Ngụ ngôn Năm Chuột
(hay “Cái Bẫy Chuột”)
1-
Cái bẫy Chuột – Chính bản.
Một
con chuột nhìn qua vết nứt của vách tường và trông thấy bác nông dân cùng với
bà vợ đang mở một cái hộp.
Nhưng
liền sau đó, con chuột hốt hoảng khi nó phát hiện trong hộp có một cái bẫy
chuột.
Chuột
ta bèn chạy ra ngoài vườn và la toáng lên:
“Có
một cái bẫy chuột trong nhà! Có một cái bẫy chuột trong nhà!”
Chị
Gà mái đang bới đất gần đó, cục ta cục tác, nghe vậy ngửng đầu lên nói rằng:
“Này
anh Chuột. Đây quả thật là mối lo ngại ghê gớm đối với anh. Nhưng
nó chẳng có phiền hà gì tới tôi. Tôi không thể nào bị vướng vào một cái
bẫy chuột.”
Chuột
bèn quay sang nói với anh Heo với một giọng lo âu:
“Anh
Heo ơi! Có một cái bẫy chuột trong nhà!”
Anh
Heo ục ục tỏ ra thông cảm, trả lời:
“Tôi
rất lấy làm tiếc cho cậu! Tôi cũng chẳng làm gì được; Nhưng tôi sẽ cầu nguyện
cho cậu đừng bị vướng bẫy.”
Chuột
hớt hải chạy tới bác Bò đang đứng đủng đỉnh nhai cỏ. Nó kêu lên:
“Bác
Bò! Bác Bò! Có một cái bẫy chuột trong nhà!”
Bác
bò vừa nhai cỏ vừa từ tốn trấn an:
“Bác
rất hiểu sự lo âu của em, nhưng bác cũng chẳng giúp em được gì!”
Chuột
chán nản lẳng lặng đi vào nhà với lòng buồn thiu vì xem ra chỉ có một mình phải
đối phó với cái bẫy chuột “tàn nhẫn” của bác nông dân.
Thế
rồi vào đêm kia. Có một tiếng động vang lên trong ngôi nhà của bác nông
dân. Dường như đó là tiếng bẫy xập. Vợ của bác nông dân vội chạy
tới để xem cái bẫy có bắt được con chuột nào không? Trong đêm tối, loạng
choạng thế nào, bà vợ bác nông dân đã bị một con rắn độc cắn vào chân khi bà ta
mon men tới gần cái bẫy. Thì ra, cái bẫy chuột đã xập vào đuôi một con
rắn!
Bác
nông dân vội vàng chở vợ vào nhà thương ở quận. Khi trở về nhà, bà vợ bác bị
lên cơn sốt. Bác nông dân nhớ là ăn cháo có thể làm giảm cơn sốt; vì thế bác đã
chạy ra vườn bắt chị Gà mái cắt tiết và mần thịt để nấu cháo nấu cho vợ
ăn.
Nhưng
bệnh tình của vợ bác vẫn không thấy thuyên giảm chút nào. Bạn bè và hàng xóm
nghe tin đã tới thăm hỏi. Để thết đãi họ, bác nông dân đã chọc tiết anh
Heo.
Sau
nhiều ngày chống chọi với cơn bệnh, cuối cùng vợ bác qua đời. Vì họ hàng thân
thuộc đến đưa đám rất đông, bác nông dân phải mổ thịt bác Bò để có đủ thức ăn
đãi khách.
Luân
lý của câu chuyện “cái bẫy Chuột”:
Một
khi bạn nghe thấy ai đó đang gặp chuyện khó khăn; Mặc dù chuyện khó khăn của họ
dường như chẳng “ăn nhập” gì tới bạn, thì hãy nhớ rằng khi một người trong
chúng ta gặp nguy khốn, nghĩa là tất cả mọi người chúng ta đều có thể cùng gặp
nguy khốn. Tất cả chúng ta đều là những người đồng hành trên chuyến hành
trình mang tên “Cuộc Đời.” Hãy quan tâm đến những người sống chung quanh
mình và cố gắng cùng giúp họ vượt qua cơn khốn khó. Đó cũng là tự giúp mình!
2-
“Học tập cải tạo” – hay “Cái bẫy Chuột”bản cải biên.
