Chuyện Tổng Thống Của
Ngày 30 Tháng 4 năm 1975
Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương
Không Chịu Di Tản
Không Chịu Di Tản
Trong ngày 29 tháng 4, dù rất
bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người ty nạn Việt Nam, Đại
sứ Martin cũng đã tìm cách đến gặp Cụ Trần Văn Hương, cựu Tổng Thống VNCH tại
Phủ Phó Tổng Thống trên đường Công Lý lần chót. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc An,
bạn thâm giao của Cụ Hương thì cuộc gặp gỡ này đã diễn ra như sau:
“Cũng ngày đó, 29 tháng 4 nam 1975, Đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp Đại khái đại sứ nói:
“Cũng ngày đó, 29 tháng 4 nam 1975, Đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp Đại khái đại sứ nói:
“Thưa Tổng Thống, tình trạng
hiện nay rất nguy hiểm. nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng
Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà
Tổng Thống muốn. Chánh phủ chúng tôi Cam kết bảo đám cho Ngài một đời sống xứng
đáng với cương vị tổng thống cho tới ngày Tổng Thống trăm tuổi già. “
Tổng Thống Trần Văn Hương mỉm
cười trả lời:
“Thưa Ngài Đại Sứ tôi biết tình
trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy Hoa Kỳ cũng có phần trách
nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn ông đại sứ.
Nhưg tôi đã suy nghĩ kỷ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư
biết rằng Cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống
đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình
nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống
khổ của người dân mất nước.
Cám ơn ông Đại Sứ đã đến viếng tôi”.
Cám ơn ông Đại Sứ đã đến viếng tôi”.
Khi nghe câu: “les États Unis ont aussi leur part de responsibilités (Hoa
Kỳ cũng có phần trách niệm trong đó), Đại Sứ Martin giựt mình nhìn trân trân
Ông Trần Văn Hương.
Năm 198O, ông thuật lại với tôi: “Dứt câu chuyện, on se sépare sans même se serrer la main” (chúng tôi từ giã nhau mà cũng chẳng có hề bắt tay nhau). *197
Năm 198O, ông thuật lại với tôi: “Dứt câu chuyện, on se sépare sans même se serrer la main” (chúng tôi từ giã nhau mà cũng chẳng có hề bắt tay nhau). *197
Đây không phải là lần đầu tiên
cụ Trần Văn Hương từ chối lời mời di tản ra ngoại quốc. Trong cuốn hồi ký
“Saigon et Moi”, cựu đại sứ Pháp Mérillon cho biết rằng trước ngày 28 tháng 4
năm 1975, ông ta có chuyển lời mời cụ Trần Văn Hương sang sinh sống ở Pháp sau
khi giao quyền lại cho Dương Văn Minh thì cụ đã trả lời như sau:
“Ông đại sứ à, tôi đâu có ngán
Việt Cộng. Nó muôn đánh, tôi sẽ đánh tới cùng. Tôi chỉ sợ mất nước, sống lưu
đày ở xứ người ta. Nếu trời hại nước tôi, nước tôi mất, tôi thề sẽ ở lại đây và
mất theo nước mình”.
*197: G.S. Nguyễn Ngọc An: “Cụ
Trần Văn Hương” đăng trên Báo Thời Luận, không rõ ngày.
Cựu Đại úy Nguyễn Văn Nhựt, sĩ
quan tùy viên của Phó Tổng Thống Trầ Văn Hương cho người viết biết vào những
ngày cuối cùng trong tháng 4 năm 1975, Cụ Trần Văn Hương đã nói với các anh em
phục vụ tại Phủ Phó Tổng Thống rằng “thấy các em còn trẻ tuổi mà phải chịu hy
sinh gian khổ vì chiến tranh “qua” rất thương, tuy nhiên sổ phận của đất nủớc
mình là như vậy, mình phải đánh cho tới cùng.”
Sau khi bàn gian chức vụ tổng thống cho Dương Văn Minh, tối 28 tháng 4, cụ Trần Văn Hương dã dọn ngay về tư gia ở trong đường hẻm đường Phan Thanh Giản, tuy nhiên qua sáng ngày hôm sau, 29 tháng 4, cụ phải trở lại Dinh Phó Tổng Thống ở đường Công Lý một lần cuối cùng để tiếp kiến đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin khi ông Martin đến từ giã cụ.
