CUỐN THEO MỆNH NƯỚC
BÃI BIỂN HÓA NƯƠNG DÂU - 2
Khởi đi từ những cuộc di tản kinh hoàng trong tháng Ba, khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu bỏ hết tỉnh này đến tỉnh khác. Hàng trăm ngàn dân chúng cũng khoảng hốt bỏ chạy theo họ trong khi quân đội vẫn bị truy đuổi và tấn công bởi các lực lượng Cộng Sản. Chẳng cần phải nói cũng biết đã có rất nhiều người tử nạn ở dọc đường. Cuộc tháo chạy đó chạm đến điểm tận cùng và là ngày định mệnh 30 tháng Tư. Tuy nhiên, chính ngày này lại đánh dấu khởi điểm cho một thời kỳ khác, khi dân chúng đã bỏ phiếu bằng chân của họ, hay đơn giảm là chạy trốn, khỏi chính phủ mới đang áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản trên họ, với cách áp dụng lề luật bằng bàn tay sắt. Người dân đã tìm cách trốn khỏi vùng đất khốn khổ đó bằng những con thuyền mong manh không đáng để đi biển hay bằng đường bộ qua các nước lân cận với muôn ngàn hiểm nguy.
Ngay trong ngày 30 tháng Tư đã có những chuyến đi đầy gian nan, đói khát, trên những con tàu của Hải Quân chỉ còn khởi động được một máy, như HQ-402, hay chỉ đơn giản đứng chen vai với nhau trên một xà lan rỉ sét bỏ chạy ra biển khơi mà không biết sẽ đi về đâu. Họ đã may mắn được các chiến hạm của Mỹ cứu vớt nhưng với số người quá đông như vậy, những con tàu này đã không thể cung cấp đầy đủ thức ăn cho họ ngoài một nắm cơm mỗi ngày, kéo dài cả bảy ngày trước khi họ đến được đảo Guam.
Chỉ có một số ít người được kể vào thành phần “diễm phúc” nhất trong cơn đổi đời này và là một thành phần rất riêng biệt: Thành phần của những người được di tản. Theo lý thuyết, chỉ có những người có quan hệ mật thiết với chính phủ Mỹ, và gia đình của họ, mới được kể vào thành phần nói trên, vì vậy, người Mỹ đã ước lượng chỉ di tản khoảng 120 ngàn người. Nhưng cơn địa chấn đã làm thay đổi tất cả, kể cả dự tính của những người anh em Cờ Hoa đang muốn ra tay nghĩa hiệp lần cuối đối với những “người bạn nửa vời” trong cơn nghiệt ngã. Trên 20 năm sau, số người chạy ra được các nước ngoài đã lên đến khoảng hai triệu, gần nửa số đó đang định cư ở Mỹ.
Khởi đi từ những cuộc di tản kinh hoàng trong tháng Ba, khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu bỏ hết tỉnh này đến tỉnh khác. Hàng trăm ngàn dân chúng cũng khoảng hốt bỏ chạy theo họ trong khi quân đội vẫn bị truy đuổi và tấn công bởi các lực lượng Cộng Sản. Chẳng cần phải nói cũng biết đã có rất nhiều người tử nạn ở dọc đường. Cuộc tháo chạy đó chạm đến điểm tận cùng và là ngày định mệnh 30 tháng Tư. Tuy nhiên, chính ngày này lại đánh dấu khởi điểm cho một thời kỳ khác, khi dân chúng đã bỏ phiếu bằng chân của họ, hay đơn giảm là chạy trốn, khỏi chính phủ mới đang áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản trên họ, với cách áp dụng lề luật bằng bàn tay sắt. Người dân đã tìm cách trốn khỏi vùng đất khốn khổ đó bằng những con thuyền mong manh không đáng để đi biển hay bằng đường bộ qua các nước lân cận với muôn ngàn hiểm nguy.
Ngay trong ngày 30 tháng Tư đã có những chuyến đi đầy gian nan, đói khát, trên những con tàu của Hải Quân chỉ còn khởi động được một máy, như HQ-402, hay chỉ đơn giản đứng chen vai với nhau trên một xà lan rỉ sét bỏ chạy ra biển khơi mà không biết sẽ đi về đâu. Họ đã may mắn được các chiến hạm của Mỹ cứu vớt nhưng với số người quá đông như vậy, những con tàu này đã không thể cung cấp đầy đủ thức ăn cho họ ngoài một nắm cơm mỗi ngày, kéo dài cả bảy ngày trước khi họ đến được đảo Guam.
