THƠ XƯỚNG HỌA KỲ 86-VƯỜN THƠ MỚI
Bài xướng:
THU VỀ
Thu về chuyển sắc thấy mà yêu,
Rừng lá vàng xanh giữa tịch
liêu.
Chiếc đỏ nồng nàn trong nắng
sớm,
Cái nâu tươi mát lúc sương
chiều.
Sông xanh sóng vỗ đôi bờ sậy,
Mây trắng chim bay mấy cánh
diều.
Cảnh đấy người đâu bao nỗi
nhớ,
Lòng buồn trăng nước cũng hoang
tiêu.
Mỹ Ngọc.
Oct. 23/2021.
Họa
1:
THU NHỚ
Phong cảnh trời thu thật đáng yêu
Đêm dần tĩnh mịch vọng cô liêu
Vườn xanh biên biếc chào hương nắng
Hoa tím lắc lay đón gió chiều
Thích ngắm mưa rơi thời nghịch nước
Mê theo bạn chạy lúc tung diều
Đẹp sao ngày ấy- hồi thương nhớ
Tuổi mộng xa rồi- tóc muối tiêu.
Kim Trân kính hoạ
Họa
2:
MÙA THU VIRGINIA
Mỗi độ thu về thật đáng yêu
Con đường ngập lá chốn cô liêu
Không gian khoe sắc màu tươi thắm
Khoảnh khắc vui tươi dưới nắng chiều
Cảnh đẹp nên thơ mùa lá đổ
Không gian huyền ảo gió căng diều
Nơi đây rực rỡ mùa thu mới
Du khách dừng chân ngẩn tiếng tiêu.
Hương Lệ Oanh VA Oct. 25,2021
Họa
3:
CHIỀU THU
Hết hạ, thu về thật đáng yêu.
Sao lòng man mác nỗi cô liêu...
Lá rơi xao xuyến tâm hồn khách,
Sương nhuộm nhòe phai cảnh sắc chiều.
Chạnh nhớ hương xưa thời bắt dế,
Càng thương quê cũ thuở chơi diều.
Xuôi dòng thuyền cứ trôi xa mãi,
Gió thoảng mơ hồ vẳng tiếng tiêu...
Minh Tâm
Họa 4:
MÙA THU VÀ NỖI NHỚ
Thu đến bên thềm
gọi nắng yêu
Nhà lưng chừng
núi cảnh cô liêu
Rừng thông lá đổ
ven bờ suối
Mây trắng xây
thành cuối ráng chiều
Thấp thoáng
trên đồi ngôi cổ tự
Vi vu tiếng sáo
bóng con diều
Thu xưa vẫn nhớ
con đò nhỏ
Nhớ mái tranh
nghèo mấy liếp tiêu .
Nguyễn Cang
(Oct. 23, 2021)
Họa
5:
CANH
THU
Rừng lá hửng vàng thật dễ yêu,
Ở nơi đồi núi chốn vô liêu
Đàn nai thấp thoáng bên bờ suối
Ấn hiện bầy chim dưới nắng chiều.
Ríu rít kêu nhau về tổ ấm
Nghiêng vành lẻ tẻ chỉ con diều
Mùa thu se lạnh nhiều mây xám
Thỉnh thoảng hiện ra cảnh bích tiêu.
PTL
Oct. 31, 2021
Chú thích:
vôliêu無聊: quạnh hiu, buồn bã
bích tiêu碧宵: trời xanh
Giao cổ đối là 1 phép đối trong thơ Đường luật ở cặp thực hay cặp luận. Nó đối tréo cẳng ngỗng.
Từng chữ hay từng vế
của câu trên đối xéo từng chữ hay từng vế của câu dưới theo đường chéo hình chữ nhật.
Người không am luật thường
nói bài thơ làm theo cách này là sai luật.
Giao cổ đối rất khó nên người làm thơ thường chỉ đạt được 2 trong 3 tiêu chuẩn:
1. Đối từ:
Danh từ vs danh từ; tĩnh từ vs tĩnh từ ;
động từ vs động từ ; trạng từ vs trạng từ
v.v..
2. Đối thanh: B vs T
Nếu câu ngắt nhịp 2/2/4 thì
chữ thứ 2,4,7 phải đối thanh
Nếu câu ngắt nhịp 3 /4 và 4/3:
*chữ thứ 3 câu này phải đối
thanh chữ thứ 7 câu kia
*chữ thứ 4 câu này phải đối
thanh thứ 7 câu kia
No comments:
Post a Comment