Ngay
sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chính quyền cộng sản bắt đầu kiểm điểm “ngụy
quân, ngụy quyền” miền nam và sau đó, vào tháng 6 năm 1975, CS đã bắt đầu kêu
gọi “ngụy quân ngụy quyền” trình diện để đi “học tập cải tạo.” Anh Trung Úy
lính “ngụy” cảm thấy lo ngại và nghi hoặc vì anh nghĩ ngay đến câu: “Đừng
nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!” Tuy là lời kêu
gọi “trình diện đi học tập cải tạo 10 ngày;” nhưng anh không hiểu CS đang có dự
tính làm gì? Chuyện gì sẽ xảy đến cho anh trong những ngày sắp tới?
Anh
lính “ngụy” bèn lân la tìm đến nhà anh Tư xích lô, một cán bộ 30 tháng 4, ở mãi
tận cuối xóm để hỏi thăm; may ra anh Tư có thể giúp anh biết thêm điều gì đó về
vấn đề đi trình diện “học tập cải tạo.” Bình thường thì anh Tư xích lô
rất niềm nở với anh; vì gia đình anh lính “ngụy” vẫn thỉnh thoảng giúp đỡ gia
đình anh Tư trong những lúc ngặt nghèo: lúc anh Tư lâm cảnh vợ ốm con đau; hay
trời mưa bão không có khách đi xe.
Anh
lính “ngụy” thành khẩn hỏi:
“Họ
đang kêu gọi tôi phải đi trình diện ‘học tập cải tạo’ anh Tư à! Anh có biết gì
về vụ này không?”
Anh
Tư tỏ vẻ không bằng lòng, lạnh lùng trả lời:
“Tôi
là người của ‘cách mạng,’ không thuộc thành phần phải đi học cải tạo. Anh
là sĩ quan ngụy quân, có nợ máu với nhân dân, được ‘cách mạng’ cho đi học cải
tạo là may mắn lắm rồi, còn thắc mắc cái gì nữa?”
Anh
lính “ngụy” cụt hứng, buồn bã đi về. Trên đường về nhà, anh lại nghĩ là
có lẽ “xì thẩu” chủ tiệm tạp hoá ở đầu ngõ cũng biết rõ hơn anh về việc
học tập cải tạo vì cửa tiệm của anh ta thường có nhiều khách hàng ra vào.
Anh sĩ quan lính “ngụy” ghé vào tiệm tạp hóa. Sau khi mua một ít
tương chao, anh chào xì thẩu và nói:
“Này
xì thẩu à! Họ đang kêu gọi đi trình diện học tập cải tạo. Xì thẩu có
nhiều khách mua hàng mỗi ngày thì xì thầu biết gì về vụ này không?”
Xì
thẩu vời giọng cười hề hề như thông lệ trả lời:
“Ngộ
là người Hoa. Ngộ chỉ biết buôn bán. Việc ‘học tập cải tạo’ đâu có ăn
nhậu gì đến ngộ. Ngộ không biết.”
Trong
nỗi lo lắng hoang mang, anh lính “ngụy” chợt nghĩ đến Cha sở. Anh bèn tìm
đến gặp Cha tại nhà thờ - nhà thờ mà gia đình anh vẫn đi lễ đóng góp các phụng
sự thánh thể hàng tuần. Anh hỏi Cha sở:
“Thưa
Cha, họ đang kêu gọi con phải đi trình diện ‘học tập cải tạo.’ Cha có dịp
tiếp xúc với nhiều giáo dân của họ đạo. Cha có biết gì về vụ này không?”
Cha
sở ôn tồn nói:
“Cha
chỉ lo mục vụ, lo việc của nhà thờ, lo rao giảng phúc âm của Chúa. Cha không
làm chính trị và không có dính líu gì đến quân sự. Vì vậy Cha không biết gì đến
chuyện gọi đi học tập cải tạo! Tuy nhiên Cha sẽ cầu nguyện cho con đi cải
tạo được suông sẻ, bình yên.”
Đến
đây, anh sĩ quan lính “ngụy” đã hoàn toàn thất vọng và trở về nhà. Anh
không còn có cách nào khác hơn là đi “trình diện học tập” ngày 27 tháng
6 năm 1975, chỉ đem theo người một ít quần áo đơn sơ và lương thực “đủ cho 10
ngày!!!”
