Friday, April 29, 2016

30 Tháng 4 Ngày Quốc Hận - 304Đen


Ba Mươi Tháng Tư Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận Nếu Vẫn Còn Cộng Sản




304Đen

Bất Chợt Thu Về Đầu Hạ (Chương Hai Mươi) -Thuyên Huy



Bất Chợt Thu Về Đầu Hạ (Chương Hai Mươi)
 




Chương Hai Mươi

 

     Phượng lại bắt đầu nở lưa thưa trên đường phố, hè năm nay về có vẻ sớm hơn vì bọn tôi còn cả tháng nữa mới bãi trường. Ngày thi cuối năm chập chờn trong đầu lúc khoan lúc nhặt, phải cố mà học, cũng giống như thi tú tài một, rớt thì phải vô lính thế thôi. Chiến trận vẫn tiếp tục kéo dài từng ngày, tiếng đại bác ở phía nào bên trời nhiều đêm nghe rõ hơn tiếng xe trên đường phố. Hình như không ai muốn nhắc nhở gì tới nó nữa, người còn sống thì cứ tiếp tục sống trong vội vã trong hững hờ, người nằm xuống thì cứ nằm xuống trong tức tưởi trong vô tình. Bạn bè không còn lại bao nhiêu, trận đánh nhiều quá, nhiều đến nổi trận nào cũng có người quen chết, có thằng chết khi tuổi đời chưa kịp hết phần đầu của kiếp đời. Khăn tang, bia mộ đá tự nhiên trở thành một loài hoa dại không tên nở muộn nở màng trong đời, không cần theo cái chu kỳ bốn mùa xuân hạ hay thu đông của trời đất. Nở vội vàng bất chợt rồi cũng tàn trong u tình bất chợt.
 
 
 

    Sáng thứ bảy, Tùng về Long An từ chiều thứ sáu, nhà vắng, nắng sớm rọi sáng rực cái sân nhỏ trước hiên. Bưng ly cà phê mới pha ra cửa, đứng sớ rớ chưa kịp ngồi xuống cái băng bằng xi măng sát cạnh cửa sổ thì bác gái chủ nhà đối diện, đang quét sân trước gọi vọng qua hỏi thăm mạnh khỏe, tôi khẽ gật đầu cám ơn. Ở phía cuối đường chuông sớm từ nhà thờ ngã sáu chầm chậm đổ từng tiếng một. Đám con gái của mấy nhà có đạo xóm trong, áo dài áo ngắn ồn ào đi ngang bẽn lẽn nhìn. Đường vẫn vắng, vài ba con chim sẻ tung tăng bên mấy vũng nước còn đọng lại bên lề sau cơn mưa đêm qua. Đám con gái lúc nãy vừa ra tới đầu hẽm thì Chiêu và Thảo Ly tới, bỏ ly cà phê trên bực khung cửa sổ, chưa kịp mở cổng sắt thì Thảo Ly đã đẩy xe honda qua hơn nửa sân. Bọn tôi bỏ vào nhà, bà chủ nhà bên kia bước ra khép cửa nhìn tôi cười, nắng bắt đầu lưa thưa tràn qua bóng cây trứng cá đầu hẽm. Trời Sài Gòn gần những ngày đầu hè, nếu không có đôi ba cơn mưa bất chợt như hôm qua, có lẽ nắng mặc tình mà nóng. Chiêu có hẹn xế trưa qua đón tôi đến nhà bà dì ăn đám giỗ ba của ông dượng, nhưng lại đến sớm. Qua lại đôi ba câu bọn tôi thả bộ ra cuối chợ Nancy ăn sáng, chợ đầu ngày chưa mấy đông người qua lại, trừ những người bán hàng rong hối hả theo đò qua sông. Ông chủ tiệm người gốc Tiều châu thong thả bưng từng tô hủ tiếu một ra bàn, mĩm cười chào từng đứa. Sương đêm tan dần phía bên kia sông, nắng hắt lưa thưa vài sợi mỏng manh trên nước, nước sông giờ này vẫn chưa sạch màu bùn.

    Trên ngọn cây điệp già cạnh bờ ngay bến đò, con quạ đen từ đâu đó bay về, đôi cánh hình như vẫn còn ướt sương, đậu chưa kịp ngay, cất tiếng kêu kéo dài rã mệt. Tôi chợt dưng rùng mình, cái hình ảnh con quạ đen, đậu lẻ loi trên ngọn cây già trơ vơ giữa cánh đồng, gần nghĩa địa hôm chôn cất mẹ ruột mình làm ngụm cà phê ngèn ngẹn, một chút nước mắt ứa vội trong mắt, tôi cố quay qua một phía khác dấu không cho Chiêu và Thảo Ly biết là mình đã khóc. Ăn xong trời cũng vừa rực nắng, xe ba-gát chỡ cũi than bán dạo sắp hàng dài dọc theo bên này bờ sông, tiếng bạn hàng gọi nhau ra rả ồn ào ở phía cuối chợ. Bên kia đường Cộng Hòa có tiếng còi hụ của xe tuần cảnh. Sài gòn thêm một buổi sáng như thường lệ. Lại có tiếng chuông nhà thờ đổ, lễ sáng tan, bọn tôi băng qua đường theo sau đám người đi lễ về lại nhà. Mấy đứa con gái hồi sáng nói nói cười cười cố vượt qua, quay lại nhìn cũng với nụ cười bẽn lẽn như hồi sáng sớm.

    Chiêu bỏ vào trong dọn dẹp gì đó, Thảo Ly ngồi xuống cái ghế sát tường nhìn ra sân, tôi đứng xớ rớ chưa kịp đóng cửa sổ để chuẩn bị đi thì Thảo Ly đã hỏi:

- Hình như em thấy anh Ngữ không được vui cho lắm?

