Lục Đầu Giang : nơi hội tụ của 6 con sông
Cô tên là Tễnh, bởi thủa nhỏ đi
chăn trâu về, đường làng bùn thụt đến bụng trâu, cưỡi trên mình trâu, không may
cô té ngã, bị trâu đạp vào bàn chân phải, gân bị đứt, bó thuốc thế nào cũng
không lành. Chân bị biến dạng, bàn chân bị lật ngược .
Từ đó cô phải phải đi bằng đầu
ngón chân. Dáng đi luôn bị xô lệch, bóng cô xiêu vẹo, bám vào các gốc cây bên
đường để di chuyển, nhất là những hôm mưa dầm gió bấc, đường làng bùn ngập đến
bụng trâu.
Thế là từ đó những bước chân của
cô bị tập tễnh. Cô bé có cái chân tập tễnh ở cái Xóm Thiên Cầm này, và rồi cái
tên bố mẹ đặt ra biến mất, cứ truyền khẩu nhau mãi thành ra cô bé tập tễnh có
cái tên là cô Tễnh.
Cái chân đã làm khổ cô, không
gánh vác nặng như mọị ngươì con gái lành lặn khác. Khổ thân cô, đã xấu lại xa,
mắt lại toét, viền mắt đỏ đòng đọc, lúc nào cũng lèm nhèm nhử mặt. Trai làng cứ
thấy cô tập tễnh từ xa là giả vờ lánh vào ngõ khác. Cô cảm thấy bọn trai làng
xa lánh cô , cô hát một mình:
Toét mắt thì tại hướng đình
Cả làng mắt toét chứ mình Tễnh đâu.
Cô Tếnh không thấy xấu hổ mà cứ thầm tự nghĩ
như vậy.
Nguồn nưóc ao nhầy nhụa phân
trâu như vậy, ngoài nưóc giếng và nưóc mưa, còn tắm giặt nhất nhất đều quanh
quẩn mấy cái ao tù nước đọng. Ao làng thì có sạch hơn.
Chỉ có trẻ mục đồng được ít ngày
nóng nực mùa hè còn dám ra tận Lục Đầu Giang thoả thich ngụp lặn. Còn mùa đông,
gió mùa đông Bắc căm căm, cả cái Xóm Thiên Cầm quanh quẩn với mấy cái ao tù
nước đọng này.
Kẻ ác khẩu ở Xóm Bãi này che
miệng nơi góc chợ: ” Cái Tễnh kiếp trước ăn ở bất hiếu với bố mẹ chồng, nên
kiếp này trời quả báo”. Còn người từ tâm thì xít xoa thương xót : ” Khổ thân đã
đi đứng xiêu vẹo thế, lại tóet mắt, thật là trời đầy con người ta ! Phụ nữ cốt
nhất là phải lấy chồng rồi sinh nở. Cứ tập tễnh thế kia thì làm sao giữ được
cái thai an toàn suốt chín tháng 10 ngày. Rồi lại còn bồng bế bú mớm cho con
nữa chứ!. Làm sao mà sinh nở được mẹ tròn con vuông Thằng đàn ông nào nó dám
khiêng của nợ ấy về nhà nó.”
Vùng này bùn lầy nước đọng, cứ
mùa mưa nước sông còn cao hơn nước trong đê. Cho nên đồng ruộng, xóm làng đều
ngập nhầy nhụa bùn đất. Phân trâu phân lợn nước chẩy lênh làng tràn cả vào các
ao làng. Chỉ còn lại chiếc giếng làng được xây bờ bao quanh là nguồn nước được
cách ly với bùn đất phân trâu ngập ngụa đường làng. Vì nhờ mạch ngầm của Lục
Đầu Giang, nên Giếng Làng quanh đây lúc nào cũng ăm ắp trong veo nước.
Giếng Làng nọ ở cạnh Chùa Làng,
có xây gạch Bát Tràng bao quanh Giếng. Cửa giếng là những phiến đã xanh nhiều
bậc từ trên miệng Giếng xuống đến lưng chừng giếng. Năm hạn nhất vẫn có thể
theo bậc đá này xuống gánh nước về nhà đựoc.
