HỒNG RI THỜI SON PHẤN
Hôm
rồi cô bạn gửi tin nhắn: “Hoa hồng ri của anh vừa có tên mới – hoa Túy Điệp.
Thấy ngậm ngùi cho Hồng ri thời son phấn
Vũ
Thế Thành
Hồng ri năm 2011 (ảnh Vtt)
Tôi viết “Câu chuyện trồng hoa” năm 2011, hồi mới về Đà Lạt. Sáu năm sau
mới viết “phần viết thêm cho câu chuyện này. Bây giờ đã hơn 12 năm.
Đà Lạt khi tôi đến lần đầu, năm 1973 hay 74 gì đó còn mộc mạc, chất
phác. Khi tôi về Đà Lạt ở (2011), Đà Lạt đã thay đổi nhiều. Bây giờ thì không
còn nhận ra Đà Lạt nữa. Phố thị Đà Lạt ngâp lụt. Phá rừng, chia đất phân lô, bê
tông hóa khắp nơi, khắp chốn, nhà cao ốc, chung cư, không chừa chỗ nào, lấy đâu
chỗ mà nước thoát. Đừng biến nguyên nhân phụ thành nguyên nhân chính, đừng đổ
thừa là tại nhà kính. Lý do đó tủn mủn lắm. Cái hoang tưởng biến một thành phố
nghỉ dưỡng như Đà Lạt thành “tiểu Paris” là vậy đó.
Nhưng cái mất mát lớn nhất, không chỉ là cảnh trí, thiên nhiên mà chính
là con người Đà Lạt. Đà Lạt bây giờ cũng chụp giụt, níu kéo, chém chặt, móc túi
không kém gì Sài Gòn, Hà Nội. Hồng ri như lạc chốn lầu xanh, làm sao thoát khỏi
thời son phấn? (Vtt)
Viết thêm về “Câu chuyện trồng hoa”, ngày 28/5/2017
Hồi tôi mới về Đà Lạt (2011), chẳng nơi nào bán Hồng Ri, và cũng chẳng
nơi nào trồng. Hồng Ri mọc dại, và tôi chỉ tình cờ tìm thấy hồng ri khi đi
ngang qua lăng mộ Quận công Nguyễn Hữu Hào (cha Nam Phương Hoàng hậu). Khu lăng
mộ hoang phế, chỉ có 2 cây hồng ri mọc chơi vơi giữa những tảng đá.
Sau này tôi tìm thêm được loại hồng ri trắng trong khu rừng, cách lăng
mộ chừng vài ba cây số.
Tôi viết “Câu chuyện trồng hoa” vào thời điểm đó. Tôi yêu sự mỏng manh
của hồng ri khi đưa nó từ rừng về, chỉ một cơn gió mạnh có thể làm cánh hoa rơi
lả tả. Tôi cũng yêu sự chống chọi yếu ớt, mộc mạc của hồng ri giữa những bông
hoa đầy vẻ đẹp lai tạo của thời thẩm mỹ viện.
Hồng ri dễ trồng, nhưng chóng tàn. Hạt già, rơi vung vãi xuống đất lại
tự nẩy mầm, tự nhiên lớn lên như ở đất rừng, với những cánh hoa thưa thớt. Có
lẽ hồng ri hiểu, tôi đã chia tay với những loài hoa son phấn.
Cả gần năm nay, tôi “vác dao xuống núi”, bỏ bê Đà lạt, bỏ bê yên tĩnh,
bỏ bê cả hồng ri. Vội về vội đi, tôi quên sự hiện diện của hồng ri ở Đà lạt
Vác dao xuống núi, vác cả tù và, tiếp cận trở lại với những ngôn từ khoa
trương, câu view câu khách, với những trò chơi kinh doanh bẩn thỉu, càng ngày
càng lộng,… Người tiêu dùng sợ. Không chỉ sợ mà còn bị thiệt, rơi vào cái bẫy
hãi sợ không chứng cớ. Những bài viết, những phát biểu về an toàn thực phẩm của
tôi chỉ như một hạt muối, mặn nhạt tới đâu… Đụng chạm là vướng thị phi. Thị phi
là chuyện nhỏ. Mặn nhạt là chuyện lớn.
Đôi khi tôi nhớ Đà Lạt. Nhớ mà không về được. Nhâm nhi ly rượu mới thấm
thía “…Hôm nay có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta. Rút dao chém xuống
nước, nước càng chảy mạnh. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm…”.
Bây giờ ở Đà lạt người ta trồng nhiều hồng ri, những cụm hoa to hơn,
cánh hoa khít nhau hơn. Hồng ri có được son phấn hay không, tôi không biết. Năm
ngoái, ở con đường Ánh Sáng cả một bãi đất, gần Hồ Xuân Hương, chỉ trồng hồng
ri. Du khách chen vào, làm dáng chụp ảnh, tràn ngập giữa cả rừng hồng ri đẹp
hơn, rực rỡ hơn.
Người ta còn đổi tên hồng ri thành hoa Chiêu Quân, Phụng Điệp,…gì gì đó
cho xứng tầm lung linh huyền thoại. Có cô gái nào lỡ lạc vào chốn “phồn hoa” mà
còn giữ tên Thắm, Lụa, Mận, Xoài đâu.
Mấy hôm nay tôi về Đà Lạt. Mưa nhiều, lá tươi, hoa nở. Nhưng hôm sau,
hồng ri mới chịu nở.
Nhìn hồng ri nở, tôi nhớ các bạn đến chơi từ thưở tôi mới về Đà Lạt 6
năm trước. Họ nói chuyện về hoa, tôi như học trò tiểu học. Họ chê tôi lẩn thẩn,
bỏ phố lên rừng. Nhưng chính họ là nguồn cảm hứng để tôi viết “Câu chuyện trồng
hoa”.
Nhưng 6 năm trôi qua, biến đổi nhiều. Người còn mẹ, người mất mẹ, người
bệnh, người khỏe (hơn người bệnh một chút), nhưng tất cả đều bắt đầu lẩn thẩn.
Họ lẩn thẩn giữa đô thị. Còn tôi thì lẩn quẩn giữa phố và rừng. Rồi sớm
muộn cũng phải thu xếp về thôi. Thèm thời gian, không gian yên tĩnh đọc những
sách mình ưa thích.
Tôi post lại “Câu chuyện trồng hoa”, không chỉ là câu chuyện hồng ri một
thời hoang dại, mà còn để tự ngẫm về cây trúc và hoa mắc cỡ. Và rồi cũng để nhớ
về khúc ca “Phượng Cầu Hoàng” ở quán Bích Câu, nơi tôi thỉnh thoảng vẫn ra đó
đọc và viết.
Vũ
Thế Thành
304Đen – llttm- sgtc
No comments:
Post a Comment