Tôi nhìn ra đường, hình ảnh con quạ đen và tiếng kêu rã mệt ở bờ sông cuối chợ, cứ lãng vãng trong đầu làm tôi lặng thinh chưa tìm được câu trả lời dù biết là Thảo Ly đang chờ. Quay lại nhìn thì Chiêu đã ngồi cạnh đó rồi. Nổi đau tuy không xé nát ruột gan nhưng cũng vừa đủ làm lòng tôi ray rứt, mà tôi cố giữ cho riêng mình, phút chốc bỗng dưng không làm sao dấu được nữa, một lần nữa như hồi sáng này, nước mắt chợt ứa ra, chảy dài trên mặt, tôi rấm rức lắc đầu:

- Anh thật đang có chuyện buồn.

- Sao anh không cho tụi em biết? Chiêu hỏi từng tiếng một.

Tôi lau vội nước mắt rồi ngồi xuống ghế. Thảo Ly nhìn Chiêu, cả hai lặng im chờ đợi. Tôi nói về cái ngày âm thầm, vội vã về Tây Ninh kịp nhìn mặt mẹ ruột lần cuối và tiếng kêu của con quạ đen trên ngọn cây già trong nghĩa địa, tiếng kêu mà tôi vừa nghe lại sáng hôm nay. Chuyện mà tôi định sẽ không nói cho ai, kể cả Chiêu nghe. Chiêu khóc rấm rức:

- Sao anh không cho em biết, tại sao em không được phép cùng anh có mặt hôm đó?

Tôi gục đầu ôm mặt:

- Một người buồn thôi cũng đã đủ lắm rồi.

Ngoài sân, nắng bỗng dưng thu mình trong mấy đám mây xám lờ đờ thấp không biết từ lúc nào. Phía bên sông lưa thưa vài cơn mưa bụi. Cả ba ngồi lặng câm, nước mắt không còn trên mặt nhưng trong lòng tôi vẫn khóc.
 
 
 

    Mùa thi mới đó chưa kịp đọc hết trang cuối cùng của mớ sách chằng chịch đã tới. Tới nhanh đến mức đám phượng đỏ bầm tuy là giữa mùa hè không nở theo kịp. Con đường Cộng Hòa đông nghẹt người từ mờ sáng sớm đến xế chiều, mặt mài ai nấy không thấy cười, nhất là đám con trai, biết ai còn ai đi sau mùa thi oan trái này. Tôi xuống chờ Chiêu thi ra sau khi xong phần mình, Tùng nấn ná hỏi gì đó với ông giáo sư già khó tính, nhờ tôi nói lại với Thảo Ly, hẹn gặp nhau tại một quán cà phê bên cư xá Lữ Gia. Không giống như bên trường của Chiêu, trường đại học kỹ thuật Phú Thọ dù là ngày thi, vắng người và im lìm. Dựa lưng vào tường rào đứng chờ, nhìn ra đường, trời lấp xấp về chiều và đứng gió. Xe buýt mấy lần tới mấy lần đi, sinh viên vẫn còn đứng chật trên lề đường. Ra đến cổng không biết bao lâu rồi mà Xưa vẫn còn nói cười huyên thuyên với Chiêu và Thảo Ly, chẳng cần hỏi han gì tôi một tiếng. Chiêu nhìn tôi nheo mắt:

- Xưa cãi với tụi em về cái việc chọn nhiệm sở khi tốt nghiệp đó.

- Chuyện gì chớ chuyện này xin cho anh đứng ngoài nghe!

Xưa cười khẩy:

- Em đâu có cãi, em chỉ nói về tình hình thời cuộc thôi, chuyện tỉnh xa tỉnh gần đó mà.

- Xưa nó hù tụi em đó anh Ngữ ơi! Thảo Ly cũng nheo mắt chọc.

Chiêu đứng gần lại bên tôi hỏi nhỏ:

- Anh làm bài ra sao, được không nói cho em mừng.

Thảo Ly quàng vai Xưa nhìn Chiêu:

- Không có gì bí mật đâu nghe mi! Hỏi gì thì hỏi lớn lớn cho người ta nghe chút xíu coi có được hông.

Tôi cười:

- Chiêu lo anh làm bài không được, mấy cô thì sao, ai nấy cười toe toét thì khỏi cần phải hỏi phải không?

Tôi nhắc chuyện Tùng chờ, cả bọn thong thả thả bộ ra đầu ngã bảy đón xe buýt lên Bảy Hiền.

 

Thuyên Huy

(Còn tiếp)


 
 
 

Hố Chôn Người Ám Ảnh - Trần Đức Thạch


Hố chôn người ám ảnh

 
Trần Đức Thạch 1975


    Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là Sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến  hai người lính Sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai  nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

... Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng  nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.
- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!
Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.
Tôi quát:
- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.
Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:
- Anh ơi! đây là lệnh...
- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!
- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!
- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!
Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy năm người con gái và năm người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:
- Ai bắn đấy?
- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!
Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu  đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sốc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ Nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có  bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cần làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:
- Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!
- Không lo, có tôi đi cùng!
Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:
- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước  tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.
Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình bằng mọi nỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”
Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:
- Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.
- Em bị thằng cha nào đó lừa  rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.

Trần Đức Thạch bị xử tù 3 năm vì tội chống nhà nước CSVN


.... Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.

Sau ngày"giải phóng" miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:
- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.  
Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
Thời gian trôi., Tôi, từ một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói . Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.
Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sát
Tiểu đoàn 8  - Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4
304Đen - Llttm
 

Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh - Trần Thị Lam


Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh?
 