Mười
ngày trôi qua; Rồi mười tuần lễ trôi qua; Rồi mười tháng trôi qua… mà gia đình
anh lính “ngụy” chưa thấy anh về nhà. Mọi người thấy có một cái gì đó
không ổn đang xảy ra… Cũng phải nói thêm, vào tháng thứ ba sau khi anh lính
“ngụy” đi trình diện ‘học tập’ (khoảng 11 tuần lễ sau), tức là ngày thứ hai 22
tháng 9 năm 1975, CS đã thi hành chương trình kỳ cục nếu gọi là “chương
trình bần cùng hóa nhân dân” cũng không quá đáng! Đó là chính quyền CS
đã chơi một đòn ngoạn mục đầu tiên: “Ra lệnh đổi tiền lần thứ nhất.”
Từ
chiều chủ nhật 21 tháng 9 năm 1975, CS cho xe phóng thanh đi vòng vòng các khu
phố yêu cầu đồng bào làm ăn buôn bán bình thường, đừng nghe “tin đồn thất
thiệt;” và chờ đợi một thông cáo quan trọng của chính phủ. Ban đêm có
lệnh giới nghiêm toàn thành phố và bộ đội canh giữ khắp nơi. Té ra đó là
lệnh đổi tiền vào sáng ngày thứ hai cho cả miền Nam! Bỗng nhiên chỉ trong
một ngày, tất cả dân miền Nam trở thành trắng tay, mất hết sự nghiệp. Chỉ
có cái chính phủ kiệt xuất có một không hai trên quả đất này mới nghĩ ra
được cái công thức tàn nhẫn như vầy: “Mỗi gia đình chỉ được đổi 200 đồng.”
- Nên biết một đồng tiền “giải phóng” phải trị giá bằng 500 lần tiền
“ngụy!” - Như vậy mỗi gia đình chỉ được đổi tối đa đến 100 ngàn đồng tiền cũ
(tương đương với khỏang 100 đô la lúc bấy giờ! Số tiền – một một số tiền
quá nhỏ cho mỗi gia đình). Chưa hết! Người đổi tiền chỉ được lãnh
trước 10 ngàn đồng; số còn lại do nhà nước giữ dùm (?!) Việc đổi tiền này
được áp dụng ngay cả với các cơ sở thương mãi và các hãng xưởng. Thiệt
tình! Chỉ trong vài ngày (CS tưởng 1 ngày là đổi tiền xong, nhưng thực tế
phải mất đến 5 ngày!) tài sản mồ hôi nước mắt của nhân dân tự nhiên không cánh
mà bay mất sau lần đổi tiền tàn nhẫn vô tiền khoáng hậu này.
Anh
Tư xích lô, một “cán bộ 30 tháng 4,” vẫn cứ ngỡ là “cách mạng” sau khi thu góp
tài sản của nhà giầu sẽ chia bớt cho anh một ít. Nhưng mơ tưởng đó vẫn
chỉ là giấc mơ vì nó không bao giờ thấy xảy ra. Anh chỉ thấy các cán bộ
từ ngoài Bắc vào chiếm ngụ các căn nhà rộng lớn ngoài phố do người đã di tản bỏ
lại. Gia đình anh Tư vẫn sống ở trong căn nhà tôn tồi tàn trong hẻm như
ngày nào. Hiện tại, không còn có khách khứa nào gọi anh chở xích lô đi
đâu cả. Anh mất đi lợi tức nuôi sống gia đình hàng ngày, lâm vào tình
trạng kinh tế rất bi đát. Anh vốn dĩ là dân vô sản, trong nhà chẳng có gì
đáng gía đem ra chợ trời bán để kiếm ít tiền sống qua ngày. Gia đình anh
Tư xích lô là những người đầu tiên dọn đi “vùng kinh tế mới” biệt tăm.
Không ai biết số phận của gia đình anh sẽ như thế nào?
Sau
vụ đổi tiền lần thứ nhất này, xì thẩu với cái tài xoay sở, ngọai giao cố hữu;
vẫn không giữ được của. Tài sản của xì thẩu cũng mất gần hết sạch!
