BÀI HÁT SAU CÙNG
Câu
chuyện dưới đây xảy ra trên 10 năm nay (chính xác là ngày 1 tháng 10 năm 2010) khiến một ông cụ Việt Nam bị
thiệt mạng.
Đây là một câu chuyện buồn cho cả 2 gia đình. Hai cụ già, với tấm thân mang đầy
bệnh tật, lại bị giam hãm trong nhà dưỡng lão, chả trách sao dễ nổi giận vì một
chuyện cỏn con.
Ông McDougall bực mình vì
ông Mạnh đã hát nghêu ngao làm mất giấc ngủ của vợ ông (thực sự vợ ông McDougall không
có mặt lúc đó, chỉ vì ông lú lẫn mà
thôi). Ông đã trút cơn giận lên đầu người bạn cùng phòng khiến gây ra án mạng.
Tòa đã tuyên phạt án treo ông McDougall suốt đời.
Bà vợ ông McDougall đã viết thư
xin lỗi gia đình ông Mạnh (như bài báo tiếng Anh dưới đây)
Sự khác biệt ngôn ngữ và văn hóa khiến con
người dễ hiểu lầm và gây ra nhiều tai hại.
Nơi cuối bài viết, tác giả Huy Phương thắc mắc trước khi mất, ông Mạnh đã hát
bài gì?
(trích)
“Còn tôi, thực sự tôi muốn biết, vào lúc
ấy, cụ đã “nghêu ngao” hát bài gì để biết nỗi buồn của cụ ra sao? Nỗi xa vắng
người thân, thương nhớ quê hương, nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng
đời đã mất! Tôi thương ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng
ta.
Cụ ơi, bài hát đó là bài gì vậy?” (ngừng trích)
Quý vị nào đoán được bài hát đó, xin
vui lòng cho TG biết. Xin đa tạ.
Riêng TG “đoán mò” bài hát đó bắt đầu
bằng câu:
“Chiều nay có một người đôi mắt buồn
….
Và chấm dứt bằng câu:
“Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi...”
Phải chăng chính bài hát này đã “vận”
vào người ông Mạnh (đôi mắt buồn/mộ phần)
khiến đưa đến cái kết cuộc bi thảm của đời ông???
Nếu quý vị chưa đoán ra thì xin mở tài liệu Word
đính kèm (để biết suy đoán của TG)
Câu chuyện
BÀI HÁT SAU CÙNG
Cụ William Leo McDougall, 83 tuổi
Vào
ngày 26 Tháng Mười tới đây, cụ William Leo McDougall, 83 tuổi, cư dân Laguna
Woods sẽ ra Tòa Thượng Thẩm Santa Ana, California vì tội giết người. Vào ngày 1
Tháng Mười, 2010, trong lúc dưỡng bệnh tại Palm Terrace Healthcare Center,
Laguna Woods, sau khi ở bệnh viện về, ông McDougall đã nổi giận vì nghe người
bạn chung phòng, ông Nguyễn Văn Mạnh, 94 tuổi, hát một bản nhạc bằng tiếng
Việt. Ông McDougall đã dùng một cây gỗ, đánh vào đầu ông Mạnh nhiều lần. Ông
Mạnh được xe cấp cứu chở đi bệnh viện, và sau đó tắt thở, vì bị xuất huyết não.
Trước đây trong nursing home, cũng có
chuyện một bà cụ đánh một bà cụ khác chung phòng gây thương tích trầm
trọng, nhưng trường
hợp của cụ Nguyễn Văn Mạnh, mất đi đã để lại nỗi đau xót cho gia đình của cụ và
gây nhiều xúc động cho cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ. Tuổi già, bệnh tật, buồn
phiền gây ra sự cáu kỉnh đã khiến cho cụ Mcdougall cầm
gậy đánh chết người bạn cùng phòng. Khác văn hóa, ngôn ngữ, sở thích, tôi nghĩ
nếu bạn ở chung phòng với một người Ấn Ðộ, bạn cũng không thích gì những bài
hát của dân tộc này.