 
 

 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Người chuyển bài - PH
 
 
 

Wednesday, April 27, 2016

Người Hỏi Quê Hương Tôi Ở Đâu - Thuyên Huy



Người Hỏi Quê Hương Tôi Ở Đâu

 









Người hỏi quê hương tôi ở đâu
Từ ngày Ba mươi tháng Tư sầu
Nước non tang tóc một trời máu
Xóm làng chất ngất sông núi đau

 
Mẹ quỵ bên lề ôm xác cha
Đắng cay chị mang kiếp không nhà
Tả tơi em áo trăm miếng vá
Quê hương người hởi  xa quá xa


 













Người hỏi quê hương tôi còn không
Nghe sao hồn đau buốt cỏi lòng
Sau phút bó tay buông súng trận
Tôi người mình mang nổi hờn chung

 
Người hỏi quê hương còn mùa xuân
Hồn tôi xuân đã chết bao lần
Từ ngày Ba mươi tháng Tư đó
Nghẹn ngào nén lệ hận trào dâng

 
Nửa đời lây lất kiếp tha hương
Tháng Tư vẫn cứ tháng Tư buồn
Xót xa đếm tháng ngày vong quốc
Ngậm ngùi làm kẻ mất quê hương

 
Thuyên Huy
Xứ người tháng tư 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vẹm Mà Em - Nguyên Thạch


Vẹm Mà Em !
 
 

 
 
 
 
 
 
 
Này em gái, nằm im nghe anh kể
Chuyện ngày xưa, nhắc lại để… mà thương
Anh bộ đội cụ hồ quân giải phóng
Vì miền Nam đói rét… phải lên đường.

Bác đã bảo vì miền Nam ruột thịt
Cứu anh em dẫu đốt cả trường sơn
Giặc kềm kẹp… dân Nam như xác lá
Mỹ xâm lăng, cả nước phải căm hờn.

Qua vĩ tuyến nón anh rơi lộp độp
Vì ngước cao chót vót để nhìn xem
Anh chính ủy bảo miền Nam nghèo lắm
Nên hiểu rằng: Lời cộng sản mà em!

Đến Nha Trang, biển xanh anh bật khóc
Như trẻ thơ lạc mẹ giữa phố phường
Dăm kẻ lạ, tò mò giương đôi mắt
Có lẽ anh đã lạc cõi thiên đường.




 
 
 
 
 
 
Ở Sài Gòn, dân thành thường xỏ lá
Bộ đội ơi, miền Bắc có cà rem?
Nét hớn hở, tỉnh bơ như Hà Nội
Ồ thiếu gì, ăn không hết phải phơi khô!

Ở ngoài Bắc, Ti Vi ai cũng có
Sáng sớm ra thì nó chạy đầy đường
Anh nhìn chiếc đồng hồ hai người lái
Mắt thèm thuồng, cứ nhìn thấy là thương.

Anh tự mãn quê anh nhiều cà chớn
Còn cà phê thì uống chẳng cần tem
Ghé vào tiệm mua nửa đôi nịt vú
Lọc cà phê, ừ cộng sản mà em!

Và cứ thế, các anh lên lãnh đạo
Sửa rồi sai, sai sửa vẫn cứ sai
Mấy chục năm nướng dân làm thí nghiệm
Cộng sản mà em, siêu việt thiên tài!

Bước tiệm tiến…Hoàng Trường Sa dâng bán
Vì ân tình Trung Việt nghĩa anh em
Để kết cuộc chúng ta cùng Tổ Quốc
Xin chớ buồn…vì cộng sản mà em!

Nguyên Thạch

304Đen - Llttm

Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975



NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975

 



     Viết về một ngày như ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày làm rúng động cả giang sơn; ngày làm chấn động và thay đổi toàn diện cuộc sống của từng người Việt Nam; ngày như Hồng Thủy ập xuống làm thế gian bỗng tự nhiên ra khác thì quả là không dễ dàng. Bởi vì, nó có rất nhiều điều phải viết đến. Người viết đến trong dòng nước mắt. Kẻ tô son trong nụ cười? Người viết đến những nỗi bất hạnh, kẻ mê mãi viết đến như niềm vui? Rồi người viết đến những vệt máu loang, đọng trên đường, vấy lên tường, chảy bên sông? Lại có kẻ viết vì những thân xác người già em bé nằm chết cong queo trên đường chạy loạn? Viết đến những cái xác vô thừa nhận chết bên bờ lau bụi cỏ? Viết đến nắm xương tàn không tên tuổi trên đồng hoang, trong rừng sâu, nơi góc núi? Hoặc giả, viết đến ngày hoà bình, ngày chấm dứt chiến tranh, ngày đoàn viên?

    Tôi bắt đầu đếm ngày 30-4- 1975 bằng những giọt nước mắt vào sáng ngày 01-5-1975 khi mặt trời vừa lên. Tại sao tôi lại khóc? Thật lòng, cho mãi đến hôm nay tôi vẫn không hiểu được tại sao tôi khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Có phải vì tiềm thức đã báo cho tôi biết trước một cuộc trắng tay như ba mẹ tôi khi họ phải di cư vào nam? Có phải từ ngày hôm nay, mà bắt đầu bằng những cái loa treo ở đầu xóm kia, sẽ đấu tố bản thân tôi và dân tôi bằng những lời lẽ tanh tao, lợm giọng, sắt máu của lớp vô văn hóa mới đến? Hay vì từ đây, không phải riêng tôi, nhưng người Việt Nam đã bị cướp mất bầu trời của hạnh phúc với giấc mơ Hòa Bình trong Tự Do mà họ từng chiến đấu và ấp ủ? Khóc vì hàng cờ đổ, vì lớp mũ đỏ áo hoa dù, bên những mũ sắt còn nguyên ngụy trang với màu xanh lá rừng, và những đôi giày của lính chiến mang theo đầy bụi trên đường giang sơn, giờ vất ngổn ngang trên đường?