Chỉ có một số ít người được kể vào thành phần “diễm phúc” nhất trong cơn đổi đời này và là một thành phần rất riêng biệt: Thành phần của những người được di tản. Theo lý thuyết, chỉ có những người có quan hệ mật thiết với chính phủ Mỹ, và gia đình của họ, mới được kể vào thành phần nói trên, vì vậy, người Mỹ đã ước lượng chỉ di tản khoảng 120 ngàn người. Nhưng cơn địa chấn đã làm thay đổi tất cả, kể cả dự tính của những người anh em Cờ Hoa đang muốn ra tay nghĩa hiệp lần cuối đối với những “người bạn nửa vời” trong cơn nghiệt ngã. Trên 20 năm sau, số người chạy ra được các nước ngoài đã lên đến khoảng hai triệu, gần nửa số đó đang định cư ở Mỹ.
Thành phần vượt
biên khoảng một triệu, nhưng có bao nhiêu người đã bị chết trên đường tìm tự do
vì hải tặc, vì giông bão, vì máy tàu bị hư để rồi phải chịu cảnh bềnh bồng trên
mặt nước nhiều ngày cho đến khi chết dần vì khát, vì đói… không ai biết được!
Có người đã ước lượng ít nhất là khoảng một phần tư trên tổng số những người đi
thoát. Như vậy, có trên 250 ngàn người dân Việt đã bị chết thảm trên đường vượt
biên! Đó là dân số của một thành phố khá lớn ở Mỹ!
Đầu tháng Tư đen tối đó, chủng viện của tôi trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã phải bãi khóa sớm vì tình hình chiến cuộc. Khi quân Cộng Sản ngày càng tiến đến gần Sài Gòn, thay vì tránh xa vùng chiến sự, tôi đã đến gần nó hơn, đến Tam Bình, Thủ Đức, để tình nguyện giúp những người dân tị nạn từ miền Trung chạy về. Thế rồi, trong một sự bất ngờ không tưởng, tôi đã ra đi với một gia đình thuộc thành phần được di tản. Tuy nhiên, ngay cả chuyến đi này cũng không dễ dàng như người ta tưởng.
Ngày 23 tháng Tư, tôi về lại Sài gòn vì có chút việc riêng và được một người bạn “rủ” cùng đi Mỹ với gia đình bà con của anh ấy, nhưng sẽ chẳng có gì bảo đảm là chúng tôi sẽ đi thoát. Chị của người bà con của anh ấy kết hôn với một thủy thủ thuộc đội Hàng Hải Thương Thuyền của Mỹ, tàu của anh ta đang có công tác di tản hàng ngàn người Việt ra khỏi Sài gòn. Anh ta đã lập kế hoạch với vài anh bạn, cũng có vợ Việt, đưa các gia đình của những cô vợ đi “chui.” Chị của người bà con đã di tản trước mà không còn ai trong gia đình thông thạo tiếng Anh, đó là lý do họ đến với anh bạn tôi, một người đã tốt nghiệp cử nhân văn chương Anh tại Luân Đôn, Anh Quốc, cách đó không lâu. Đó cũng là nguyên nhân khiến tôi và một người bạn khác được cùng đi trong chuyến di tản này.
Ngày 23 tháng Tư, tôi về lại Sài gòn vì có chút việc riêng và được một người bạn “rủ” cùng đi Mỹ với gia đình bà con của anh ấy, nhưng sẽ chẳng có gì bảo đảm là chúng tôi sẽ đi thoát. Chị của người bà con của anh ấy kết hôn với một thủy thủ thuộc đội Hàng Hải Thương Thuyền của Mỹ, tàu của anh ta đang có công tác di tản hàng ngàn người Việt ra khỏi Sài gòn. Anh ta đã lập kế hoạch với vài anh bạn, cũng có vợ Việt, đưa các gia đình của những cô vợ đi “chui.” Chị của người bà con đã di tản trước mà không còn ai trong gia đình thông thạo tiếng Anh, đó là lý do họ đến với anh bạn tôi, một người đã tốt nghiệp cử nhân văn chương Anh tại Luân Đôn, Anh Quốc, cách đó không lâu. Đó cũng là nguyên nhân khiến tôi và một người bạn khác được cùng đi trong chuyến di tản này.