Cùng
trong thời gian này, “cách mạng” đến thăm Cha sở tại nhà thờ. Họ nói cho
Cha biết rằng “nhân dân” đã báo cáo với họ là ngoài việc Cha đã thiếu tinh thần
sản xuất, Cha còn hợp tác với “giặc Mỹ xâm lược” bằng cách rao giảng những giáo
điều “phản động,” “ru ngủ và đầu độc” tinh thần “chống Mỹ cứu nước” của nhân
dân; phản bác chủ nghĩa “cộng sản vinh quang” là “vô thần, thiếu đạo đức…”
Cách mạng “mời” Cha đi học tập một thời gian để cho Cha sáng mắt,
sáng lòng; và ra lệnh cho Cha giao nhà thờ cho cách mạng “tạm” xử lý làm nhà
kho chứa dụng cụ của các chương trình phát triển thuỷ lợi!
Ba năm sau, vào ngày
3 tháng 5 năm 1978, nhà nước CS làm thêm một chiêu ngoạn mục nữa: “Ra lệnh đổi
tiền lần thứ hai” trước hết để vớt nốt số tiền của dân còn cất dấu được do việc
nhờ người nghèo đổi dùm lần trước chẳn hạn, và sau đó để thống nhất tiền tệ hai
miền Nam và Bắc Việt Nam (một đồng ngoài Bắc bằng một đồng thống nhất; nhưng
một đồng “giải phóng” chỉ bằng 8 hào tiền thống nhất!!!)[1] Song song với
các lần đổi tiền là các đợt đánh tư sản mại bản, tư sản dân tộc… đủ các trò ma
mãnh để cướp ban ngày, từng giai đọan một, hết sạch tài sản sự nghiệp mồ hôi
nước mắt của dân chúng! Đến lúc này, dân đã thật sự hoàn toàn trắng tay,
vô sản chuyên chính! Không có gì là lạ khi nghe nói có nhiều ngưới mất
hết của phải tự tử!
Lần luợt sau các
tuyệt chiêu “đổi tiền, đánh tư sản…” này, mục tiêu “công bằng xã hội” mà đảng
và nhà nước đề xướng đã tạm hoàn tất: “tất cả mọi tầng lớp nhân dân miền Nam
đều trắng tay vô sản” - Kể cả xì thẩu ở đầu ngõ. Câu hỏi ở đây là
tất cả tài sản bị “đánh” không biết nó đi đâu? Các cán bộ CS chẳng phải
đổ mồ hôi lao động mà lại tự dưng giầu hết biết ?!
Sau
các màn đánh tư sản này, mặc dù xì thẩu đã mất cửa tiệm tạp hóa, mất hết của
nổi rồi; nhưng có lẽ là xì thẩu phải có của chìm? “Nhà nước” ta thật sáng
suốt đã có sẵn giải pháp lấy của chìm rồi: “Nhà nước cho phép các xì thẩu được
đi ra khỏi Việt Nam bằng cách đăng ký vượt biên ‘hợp lệ - chính thức’ (dĩ nhiên
sau khi đã nộp hết tài sản, vàng lá…)” Xì thẩu đành nộp đủ tài sản (chìm)
còn lại và dẫn gia đình vượt biển “chính thức” không biết sống chết ra sao?
Luân
lý của câu chuyện cải biên:
Luân
lý của câu chuyện cải biên này cũng không có gì là mới mẻ. Tôi chỉ xin
được phép viết lại và đồng thời thêm vài hàng kết luận:
1-
Sau khi anh lính ngụy đi “học tập cải tạo” rồi, tất cả người dân ở lại đều điêu
đứng, khổ hơn con chó – từ chết cho đến bị thương – kể cả những anh chàng cán
bộ 30/4 cho đến cán bộ mặt trợn gỉai phóng miền nam. Bây giờ, CS đang dự
tính đổi tên đảng; vì tên “Đảng Cộng Sản” nghe như tự mình chửi bố mình: Cộng
sản thì phải có đấu tranh giai cấp (?) và diệt tư sản (?) Đấu tranh giai
cấp thế nào được khi xã hội Việt Nam chỉ còn có 2 giai cấp là cán bộ cộng sản
(tức là bộ máy chỉ huy / chính quyền) và dân oan! Đánh tư sản thế nào
được khi những người giầu có của bây giờ chính là cán bộ CS. Không lẽ tự
mình đánh mình? Nghe không ổn chút nào!