Nhưng điều làm cho tôi buồn, nghĩ đến
tuổi già quạnh quẽ trên đất khách, là ông cụ đồng bào của mình, chết chỉ vì
đang hát một bài hát tiếng mẹ đẻ, một bài hát Việt Nam. Tôi không biết là ông
cụ đang “nghêu ngao” hát bài gì, vì mỗi bài hát đều mang những kỷ niệm riêng tư
cho một người, nó khơi dậy cả một quãng đời đã qua. Ðó là một bài dân ca mang
âm hưởng quê hương khuất bóng, một bài hát tuổi trẻ khiến cụ nhớ đến thời hoa
niên cắp sách đến trường hay một đoạn tình ca “gọi người yêu dấu,” một người
đầu gối tay ấp hay một người thương yêu đã “nghìn trùng xa cách.”
Tôi dùng tiếng “nghêu ngao” để nói đến
tâm trạng một người lúc buồn hay vui, ngồi hay đi, đứng hát một mình, một bài
hát có thể sai vần lạc điệu, nhưng chắc chắn là một bài hát đầy kỷ niệm, đầy
thương nhớ đã gây xúc động cho lòng người hát. Những bài hát này không thể dành
cho đám đông hay hát cho ai nghe, mà là trong lúc cô đơn nhất, buồn nhất hay
hạnh phúc nhất, con người đã hát lên nho nhỏ cho một mình mình nghe và người
hát đã đắm mình trong những giấc mơ riêng tư của mình.
Một ông cụ đã 94 tuổi, là người Việt
Nam, hẳn ông đã sống qua những nỗi thăng trầm của đất nước. Ông sinh ra và lớn
lên dưới thời Pháp thuộc, cũng có thể là đã biết thế nào là chiến tranh, loạn
lạc. Giờ này, về già, ông sinh sống tại Mỹ, có nghĩa là, ít nhất một lần, ông
phải bỏ quê hương vì nạn cộng sản. Vận nước đã đưa ông đến đây, lúc về già, vì
hoàn cảnh phải sống trong nhà dưỡng lão với một người xa lạ, khác biệt tuổi
tác, văn hóa, ngôn ngữ. Nếu không lú lẫn, quên quên nhớ nhớ, hẳn lòng ông đã
trĩu nặng một nỗi buồn xa quê hương, hiu quạnh trong nhà dưỡng lão, không một
bóng người thân.
Ông cũng có một cuộc đời như những
người khác, có một thời thơ ấu, trung niên, có cuộc sống hôn nhân, có một quãng
đời yêu đương, sinh con đẻ cái, làm việc, hạnh phúc hay đau khổ. “Kỷ niệm là
cái gối lúc ta về già,” nó có thật làm cho chúng ta cảm thấy êm ái đi vào giấc
ngủ, hay đau khổ, dằn vặt suốt cuộc đời ta. Tuổi già chính là thời gian dừng
chân đứng lại, để nhìn về quá khứ, với chút ngậm ngùi hay thương tiếc.
Nhu cầu của tuổi thơ chỉ là đời sống
vật chất, một đứa trẻ khóc vì đói, khát, vì lạnh hay nóng, tuổi già ngoài những
cảm xúc của một đứa trẻ, còn có niềm đau tinh thần, buồn bã, nhớ nhung, tủi
thân vì cô đơn và hiu quạnh. Thủ phạm giết người, ông già McDougall chắc chắn
đang mang tâm lý buồn bực, bẳn gắt, chán đời của một người già cô độc, chỉ có
điều đáng tiếc là ông đã trút nỗi giận dữ đó lên một người bệnh cùng phòng vô
tội để đến nỗi gây ra án mạng!
Ðôi khi chăm sóc cho tuổi già còn bận
rộn hơn là có “con mọn.” Tuổi già quả đáng cho chúng ta quan tâm săn sóc hơn là
trẻ thơ, không phải cho ăn, cho mặc, hay tắm rửa mỗi ngày là đủ, điều này nhà
điều dưỡng nào cũng làm được. Trên đời này, mấy ai nghĩ đến cha mẹ già hơn là
chăm lo cho con cái của mình, mấy ai đã có suy nghĩ: “Phụ mẫu tại đường, bất
khả viễn du” (Còn cha mẹ ở nhà, không nên đi chơi xa.) Ðó là chưa nói đến
chuyện có cha mẹ già, mà ca dao Việt Nam đã ví von như “...mít chín cây! Gió
Ðông cũng sợ, gió Tây cũng buồn!”