Trong một cuộc tiếp xúc với Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu phó thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa tại Westminster vào cuối năm 2005, Bác sĩ Viên có cho người viết biết rằng vào sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, ông và bà Trần Văn Văn có đến thăm Cụ Trần Văn Hương một lần cuối và Cụ Hương đã nói với hai người rằng hai vị đại sứ Pháp và Hoa Kỳ có đến mời ông đi tị nạn nhưng ông đã từ chối lòi mời của họ.
Vào năm 1978, khi Việt Cộng trả lại “quyền công dàn” cho Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù “học tập cải tạo” đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu “Tổng thống” Dương Văn Minh đang hồ hỡi hân hoan đi bầu quốc hội ” đảng cử dân bầu” của Cộng sản.
Cụ Trần Văn Hương cũng được Cộng sản trả lại “quyền công dân” nhưng cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương đã gửi bức thư sau đây đến các cấp lãnh đạo chính quyền Cộng sản:
Sau khi bàn gian chức vụ tổng thống cho Dương Văn Minh, tối 28 tháng 4, cụ Trần Văn Hương dã dọn ngay về tư gia ở trong đường hẻm đường Phan Thanh Giản, tuy nhiên qua sáng ngày hôm sau, 29 tháng 4, cụ phải trở lại Dinh Phó Tổng Thống ở đường Công Lý một lần cuối cùng để tiếp kiến đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin khi ông Martin đến từ giã cụ.
Trong một cuộc tiếp xúc với Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu phó thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa tại Westminster vào cuối năm 2005, Bác sĩ Viên có cho người viết biết rằng vào sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, ông và bà Trần Văn Văn có đến thăm Cụ Trần Văn Hương một lần cuối và Cụ Hương đã nói với hai người rằng hai vị đại sứ Pháp và Hoa Kỳ có đến mời ông đi tị nạn nhưng ông đã từ chối lòi mời của họ.
Vào năm 1978, khi Việt Cộng trả lại “quyền công dàn” cho Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù “học tập cải tạo” đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu “Tổng thống” Dương Văn Minh đang hồ hỡi hân hoan đi bầu quốc hội ” đảng cử dân bầu” của Cộng sản.
Cụ Trần Văn Hương cũng được Cộng sản trả lại “quyền công dân” nhưng cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương đã gửi bức thư sau đây đến các cấp lãnh đạo chính quyền Cộng sản:
”
.. hiện nay vẫn còn có mấy trăm ngàn nhơn viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó
Thủ tướng, Tổng Bộ trưởng, các tướng lãnh, quân nhân công chức các cấp các
chính trị gia, các vị lãnh đạo tôn giáo, đảng phái đang bị tập trung cải tạo,
rĩ tai thì ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy được được Vê’.
“Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chính phủ mới thả họ về hết vì họ là những người chỉ biết thừa hành mạng lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả. Tôi xin chính phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, còn lo làm ăn xây dựng đất nuớc.
“Chừng nào những nguời tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi”.
“Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chính phủ mới thả họ về hết vì họ là những người chỉ biết thừa hành mạng lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả. Tôi xin chính phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, còn lo làm ăn xây dựng đất nuớc.
“Chừng nào những nguời tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi”.
Cụ Trần Văn Hương không hề nhận “quyền công dân” của Cộng sản và cho đến
khi từ trần vào năm 1981 thì cụ vẫn còn lâ công dân của Việt Nam Cộng Hòa
Duơng Văn Minh Ra Lệnh Đầu Hàng
Vào lúc 10 giờ 24 sáng ngày 30
tháng 4 năm 1975, “Tổng thống” Dương Văn Minh đã đọc nhật lệnh trên đài phát
thanh Sài Gòn ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân thuộc Quân Lực VNCH phải buông
súng đầu hàng. Ông Dương Văn Minh đã tuyên bố như sau:
“Đường lối, chủ trương của
chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin
tưởng sâu xa vào sự hòa hợp hòa giải gữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương
máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt
Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đậu thì ở đó.
“Chúng tôi cũng yêu cầu anh em
chiến sĩ Chính Phủ Cách Mãng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam ngưng nổ súng, vì chúng
tôi ở đây đang chờ gặp Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam
để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ
máu vô ích cho đồng bào.”
