GIỮ TIẾNG MIỀN
NAM CHO CON CHÁU
Hàng ngày chúng ta vẫn gặp trên những
bảng chỉ đường giữa Sài Gòn ghi rành rành là phải “rẽ trái, rẽ phải”, rồi
“cấm vất rác”, “bãi đỗ xe”, nghe trên truyền thông từ tivi tới đài phát thanh
và báo viết nói về “nước dùng”, “bố ơi bố!”, “ lễ ăn hỏi”, “thông gia”, “đội bê
tráp”….
Ai cũng hiểu với người Miền Nam thì
làm gì có “bê tráp”, “nước dùng”. Miền Nam chỉ có sui gia, bưng mâm quả, nước
lèo, bùng binh, quẹo trái quẹo phải, đậu xe, quăng rác, đám hỏi…..
Nhưng biết sao được khi mà “bê tráp”,
“nước dùng”, “rẽ trái”, “vòng xoay vòng xuyến”, “vất rác”….là ngôn ngữ “chuẩn”
và được mặc định xài hay xử dụng trong truyền thông, giáo dục và được đem vô
pháp luật
Thí dụ cụ thể là “rẽ trái rẽ phải” chứ
không phải là queo , chữ rẽ được ghi trong văn bản pháp luật
Người Bắc thích rẽ trái, rẽ phải thì
Nam Kỳ thích "quẹo trái","quẹo phải"
Quẹo trong văn hóa Miền Nam là khi đi
đường phải quẹo trái, quẹo phải
Ra đường nghe thằng bán hàng phát loa
la làng:"Áo sale đi bà con ơi! quẹo lựa quẹo lựa"
Ở Gò Quao Kiên Giang có Lộ Quẹo, Bến
Tre cũng có cầu Lộ Quẹo
Nhiều bạn nói vậy Bà Quẹo ở Sài Gòn
sao không kể?
Bà Quẹo là một trong những cái tên xứ
có chữ Bà ở Sài Gòn Gia Định. Khu Bà Quẹo có cái chợ cùng tên, rất nhộn nhịp
trên đường thiên lý xưa tên là Lê Văn Duyệt
Quẹo là gì?
Người Nam Kỳ định nghĩa và xài chữ
này khá rộng
-Chỉ cơ thể không ngay ngắn: Thí dụ
đau ốm quặt quẹo, tay chưn có tật quặt quẹo
-Miệng lanh lợi,nói nhiều: “Nói quẹo
lưỡi “và “Dẻo quẹo”
-Chỉ hành động khi chạy xe trên đường:
Bắc kêu rẽ trái thì Nam kêu ”quẹo trái”
Có giả thuyết nói Bà Quẹo là đọc chệch
từ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo vì đường thiên lý Lê Văn Duyệt ngày xưa nay khúc chợ
Bà Quẹo có một khúc lộ quẹo xéo rất rõ ràng
Dưới Miền Tây ngoài kêu "quẹo"
thì bà con mình còn kêu "tẻ ra" khi đi đường
Xế xuống phà Vàm Cống ta có cái ngã
ba Lộ Tẻ dẫn về Rạch Giá vang danh, rồi Lộ Tẻ Tri Tôn. Lộ Tẻ là gì?Tẻ là một động
từ của miệt Hậu Giang , vì bạn ở Miền Đông sẽ không biết chữ này
Tẻ tức là queo, là đâm vô đường, là rẽ
như người Bắc hay nói
Khi nhắc tới ngôn ngữ Miền Nam chúng
ta chỉ nhắc nhớ nhau là ráng nói viết chữ hủ tíu chứ đừng viết hủ tiếu, nói nước
lèo chứ đừng xài nước dùng
Ráng nhớ chữ sui gia và đừng xài
“thông gia”. Ra đường làm ơn quẹo xin đừng “rẽ”….
Thiệt ra cũng đâu có bao nhiêu người
Miền Nam “rẽ” đâu, họ vẫn quẹo trong ngôn ngữ thường ngày. Người Miền Nam vẫn
quăng chứ không vất, có ai kêu con lăng quăng là bọ gậy đâu
Nhưng do ảnh hưởng truyền thông, giáo
dục và từ ngôn ngữ luật pháp vẫn có một bộ phận người Sài Gòn, người Miền Nam
kêu “bố” vang trời, vẫn có thói quen “chờ tí”, “nước dùng”, “con cá to đùng”,
“vòng xuyến vòng xoay”, “vất rác”,….
Khi nhắc nhau trong những bài trên
MXH, chúng ta không có hy vọng hay có ý định sẽ thay đổi truyền thông, giáo dục
và ngôn ngữ luật pháp
Vì ba cái này được mặc định “chuẩn”
chánh trị thì không dám nghĩ sẽ thay đổi nó
Cái chuyện “ga tàu thuỷ Bạch Đằng” là
cái bất ngờ, thực ra cũng không nghĩ nó sẽ thay đổi. Có lẽ công ty tư nhân họ
kinh doanh giữa Sài Gòn nên sợ ảnh hưởng doanh thu, thành ra họ thay đổi
Chỉ mong một số bạn Miền Nam ý thức
ngôn ngữ, văn hoá của mình, nhìn và nghe trên truyền thông, ngó cái bảng chỉ đường
rẽ trái phải vậy đó nhưng làm ơn mở miệng là “quẹo” dùm! Tự ý thức
Tức là ta giữ “ta” trong lòng ta,
trong cuộc sống của ta. Mình giữ cái của mình thì không ngại. Không bài bác,
nhưng không thể thay màu. Của ai nấy xài
Các bạn trẻ Miền Nam ghi nhớ là chúng
ta chỉ có bùng binh, không có vòng xuyến, vòng xoay. Khi chạy xe chúng ta
"quẹo theo bùng binh" hoặc "ôm cua theo bùng binh" chớ
không có "chạy theo vòng xuyến"
Miền Nam chỉ có đậu xe, chỗ đậu xe mà
không có "đỗ xe"
Xin hãy giữ hồn Miền Nam! Cái kiểu
qua bao thăng trầm, lên voi xuống chó, biến đổi lòng người mà người Sài Gòn Gia
Định vẫn yêu thương Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt vậy! Qua bao biến động lịch sử và
con chữ, người Miền Nam vẫn thương vua Gia Long, Võ Tánh, Phan Thanh Giản,
Petrus Ký cùng nhiều nhân vật lịch sử khác
Như Sài Gòn thì vẫn Sài Gòn, lòng người
ngời sáng qua năm tháng
Hãnh diện và tự trọng Tiếng Miền Nam,
giọng Sài Gòn, những nhân vật lịch sử quê mình, giữ bằng được ngôn ngữ Lục Tỉnh
quê mình.. !
Nguyễn Gia Việt
LeVanQuy share từ FB cô Võ Thị Mỹ
Linh
Từ trang DĐQGHCUC
No comments:
Post a Comment