BÌNH BÀI THƠ “NỖI NHỚ THẬT THÀ”
LỜI BẠT:
Hơn một năm nay tôi không liên lạc
với Cánh Vạc Tím vì bịnh dịch covid-19
lan tràn lại mất luôn trang FB /CVT. Nay
nhờ nối kết lại nên tôi đọc được nhiều
bài thơ của CVT. CVT chỉ là bút hiệu của nhà thơ trẻ tuổi quê ở Gò Công, hiện là dược sĩ phục vụ trong ngành y tế tại tiểu
bang Newyork, Mỹ. Mặc dù bận công tác
nhưng vì nặng nợ văn chương, thích làm
thơ, nên thỉnh thoảng vẫn ra mắt bạn đọc bài viết hoặc bài thơ, mà bài thơ nào nghe cũng hay cũng mới lạ. Mới về nội
dung lẫn hình thức. CVT sử dụng nhiều từ ngữ mới mà không gượng ép trái lại còn làm cho hồn
thơ truyền đi cảm xúc, khi thì mạnh mẻ
ngập tràn lúc lại trầm tư lắng động như cứa miết vào tim. Đó là đặc trưng riêng của CVT! Tôi chọn bài Nỗi Nhớ Thật Thà để phân tích, phê bình
hầu chia sẻ cùng bạn đọc tâm sự tác giả và nghệ thuật sáng tác
thơ . Trước tiên tôi thấy có sự biến đổi rõ rệt về khuynh hướng sáng tác cũng
như đề tài sáng tác. Sự chuyển hướng nầy gây cảm hứng cho người đọc để thưởng
thức đồng thời nâng cao trình độ sáng tác lên một bậc đáng khích lệ . Trước kia CVT lấy bối cảnh bốn mùa xuân hạ thu
đông làm nền rồi bổ túc bằng những suy
tư, cảm nghĩ, mơ ước …Nay thì CVT làm ngược lại, chọn đề tài có sẵn như sự nhọc
nhằn của cha mẹ, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ anh, nhớ chị… là những đề tài
dễ đi vào lòng người đọc. Sau đó CVT dùng hình ảnh bên ngoài 4 mùa xuân hạ thu
đông, mưa gió, mây trời .. đệm vào làm nổi bậc cảnh vui, cảnh khổ , cảnh buồn,
cực tả sâu xa tâm trạng một người . Tình và cảnh hòa quyện vào nhau thật khúc
chiết. Quả thật thơ CVT trở nên có hồn
và truyền cảm sâu sắc cho người đọc, bao
nhiêu đó cũng đủ thành công, đủ gây mến
mộ trong lòng độc giả ! Ta không ngạc nhiên khi thấy có gần 100 người chấm like
và comment !
LỜI BÌNH:
Trở lại bài NỖI NHỚ THẬT THÀ tôi không phân tích đầy đủ như một bài khảo
sát giáo khoa mà chỉ đề cập đến những nét chính mà thôi .
Bản chính:
NỖI NHỚ THẬT THÀ
Thơ:
Cánh Vạc Tím
I.Mong chờ Covid mau qua
con
về thăm lại quê Cha xứ Gò
đồng
sâu nặng nợ cánh cò
con
về khâu lại điệu hò năm xưa...
II.Cha gồng vai chở nắng mưa
mẹ
oằn lưng cõng bốn mùa gió sương...
Con
xa biền biệt trùng dương
hao
gầy dáng mẹ miên trường mong con
III.Nắng cong về phía đầu non
mẹ
lưng cong phía không con...đắng lòng!
giận
mình nông nổi đèo bòng
bỏ
quê, bỏ cả tổ tông, ruột rà...
IV.Con ôm nỗi nhớ mặn mà
nhớ
quay quắt nhớ, lòng se sắt lòng
con
về thăm lại ruộng đồng,
kề
môi hôn mảnh đất nồng quê Cha...
Nhớ
quê, nỗi nhớ thật thà!