“Thủ tướng “Vũ Văn Mẫu cũng đọc
lời kêu gọi mọi tầng lớp dân chúng hãy chào mừng “ngày Hoà bình cho Dân tộc
Việt Nam” và ra lệnh cho mọi công chức phải trở về nhiệm sở. Chuẩn Tướng Nguyễn
Hữu Hạnh, Tổng Tham Mưu Phó Quân Lực VNCH nhân danh Trung tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham
Mưu trưởng (vắng mặt), ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân các cấp phải nghiêm
chỉnh thi hành lệnh của ” tổng thống” Dương Văn Minh về vấn đề hưu chiến.
Dương Văn Minh cũng đưa ra lời
kêu gọi những “người anh em bên kia” hãy ngưng mọi hoạt động gây hấn và ông ta
nói rằng chính quyền của ông đang chờ đợi được gặp gỡ chính phủ Cách Mạng Lâm
Thời Miền Nam Việt Nam để cùng thảo luận về ” buổi lễ bàn giao quyền hành và để
tránh đổ máu cho nhân dân.” Dương Văn Minh không hề đề cập đến cũng như không
đưa ra lời kêu gọi nào với Cộng sản Bắc Việt, lúc đó dường như ông cố tình làm
như không biết việc chính Cộng sản Bắc Việt mới là những người lãnh đạo hàng
ngũ những ” người anh em bên kia” của ông.
Ông Dương Văn Minh chỉ kêu gọi những “người anh em bên kia” trong cái gọi là “chính phủ cách Mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam”, chắc là ông ta đã nghĩ đến những người lãnh đạo trong cái chính phủ này như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh tấn Phát, Nguyễn Thị Bình v.v, nhưng ông ta không biết rằng những người mà ông ta kêu gọi đó không hề có một quyền hành nào, còn những kê có quyền hành lúc đó như Lê Đức Thọ, Ván Tiến Dũng, Phạm Hùng, ba ủy viên Bộ Chính trị đại diện cho Hà Nội đang thực sự nắm toàn quyền trong chiến dịch Hồ Chí Minh thì ông ta không có đả động tới.
Thượng Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt và đồng thời cũng là Tư Lệnh Chiến trường Miền Nam Việt Nam lúc đó đang nghe lời kêu gọi của Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài Gòn. Ngay sau đó, thay vì tiến về Sài Gòn để “bàn giao” như lời kêu gọi của Dương Văn Minh, Văn Tiến Dũng đã ra lệnh cho “tất cả các quân đoàn, các vùng quân sự và mọi đơn vị các cấp phải tiến càng nhanh càng tốt đến các mục tiêu đã được chỉ định ở sâu trong các đô thị cũng như các tỉnh, kêu gọi địch quân đầu hàng, giao nạp vũ khí và bắt giữ tất cả các sĩ quan từ cấp thiếu tá trở lên; đập tan ngay tức khắc mọi mưu toan kháng cự. ”
Ông “Tổng Thống” Dương Văn Minh không thể nào biết được rằng trưa ngày hôm đó, Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương đã gửi điện văn số 516/TV ra lệnh cho các cấp lãnh đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh phải “bắt địch đầu hàng vô điều kiện”:
“vấn đề hiện nay là bắt địch đầu hàng không điều điện chứ không phải cử người thương lương với địch để ngưng bắn tại chỗ như có nơi đã làm.
Những nơi địch chịu đầu hàng: ta kéo quân vào bắt địch, hạ vũ khí và tước vũ khí của chúng, giải tán quân đội và bộ máy chính quyền của địch, phát động quân chúng truy kích, tiêu diệt bọn gian ác và phản động còn ẩn nấp chống lại ta.
Những nơi địch không chịu đầu hang: ta cần phát động quần chúng nổi dậy, kêu gọi binh sĩ khởi nghĩa kết hợp với mũi tấn công đánh vào các điểm then chốt của địch, tiêu diệt những đơn vị ngoan cố chống lại ta, buộc chúng phải đầu hàng không điều kiện.
Phải đặc biệt chú ý chiếm lĩnh, khống chế các sân bay không để chúng sử dụng các máy bay để chống lại ta và tẩu thoát”.198
Ngoài bức điện văn nói trên, chính Võ Nguyên Giáp thay mặt cho Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương cũng đã gửi bức điện văn số 151 ngày 3O tháng 4 năm 1975 gửi cho “anh Sáu” tức là Lê Đức Thọ, “anh Bảy” tức là Phạm Hùng, “anh Tuấn” tức là Văn Tiến Dũng, “anh Tư” tức là Trần Văn Trà và “anb Tấn” tức là Lê Trọng Tấn nội dung như sau:
“Theo ý kiến của Bộ Chính Trị và Quân ủy trung ương,
1.việc chỉ đạo Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia định (kể cả những mệnh lệnh, tuyên bố) giao cho Trung Ương Cục và Quân Ủy Miền phụ trách.