Đầu tháng Tư đen tối đó, chủng viện của tôi trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã phải bãi khóa sớm vì tình hình chiến cuộc. Khi quân Cộng Sản ngày càng tiến đến gần Sài Gòn, thay vì tránh xa vùng chiến sự, tôi đã đến gần nó hơn, đến Tam Bình, Thủ Đức, để tình nguyện giúp những người dân tị nạn từ miền Trung chạy về. Thế rồi, trong một sự bất ngờ không tưởng, tôi đã ra đi với một gia đình thuộc thành phần được di tản. Tuy nhiên, ngay cả chuyến đi này cũng không dễ dàng như người ta tưởng.
Ngày 23 tháng Tư, tôi về lại Sài gòn vì có chút việc riêng và được một người bạn “rủ” cùng đi Mỹ với gia đình bà con của anh ấy, nhưng sẽ chẳng có gì bảo đảm là chúng tôi sẽ đi thoát. Chị của người bà con của anh ấy kết hôn với một thủy thủ thuộc đội Hàng Hải Thương Thuyền của Mỹ, tàu của anh ta đang có công tác di tản hàng ngàn người Việt ra khỏi Sài gòn. Anh ta đã lập kế hoạch với vài anh bạn, cũng có vợ Việt, đưa các gia đình của những cô vợ đi “chui.” Chị của người bà con đã di tản trước mà không còn ai trong gia đình thông thạo tiếng Anh, đó là lý do họ đến với anh bạn tôi, một người đã tốt nghiệp cử nhân văn chương Anh tại Luân Đôn, Anh Quốc, cách đó không lâu. Đó cũng là nguyên nhân khiến tôi và một người bạn khác được cùng đi trong chuyến di tản này.
Ngày 23 tháng Tư, tôi về lại Sài gòn vì có chút việc riêng và được một người bạn “rủ” cùng đi Mỹ với gia đình bà con của anh ấy, nhưng sẽ chẳng có gì bảo đảm là chúng tôi sẽ đi thoát. Chị của người bà con của anh ấy kết hôn với một thủy thủ thuộc đội Hàng Hải Thương Thuyền của Mỹ, tàu của anh ta đang có công tác di tản hàng ngàn người Việt ra khỏi Sài gòn. Anh ta đã lập kế hoạch với vài anh bạn, cũng có vợ Việt, đưa các gia đình của những cô vợ đi “chui.” Chị của người bà con đã di tản trước mà không còn ai trong gia đình thông thạo tiếng Anh, đó là lý do họ đến với anh bạn tôi, một người đã tốt nghiệp cử nhân văn chương Anh tại Luân Đôn, Anh Quốc, cách đó không lâu. Đó cũng là nguyên nhân khiến tôi và một người bạn khác được cùng đi trong chuyến di tản này.
BÃI BIỂN HÓA NƯƠNG DÂU - 3
Gần 12 giờ trưa hôm sau, cả ba chúng tôi cùng đến điểm hẹn, một “căn hộ” (apartment) của anh Mỹ trong một trung tâm nổi tiếng ở Tân Định nơi gia đình người bà con đã tề tựu đầy đủ. Trong số những trẻ em, có cháu còn đang bú sữa. Sau khi chờ đợi khoảng 3 tiếng đồng hồ thì anh Mỹ về, thoạt tiên anh ta không vui lắm khi nhìn thấy ba người chúng tôi. Sau này, người bạn, mà tôi rất quý mến và kính trọng như anh ruột mình, đã kể lại rằng thoạt tiên người bà con của anh đến đề nghị chỉ một mình anh đi chung với họ nhưng anh đã nói rằng nếu anh không thể đưa thêm một người nữa cùng đi thì anh sẽ từ chối, người bà con không còn chọn lựa nào hơn là phải đồng ý.