2-
Nhiều người tị nạn VN ở hải ngọai đang dửng dưng, thờ ơ trước những chương
trình “văn hóa vận” của CS chẳng hạn như làn sóng xâm nhập của bọn CS trên các
măt trận văn nghệ, báo chí ở hải ngoại. Mọi người đang xem “cái bẫy
chuột văn hóa” này là để dành cho người nhẹ dạ khác, còn mình làm sao mà
vướng vào được! Hoặc họ giữ một thái độ tiêu cực là “đã có người
phản đối, đi biểu tình hộ mình rồi; mình đâu có cần phải làm gì thêm!”
Kết quả, càng ngày càng có nhiều chương trình văn nghệ với sự tham dự của
các ca sĩ, kịch sĩ của CS tham dự; các báo chí làm dáng cộn ản viết bài ca tụng
chế độ và lãnh tụ CS; các bài viết nghe rất quen thuộc mà dân Việt tị nạn cộng
sản đã nghe, đọc nhiều lần trước rồi theo kiểu “kêu gọi hòa giải dân tộc!” “xóa
bỏ hận thù,” “khúc ruột ngàn dặm…” mà các cán bộ cộng sản loại trường kỳ
mai phục, trèo cao lặn sâu phổ biến!!! Cái bẫy định mệnh đã xập một lần,
máu đọng ở đó chưa khô mà hình như chưa đủ để thức tỉnh người còn sống
sót? Xin hỏi là phải cần “xập” bao nhiêu lần nữa mới đủ hà? Chúng
ta chỉ sống một lần. Làm gì mà có cơ hội sống lại để học lại bài học ngu
muội cay đắng đau thương của chính bản thân mình. Thiệt hết ý kiến!
3-
Một lần nữa, “Một khi bạn nghe thấy ai đó đang gặp chuyện khó khăn; Mặc dù
chuyện khó khăn của họ dường như chẳng “ăn nhập” gì tới bạn, thì hãy nhớ rằng
khi một người trong chúng ta gặp nguy khốn, nghĩa là tất cả mọi người chúng ta
đều có thể cùng gặp nguy khốn. Tất cả chúng ta đều là những người đồng
hành trên chuyến hành trình mang tên “Cuộc Đời.” Hãy quan tâm đến những
người sống chung quanh mình và cố gắng cùng giúp họ vượt qua cơn khốn khó.
Đó cũng là tự giúp mình![2])”
4-
Cần ghi nhớ lại một chân lý không bao giờ thay đổi:
“Đừng nghe những gì CS nói;
mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!”
Phụ
chú:
[1] Lần đổi tiền thứ ba vào ngày 4 tháng
9 năm 1985: Đổi tiền cũ (tiền đang dùng) sang tiền mới theo gía 10 đồng tiền cũ
bằng 1 đồng tiền mới!
[2] Ngày 6 tháng Giêng năm 1946, Mục sư
Martin Niemoller (của đạo Tin lành - Lutheran) đã nói trong một bài diễn văn
là:
“Khi
Hitler tấn công người Do Thái; tôi không bận tâm vì tôi không phải là người Do Thái.
Khi
Hitler tấn công người Công giáo; tôi không bận tâm vì tôi không phải là người
Công giáo.
Khi
Hitler tấn công người Nghiệp đòan và Kỹ nghệ gia; tôi không bận tâm vì tôi
không có chân trong Nghiệp đòan.
Đến
khi Hitler tấn công tôi và đạo Tin lành… thì không còn ai ở đó để bận tâm nữa!”
[“When Hitler Attacked”
When
Hitler attacked the Jews I was not a Jew, therefore I was not concerned. And
when Hitler attacked the Catholics, I was not a Catholic, and therefore, I was
not concerned. And when Hitler attacked the unions and the industrialists, I
was not a member of the unions and I was not concerned. Then Hitler attacked me
and the Protestant church -- and there was nobody left to be concerned.
Rev. Martin Niemöller in Jan. 6,
1946 speech.]
Trần
Văn Giang
Viết lại cho Xuân
Canh Tý 2020
Người chuyển bài – PPH - Aus
No comments:
Post a Comment