2.Hôm nay sẽ ra một lời kêu gọi của Bộ Chỉ Huy Quân giải Phóng. Chúng tôi đang dự thảo và cho phát.
3.Có thể dùng Dương Văn Minh để kêu gọi các đơn vị của địch hạ vũ khí, nhưng không phải với tư cách Tổng thống mà chỉ với tư cách một người đã sang hàng ngũ nhân dân.
*198: Đại Thắng Mùa Xuân, trang 329-331.
4. Sẽ tuyên truyền lớn về thắng lơi giải pbóng Sài Gòn-Gia Định, nhưng nhấn mạnh cuộc chiến đấu đang tíếp tục nhằm hoàn toàn giải phóng miền Nam. Đã chỉ thị chuẩn bị ngày mừng chiến thắng, sau khi hoàn thành việc giải phóng miền Nam sẽ tổ chức thống nhất cả nước. Anh Tố Hữu sẽ có điện cho các Anh.
5. Mười một giờ đã nhận được tin ta cắm cờ trên Dinb Độc Lập.
Gửi các anh lời chúc đại thắng lơi.
Các anh Bộ chính Trị rất vui, rất vui . . .
VĂN199
Như vậy thì trước khi xe tăng của Cộng sản Bắc Việt ủi cổng sắt- đã được mở rộng- để vào chiếm Dinh Độc Lập, nơi mà ông “Tổng thống” Dương Văn Minh cùng với các ông “phó Tổng thống” Nguyễn Văn Huyền, “thủ tướng” Vũ Văn Mẫu cùng với một số nhân viên trong “nội các” của họ để chờ “bàn giao” cho Cộng sản thì các giới lãnh đạo ở Hà Nội đã quyết định không coi ông như là “tổng thống” mà chỉ là “một ngưới đã sang hàng ngũ nhân dân,” tức là một kẻ đầu hàng, “đầu hàng không điều kiện” như đã nòi trong văn thư số 505 cùng ngày. Các sĩ quan Cộng sản cấp dưới cũng đã nhận được lệnh này cho nên đối với họ thì những người tự nhận là tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng v.v. đang ngồi trong Dinh Độc Lập chỉ là những kẻ đầu hang mà thôi. .
Bởi vậy, vào lúc 12 giờ 15 trưa ngày 30 tháng 4, khi chiến xa mang số 879 của Lữ Đoàn Thiết Giáp 203 của quân
*199: văn kiện Đảng: trang 332-333.
đội cộng sản Bắc Việt ủi sập hàng rào sắt tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, “Tổng thống” Dương Văn Minh thấy vị sĩ quan Cộng Sản đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Nhân dân miền Bắc nên ông Minh tưởng rằng đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp:
“Thưa Quan Sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông”.
Ông Dương Văn Minh chỉ kêu gọi những “người anh em bên kia” trong cái gọi là “chính phủ cách Mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam”, chắc là ông ta đã nghĩ đến những người lãnh đạo trong cái chính phủ này như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh tấn Phát, Nguyễn Thị Bình v.v, nhưng ông ta không biết rằng những người mà ông ta kêu gọi đó không hề có một quyền hành nào, còn những kê có quyền hành lúc đó như Lê Đức Thọ, Ván Tiến Dũng, Phạm Hùng, ba ủy viên Bộ Chính trị đại diện cho Hà Nội đang thực sự nắm toàn quyền trong chiến dịch Hồ Chí Minh thì ông ta không có đả động tới.
Thượng Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt và đồng thời cũng là Tư Lệnh Chiến trường Miền Nam Việt Nam lúc đó đang nghe lời kêu gọi của Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài Gòn. Ngay sau đó, thay vì tiến về Sài Gòn để “bàn giao” như lời kêu gọi của Dương Văn Minh, Văn Tiến Dũng đã ra lệnh cho “tất cả các quân đoàn, các vùng quân sự và mọi đơn vị các cấp phải tiến càng nhanh càng tốt đến các mục tiêu đã được chỉ định ở sâu trong các đô thị cũng như các tỉnh, kêu gọi địch quân đầu hàng, giao nạp vũ khí và bắt giữ tất cả các sĩ quan từ cấp thiếu tá trở lên; đập tan ngay tức khắc mọi mưu toan kháng cự. ”
Ông “Tổng Thống” Dương Văn Minh không thể nào biết được rằng trưa ngày hôm đó, Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương đã gửi điện văn số 516/TV ra lệnh cho các cấp lãnh đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh phải “bắt địch đầu hàng vô điều kiện”:
“vấn đề hiện nay là bắt địch đầu hàng không điều điện chứ không phải cử người thương lương với địch để ngưng bắn tại chỗ như có nơi đã làm.