Nhưng bạn tôi lại nghĩ, anh ta đã đồng ý cho hai người đi thì nếu có đến ba người chắc cũng không sao, đó là lý do tại sao anh đã rủ tôi cùng đi nhưng vẫn nói chưa chắc là tôi có thể đi được. Trong khi đó người bà con không thể nói chuyện với anh rể của anh ấy về chuyện này vì trở ngại ngôn ngữ. Tuy nhiên, sau khi nghe bạn tôi “trình bày”, anh Mỹ đã đồng ý cho cả hai chúng tôi cùng đi. Một trong những lý do hiểu được là có lẽ anh ấy nghĩ, nếu bắt chúng tôi về, chúng tôi có thể sẽ báo với cảnh sát và làm lộ bí mật của anh ta.
Khoảng 3 giờ chiều, họ bảo ba chúng tôi ra xe và mỗi người chỉ được mang một túi hành lý (tôi chỉ có một gói nhỏ xíu) lên một chiếc xe tải nhỏ (pickup truck). Xe tiến ra đường Công Lý, ngược lên phía phi trường. Tôi đã ngỡ rằng họ sẽ đưa chúng tôi vào Tân Sơn Nhất vì người Mỹ đã và đang chuyển những người được di tản bằng đường hàng không từ hôm 21 tháng Tư, họ dự tính sẽ di tản khoảng 120 ngàn người như đã nói ở trên. Nhưng đến khoảng bệnh viện Dã Chiến số 3 cũ của quân đội Mỹ thì xe ngừng, hai người Mỹ trên ghế trước đã bảo chúng tôi xuống và chuyển sang chiếc Pickup khác đang chờ ở đó, trên xe đã có sẵn hai cậu nhỏ khoảng 15 tuổi, được bốc đi từ trung tâm Sài Gòn.
Xe quay lại hướng Gia Định trên đường Võ Tánh (bây giờ là Hoàng văn Thụ), qua tòa tỉnh trưởng, rồi hướng về phía Hàng Xanh, tôi hoang mang, không hiểu họ muốn đưa chúng tôi đi đâu? Nhưng gần đến nhà thờ Hàng Xanh, xe ngừng lại trước ngôi nhà có cửa xếp bằng sắt, họ bảo chúng tôi xuống xe và chuyển các túi hành trang vào bên trong. Không hiểu lý do, nhưng chúng tôi vẫn làm theo như một cái máy, cánh cửa mở hé cho chúng tôi vào rồi đóng xập lại đằng sau. Trong căn nhà đó đã có một chiếc pickup thứ ba, có mui bằng ván thật thấp. Họ bảo chúng tôi lên xe, mọi người phải khum lưng mới chui vào trong xe được. Tiếng lách cách của ống khóa bên ngoài được bóp lại, họ bảo chúng tôi không được ồn ào khi di chuyển. Cánh cửa xếp bằng sắt được mở rộng, xe chạy ra, có lẽ người đi đường không ai có thể nghĩ rằng bên trong cái mui lè tè kia lại có đến năm người đàn ông nằm như xếp cá mòi trong ấy.
Tuy nhiên, qua kẽ hở của tấm ván đang khô và dường như mới được đóng vội, tôi thấy xe chạy qua nhà thờ, về phía ngã tư Hàng Xanh, rẽ vào xa lộ, lên phía Biên Hòa. Nhưng đó là hướng chiến trận đang diễn ra và tôi cảm thấy thật lo ngại. Nỗi lo âu đó đã nhanh chóng biến đi khi chiếc xe rẽ vào khu Tân Cảng của Sài Gòn. Xe ngừng lại trước trạm kiểm soát, hồi hộp, nhưng người lính gác cổng chỉ mỉm cười rồi vẫy tay cho xe đi và không nghi ngờ gì. Họ chạy thẳng vào một nhà kho, bên trong có nhiều thùng sắt lớn, loại để chở hàng (cargo containers), thật kín đáo. Mấy anh Mỹ đem xuống một ít lon nước ngọt, bảo chúng tôi chờ ở đó và cố tránh gây tiếng động.