Hay tôi khóc vì hình ảnh của một người lính cô đơn gục đầu xuống trên đầu gối, ngồi như tựa vào tường trong thế nghỉ, hay đang chờ đợi một điều gì. Cảnh ngồi lặng lẽ, người đi qua, nào ai biết, người lính với cái mũ sắt vẫn vững trên đầu, đôi tay anh còn ôm chặt lấy khẩu súng M16, nhưng… hồn anh đã về với sông núi từ lúc nào! Tôi bước ra sân, gọi nhỏ, “này anh, anh cần gì không, vào trong này đi”. Lạ, không nghe tiếng trả lời. Khi đến nơi, tôi nhìn thấy một dòng máu đã khô đặc trên thân áo. Tôi qụy xuống, nhìn rõ mặt vết thương xuyên ngang cổ từ phía tay phải đi lên. Viên đạn đã làm thủng và làm đỏ thêm lá Cờ Vàng anh quấn trong cổ áo. Tôi bật khóc! Người hàng xóm gào thét lên!

Như thế, người ta gọi đây là ngày gì? Với tôi, đây là một ngày khác tất cả mọi ngày trong đời và trong dòng lịch sử Việt Nam. Ngày mà người ta đã gọi nó bằng nhiều cái tên khác nhau. Nhưng xem ra với bất cứ cái tên nào thì nó cũng diễn tả và đáp ứng được một góc độ nào đó theo cái tên nó được gọi. Tuy khác, nhưng nó sẽ mãi mãi là một ngày mà dòng sử Việt Nam còn lưu ký, còn nhắc đến. Nhắc đến như một vết thương đau đớn nhất của dân tộc.

 

1.- 30-4-1975. Ngày chấm dứt chiến tranh Quốc cộng?

Thật khó để có thể xác định được cuộc chiến súng đạn để giải quyết vấn đề ý thức hệ giữa Quốc Gia và Cộng sản đã khởi đầu từ ngày nào. Nếu tính từ ngày chia đôi đất nước 20-7-1954 thì ngày tạm dứt cuộc chiến bằng súng đạn, đổ máu trên chiến trường là ngày 30-4-1975. Nhưng bất hạnh thay, hết chiến tranh mà không phải là ngày Hòa Bình. Không phải là ngày Thống Nhất của dân tộc Việt Nam. Trái lại, nó là ngày Cộng sản chiến thắng và đẩy hàng triệu người Việt Nam phải bỏ nưóc ra đi. Đẩy hàng triệu người vào các nhà tù, và đẩy hàng triệu triệu người khác vào cuộc sống khốn cùng. Nói đúng theo tên gọi của họ đặt thì hôm nay là ngày “Man Rợ đã thắng Văn Minh”! ( Dương thu Hương) Phải, chỉ vỏn vẹn 6 chữ được viết ra từ ngòi bút của một người cầm súng trong hàng ngũ của những người được gọi là bên chiến thắng khi họ vào Sài Gòn, đã nói lên được tất cả mọi điều cần nói. Trong đó có cả ý nghĩa, hôm này là ngày khai mở ra cuộc chiến mới. Cuộc chiến của con người có Văn Hóa, có Nhân Bản, có Đạo Nghĩa đối đầu với cuộc chiến của man rợ tội ác và dối trá do tập đoàn Cộng Sản cầm đầu. Tính từ đó, cuộc chiến này đã kéo dài ròng rã suốt 40 năm qua, nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trái lại, càng lúc càng khốc liệt hơn. Hy vọng khi nó bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì cũng là lúc Văn Minh, Nhân Bản và Đạo Nghĩa chiến thắng man rợ, gian trá và tội ác. Bởi vì con người cần đến nguồn văn minh tiến bộ để sống. Không ai muốn lủi lại sống trong nô lệ với man di, tội ác!
 
 

 




2.- 30-4-1975 Có là ngày giải phóng?

Có thể? Vì chiều nào cũng đủ nghĩa trọn lý. Hơn thế, còn được nhìn, định nghĩa một cách chuẩn xác trong hai thực tế khác biệt mang tính đối nghịch mà nó diễn tả.

a.- Bên được giải phóng

Thành phần được hưởng giải phóng đầu tiên trong ngày này là các tội phạm mang án đại hình tại miền nam như cướp của, giết người và những tên phá làng đốt xóm bị bắt từ nhiều năm trước. Kế đến là thành phần ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, đã ngày đêm nơm nớp lo sợ bị chính quyền và nhân dân miền nam chịt cổ. Nay xem ra thoát nạn rồi? Cả hai cùng hoà nhập vào với dòng thác “cách mạng” Việt cộng, là một tập đoàn quan trọng hơn, đông đảo hơn. Tập đoàn này bao gồm những kẻ ở trong đội quân mũ cối dép râu hay cái mũ tai bèo và các cấp lãnh đạo CS, đã, đang và sẽ từ rừng xanh, hay từ phía bên kia kéo nhau vào Sài Gòn. Kéo nhau vào Sài Gòn để ngỡ ngàng trước cảnh lạ. Từ nhà cao cửa rộng đến đường phố thênh thang sạch sẽ với những con người văn minh lịch duyệt, tao nhã dù đang cuống cuống vì cuộc chiến vừa tàn mà phần thắng không thuộc về họ. Vào để thấy chính mình là người được giải phóng.

Như thế, từ Giải Phóng được dành cho lớp người này và công cụ gây ra chiến tranh chia lìa, chết chóc của họ là đứng đắn nhất và chính xác nhất. Tại sao? Bởi vì, đôi mắt cũng những đôi mắt ấy. Đôi tai, cũng rõ ràng là đôi tai của người. Nhưng nó đã bị che kín, bịt chặt suốt cuộc đời từ khi sinh ra đến hôm nay. Họ có muốn nhìn cũng không thấy. Muốn nghe không được. Thậm chí có cái miệng mà như câm, hoặc chỉ được nói, được nghe những điều được đảng CS cho nói, cho nghe. Ngoài ra là không. Không tất cả.