Cánh Vạc Tím
Bài nầy
gồm 4 khổ. Khổ I có 2 câu sáng giá:
“Đồng sâu nặng nợ cánh
cò
Con về khâu lại điệu
hò năm xưa”…
Câu thơ đầy cảm xúc . “Cánh cò”
là biểu tượng của người phụ nữ VN sống nghèo khổ, thân thể gầy còm như những
con cò con vạc kiếm mồi bên sông, để nuôi con nuôi chồng, một hình ảnh thật
thiêng liêng cao cả trong đó tác giả sử
dụng phép ẩn dụ một cách thành thạo sống động!
Ta còn thấy những “con cò” trong các bài thơ, bài ca dao thật đặc sắc về ý nghĩa như:
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Ở nhà có nhớ anh chăng?
Để anh kể nỗi Cao Bằng mà nghe .
Bài ca dao trên phản ánh cảnh gia
đình ly tán trong thời kỳ chúa Trịnh và nhà Mạc đánh nhau trong
mấy chục năm thời nhà Lê Trung Hưng. Hoặc một hình ảnh khác về con cò
trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương ( trích):
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Từ “khâu” ( vá) trong câu
thơ “Con về khâu lại điệu hò năm xưa” thật đặc sắc ! Thay
vì nói “nối” sẽ không hay. Khâu lại cái gì ? Điệu hò năm xưa !Thật ấn tượng ! pha thêm một chút lãng mạn!
Hình
ảnh làm nền ở đây là người cha “ Gồng vai gánh” và người mẹ “Oằn lưng cõng”,
hai vế đối nhau về nghĩa, nói lên sự vất
vả của cha mẹ lúc gia đình lâm cảnh nghèo túng sau 1975 ( khổ II) trong khi đó người con gái
lớn lại ở phương trời biền biệt xa xăm, nàng đang ngóng về quê mẹ ruột đau chín
chiều ! Bất giác nàng tự trách: sao đèo
bòng đi tìm cuộc sống mới bỏ lại mẹ cha, mồ mả ông bà ? Nàng thấy mình có lỗi ! Từ ngữ sử dụng mới lạ: gồng, chở,
oằn, cõng, làm cho câu thơ có một sinh thái mới, nghe lạ tai mà hay không gượng
ép chút nào : chở nắng mưa, cõng bốn mùa !
Khổ
III:
Nắng
cong về phía đầu non
mẹ
lưng cong phía không con...đắng lòng!
giận
mình nông nổi đèo bòng
bỏ
quê, bỏ cả tổ tông, ruột rà...
Từ
“cong” nghe cũng lạ , phép so sánh được sử dụng: một đàng cong về phía đầu non,
một đàng cong về phía không con.
Khổ
IV:
Con
ôm nỗi nhớ mặn mà
nhớ
quay quắt nhớ, lòng se sắt lòng
con
về thăm lại ruộng đồng,
kề
môi hôn mảnh đất nồng quê Cha...!
Nhóm từ ngữ: “ôm nỗi nhớ
mặn mà”nghĩa là mang nỗi nhớ sâu đậm (
mặn mà) không phai. Câu “nhớ quay quắt nhớ,
lòng se sắt lòng” thật hay ! Điệp từ “nhớ” là một mỹ từ pháp, lập lại hai lần làm
tăng cường độ nỗi nhớ, đan xen ở giữa là từ ngữ “quay quắt” có nghĩa là đứng
ngồi không yên, khiến nỗi nhớ càng thêm tha thiết xốn xang, như thúc giục quay
về ! Vế thứ hai “lòng se sắt lòng” cũng có điệp ngữ “lòng”. Từ “se sắt” có nghĩa là đau nhói trong tim .Trong một câu
mà có hai điệp ngữ khác loại nối tiếp nhau thật thi vị, não lòng bởi “nhớ ơi là
nhớ”. Tác giả muốn, khi tan hết dịch Covid, sẽ bay nhanh về quê cha Gò Công để
hôn mảnh đất mặn nồng, nơi đó có mẹ cha
có em nhỏ, luống rau, vườn cà, có tình bà con lối xóm mà tác giả gọi một cách
chân quê là “nỗi nhớ thật thà” !
Nguyễn Cang
(Jun
26, 2021)
No comments:
Post a Comment