Gần 12 giờ trưa hôm sau, cả ba chúng tôi cùng đến điểm hẹn, một “căn hộ” (apartment) của anh Mỹ trong một trung tâm nổi tiếng ở Tân Định nơi gia đình người bà con đã tề tựu đầy đủ. Trong số những trẻ em, có cháu còn đang bú sữa. Sau khi chờ đợi khoảng 3 tiếng đồng hồ thì anh Mỹ về, thoạt tiên anh ta không vui lắm khi nhìn thấy ba người chúng tôi. Sau này, người bạn, mà tôi rất quý mến và kính trọng như anh ruột mình, đã kể lại rằng thoạt tiên người bà con của anh đến đề nghị chỉ một mình anh đi chung với họ nhưng anh đã nói rằng nếu anh không thể đưa thêm một người nữa cùng đi thì anh sẽ từ chối, người bà con không còn chọn lựa nào hơn là phải đồng ý.
Nhưng bạn tôi lại nghĩ, anh ta đã đồng ý cho hai người đi thì nếu có đến ba người chắc cũng không sao, đó là lý do tại sao anh đã rủ tôi cùng đi nhưng vẫn nói chưa chắc là tôi có thể đi được. Trong khi đó người bà con không thể nói chuyện với anh rể của anh ấy về chuyện này vì trở ngại ngôn ngữ. Tuy nhiên, sau khi nghe bạn tôi “trình bày”, anh Mỹ đã đồng ý cho cả hai chúng tôi cùng đi. Một trong những lý do hiểu được là có lẽ anh ấy nghĩ, nếu bắt chúng tôi về, chúng tôi có thể sẽ báo với cảnh sát và làm lộ bí mật của anh ta.
Khoảng 3 giờ chiều, họ bảo ba chúng tôi ra xe và mỗi người chỉ được mang một túi hành lý (tôi chỉ có một gói nhỏ xíu) lên một chiếc xe tải nhỏ (pickup truck). Xe tiến ra đường Công Lý, ngược lên phía phi trường. Tôi đã ngỡ rằng họ sẽ đưa chúng tôi vào Tân Sơn Nhất vì người Mỹ đã và đang chuyển những người được di tản bằng đường hàng không từ hôm 21 tháng Tư, họ dự tính sẽ di tản khoảng 120 ngàn người như đã nói ở trên. Nhưng đến khoảng bệnh viện Dã Chiến số 3 cũ của quân đội Mỹ thì xe ngừng, hai người Mỹ trên ghế trước đã bảo chúng tôi xuống và chuyển sang chiếc Pickup khác đang chờ ở đó, trên xe đã có sẵn hai cậu nhỏ khoảng 15 tuổi, được bốc đi từ trung tâm Sài Gòn.
Xe quay lại hướng Gia Định trên đường Võ Tánh (bây giờ là Hoàng văn Thụ), qua tòa tỉnh trưởng, rồi hướng về phía Hàng Xanh, tôi hoang mang, không hiểu họ muốn đưa chúng tôi đi đâu? Nhưng gần đến nhà thờ Hàng Xanh, xe ngừng lại trước ngôi nhà có cửa xếp bằng sắt, họ bảo chúng tôi xuống xe và chuyển các túi hành trang vào bên trong. Không hiểu lý do, nhưng chúng tôi vẫn làm theo như một cái máy, cánh cửa mở hé cho chúng tôi vào rồi đóng xập lại đằng sau. Trong căn nhà đó đã có một chiếc pickup thứ ba, có mui bằng ván thật thấp. Họ bảo chúng tôi lên xe, mọi người phải khum lưng mới chui vào trong xe được. Tiếng lách cách của ống khóa bên ngoài được bóp lại, họ bảo chúng tôi không được ồn ào khi di chuyển. Cánh cửa xếp bằng sắt được mở rộng, xe chạy ra, có lẽ người đi đường không ai có thể nghĩ rằng bên trong cái mui lè tè kia lại có đến năm người đàn ông nằm như xếp cá mòi trong ấy.