Nhưng nay, nhờ ngày 30-4-1075, từ nhớn tới nhỏ, tất cả đều được mở banh ra. Mở banh ra để nhìn cảnh sống, cuộc sống và những con người miền nam trước mặt. Nhìn để thấy, để biết so sánh sự thật trước mặt với những lời gian trá lừa đảo của tổ chức, của đảng CS đã tuyên truyền, nhồi sọ và đẩy họ vào cuộc chiến đẫm máu với người dân miền nam. Cuộc chiến mà chúng gọi là “đánh Mỹ cứu nước” và “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, mà thực ra đây chỉ là một cuộc đâm thuê chém mướn, giết người đồng chủng do tập đoàn nô lệ Minh, Duẫn, Đồng, Chinh, Giáp, Thọ… thực hiện.

Gọi đây là cuộc chiến “đâm thuê chém mướn” vì nó đúng nghĩa, chính danh như chính người lãnh đạo của cuộc chiến đã định nghĩa công khai về cuộc chiến này là “ta đánh là đánh cho Trung quốc, cho Liên sô và cho xã hội chủ nghĩa”, “chúng tôi kiên cường chiến đấu là vì Mao chủ tịch” (Lê Duẩn). Như thế là quá rõ ràng. Không có một người nào có thẩm quyền định nghĩa về cuộc chiến hơn chính người đã tạo ra và lãnh đạo nó. Sau định nghĩa công khai ấy, chiêu bài bịp bợm “giải phóng miền nam” được khua chiêng đánh trống, tập đoàn CS đã đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chiến tranh để có kiếp nạn sinh bắc tử nam. Và đẩy người dân đất bắc vào cuộc sống lầm than với mớ tuyên truyền sọt rác, bệnh hoạn:“Cuộc sống của nhân dân miền nam dưới gót giày xâm lược của Đế quốc Mỹ vô cùng nghèo khổ. Cơm không có mà ăn, quần áo không có mà mặc. Thậm chí, nhiều ngưòi phải lấy túi nylong mà quấn trên người để “bác” không bị lòi ra ngoài”!

Nay hỡi ôi, trước mặt họ là một cảnh tượng sang trọng, văn minh lịch lãm mà đời họ chưa một lần nhìn thấy trong sách vở ở cái thiên đường cộng sản tại miền bắc, nói chi đến cảnh thực. Bàng hoàng và bàng hòang. “ĐM nó, bị chúng lừa gạt rồi”! Ngay lập tức, hàng vạn, hàng triệu người vừa đến đều có chung một câu nói ấy. Trong số, có nhiều người đang làm công tác tuyên truyền để góp phần vào việc che mắt, bịt mồm, che tai đồng loại như Bùi Tín, như Dương thu Hương, “đã ngồi bệt xuống giữa đường phố Sài Gòn mà khóc” và gào lên trong uất nghẹn tủi hờn, ôi, “Man di mọi rợ thắng Văn Minh”! Phải, man đi, mọi rợ, tội ác đã thắng văn minh và nhân bản. Chỉ vỏn vẹn một hàng chữ ấy đã có thể giải thích một cách chuẩn xác là: Bên kia, kể cả thành phần từng theo đóm ăn tàn, nấp bóng miền nam để hoạt động cho cộng sản, là những kẻ nhờ có ngày 30-4-1975 mà được giải phóng

Từ đó, ngày 30-4-1075 có thể được gọi là “Ngày giải phóng”! Và thành phần được giải phóng chủ yếu là những kẻ đang rêu rao và trợ giúp cho cái chiến thắng “vĩ đại” đầy ảo tưởng kia. Hơn thế, nó cũng đáng được gọi là giải phóng. Vì từ sau ngày ấy, tất cả những hình ảnh, văn bản bán nước, lời lẽ tuyên truyền do cộng sản lén lút hay công khai giấu diếm che đậy, nay tất cả đều được giải phóng. Cái mặt nạ “cách mạng” của CS đã cố che đậy từ bấy lâu nay từ từ tụt xuống qua đầu gối!

• Trước hết, sau ngày 30-4-1975 mặt nạ của Hồ chí Minh, “cha già“ của Việt cộng theo nhau rớt xuống từng mảng, để ngày nay hầu như đã hiện nguyên hình là một viên thiếu tá tình báo Trung cộng, là đảng viên đảng cộng sản Trung Cộng với cái tên là Hồ Quang, người Hẹ. Hồ Quang không phải là Nguyễn ái Quốc như tôi đã viết trong “đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi”. Hồ Quang có thể không có một chút liên hệ nào với dòng máu của người Viêt Nam. Kế đến, chuyện Hồ chí Minh được đảng cộng sản tô son vẽ phấn là “ bác không có vợ con, suốt đời phục vụ nhân dân” đã tuột hẳn xuống qua đầu gối, lòi ra vụ Hồ chí Minh đã hãm hiếp (hủ hoá) Nông thị Xuân ngay từ lúc em mười sáu tuổỉ. Đến khi Xuân có bầu, sinh con thì Minh lệnh cho Hoàn thủ tiêu và phi tang bằng vụ tại nạn lưu thông. Nhưng trời bất dung gian, chẳng có cái xe ma nào chạy trên đường để cán lên cái xác của Nông đã chết vì những nhát búa đập vào đầu, để cứu Hồ chí Minh. Phần đứa con thì bị đem cho làm con nuôi!

• Rồi công hàm bán nước của Phạm văn Đồng năm 1958, đến âm mưu của tập đoàn CS HCM muốn giao cả giang sơn và người Việt Nam cho TC theo kế hoạch đồng hóa của đảng cộng sản qua Đặng xuân Khu (1951) “kêu gọi người Việt Nam bỏ chữ Quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được xin làm chư hầu cho Trung cộng” được phơi bày ra ánh sáng.