Tòa án Santa Ana sẽ kết tội thủ phạm đã
giết ông cụ Nguyễn Văn Mạnh, nhưng thật sự tôi không quan tâm về bản án này,
nặng nhẹ như thế nào. Thủ phạm đã 83 tuổi, bản án nhẹ nhất cũng làm cho người
này không hề có hy vọng sẽ ra khỏi nhà tù trước khi chết. Sống ở đây hay sống ở
trong nhà tù thì có khác gì nhau, kẻ giết người sẽ không có hy vọng trở lại nhà
trước khi xuôi tay, thì chết trong nhà tù hay trong nhà dưỡng lão cũng là cái
chết.
Từ khi đọc được bản tin này, tôi cũng
không hề thắc mắc về gia cảnh, bệnh tật hay đời sống của ông cụ xấu số. Ðiều
duy nhất tôi nghĩ đến và muốn tìm hiểu là ông cụ đã hát bài hát gì trước khi
ông qua đời. Thủ phạm là một người ngoại quốc không biết tiếng Việt, để cảnh
sát lấy lời khai, mà điều này thì có gì là quan trọng đối với họ. Cũng như
những nhân chứng, nếu là đồng bào của cụ thì cũng chỉ có mặt tại hiện trường
khi cụ đã ngã xuống nên không ai nghe cụ hát bài gì.
Còn tôi, thực sự tôi muốn biết, vào lúc
ấy, cụ đã “nghêu ngao” hát bài gì để biết nỗi buồn của cụ ra sao? Nỗi xa vắng
người thân, thương nhớ quê hương, nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng
đời đã mất! Tôi thương ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng
ta.
Cụ ơi, bài hát đó là bài gì vậy?
Huy Phương
Southern
California -- this just in
« Previous Post | L.A. NOW Home | Next Post »
83-year-old who killed 94-year-old roommate gets
lifetime probation
October
26, 2012 | 12:59 pm
An
83-year-old man who murdered his 94-year-old roommate while both were
recovering from surgery at a Laguna Woods rehabilitation center was sentenced Friday to lifetime probation with
a suspended sentence of 16 years.
William
Leo McDougall pleaded guilty this year to murder for repeatedly bludgeoning
Manh Van Nguyen in the head with a wooden rod in 2010 while the victim was
sleeping at the Palm Terrace Healthcare Center in Laguna Woods.
McDougall
mistakenly believed that Nguyen was singing loudly and disturbing his sleeping
wife, who in reality was not present, according to a statement from the Orange
County District Attorney’s office. McDougall became angry and got out of bed to
silence Nguyen, the statement said.
Nguyen
was taken to the hospital, where he died from blunt-force trauma to the head.
Senior
Deputy District Attorney Ebrahim Baytieh, who prosecuted this case, said
Nguyen's two brothers and grandson made clear they believed McDougall should
spend the rest of his life in prison. But he said he recommended lifetime probation because "it was the right thing
to do in this case."
He said the wishes of the victim's family is just
one of several factors that prosecutors consider in making their sentence
recommendations. Others included the nature of the crime, McDougall's lack of
criminal record, advanced age and medical condition.
Baytieh
said McDougall was suffering from the early stages of dementia and undergoing
kidney dialysis three times a week.
"At
the time of the murder, it's very clear to me that he had suffered some form of
detachment from reality," he said.
McDougall's
probation terms include eight months in jail, which he has already served, loss
of 1st Amendment privacy rights and the requirement to disclose to all doctors
and medical facilities his criminal record, Baytieh said.
"It's
a sad and unfortunate case," he said.
In a letter to the Nguyen family, McDougall’s wife apologized for the
“unbelievable nightmare” and said her husband’s actions were incomprehensible.
“I offer my sincere condolences on behalf of the entire family and ask
for forgiveness for Bill, even in spite of the terrible pain he has caused,
only because the ‘real’ man I have known for over 58 years is not the one [who
would] have done this horrible deed,” the wife wrote.
Nguyen’s
wife and four adult children, who viewed a video interview and confession from
the defendant in 2010, submitted a family letter to the district attorney and
the court.
“We fully understand nothing can be done now that will bring our father
back to us,” the letter said. “This is a real tragedy in which all parties
involved have suffered tremendous losses and will continue to suffer for years
to come. It is indeed a lose-lose situation for all.”
No comments:
Post a Comment