Những nơi địch chịu đầu hàng: ta kéo quân vào bắt địch, hạ vũ khí và tước vũ khí của chúng, giải tán quân đội và bộ máy chính quyền của địch, phát động quân chúng truy kích, tiêu diệt bọn gian ác và phản động còn ẩn nấp chống lại ta.
Những nơi địch không chịu đầu hang: ta cần phát động quần chúng nổi dậy, kêu gọi binh sĩ khởi nghĩa kết hợp với mũi tấn công đánh vào các điểm then chốt của địch, tiêu diệt những đơn vị ngoan cố chống lại ta, buộc chúng phải đầu hàng không điều kiện.
Phải đặc biệt chú ý chiếm lĩnh, khống chế các sân bay không để chúng sử dụng các máy bay để chống lại ta và tẩu thoát”.198
Ngoài bức điện văn nói trên, chính Võ Nguyên Giáp thay mặt cho Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương cũng đã gửi bức điện văn số 151 ngày 3O tháng 4 năm 1975 gửi cho “anh Sáu” tức là Lê Đức Thọ, “anh Bảy” tức là Phạm Hùng, “anh Tuấn” tức là Văn Tiến Dũng, “anh Tư” tức là Trần Văn Trà và “anb Tấn” tức là Lê Trọng Tấn nội dung như sau:
“Theo ý kiến của Bộ Chính Trị và Quân ủy trung ương,
1.việc chỉ đạo Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia định (kể cả những mệnh lệnh, tuyên bố) giao cho Trung Ương Cục và Quân Ủy Miền phụ trách.
2.Hôm nay sẽ ra một lời kêu gọi của Bộ Chỉ Huy Quân giải Phóng. Chúng tôi đang dự thảo và cho phát.
3.Có thể dùng Dương Văn Minh để kêu gọi các đơn vị của địch hạ vũ khí, nhưng không phải với tư cách Tổng thống mà chỉ với tư cách một người đã sang hàng ngũ nhân dân.
*198: Đại Thắng Mùa Xuân, trang 329-331.
4. Sẽ tuyên truyền lớn về thắng lơi giải pbóng Sài Gòn-Gia Định, nhưng nhấn mạnh cuộc chiến đấu đang tíếp tục nhằm hoàn toàn giải phóng miền Nam. Đã chỉ thị chuẩn bị ngày mừng chiến thắng, sau khi hoàn thành việc giải phóng miền Nam sẽ tổ chức thống nhất cả nước. Anh Tố Hữu sẽ có điện cho các Anh.
5. Mười một giờ đã nhận được tin ta cắm cờ trên Dinb Độc Lập.
Gửi các anh lời chúc đại thắng lơi.
Các anh Bộ chính Trị rất vui, rất vui . . .
VĂN199
Như vậy thì trước khi xe tăng của Cộng sản Bắc Việt ủi cổng sắt- đã được mở rộng- để vào chiếm Dinh Độc Lập, nơi mà ông “Tổng thống” Dương Văn Minh cùng với các ông “phó Tổng thống” Nguyễn Văn Huyền, “thủ tướng” Vũ Văn Mẫu cùng với một số nhân viên trong “nội các” của họ để chờ “bàn giao” cho Cộng sản thì các giới lãnh đạo ở Hà Nội đã quyết định không coi ông như là “tổng thống” mà chỉ là “một ngưới đã sang hàng ngũ nhân dân,” tức là một kẻ đầu hàng, “đầu hàng không điều kiện” như đã nòi trong văn thư số 505 cùng ngày. Các sĩ quan Cộng sản cấp dưới cũng đã nhận được lệnh này cho nên đối với họ thì những người tự nhận là tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng v.v. đang ngồi trong Dinh Độc Lập chỉ là những kẻ đầu hang mà thôi. .
Bởi vậy, vào lúc 12 giờ 15 trưa ngày 30 tháng 4, khi chiến xa mang số 879 của Lữ Đoàn Thiết Giáp 203 của quân
*199: văn kiện Đảng: trang 332-333.
