên những người yêu là những ngôi mồ
tôi đứng một mình trong nghĩa địa
và chắc không đành quên khổ đau!
nên mưa xưa còn giăng ngang hồn sầu
tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
và một con đưỜng cúp điện rất lâu
sao thiên thu không là chôn sâu?
nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu
tôi đứng như xe tang ngừng ngập
và một họ hàng khăn trắng buồn đau
sao thiên thu không là đường chim?
nên mây năm xưa còn trên tay phiền
tôi đứng như tường vôi luống tuổi
và những tàng xanh chùm gởi quê hèn!
sao thiên thu không là lãng quên?
nên tình xưa còn cháy âm thầm
tôi đứng như căn nhà nám lửa
và những người thân trốn chạy vội vàng!
sao thiên thu không là sương tan?
nên mặt trời xưa còn gượng huy hoàng
tôi đứng như dòng sông im lặng
và những cánh buồm kiệt sức lang thang!
sao thiên thu không là thiên thu?
nên những người yêu là những ngôi mồ
tôi đứng một mình trong nghĩa địa
và chắc không đành quên khổ đau!
1970
Nguồn: Thơ Nguyễn Tất Nhiên, NXB Nam Á, Paris 1982
Hai năm tình lận đận
1.
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng xanh xao
mùa đông, hai đứa lạnh
cùng thở dài như nhau
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng hư hao
(em không còn thắt bím
nuôi dưỡng thời ngây thơ
anh không còn lính quýnh
giữa sân trường trao thư)
hai năm tình lận đận
hai đứa đành xa nhau
em vẫn còn mắt liếc
anh vẫn còn nôn nao
ngoài đường em bước chậm
trong quán chiều anh ngóng cổ cao
2.
em bây giờ có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ có lẽ
xin làm người tình thua
chuông nhà thờ đổ mệt
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ có lẽ
rơi xuống trần gian mưa
(dù sao thì Chúa cũng
một thời làm trai tơ
dù sao thì Chúa cũng
là đàn ông... dại khờ)
anh bây giờ có lẽ
thiết tha hơn tín đồ
nguyện làm cây thánh giá
trên chót đỉnh nhà thờ
cô đơn nhìn bụi bậm
làm phân bón rêu xanh
(dù sao cây thánh giá
cũng được người nhân danh)
3.
hai năm tình lận đận
em đã già hơn xưa!
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng xanh xao
mùa đông, hai đứa lạnh
cùng thở dài như nhau
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng hư hao
(em không còn thắt bím
nuôi dưỡng thời ngây thơ
anh không còn lính quýnh
giữa sân trường trao thư)
hai năm tình lận đận
hai đứa đành xa nhau
em vẫn còn mắt liếc
anh vẫn còn nôn nao
ngoài đường em bước chậm
trong quán chiều anh ngóng cổ cao
2.
em bây giờ có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ có lẽ
xin làm người tình thua
chuông nhà thờ đổ mệt
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ có lẽ
rơi xuống trần gian mưa
(dù sao thì Chúa cũng
một thời làm trai tơ
dù sao thì Chúa cũng
là đàn ông... dại khờ)
anh bây giờ có lẽ
thiết tha hơn tín đồ
nguyện làm cây thánh giá
trên chót đỉnh nhà thờ
cô đơn nhìn bụi bậm
làm phân bón rêu xanh
(dù sao cây thánh giá
cũng được người nhân danh)
3.
hai năm tình lận đận
em đã già hơn xưa!
Nguồn: Thơ Nguyễn Tất Nhiên, NXB Nam Á, Paris 1982
Nguyễn Tất Nhiên sinh ngày
30 tháng 5 năm 1952 tại xã Bình Trước, quận Châu Thành Biên Hòa.
Theo học trường trung học
Ngô Quyền từ năm 1963 cho tới năm 1970. Lúc vừa lên trung học Nguyễn Tất Nhiên
đã làm thơ. Theo lời những người bạn cùng trường, thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã
rất hay từ nhỏ. Lúc đó Nguyễn Tất Nhiên thành lập thi văn đoàn với bạn học là
Đinh Thiên Phương, tên thật là Đinh Thiên Thọ. Cả hai thi sĩ học trò này cùng
chung nhau xuất bản tập thơ Nàng thơ
trong mắt năm 1966, khi đó Nguyễn Tất Nhiên được 14 tuổi và lấy bút hiệu
là Hoài Thi Yên Thi. Thời gian này, Nguyễn Tất Nhiên đã gặp một cô gái người miền Bắc tên Duyên và có tình cảm nhẹ nhàng nhưng không thành công. Dù vậy, cô gái tên Duyên này cũng đã là cảm hứng cho Tất Nhiên sáng tác khá nhiều bài thơ như "Khúc tình buồn", hay các bài "Cô Bắc Kỳ nho nhỏ", "Linh mục", "Em hiền như ma sơ".
Tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Tất Nhiên đã bộc lộ từ lúc anh còn rất trẻ, lúc nào cũng như mơ mộng suy nghĩ đâu đâu, không tập trung ngay cả khi đang học. Bạn bè gọi đùa anh là Hải Ngáo, Hải Khùng.
Thơ Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy ai biết, cho đến khi nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang phổ nhạc thì mới bắt đầu nổi tiếng.
Vào khoảng năm 1972, Nguyễn Tất Nhiên nhận được giấy gọi nhập ngũ vào trường Võ Bị Thủ Đức. Tuy nhiên mới vào Trung Tâm 3 Quang Trung, anh đã được cho về vì lý do tâm thần bất ổn.
Sau năm 1975, Nguyễn Tất Nhiên học đàn và sáng tác ca khúc với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa. Đến 1980, anh sang định cư tại Pháp, rồi cuối cùng sang Mỹ sống ở Quận Cam. Năm 1987, anh gia nhập Hội Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong. Sau lấy vợ tên là Minh Thủy và có được hai con trai.
Ngày 3 tháng 8 năm 1992, người ta thấy anh nằm chết trong một xe hơi cũ, đậu dưới bóng cây trong một sân chùa tại California.
Mộ Nguyễn Tất Nhiên nay nằm trong Vườn vĩnh cửu thuộc nghĩa trang Westminster phía tây Little Saigon (California), và thường được những du khách Việt đến thăm viếng.
No comments:
Post a Comment