Tuy nhiên, qua kẽ hở của tấm ván đang khô và dường như mới được đóng vội, tôi thấy xe chạy qua nhà thờ, về phía ngã tư Hàng Xanh, rẽ vào xa lộ, lên phía Biên Hòa. Nhưng đó là hướng chiến trận đang diễn ra và tôi cảm thấy thật lo ngại. Nỗi lo âu đó đã nhanh chóng biến đi khi chiếc xe rẽ vào khu Tân Cảng của Sài Gòn. Xe ngừng lại trước trạm kiểm soát, hồi hộp, nhưng người lính gác cổng chỉ mỉm cười rồi vẫy tay cho xe đi và không nghi ngờ gì. Họ chạy thẳng vào một nhà kho, bên trong có nhiều thùng sắt lớn, loại để chở hàng (cargo containers), thật kín đáo. Mấy anh Mỹ đem xuống một ít lon nước ngọt, bảo chúng tôi chờ ở đó và cố tránh gây tiếng động.
Thế rồi, cứ cách khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, họ lại đưa thêm một nhóm khác tới, những nhóm này đều được “bốc” từ các điểm hẹn khác nhau. Đến khoảng 11 giờ đêm, trên 40 người đã được đưa vào nhà kho, kể cả gia đình người bà con của bạn tôi. Thế rồi họ bảo năm người trong nhóm đầu tiên của chúng tôi bước vào một thùng hàng bằng sắt có sẵn ở đó, to bằng cái thang máy. Khóa bên ngoài, rồi họ dùng xe cần trục (forklift) để “xúc” thùng sắt ấy ra cầu tàu. Ở đây, cần cẩu của tàu đã thòng giây cáp xuống và bốc thùng sắt ấy lên (với năm sinh mạng bên trong) như một kiện hàng. Tôi vẫn không quên cảm giác rờn rợn khi thấy mình được nhắc lên trong một thùng sắt tối đen, nếu nó tuột giây rớt xuống đất? Hay xuống nước? Tôi đã không dám nghĩ thêm nữa, và “xình” tiếng động nhẹ, cánh cửa thùng sắt mở ra, chúng tôi đang ở tầng thứ ba của hầm tàu. Cứ thế, họ chuyển “hàng” xong trong khoảng một tiếng đồng hồ và tất cả chúng tôi đã bình yên đứng trong hầm tàu đó. Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm, cảm thấy an toàn hơn trong con tàu Mỹ, chặng đầu tiên của cuộc hành trình đã hoàn tất. Tạ ơn Chúa!
Sàn tàu bẩn vì những vết dầu, các thủy thủ lại trục một lô ván ép xuống và một số chăn mền còn trong bọc. Cũng như nhiều người khác, đến gần sáng vẫn không ngủ được, tôi ngồi dậy, rủ hai người bạn nhỏ mới quen lên tầng trên, lúc đó đã khoảng 4 giờ sáng. Lên đến đây, tôi mới biết rằng rất nhiều người khác đã được chính thức đưa lên tàu trong đêm. Đúng 5 giờ sáng ngày 25 tháng Tư, 1975, chiếc tàu vận tải của ngành Hàng Hải Thương Thuyền Mỹ (có lẽ mang tên Green Wave) đã nhổ neo rời Tân Cảng của Sài Gòn, thủ đô nước Việt Nam Cộng Hòa (tôi nhắc đến tên “quốc gia” này với tất cả lòng kính trọng) trong một chuyến hải hành không định hướng cho rất nhiều hành khách. Ba người chúng tôi vẫn còn đứng ở phía mũi tàu, cố gắng nhìn lại và lưu trong ký ức từng phần nhỏ của quang cảnh chung quanh trước khi chúng tôi không còn gặp lại nó nữa, có thể là, mãi mãi. Sài Gòn còn đang ngủ, mặt sông phẳng lặng được phủ một làn sương mỏng và tàu lướt đi thật êm. Tôi đã nhìn thấy bộ tư lệnh Hải Quân, bến Bạch Đằng, khách sạn nổi tiếng và mang tính lịch sử Majestic… Thình lình một thủy thủ xuất hiện và khuyên chúng tôi rời boong tàu để tránh sự dò xét của lính tuần giang. Tôi lưu luyến nhìn lại Sài Gòn lần cuối, thành phố thân yêu còn đang trong giấc ngủ chập chờn của những âu lo với một tương lai đầy bất trắc.