Quanh giếng trồng khúc tần, đến
mùa tơ trời (tầm gửi) dây leo vàng rợi quấn quýt, trông xa quanh giếng như đang
trải tấm lụa vàng .
Mặt nước giếng được thả loại Bèo
Ong (trông giông hệt như mặt tổ ong), chúng đua nhau nở, rễ lại tua tủa, nên
lọc nước trong vắt. Khi có mưa cánh bèo ong còn chứa đầy phễu nước, ánh sáng
mặt trời chiếu vào giếng thì thấy lấp loáng, bèo ong như vạn chiếc gương.
Ao Làng đựợc gìn giữ rất tinh
khiết.
Hương ước cấm những phụ nữ những
ngày ” không bình thương ” ( hành kinh ) là không được ra giếng gánh nước.
Còn tất nhiên cấm ngặt người múc
nước Giếng để gội đầu, tắm, giắt quanh Giếng.
Các cụ bảo Giếng Làng luôn đầy
là nhờ biết chọn đúng mạch nước. Giếng này có từ thời Hùng Vương.
Sông Minh Đức (Lục Nam) phát
nguyên từ Lạng Sơn, quanh co qua khe qua suối, gặp sông Nhật Đức (Sông Thương)
ở mé trên Phả Lại rồi hợp với sông Nguyệt Đức (sông Cầu) hoà vào Sông Thái
Bình. Sông Minh Đức đón nhận được nguồn nước tinh khiết của Yên Tử, qua nhiều
thác ghềnh gầm thét ;
Sông Nguyệt Đức
Sông Nguyệt Đức (Sông Cầu) hợp
thành do nhiều dòng sông từ Thái Nguyên, Vĩnh Phú, rồi Sông Tiêu Tương, Ngũ
Huyện Khê, Tào Khê. Chảy qua 49 làng Quan Họ Kinh Bắc . Dòng Như Nguyệt với
tuyên ngôn cua Lý Thường Kiệt phá quân Tống .
Sông Nhật Đức (Sông Thương), có
nhiều chi lưu hợp thành, hữu ngạn đến 6 sông nhỏ với 3-5 con suối chảy vào. Bên
tả ngạn có đến 7 con suối dưới chân núi Bảo Đài đổ vào .
Nguồn nước ao, mưa úng thì nhơ
bẩn, nhưng nhờ địa linh như vậy nước giếng ở xóm Thiên Cầm trong đê Lục Đầu
Giang quanh năm đầy ắp.
Ông trời lạ lắm, cũng mảnh đất
này sinh được bà Nguyễn Thị Kim như tiên giáng trần là Hoàng Phi sủng ái của
vua Lê Chiêu Thống, nhưng cũng ở cái vùng đồng chiêm trũng này ông trời trêu
người ban tặng cho cái Xóm Thiên Cầm này cả Cô Tễnh.
Cô Tễnh biết phận tàn tật của
mình. Cô chọn cho mình cái nghề vừa với tật yếu chân của mình. Vũng này hấu như
quanh năm đi bằng thuyền thúng đan bằng tre, Với hai mái chèo là cô có thể bơi
thoanh thoắt trên cánh đồng nước mênh mang sóng vỗ. Chân yếu , trời bù cho cô
đôi cánh tay rắn chắc. Ở trên mặt nước, cánh con trai làng mà đua thi bơi đâu
đã đựơc như cô. Năm nào bơi thuyền thi ở Hội làng cô Tễnh cũng giật giải nhất.
Mấy anh ghê ghê cô, nhưng trong bụng cũng phục tài thi đua thuyền của cô lắm.
Cô Tếnh là nghề mua gom cá bè
trên các sông con chảy ra Lục Đầu Giang,
Vùng này các chủ vó bè luật bất
thành văn từ ngàn đời nay rồi các vó bè tản mạn chia nhau từng đoạn sông đặt bè
của mình để cùng kiếm cá mưu sinh.
Cô Tễnh đến lấy cá ở các vó bè
trên các nơi hẻo lánh, thực ra họ cũng ngại đi chợ, có người như cô canh giờ,
cô thuộc lòng bè cá từng nhà nào Trần, nào Nguyễn, nào Ngô, nào Đinh, nào
Trịnh…Nhiều hôm mùa cá để, đêm hôm cô nhẩm tính, bè nào nhiều cá, là cô lặn lội
bơi thuyền đến, mưa gió cô không từ nan.
Các chủ bè cá lúc đầu cứ như là
” làm phúc làm đức ” bán cá cho cô Tếnh. Nhưng lâu lâu thấy nghiện nghiện nhớ
nhớ, nếu cô hôm nào trái gió trở trời bàn chân phải tật nguyền bị đau đớn. Cô
nằm bẹp vài hôm là các chủ bè lúng túng ngày. Họ kéo đến thuốc thang nâng giấc
cho cô , để cô còn đêm hôm gom cá cho họ.
Cô Tễnh toét mắt đã thành mắt
xích của các chủ bè ở quanh xóm Thiên Cầm này. Cô Tễnh có mối cá đi thuyền đò
dọc theo sông Thiên Đức đến tận Kinh Thành. cá chép vùng Lục Đầu Giang cá tiếng
là to, là ngon, là béo, là ngậy. Hấp với thì là vùng bãi ngoài đê Lục Đầu Giang
thì đã ăn một lần , rồi sẽ nghiện.
Những con cá chép ngon nhất các
chủ bè đều để giành cho cô lái cá chân đi tập tễnh, mắt thì toét ngoèn.
Cô Tếnh biết cách gom mua, do
vậy dân quanh vùng có việc khao vọng đều tìm đến cô. Cỗ mấy chục mâm, mấy trăm
mâm, có đặt hàng trước, cô đều biết gom góp từng tuần trong tháng.
Tiếng tăm của cô cả vùng này ai
cũng biết cô Tễnh xóm Thiên Cầm này.
Gom cá đã giỏi, cô Tễnh còn có
tài gom chim sâm cầm ở vùng chiêm trũng này.
Vùng này tôm tép cá mú nhiều
nhiều tụ hội về đây đủ loại chim trời. Nó bơi ăn đen đặc cả vung lênh láng rong
rêu nước ngập này. Nào cò, nào bồ lông, nào điệc, nào két, nào bói cá… Nhưng
quý nhất là Chim Sâm Cầm .
Có lẽ sau khi nhà Lý- Trần đắp
đê thì vùng trong đê bị úng nước mưa, thành hồ nước mênh mông, tôm cá nhiều.
Đất lành chim đậu vì thế có nhiều chim đến kiếm ăn, trong đó quý loại chim sõm
cầm hơn nên các cụ ngày xa xưa đặt cái tên xóm cô Tễnh có cái tên là Xóm Sâm
Cầm .
Cô tễnh che lưói ở góc vườn nhà
mình, mua gom chim về để dưỡng. Khách tứ phương, nhất là mấy tay đò dọc cũng mò
đến nhà cô để mua chim về nhậu nhẹt với nhau, những đêm cờ bạc đỏ đên giữa sông
Lục đầu Giang. Chim quay, rượu nút chuối, rồi lại nồi cháo đậu xanh với chim
Sâm Cầm thì, giá rét có xá gì.
Cố Tếnh là đầu mối bán buốn bán
lẻ chim sâm cần cho các yến tiệc ở Kinh Thành và các đại gia quanh vùng Lục Đầu
Giang.
Vùng này có khối Lái Chim , tuy
cô Tếnh xấu người nhưng đựơc nết, nên thợ săn chim đều đổ hết hàng cho cô.
Để bắt được sâm cầm, cô Tếnh đặt
cọc trước tiền cho trẻ, rồi tập cho trẻ mục đồng xóm Sâm Cầm này những mánh lới
tinh quái cha truyền con nối: Những đứa trẻ mục đồng, học nhịn thở lâu dưới
nước đầu đội bèo tây ngụp xuống nước, từ từ thao láo mắt trong nước, tay gạt
nhẹ rong rêu để nhìn rõ chân sâm cầm bé như cọng rạ đang bơi. Sâm cầm rất cảnh
giác. Nếu động nước là nó bay vụt cả đàn lên trời. Nó mà vỡ đàn thì mặt trời
cũng bị che khuất, cả bãi đang nắng ầm ầm bãi chim bay lên thì như bị dâm mây
ngay.
Người lớn cồng kềnh rung động
rong rêu dễ làm chim giật mình. Do vậy chỉ còn trông cây việc bắt chim sâm cầm
ở trẻ chăn trâu. Phải là những đứa biết bới, lặn xa, nhịn thở khoẻ, chịu được
nước buốt lanh.
Do vậy hàng năm từ tháng Chạp,
rồi Giêng, Hai lạnh lắm. Gió đồng cứ lồng lộng. Đứng trên thuyền thôi tay chân
đã lạnh còng. Nhà ai cũng quý con mình, ai dại gì ném con xuống nước lạnh thấu
tim gan thế này. Nên số sâm cầm bắt được ở cái xóm Sâm Cầm này mỗi năm chỉ vài
chục con. Càng ít thì lại càng quý. Cô Tễnh kiếm sống những ngày giá rét cũng
bữa đực bữa cái. Cô chỉ trông cậy vào mấy đứa con nhà nghèo tinh ma nhanh nhẹn.
Chúng cũng vì miếng ăn mà cấu kết với cô .
Nhất là trước và sau Tết khách
mua sâm cầm từ Kinh Thành đổ về xóm Sâm Cầm để giành giật nhau trả giá cao vọt
để có được một đôi sâm cầm. .
Hôm ấy gió thổi cứ dìm đầu các
ngọn tre ngả nghiêng. Nhưng cô Tễnh vẫn chèo thuyền vun vút đến vó bè của anh
chàng họ Hoàng, thuyền cô có đôi chim sâm cầm, đây là vó bè đặt ở khúc sông
thằng nên ít cá nhất, cô Tễnh nhẩm tính lời lãi chẳng đáng bao nhiêu, nhưng cô
Tễnh vẫn đều đặn đến lấy cá cho anh ta. Khổ thân chàng họ Hoàng, người đen cáy
lại mồ côi từ bé, hiền lành nhưng chậm chạp, nên đủ chỉ lần hồi qua bữa ở khúc
sông này. dù thế cô vẫn đến .
Cô Tễnh ghé đò tre nhỏ của mình
vào bè.
Bước vào túp lều trên bè, thấy
anh chàng họ Hoàng nằm bất tỉnh, cô sờ tay chân thấy lạnh ngắt.
Cô Tễnh, dứt sợi tóc để trưóc
mũi, thấy tóc vẫn bay bay. “Anh ta còn sống. “
Sợ quá cô cắt ngay tóc của mình,
rồi đổ dầu hoả ra xoa vào hai bên thái dương, day hết sức vào nhân trung. Đắp
chăn ủ ấm cho anh ta. Cho củi vào bếp đốt lửa nên đốt lên xua hơi lạnh trong lều..
Cô xoa hết người anh ta. Rôi xốc
anh ta, kéo sát vào vùng ấm của bếp lửa. Cô che kín bưng cái chòi lại. Cô chui
vào trong chăn, nằm đè truyền hơi ấm cho anh ta. Cô thổi hơi nóng từ miệng mình
vào miệng anh ta. Cuống quýt cắn cả vào lưỡi anh ta rớm máu. Cô tiếp tục xoa
tóc rối vào cả chỗ hiểm của anh ta. Thấy của quý của anh cứng dần lên. Cô biết
ông trời đã cho anh hồi tỉnh. Cô Tễnh, vẫn nằm đè lên anh. Lấy chỗ kín của mình
chà xát vào của quý của anh ta, Anh chàng tỉnh hẳn :” Â ý ấy … chết , sao lại thế
“.
Anh chàng thấy người nóng ấm dần
lên. Anh ta có cảm giác lâng lâng, cái gì mềm ấm va chạm với của quý của mình.
Cô Tễnh chuyển động trên ngưòi anh chàng như dùng cách xay lúa cổ truyền. Gió
ngoài bãi đồng chiêm trũng Lục Đầu Giang át cả tiếng thở hổn hển của hai người.
Xóm Sâm Cầm chìm trong đêm đen giá buốt. Cô Tễnh vẫn ủ ấm trong chăn cho chàng
họ Hoàng cho đến sáng./.
Nguyễn Văn Hoa
Nguồn: văn học nghệ Thuật
No comments:
Post a Comment