• Và nhờ ngày 30-4-1975, những hung thần như thú hoang của cộng sản là Nguyễn Hộ với câu tuyên bố lẫy lừng “Đối với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến chết!” đã được giải phóng, đã mở mắt ra để tạ tội với đồng bào, tạ tội với non sông bằng cách xé nát thẻ đảng CS và để lại cho người đi sau “Câu lạc bộ kháng chiến thành phố”. Trong đó thái độ nhận thức của ông đã được viết ra một cách rất đáng trân trọng: “Bây giờ trên đầu tôi, không còn bị kẹp chặt bởi cái “kềm sắt” của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật và dám chỉ ra sự thật…. Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của ĐCSVN – một thứ tù binh của Đảng – tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ, còn hiện nay, tôi suy nghĩ rất thoải mái, không bị một sự hạn chế nào khi tư tưởng của tôi đã thực sự được giải phóng”. Và trong số những kẻ được giải phóng tại chỗ phải kể đến một số người khác như tướng Trần Độ với “Rồng Rắn”. Sau này là Vũ thư Hiên (Đêm giữa ban ngày), Trần Đĩnh (tác giả của Đèn Cù) – một cuốn sách đã gây ra chấn động ở trong nước cũng như hải ngoại vì nhiều chi tiết liên quan đến phương cách đào tạo và kiểm tra lòng trung thành của các đoàn đảng viên CS được tiết lộ.

b.- Với bên bị giải phóng

Bên bị giải phóng bao gồm toàn thể quân dân miền nam, ngưởi dân miền bắc, những con ngưòi lương thiện, nhân bản đã hết lòng hy sinh bảo vệ tiền đồ của đất nước. Bảo vệ văn hoá, nhân phẩm, đạo nghĩa của con người. Kết quả, một chiều “Man di mọi rợ thắng Văn Minh”, thế gian bỗng nhiên ra khác. Tất cả đều bị giải phóng. Bị tước đoạt tất cả mọi quyền hạn thuộc về con người. Rồi bị đẩy ngược, lùi lại thời nô lệ, thời của man di mọi rợ. Ở đó, là dối trá và tội ác của cộng sản dẫn đầu. Ở đó là một nền giáo dục phản nhân tính con người được CS thi hành để đầy toàn dân đi vào con đường phi nhân Vô Gia Đình, Vô Tôn Giáo, Vô Tổ Quốc của chúng. Từ đó, một đời sống nhân bản bao gồm cả sự đạo hạnh, văn hóa, nhân phẩm của dân tộc bị chà đạp, bị tước đoạt một cách điên cuồng bởi lớp ngưòi man di mọi rợ đến từ rừng hoang. Để tránh tai họa, họ đành liều mình đạp trên cái chết ở biển khổ mà đi. Đi để tìm nguồn sống cho mình, cho gia đình mình và cho một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước. Ngày mai, khi đất nước không còn cộng sản, tôi tin chắc chắn rằng, chính con cháu của họ lại là những người hữu dụng, góp bàn tay, góp trí tuệ và tích cực đóng góp công sức của họ vào việc xây dựng lại một Việt Nam Nhân Bản, Văn Minh, có Đạo nghĩa.

 

3.- 30-4-1975, có là một ngày mừng?

Nhìn từng đoàn, từng lớp lớp người bị đẩy ra đường phố Hà Nội để vẫy tay chào mừng, bên cạnh những nụ cười lộ rõ những hàm răng bừa, răng quá khổ của lớp quan cán cộng, ai cũng cho đó là ngày mừng. Theo lý, quả thật là ngày mừng. Mừng vì hôm ấy là ngày chấm dứt chiến tranh. Từ nay, người miền nam không còn phải ăn mìn của Việt cộng khi chúng đắp mô trên đường. Rồi trong đêm dài, hay khi trẻ thơ đến trường, không lo phải ăn B40, hoả tiễn 121, 122 hay sơn pháo 130 và đạn Ak được cung cấp từ Nga Tàu như ở Cai Lậy nữa. Rồi ở ngoài kia, cán cộng và những cơ sở nuôi dưỡng chiến tranh của chúng không phải hứng bom rơi đại pháo nữa. Như thế, lý ra là phải mừng. Mừng lớn. Ai ngờ, tất cả là một chữ hụt. Mừng hụt! Bởi lẽ, theo lời cô tôi kể là: “Hàng trăm, hàng ngàn người bị đẩy ra đường để mừng chiến thắng ở khắp nơi trên đất bắc. Nhưng trên mặt thì đầy nước mắt. Họ bảo mừng qúa mà khóc! Nhưng với lòng dân thì khóc một lần để rồi thôi chờ đợi. Sự chờ đợi mỏi mòn của họ nay đã có đáp số. Nước mắt tuôn ra là nước mắt của tuyệt vọng trong chờ đợi được Cụ Diệm, Bác Thiệu, từ trong nam ra giải phóng kiếp tăm tối, nô lệ của họ. Nay lại vỡ òa, khóc trước cho một miền nam sẽ vào chung trong một cái tròng cộng sản.” Ấy là chưa kể đến chuyện, rồi đây từng lớp lớp người gìa, ngưòi trẻ sẽ kéo nhau lên rừng sâu, leo dọc Trường Sơn bới đất mà tìm xương con mình! Khi ấy khéo mà khóc không ra nước mắt! Chuyện như thế, mừng được không?

Đi ngược chiều với người dân, hàng quan cán cộng thì cười văng cả hàm răng bừa ra ngoài! Từng lớp, từng hàng hàng thay nhau vào vơ vét của cải ở miền nam đem về. Gạo trắng, một mặt hàng cực hiếm ở miền bắc, bỗng nhiên tràn ngập tất cả các chợ ở miền bắc?

- Gạo ở đâu ra thế?

- “Từ miền nam mang ra đấy. Gạo trắng ở trong ấy có đổ cho lợn ăn cũng không hết!”

Nghe thế, bà mẹ liệt sỹ bao năm phải nhịn ăn để có “hạt gạo cắn làm tư, một phần dành cho miền nam đói khổ” xắn váy lên chửi:
- “Tổ cha nhà chúng nó, vậy mà chúng nó lừa bà là ở trong ấy nghèo khổ lắm, hạt gạo phải cắn làm tư mà chi viện cho họ”!