Gần 12 giờ trưa, tàu ra tới cửa biển Vũng Tàu, mọi người được lệnh tuyệt đối không được ra ngoài để tránh sự kiểm soát của lính tuần duyên. Qua khung cửa kính, và ở tận xa xa tôi thấy Bãi Dâu, đài Đức Mẹ, rồi Bãi Trước, tượng Chúa Kitô thật to trên đỉnh núi cao. Ngài giang hai tay như muốn chúc lành cho những đứa con đang bắt đầu cuộc đời lưu lạc. Khoảng 12 giờ 30, tàu tiến vào hải phận quốc tế và không còn bị kiểm soát, mọi người thở phào nhẹ nhõm và cả tàu như cùng đồng cảm với một nhóm người đang hô to TỰ DO! TỰ DO!
Lần ra phía sau, nhìn lại Vũng Tàu đang xa dần trong tầm mắt, tôi nhủ thầm, không biết đến bao giờ mới có cơ hội thăm lại thành phố thân yêu ấy? Bất giác trong nỗi buồn mênh mang của chuyến đi không hẹn ngày trở lại, tôi nghe thấy tiếng thở dài của những người cùng tâm trạng.
Bỗng có tiếng lao xao: “Tàu chuyển hướng!” Quả vậy, con tàu đang hướng về phía Đông Nam, chợt đổi về Đông Bắc. Lát sau, họ cho biết, đáng ra tàu đi thẳng tới đảo Guam, nhưng nay được lệnh đi Phi-Luật-Tân trước. Lý do là vì đáng ra tàu phải đón nhiều ngàn người ở Sài Gòn, nhưng không biết tại sao, tàu chỉ đón được hơn 600 người. Sau khi đưa chúng tôi đến Phi, tàu sẽ quay lại để đón thêm dân tị nạn.
Chiều xuống, tôi chỉ còn thấy đỉnh Lâm Viên (Liang Biang) xa mờ, nơi ấy có Đà Lạt, vùng quê hương với những tháng ngày đèn sách… Đà Lạt ơi! Tạm biệt em!
Buổi chiều hôm thứ ba, tàu vào hải phận Phi-Luật-Tân, lá cờ vàng ba sọc đỏ của nước Việt Nam Cộng Hòa bị kéo xuống để thay bằng cờ Phi! Biết bao lần từ khi còn ở bậc tiểu học, tôi đã chào lá cờ đó và dưới ngọn cờ này, chú tôi, bà con tôi và biết bao bạn bè tôi đã đền nợ nước để bảo vệ, để gìn giữ Tự Do cho chúng tôi. Hình ảnh cuối cùng của quê hương cũng không còn nữa!
Khoảng 5 giờ chiều ngày 27 tháng Tư, tàu cặp bến căn cứ Hải Quân của Mỹ trong vịnh Subic, kết thúc ba ngày, hai đêm hay 60 giờ hải hành.
Tối 30 tháng Tư, trên đường qua căn cứ Không Quân Clark cũng của Mỹ, để đi đảo Wake, chúng tôi đã nghe tin chẳng lành, chính phủ mới của Miền Nam đã đầu hàng Cộng Sản Miền Bắc. Tôi đã không thể ngăn được dòng lệ lăn dài trên mặt, rồi mằn mặn đôi môi, bao nhiêu người khác trên cùng chuyến xe cũng chẳng ai muốn lau nước mắt. Gần ba mươi năm chiến đấu của cha tôi, cả chục năm quả phụ của chị tôi và sự hy sinh vô bờ bến của toàn quân, toàn dân Miền Nam để, thương ôi, đổi lấy ngày bi thảm này!
Nhưng cũng từ hôm đó, từ ngày 30 tháng Tư, 1975, đồng bào tôi đã không ngớt can đảm liều chết vượt biển để thoát khỏi sự kềm kẹp của chính phủ Cộng Sản, để tìm tự do, trên những con thuyền mong manh hay bằng đường bộ, với những chuyến đi nguy hiểm gấp vạn lần chuyến đi của tôi. Trong cuộc “bầu phiếu bằng chân” của những “thuyền nhân” đó, 250 nghìn người đã bị vùi thây trong lòng biển cả hay vùi dập trong xó rừng nào đó trên đường vượt biên! Thoáng đấy mà đã 40 năm.
Trích hồi ký của vị Đại tá Tuyên Úy của Hải Quân Hoa Kỳ
304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment