TẢN MẠN CẶP VỢ
CHỒNG CHIM SẺ
Tôi đổi chỗ ở hơn 5 năm, nhà mới là một căn hộ nhỏ, phía sau có lan can ( balcon) kích thước
1.2/2.5m . Cửa sau nầy thông với khoảng trời rộng thoáng đảng ngó ra xa lộ 85,
để tôi hít thở không khí trong lành. Địa thế nầy không có chim chóc tới lui ca
hót, vậy mà cách nay hơn tháng, vào buổi sáng tainh mơ, một cặp chim sẻ từ đâu
bay tới đáp ngay dưới sàn xi măng lan can mổ lia lịa mấy hạt cơm, mẫu nhỏ bánh
mì …
Đôi chim có hình dáng nhỏ nhắn xinh đẹp, dễ thương ! Nó dạn lắm không cần
biết có một người đang ngắm vợ chồng nó. Chim trống trên đầu có một đốm màu hồng
quân xám xịt giống như chim áo dà, nhưng
không phải vì nó nhỏ hơn, nhỏ hơn chim sẻ chúng ta thường thấy. Cũng không phải
chim sắc, chim di, hoàng oanh…
Lông nó đen lợt trông rất mịn. Chim mái cũng vậy nhưng nhỏ hơn anh trống
. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là hai vợ chồng chim đùa giỡn một cách tự nhiên,
chim trống mổ nhanh mấy hạt cơm rồi đút lẹ cho chim mái ăn không rớt một hột, rồi
chim mái đút lại cho chim trống từng ấy miếng ăn. Chúng kêu ríu rít như trao đổi
tình yêu hạnh phúc, chẳng khác chi con người ! Ôi, cái tình cảm tha thiết nầy
làm cho tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú. Chúng không bao giờ phản bội người
yêu, nhưng con người có khi không giữ được như vậy . Tôi từng trông thấy những
cặp bồ câu đút mồi cho nhau nhưng không thấy chim sẻ đút mồi, vậy mà cặp chim nầy lại đút mồi như thế, bạn
nào biết nó là loại chim gì ? Tôi xếp nó vào loại Chim Sẻ, chứ không biết đích
xác nó là chim gì !Rất tiếc tôi không cầm sẵn iphone để chụp cảnh nầy! Tôi coi
cặp chim nầy là “thành viên” của gia đình, cứ chiều tối là vợ chồng nó xà xuống
nền lan can mổ những thức ăn vụn vặt nhỏ
xíu. Tôi chờ đợi chim về như một niềm vui, như con trông mẹ đi chợ về. Có điều
bất tiện là chim về ăn không theo thời gian nhất định, khi 4:00pm, khi 6:00pm,
khi 7:00pm. Thường thì nó đi có cặp, con mái xà xuống trước, một lát sau thấy
yên ổn con trống mới bay vào sau. Khi thức ăn ngoài hành lang hết thì con mái từ
từ tiến qua ngạch cửa, thong thả mổ lia lịa những mảnh vụn thức ăn nhò xíu, nó
không tỏ vẻ vội vã cũng không sợ sệt điều chi. Trái lại chim trống lúc nào cũng
cẩn thận dè dặt, nó bay rất nhanh qua ngạch cửa rồi bất ngờ bẻ quặt
180 độ, lộn ngược trở ra , thì ra nó sợ mắc bẫy! Cũng gống con người,
đàn ông thường thận trọng hơn đàn bà ! nên đàn ông khó mắc bẫy . Chim mái càng
lúc càng tiến sát dưới bàn viết của tôi. Tôi nín thở khi nó lướt ngang chân, sợ
cục cựa nó bay mất! Một lát sau nó tiến tới thùng rác mổ mổ cái gì đó, rồi băng
qua khoảng trống , tiến vào phòng ngủ của tôi. Vào đây nó mắc kẹt không biết đưởng
ra. Nó bay rẹt rẹt hết chỗ nầy tới chỗ nọ vẫn không tìm thấy lối ra. Bây giờ
tôi chỉ cần đóng cửa là bắt được nó ngay, một ý nghĩ thoáng qua: nếu tôi bắt nó
nhốt vào lồng thì người yêu của nó sẽ đau khổ biết chừng nào ? Chim trống nhìn
vợ bị giam mà không có cách nào cứu ra, nó sẽ đau đớn, bỏ ăn mà chết? Tại sao tôi phải giam giữ nó?
Tôi vì hai chữ “tự do” mà bỏ xứ ra đi đây mà. Không còn chấn chờ được nữa, tôi
đuổi chim về phái cửa chính cho nó bay ra, nó mừng lắm, phóng vút qua cửa sau
như một mũi tên, biến mất trong không
gian ngoài Free way 85.
Ngày hôm sau chim vẫn vào nhà tìm thức
ăn, nhưng ô kìa ! sao không có chim trống
đi theo? Thêm mấy lần nữa cũng không có. Vậy chim trống đi đâu? Tôi lo cho tính
mạng của nó: bị mèo ăn, sóc thịt? Lúc nầy chim mái đã có bầu, bụng nó xà sát đất,
bước đi nặng nhọc, nó sắp đẻ trứng ? Cách đây một tuần, bỗng dưng nó biến mất
không biết đi đâu? Tôi nghe buồn trong lòng! cứ mở cửa sau đợi chim hoài mà
không thấy tăm hơi. Bạn nào biết tại sao hai vợ chồng chim mất tích ? Tôi chỉ
còn một hy vọng mong manh là chim mái đi đẻ ấp trứng, còn chim trống thì mê chị
nào đó bỏ vợ vượt cạn một mình?
Nguyễn Cang (Jun. 29, 2023)
Dưới đây là hình thật của chim mái, chụp được ngày
22/6/2023
No comments:
Post a Comment