Riêng anh cán, chị hộ lý tự nhiên thấy mình lên trên đỉnh cao chói lọi của hạnh phúc khi kẹp ở bên nách cái đài transistor từ miền nam đem về. Anh chị cùng chạy đua mở lớn hết cỡ cho cả xóm cùng nghe cho vơi đi những ngày đói khổ. Ôi tuyệt đỉnh của man rợ vừa chiến thắng! Điện, Đài, Đổng, Đạp, (đèn pin, radio, đồng hồ, xe đạp) là những thứ quá tầm thường tại miền nam từ nhiều năm trước, nhiều cái Đài đã từng bị vất vào góc nhà ở miền nam, nay bỗng trở thành một thành tích, một giấc mơ vĩ đại, một đỉnh vinh quang tuyệt đối cho mỗi một quan cán có dịp vào nam và đem về bắc! Họ mừng là phải. Vì không có ngày này, giấc mơ “Điện, Đài, Đổng, Đạp” có thể vào mộ sâu, hay đi theo nắm xương khô trên Trường Sơn, hoặc phơi trần bên bờ hồ Hoàn Kiếm! Như thế, nếu đây là ngày “có triệu người vui” thì có hàng triệu triệu ngưòi buồn!

 

4.- 30-4-1975, Có là ngày đoàn viên?

Thật khó mà tìm được chữ đoàn viên mặc dù có một số gia đình có dịp đoàn tụ. Thật vậy, hoàn cảnh các gia đình tại Việt Nam sau ngày 30-4-1975 là những cuộc chia ly, tan nát.” Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng, một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là một lần mất dấu quay về…” (Nguyệt Ánh) Lời ca bi thương ấy, trong chúng ta, ai chưa từng biết đến chia ly? Nay biết bao người phải chia tay Sài Gòn và nhiều người đã phải vĩnh biệt với những yêu dấu ở một nơi đã cho họ cuộc sống và một ước mơ với quê hương và dân tộc Việt? Như thế, Sài Gòn đã mất, người Việt Nam chỉ thấy chia ly, không có đoàn viên, chẳng có đoàn tụ.

Còn người mới đến thì ra sao? Có tìm được một lối quay về và đoàn viên không? Xin hãy nghe Trần Đĩnh kể lại cuộc “đoàn tụ” của ngươi về như sau: “Vài hôm sau, ở Huỳnh Tịnh Của, tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng trốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông. Mẹ anh mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: – Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên…“(Đèn Cù 485). Như thế, chuyện đoàn viên trong vui mừng, hạnh phúc, vĩnh viễn là chữ không, Sự đoàn tụ gượng ép ở trong nhà cũng không có, nói chi đến đoàn viên của xã hội!

 

5.- 30-4-1975, có là ngày uất hận, ngày tủi nhục của cả non sông?

“Gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Bảo (anh ruột) – Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – hy sinh ngày 09.01.1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (vào Củ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) – cán bộ phụ nữ Sài Gòn – bị bắt và bị đánh chết tại Tổng nha Cảnh sát hồi Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng (là đi theo): cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục.”(Nguyễn Hộ).

Ở một khía cạnh khác. Cũng sau ngày này, người con gái Việt Nam, con cháu của Trưng, Triệu, bị Nguyễn minh Triết, chủ tịch cái nhà nước gọi là CHXHCNVN biến thành gái gọi, gái bao với lời rao bán, chào hàng, mời gọi khách hàng một cách vô văn hóa, vô đạo đức: “ vào đi các ông, ở đấy có nhiều gái đẹp”. Câu mời khách của một tên ma cô gác động ở Khâm Thiên, ở ngã ba Chú ía, có lẽ cũng bằng ngần ấy từ ngữ! Kết qủa, sau lời mời ấy là từng toán thiếu nữ Việt Nam tuổi từ 18-25 được lột trần truồng ra cho những tên già lão, bệnh hoạn mang tên Tàu Đài Loan, Đại Hàn, Tàu Trung cộng ngắm nghía, soi mói và bỏ ra ít tiền để mua về làm… vợ. Và từng đoàn khác thì được xuất cảnh với danh nghĩa lao động ở nước ngoài mà thực chất là bị bán vào các ổ, động ở Mã Lai, Trung cộng… Ngần ấy đủ nói lên cái uất hận và tủi nhục cho giang sơn hay chưa?

 

6.- 30-4-1975, có là ngày Thống Nhất?

Vì theo đuổi cuộc chiến tranh “Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, Liên Xô, cho xã hội chủ nghĩa” và“tất cả những công việc của chúng tôi làm đều phụ thuộc vào Mao chủ tịch” (Lê Duẩn), Việt cộng đã tạo ra ngày 20-7-1954 chia cắt đất nước ra làm hai, tạo nên một cuộc chia ly tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc chia ly ấy có đến một triệu người phải bỏ miền bắc, phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, phải bỏ lại cả cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè để trốn chạy cộng sản, di cư vào nam. Kế đến Việt cộng tạo nên một biển máu trong cuộc chiến tại miền nam. Lại đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào kiếp nạn sinh bắc tử nam. Đã giết hại hàng trăm ngàn quân, dân, chính, học sinh tại miền nam. Nay 30-4-1975, cộng sản lại tràn vào Sài Gòn. Ranh giới là cầu Bến Hải do chúng tạo ra chia cắt tuy được xóa bỏ, nhưng thực tế đã cho thấy, lãnh thổ được coi là thống nhất, nhưng cũng có quá nhiều phần đất như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan Bản Giốc, Lão Sơn, bãi biển Tục Lãm và một phần vịnh Bắc Bộ đã bị cộng sản dâng cho Trung cộng.