đội cộng sản Bắc Việt ủi sập hàng rào sắt tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, “Tổng thống” Dương Văn Minh thấy vị sĩ quan Cộng Sản đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Nhân dân miền Bắc nên ông Minh tưởng rằng đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp:
“Thưa Quan Sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông”.
Viên sĩ quan Bắc Việt chỉ huy
đoàn chiến xa này là Thượng Tá Bùi Tùng đã dùng danh từ “mày tao “ xằng giọng
hách dịch và đanh đá lên tiếng:
“Mày dám nói trao quyền hả? Mày
chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mày làm gì có quyền nào để trao cho
tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này đây.
Ngoài ra tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mày bông được ngồi xuống!” *2OO
Ngoài ra tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mày bông được ngồi xuống!” *2OO
Người thuật lại những lời đối
thoại trên là cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, một người rất thân cận với ông Dương
Văn Minh. Vào năm 1963 ông là Thiếu Tá ngành Thiết giáp, đã theo tướng Dương
Văn Minh đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm và đã được Dương Văn Minh tin cậy cử
vào phái đoàn đi vào Chợ Lớn “đón” ông Diệm. Trên đường về Bộ Tổng Tham Mưu,
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị giết trên xe thiết
vận xa M-113
*200 Dương Hiếu nghĩa : “Hồi Ký Dang Dở,” kể lại theo lời của Trung Tá Nguyễn Văn Binh, cựu Quận Trưởng Gò Vấp, cựu dân biểu, có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi quân Bắc Việt chiếm Sài Gòn. Xuân Thời Luận, Califonia 2004, trang 141.
và từ đó cho đến nay, có nhiều người vẫn còn có nghi vấn là ông Dương Hiếu Nghĩa có thể là một trong những người có trách nhiệm trong cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chắc chắn rằng ông Dương Hiếu Nghĩa không phải là kẻ thù hay có hiềm khích với ông Dương Văn Minh mà đặt điều viết lại sự đối thoại trên đây nếu chuyện đó không có thật.
Chiều hôm đó, Cộng sản không cho phép Dương Văn Minh đọc lởi đầu hàng tại Dinh Độc Lập tức là Phủ Tổng Thống của VNCH, họ đã áp giải ông đến đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời kêu gọi như sau:
*200 Dương Hiếu nghĩa : “Hồi Ký Dang Dở,” kể lại theo lời của Trung Tá Nguyễn Văn Binh, cựu Quận Trưởng Gò Vấp, cựu dân biểu, có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi quân Bắc Việt chiếm Sài Gòn. Xuân Thời Luận, Califonia 2004, trang 141.
và từ đó cho đến nay, có nhiều người vẫn còn có nghi vấn là ông Dương Hiếu Nghĩa có thể là một trong những người có trách nhiệm trong cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chắc chắn rằng ông Dương Hiếu Nghĩa không phải là kẻ thù hay có hiềm khích với ông Dương Văn Minh mà đặt điều viết lại sự đối thoại trên đây nếu chuyện đó không có thật.
Chiều hôm đó, Cộng sản không cho phép Dương Văn Minh đọc lởi đầu hàng tại Dinh Độc Lập tức là Phủ Tổng Thống của VNCH, họ đã áp giải ông đến đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời kêu gọi như sau:
“Tổng Thống chính quyền Sài Gòn
kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải
phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bổ chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến
địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đền địa phương trao lại cho
chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam”.
Ngay buổi chiều ngày 30 thỏng 4, Đài Phát Thanh Giải Phóng loan báo kể từ nay, thành phố Sài Gòn được cải danh là ” thành Phố Hồ Chí Minh”.
Ngay buổi chiều ngày 30 thỏng 4, Đài Phát Thanh Giải Phóng loan báo kể từ nay, thành phố Sài Gòn được cải danh là ” thành Phố Hồ Chí Minh”.
Kể từ ngày hôm đó, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn đã mất tên, Sài Gòn
không còn nữa.
Kể từ ngày hôm đó,
Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà không còn nữa.
Và cũng kể từ ngày hôm đó, tại Miền Nam Việt Nam Tự Do cũng không còn nữa.
Kể từ ngày hôm đó,
Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà không còn nữa.
Và cũng kể từ ngày hôm đó, tại Miền Nam Việt Nam Tự Do cũng không còn nữa.
304Đen –
Llttm - OVV
No comments:
Post a Comment