Phần diện địa đã thế, đến phần tinh thần, CS không bao giờ thống nhất được lòng dân, Trái lại, là tạo ra quá nhiều ly tán, bạc nhược, suy đồi. Nếu điều gì người dân ngày nay có thể tự thống nhất được với nhau thì đó chính là lòng căm thù cộng sản! Thực tế nhá, chỉ cần một học sinh 18 tuổi đời cũng đã biết viết nên một hàng chữ diễn tả được nỗi lòng của toàn dân Việt Nam: “đảng cộng sản hãy đi chết đi” (Phương Uyên). Em biết, nếu chúng chết đi, ngưòi dân có cơ hội Thống Nhất để xây dựng lại đất nước. Nếu không, chỉ thấy từng đoàn người, nay có cả cán cộng nhập cuộc nữa, nhấp nhổm tìm mọi cách bỏ nước ra đi. Nước không giữ được dân thì làm gì có chữ Thống Nhất!

 

7.- 30-4-1975, Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận!

Với những điều tôi nêu ra ở trên, dù còn rất nhiều điều cần phải nói đến nữa, cũng là quá đủ để minh chứng rằng 30-4-1075 Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận. Mãi Mãi là Ngày Quốc Hận bởi vì vào ngày 30-4-1975, chỉ có một kẻ duy nhất chiến thắng, đó là đảng Cộng sản Việt Nam. Kẻ bại trận chính là Dân Tộc, là Toàn Dân Việt Nam. Vì chiến thắng trong cuộc chiến do chính CS gây ra, nên tập đoàn đảng cộng sản đã cướp, chiếm đoạt hoàn toàn chính quyền và nền chính trị tại Việt Nam. Từ đây, đảng CSVN đã biến chính quyền thành nhà nước CHXHCN, thành một tổ chức phi nhân, thành một cánh tay hợp pháp để CS chiếm đoạt, tước đoạt mọi công quyền và nhân quyền của người dân Việt Nam.

Đảng cộng sản đã biến nhà nưóc CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chiếm đoạt và cưỡng đoạt quyền tư hữu của người dân. Tổ chức cướp tài sản, cướp nhà, cướp đất, cướp ruộng vườn, cướp các cơ sở kinh doanh của nhân dân Việt Nam, lúc trước là mùa đấu tố, sau này là cái gọi là quy hoạch. Mục đích, trước là phá nát đời sống an bình, yên vui của người dân. Sau là thu tóm mọi tài sản của đất nước vào tay đảng cộng sản. Đảng Cộng sản đã biến nhà nưóc CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để tuyên truyền một thứ văn hóa và đạo đức thô bỉ, hạ cấp của Hồ chí Minh với mục đích phá nát nền Văn Hóa Nhân Bản và luân thường đạo nghĩa của xã hội và của các tôn giáo tại Việt Nam. Và đảng CS đã biến nhà nước thành công cụ hợp pháp để CS bắt bớ và bỏ tù, đàn áp tất cả những tinh hoa của đất nước.

Nhờ 30-4-1975, đảng CSVN, một tập đoàn phản quốc đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chúng có chính danh bán đất đai, biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam cho Trung Cộng qua các Công Hàm 1951 và các Hiệp Thương, Hiệp Ứóc biên giới, cũng như các khế ước thuê bao rừng đầu nguồn và khai thác Bauxite độc hại ở cao nguyên để di họa cho dân chúng mai sau. Ấy là chưa kể đến chuyện chúng luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu Trung Cộng độc chiếm mọi công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, chiếm hết mọi nguồn lợi kinh tế của người dân Việt Nam. Kế đến, tập đoàn đảng CSVN đã biến nhà nước này thành một công cụ hợp pháp để chúng tự ký mật ước Thành Đô nhằm biến Việt Nam thành một tỉnh bang trực thuộc Bắc Kinh, biến dân tộc Việt thành một thứ Hán nô lệ vào năm 2020? Nếu điều này xảy ra thì tập đoàn này nên nhớ rằng. Tất cả những tội ác Cộng sản đã gây ra cho người dân trong chiến tranh, còn có thể bào chữa, còn có chỗ bao che, dung thứ. Nhưng tội phản quốc, tội bán nước, một trọng tội đối với Tổ Quốc, đối với hồn thiêng sông núi, đối với anh linh của tiền nhân, đối với máu xương của dân tộc Việt Nam, vĩnh viễn trời không tha và đất chẳng dung, nói chi đến con người.

 

8.- Lời kết

Người Việt Nam không có nhu cầu thù hận nhau, hay hận thù bất cứ một ai. Họ chỉ có một ngoại lệ duy nhất là dành nó cho tập đoàn đảng Cộng sản tại Việt Nam mà thôi. Theo đó, mọi người đều khẳng định rằng. Đường đi là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ. Hiện nay, lòng dân càng lúc càng mãnh liệt đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý. Ý thức của mỗi cá nhân, của các đoàn thể mỗi lúc một dâng cao. Nhiều người, nhiều nơi đã vượt qua sự sợ hãi để tiến đến những cuộc phản đối, đình công biểu tình tập thể. Nhiều gia đình trước cảnh cướp ngày của Việt cộng đã theo Đoàn văn Vươn giương cao biểu ngữ: “Gia đình tôi thề quyết tử chống bè lũ CSVN cướp ngày đến hơi thở cuối cùng..” Lời thề ấy, trước là để bảo vệ lấy quyền sống và quyền lợi của mình sau là “cảnh tỉnh đồng bào về đại họa cộng sản”. Tất cả đang bước vào cuộc chiến không khoan nhượng với đảng cộng sản.

Theo đó, còn cộng sản là còn Quốc Hận. Còn CS là còn đấu tranh. Cuộc tranh đấu là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ: “Đánh cho Tàu cút, đánh cho Cộng tan” là nhà nhà đoàn viên. Cả nước hân hoan trong ngày mừng Độc Lập và Thống Nhất Dân Tộc trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý.

 

Hỡi đồng bào ơi!
Nào ta đi cho ngày mai đổi mới,
Nào ta về cho đất nước hồi sinh.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân.
Mẹ phất cờ, con ra trận, 
Quét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Cho ngàn ngàn sau dòng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất,
Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

 

Bảo Giang
4-2015

304Đen - Llttm